intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiếp cận quan điểm địa kinh tế về việc định hướng cho nguồn nhân lực trong bối cảnh liên kết vùng. Kết quả cho thấy, việc liên kết vùng trong du lịch giúp cho từng vùng phát huy lợi thế so sánh hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực du lịch

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ThS. Dương Trường Phúc TÓM TẮT Liên kết giữa các địa phương được nhìn nhận góp phần tạo ra thị trường lớn hơn, giảm bớt các rào cản thương mại và tăng cường dịch chuyển vốn, công nghệ, lao động và thông tin. Do vậy, liên kết vùng trở thành vấn đề quan trọng trong các chính sách phát triển ở nhiều lĩnh vực. Du lịch với bản chất là ngành có tính liên ngành và xã hội hóa cao nên việc liên kết vùng trong phát triển du lịch khá dễ dàng. Trong khuôn khổ đó, bài viết tiếp cận quan điểm địa kinh tế về việc định hướng cho nguồn nhân lực trong bối cảnh liên kết vùng. Kết quả cho thấy, việc liên kết vùng trong du lịch giúp cho từng vùng phát huy lợi thế so sánh hiệu quả hơn. Bên cạnh những yếu tố như chính sách, tài nguyên, cơ sở hạ tầng thì nguồn nhân lực có ảnh hưởng mạnh mẽ đến liên kết vùng (tính hấp dẫn và tính hiệu quả). Vì thế, nguồn nhân lực cần được định hướng đào tạo và phát triển nhằm i/ thúc đẩy tính hấp dẫn và hiệu quả liên kết vùng; ii/ có thể dịch chuyển và lao động hiệu quả giữa các vùng. Từ khóa: liên kết vùng, liên kết vùng du lịch, nhân lực du lịch ABSTRACT REGIONAL LINKAGE IN TOURISM: WHAT IS ORIENTATION FOR HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT? The linkage among localities is recognized to contribute to creating a larger market, reducing trade barriers and increasing the mobility of capital, technology, labor and information. Therefore, regional linkage becomes an important issue in development policies in many fields. Tourism is an interdisciplinary and highly socialized industry, so it is easy to region linkage in tourism development. On that basis, the paper approaches the geo-economic perspective on the orientation of human resources in the context of regional linkage. The results showed that regional linkage in tourism helps each region promote its comparative advantage more effectively. Besides factors such as policies, natural resources, and infrastructure, human resources have a strong influence on regional linkage (attractiveness and efficiency). Therefore, human resources should be trained and developed in order to i/ promote the attractiveness and effectiveness of regional linkages; ii/ be able to move and work efficiently among regions. Keywords: regional linkage, regional linkage in tourism, human resource 1. GIỚI THIỆU Kết quả từ Báo cáo Chỉ số cạnh tranh ngành Du lịch và Lữ hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) cho thấy thứ hạng tổng thể của Việt Nam tăng liên tục 26 hạng trong khoảng 10 năm (2009-2019) từ hạng 89 lên hạng 63 (xem Hình 1a). Tuy nhiên, đối với nguồn nhân lực, sự biến động liên tục các thứ hạng cho thấy sự bất ổn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch (xem Hình 1b). 798
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” a. Tổng thể b. Nguồn nhân lực Hình 1. Xếp hạng cạnh tranh du lịch Nguồn: (Calderwood & Soshkin, 2019) Con người và vốn con người luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của mọi ngành sản xuất dịch vụ. Du lịch với bản chất của một ngành dịch vụ dễ tổn thương thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo cho sự thích ứng với những biến động ngoại sinh. Tuy vậy, thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện tại như số lượng lao động qua đào tạo chuyên môn còn ít, năng lực thực tiễn cùng với kiến thức, sáng tạo, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp vẫn còn chênh lệch giữa các vùng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng liên kết vùng nổi lên như một chiến lược phát triển hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Liên kết vùng/liên vùng là tổng hòa những mối liên kết ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và tài nguyên trong phạm vi một vùng hoặc nhóm vùng (Hershberg, 2007). Chính sự liên kết này làm cho sự phát triển thêm bền vững, phát huy hết tiềm năng, giá trị của vùng (Chaminade et al., 2019; Hassink et al., 2019). Tại Việt Nam, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì quan điểm liên kết vùng trong phát triển du lịch cũng được chú trọng và định hướng (MOCST, 2013). Liên kết vùng trong phát triển du lịch tồn tại nhiều dạng thức khác nhau như liên kết vùng trong khai thác và quản lý tài nguyên du lịch, liên kết vùng trong phát triển sản phẩm du lịch, liên kết vùng trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, liên kết vùng trong đào tạo nguồn nhân lực… Theo đó, liên kết vùng trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một phức hợp giữa liên kết vùng và liên kết ngành thể hiện tính linh hoạt của hoạt động giáo dục, đào tạo và lợi thế so sánh của vùng trong định hướng phát triển chung. Mục đích chủ yếu của việc liên kết vùng là tăng cường tính kinh tế nhờ quy mô và hội tụ. Như vậy, làm thế nào để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể thúc đẩy quá trình liên kết vùng trong du lịch? Làm thế nào để nguồn nhân lực du lịch có thể dịch chuyển và lao động hiệu quả giữa các vùng? Bài viết này dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp phong phú từ tập san khoa học, sách chuyên khảo, báo cáo thường niên về liên kết vùng, phát triển du lịch, đào tạo nhân lực… nhằm: - Khái quát những lý luận và quan điểm chung về liên kết vùng trong phát triển du lịch. - Gợi mở về việc phát triển nguồn nhân lực du lịch có thể thúc đẩy quá trình liên kết và có thể dịch chuyển cũng như lao động hiệu quả giữa các vùng. 799
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2. LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Liên kết là “kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng lẽ” (Viện Ngôn ngữ học, 2002, p. 568). Liên kết trong phát triển kinh tế bao gồm hai hình thức theo lãnh thổ (liên kết vùng/liên vùng) và theo ngành (liên kết ngành/cụm ngành). Bản chất vùng được cấu thành từ năm nhóm nhân tố khác biệt tạo nên cơ cấu vùng (regional structure) làm nền tảng cho sự liên kết với vùng khác (McCann & Van Oort, 2019). Bản chất ngành có sự tương tác nhờ vào hai loại liên kết xung lực là liên kết kinh tế (E-linkages) liên quan đến các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá và dịch vụ; và liên kết kiến thức (K-linkages) bao gồm các hoạt động của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức (Fujita & Mori, 2005). Liên kết vùng được hiểu là sự hỗ trợ, hợp tác, bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng khác nhau về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên cơ sở tự nguyện, các bên cùng có lợi (win-win). Việc hợp tác diễn ra trong khoảng thời gian và không gian xác định như không gian kinh tế, không gian địa lý hay không gian văn hóa nhằm phát huy và khai thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển về xã hội-văn hóa ở các vùng liên quan (Jablonski et al., 2019; Keyim, 2018; Vionis & Papantoniou, 2019). Nếu chính sách phát triển chỉ tập trung phát triển địa phương đơn cực như chính sách thu hút đầu tư sẽ mang lại lợi ích trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì sự phân tán nguồn lực do thiếu liên kết vùng sẽ làm cho chính sách này kém hiệu quả bất chấp vốn đầu tư lớn và công nghệ tiên tiến (Barzotto et al., 2019; Gadea-Rivas et al., 2019; Murphy et al., 2019; Singh et al., 2019). Vùng trong mối tương tác đa chiều khi liên kết với nhau sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực dưới thể chế liên kết phù hợp. Du lịch được xem là ngành kinh tế phải liên kết thì mới phát huy tối đa nguồn lực, và đây còn được xem là ngành dễ liên kết nhất (Manaf et al., 2018). Liên kết phát triển du lịch trong giai đoạn đầu dựa vào điểm tương đồng nhưng trong giai đoạn sau dựa vào điểm khác biệt. Khi biên giới du lịch giữa các địa phương, giữa các vùng đã không còn hiện hữu nữa, các vùng liên kết với nhau sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc và giúp khai thác tài nguyên của nhau một cách tối ưu (Black et al., 2019; Mei et al., 2017; Nguyễn Văn Điệp et al., 2019). Liên kết vùng trong hoạt động kinh doanh du lịch là sự hợp tác và hỗ trợ giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng lãnh thổ trong việc đầu tư, khai thác, xây dựng, quản lý các hoạt động du lịch nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các bên tham gia (Mei et al., 2017). Nếu không có chiến lược và giải pháp liên kết vùng trong phát triển du lịch thì tài nguyên du lịch sẽ bị khai thác cạn kiệt, làm giảm tính bền vững của ngành và gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân vùng du lịch (Benedek et al., 2019; Chaminade et al., 2019; Hassink et al., 2019; Manaf et al., 2018). Việc liên kết vùng trong phát triển du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối của các địa phương tham gia liên kết về tài nguyên du lịch, vị trí giao thương, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch của vùng. Đối với các vùng du lịch có tính tương đồng cao về tài nguyên du lịch giữa các địa phương trong vùng thì việc liên kết sẽ cho phép hạn chế tình trạng manh mún và trùng lặp về sản phẩm du lịch giữa các địa phương. Thay vào đó, sự liên kết sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng chung của vùng có quy mô và tính hấp dẫn cao hơn để từ đó nâng cao được tính cạnh tranh du lịch chung của vùng du lịch. 800
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỪ GÓC ĐỘ LIÊN KẾT VÙNG Với bất kỳ hình thái kinh tế-xã hội nào, bốn hợp phần đóng góp cho tăng trưởng và phát triển bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, khoa học-kỹ thuật và vốn con người. Trong đó, hợp phần vốn con người có vai trò quan trọng nhất chi phối khả năng sử dụng, quản lý và tạo ra các hợp phần còn lại. Phát triển vốn con người để nâng cao năng suất lao động xã hội được coi là một trong những vấn đề cốt lõi trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Hoạt động phát triển du lịch có tác dụng mở rộng không gian kinh tế tại các địa phương, giúp tăng cường giao lưu văn hóa, xã hội giữa các địa phương trong vùng (Tran et al., 2018). Tuy nhiên, một trong những hạn chế nhất hiện nay trong việc phát triển du lịch là thiếu các liên kết giữa các vùng trong hoạch định chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Květoň & Šafr, 2019; Maier & Trippl, 2019; Yuan et al., 2019). Nguồn nhân lực du lịch là toàn bộ lực lượng lao động có khả năng và đủ điều kiện cần thiết tham gia vào hoạt động du lịch, đóng góp vào quá trình phát triển du lịch. Nguồn nhân lực này bao gồm lao động trực tiếp (lực lượng lao động tham gia vào các hoạt động du lịch tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đơn vị sự nghiệp du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch) và lao động gián tiếp (lực lượng lao động tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch như an ninh, môi trường, hải quan, văn hóa thông tin, dịch vụ công cộng...). Trong bối cảnh liên kết vùng, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả liên kết phát triển du lịch là nguồn nhân lực, kế đến tài nguyên du lịch, chính sách, cơ sở hạ tầng (Jiang & Ritchie, 2017; Keyim, 2018). Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi trong việc thúc đẩy các chiến lược liên kết (vùng và ngành) và nếu nguồn nhân lực này có thể dịch chuyển và lao động tích cực thì hiệu quả của liên kết sẽ được gia tăng. Hình 2. Các yếu tố liên kết vùng Nguồn: Dương Trường Phúc, 2021 801
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Bài viết tiếp cận Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource-based view - RBV) nhằm gợi mở về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chí VRIN. RBV là lý thuyết được xây dựng để xác định lợi thế cạnh tranh của một tổ chức dựa trên những giá trị tài nguyên vô hình và hữu hình để chuyển hóa lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn thành lợi thế cạnh tranh dài hạn và bền vững thông qua tiêu chí VRIN (Amit & Schoemaker, 1993; Barney, 1991). Sự chuyển hóa đó không đơn thuần chỉ là sự mô phỏng hay thay thế mà đòi hỏi cả chiến lược phát triển dài hạn dựa trên đặc thù và lợi thế cạnh tranh của tổ chức đó. Viễn cảnh phát triển dựa trên tài nguyên không thoát khỏi vấn đề tìm kiếm đơn vị phân tích thích hợp (Foss, 1998). Hầu hết các nghiên cứu dựa vào RBV trước đây đều lấy tài nguyên của tổ chức làm đơn vị phân tích có liên quan để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay, có thể xem vùng như một tổ chức với sự tập hợp các nguồn tài nguyên vô hình và hữu hình khác nhau. Năng lực cạnh tranh hay khả năng hợp tác giữa các vùng chính là khả năng sáng tạo, sản xuất, phân phối sản phẩm và dịch vụ với vai trò chủ đạo của nguồn nhân lực. Do vậy, việc mở rộng đơn vị phân tích của RBV ở cấp độ vùng là phù hợp (Grant, 1991; Mahoney & Pandian, 1992). Làm thể nào để nguồn nhân lực đóng góp vào thúc đẩy liên kết vùng và tăng cường hiệu quả liên kết? Làm thế nào để nguồn nhân lực có thể dịch chuyển và lao động hiệu quả giữa các vùng liên kết với nhau? Từ cách tiếp cận RBV, nguồn nhân lực này phải thỏa mãn các tiêu chí VRIN. Những tiêu chí này được giải thích và vận dụng thực tế đối với nguồn nhân lực vùng như sau: - Đáng giá (V-Valuable): Nguồn nhân lực đáng giá nếu có khả năng để một vùng tạo ra giá trị mang tầm chiến lược và giá trị tạo ra đó trở thành nhân tố hấp dẫn liên kết hoặc lợi thế cạnh tranh với các vùng khác. Nguồn lực đáng giá còn cho phép vùng khai thác các cơ hội và hóa giải các thách thức từ môi trường bên ngoài. Để nguồn nhân lực trở nên đáng giá, việc cần thiết lựa chọn và áp dụng phương pháp đào tạo phù hợp. So với giáo dục truyền thống, giáo dục nhân văn (humanistic education) hay giáo dục đa văn hóa (multicultural education) mang đến triển vọng về phương pháp giáo dục thúc đẩy năng lực người học hướng đến suy nghĩ toàn cầu hành động địa phương (think global, act local). - Hiếm có (R-Rare): Nguồn nhân lực khan hiếm là nguồn nhân lực chỉ có thể tìm thấy ở vùng hoặc địa phương cụ thể. Nguồn nhân lực phải hiếm hoặc duy nhất mới có thể cung cấp nhân tố hấp dẫn liên kết hoặc lợi thế cạnh tranh. Để nguồn nhân lực trở nên hiếm có, việc cần thiết là đào tạo nguồn nhân lực có thể khai thác và sáng tạo dựa trên nguồn tài nguyên vùng (có thể là đặc thù, khan hiếm so với vùng khác). Việc làm này là sự gián tiếp nâng cao mức độ khan hiếm của nguồn nhân lực. - Khó bắt chước (I-Imperfect imitability): Nguồn lực của địa phương tạo ra giá trị gia tăng cũng như lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh này sẽ bền vững nếu đối thủ không thể bắt chước hoặc sao chép một cách đầy đủ. Nguồn lực dựa trên tri thức thì rất khó bắt chước hoặc sao chép bởi đối thủ cạnh tranh (Mahoney & Pandian, 1992). Nguồn nhân lực có trình độ cao, am hiểu và vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên trong hoạt động du lịch để tạo và gia tăng giá trị thì rất khó bắt chước. Đặc biệt với những tài nguyên mang tính đặc thù lại tạo dựng sự mơ hồ của việc chuyển hóa nguồn lực thành nhân tố hấp dẫn liên kết hoặc lợi thế cạnh tranh nên càng khiến cho các địa phương khác khó bắt chước. - Khó thay thế (N-Nonsubstitutability): Việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao thì càng khó tìm ra cái thay thế. Bên cạnh đó, chính nguồn nhân lực có chất lượng cao lại hấp 802
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới dẫn liên kết hoặc tăng khả năng cạnh tranh giữa các vùng. Các kiến thức cụ thể về tài nguyên của quốc gia, các mối quan hệ dựa trên sự tin cậy giữa các nhà quản trị và nhân viên, các quan hệ con người là những ví dụ về các khả năng khó nhận diện và khó thay thế. 4. KẾT LUẬN Phát triển đơn cực đã không còn phù hợp trong thế kỷ XXI. Việc hợp tác cùng phát triển dựa trên lợi thế so sánh và cạnh tranh trở thành xu hướng phát triển hiện nay ở nhiều cấp độ (địa phương, vùng, quốc gia…). Trong xu thế đó, liên kết vùng trong phát triển du lịch nổi lên như một phương thức phát triển có tính kinh tế (tối ưu hóa hiệu quả nguồn lực có hạn) với nhiều dạng liên kết khác nhau. Việc thúc đẩy liên kết vùng trong du lịch được thực hiện thông qua các dàn xếp về cơ sở hạ tầng giao thông xuyên vùng, xuyên địa phương; thỏa thuận chính sách, thể chế; tương đồng và lợi thế về tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố có thể thay đổi và tác động mạnh mẽ đến khả năng và hiệu quả liên kết. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trở nên đáng giá, hiếm có, khó bắt chước và khó thay thế sẽ góp phần tạo ra hấp dẫn liên kết, hiệu quả liên kết và có thể dịch chuyển giữa các vùng liên kết với nhau./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. MOCST. (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Nguyễn Văn Điệp, Lê Vi Cát, & Võ Tuấn Thành. (2019). Phát triển kinh tế vùng: Nhìn từ khía cạnh khởi nghiệp, vốn xã hội và quản trị. Tạp Chí Kinh Tế và Ngân Hàng Châu Á, 3(158), 22–31. 3. Viện Ngôn ngữ học. (2002). Từ điển Việt Nam. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Amit, R., & Schoemaker, P. J. (1993). Strategic Assets and Organizational Rent. Strategic Management Journal, 14(1), 33–46. 2. Barney, J. B. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive Advantage. Journal of Management, 17(1), 99–121. 3. Barzotto, M., Corradini, C., Fai, F., Labory, S., & Tomlinson, P. (2019). Enhancing innovative capabilities in lagging regions: An extra-regional collaborative approach to RIS3. Cambridge Journal of Regions, Economy and Society, 12(2), 213–232. 4. Benedek, J., Varvari, Ş., & Litan, C. (2019). Urban Growth Pole Policy and Regional Development: Old Wine in New Bottles? In Regional and Local Development in Times of Polarisation: Re-Thinking Spatial Policies in Europe (pp. 173–195). Singapore: Palgrave Macmillan. 5. Black, A., Edwards, L., Ismail, F., Makundi, B., & Morris, M. (2019). Spreading the gains? Prospects and policies for the development of regional value chains in southern Africa. WIDER Working Paper No.48: WIDER. 6. Calderwood, L. U., & Soshkin, M. (2019). The Travel and Tourism Competitiveness Report 2019. Geneva: World Economic Forum. 7. Chaminade, C., Bellandi, M., Plechero, M., & Santini, E. (2019). Understanding processes of path renewal and creation in thick specialized regional innovation systems. 803
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Evidence from two textile districts in Italy and Sweden. European Planning Studies, 27(10), 1978–1994. 8. Foss, N. J. (1998). The Resource-Based Perspective: An Assessment and Diagnosis of Problems. Scandinavian Journal of Management, 14(3), 133–149. https://doi.org/10.1016/S0956-5221(97)00030-4 9. Fujita, M., & Mori, T. (2005). Frontiers of the new economic geography. Papers in Regional Science, 84(3), 377–405. 10. Gadea-Rivas, M., Gómez-Loscos, A., & Leiva-Leon, D. (2019). Increasing linkages among European regions: The role of sectoral composition. Economic Modelling, 2019(80), 222–243. 11. Grant, R. M. (1991). The Resource-Based Theory of Competitive Advantage: Implications for Strategy Formulation. California Management Review, 33(3), 114–135. https://doi.org/10.2307/41166664 12. Hassink, R., Isaksen, A., & Trippl, M. (2019). Towards a comprehensive understanding of new regional industrial path development. Regional Studies, 53(11), 1636– 1645. 13. Hershberg, T. (2007). Regional Cooperation. In R. L. Kemp (Ed.), How American Governments Work: A Handbook of City, County, Regional, State, and Federal Operations (pp. 177–191). North Carolina: McFarland. 14. Jablonski, B. B., Carolan, M., Hale, J., McFadden, D. T., Love, E., Christensen, L., … Uchanski, M. (2019). Connecting urban food plans to the countryside: Leveraging Denver’s Food Vision to explore meaningful rural-urban linkages. Sustainability, 11(7), 2022. 15. Jiang, Y., & Ritchie, B. (2017). Disaster collaboration in tourism: Motives, impediments and success factors. Journal of Hospitality and Tourism Management, 2017(31), 70–82. 16. Keyim, P. (2018). Tourism collaborative governance and rural community development in Finland: The Case of Vuonislahti. Journal of Travel Research, 57(4), 483–494. 17. Květoň, V., & Šafr, K. (2019). Regional embeddedness, relatedness and inter-regional linkages among less developed regions in Central Europe. European Planning Studies, 27(5), 862–884. 18. Mahoney, J. T., & Pandian, J. R. (1992). The Resource-Based View within the Conversation of Strategic Management. Strategic Management Journal, 13(5), 363–380. https://doi.org/10.1002/smj.4250130505 19. Maier, G., & Trippl, M. (2019). Location/allocation of regional growth. In R. Capello & P. Nijkamp (Eds.), Handbook of Regional Growth and Development Theories (pp. 48–61). US & UK: Edward Elgar Publishing. 20. Manaf, A., Purbasari, N., Damayanti, M., Aprilia, N., & Astuti, W. (2018). Community-based rural tourism in inter-organizational collaboration: How does it work sustainably? Lessons learned from Nglanggeran Tourism Village, Gunungkidul Regency, Yogyakarta, Indonesia. Sustainability, 10(7), 2142. 21. McCann, P., & Van Oort, F. (2019). Theories of agglomeration and regional economic growth: A historical review. In R. Capello & P. Nijkamp (Eds.), Handbook of regional growth and development theories (pp. 6–23). US & UK: Edward Elgar Publishing. 22. Mei, X., Lerfald, M., & Bråtå, H. (2017). Networking and collaboration between 804
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới tourism and agriculture: food tourism experiences along the National Tourist Routes of Norway. Scandinavian Journal of Hospitality and Tourism, 17(1), 59–75. 23. Murphy, T., Hicks, J., Morrison, M., Basu, P., & Ranshaw, D. (2019). The Importance of Regional Export Development and a Specialised Local Supply Chain on the Development of Australia’s Regions. Economic Papers: A Journal of Applied Economics and Policy, 38(2), 131–143. 24. Singh, V., Li, B., & Roca, E. (2019). Global and regional linkages across market cycles: evidence from partial correlations in a network framework. Applied Economics, 51(33), 3551–3582. 25. Tran, M. D., Tran, T. V. H., & Hoang, V. H. (2018). Regional Linkage In Tourism: The Case Of Vietnam. National Academy of Managerial Staff of Culture and Arts Herald, 5(1), 14–27. 26. Vionis, A. K., & Papantoniou, G. (2019). Central Place Theory Reloaded and Revised: Political Economy and Landscape Dynamics in the Longue Durée. Land, 8(2), 36. 27. Yuan, J., Bu, W., & Yang, Y. (2019). How to break through the “double low-end lock” of Beijing-Tianjin- Hebei? Research on industrial upgrading and economic growth effect based on regional value chain. Industrial Economics Research, 2(5), 12–22. --- Thông tin tác giả: - Th.S Dương Trường Phúc, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Email: duongtruongphuc@hcmussh.edu.vn Số điện thoại: 0348295212 Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch. 805
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2