intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt nhân: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ quan quản lý của UAE cũng ban hành các hướng dẫn về an toàn hạt nhân nhằm bổ trợ cho văn bản quy định bắt buộc. Các hướng dẫn về an toàn hạt nhân mô tả các tiêu chí, phương pháp mà cơ quan quản lý của UAE cho rằng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, các hướng dẫn về an toàn hạt nhân không phải là các văn bản bắt buộc áp dụng vì trường hợp người xin cấp phép đưa ra các phương pháp bảo đảm an toàn khác với các hướng dẫn của cơ quan quản lý của UAE nhưng đáp ứng các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn được cơ quan quản lý chấp nhận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt nhân: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN HẠT NHÂN: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Nhung Phòng Tiêu chuẩn, Cục ATBXHN Kinh nghiệm quốc tế Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), sau khi quốc gia có chính sách phát triển điện hạt nhân và trước khi quyết định lựa chọn công nghệ lò phản ứng nào sẽ được sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), cơ quan quản lý cần nhận thức được hai cách tiếp cận trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho quản lý an toàn hạt nhân. Cách thứ nhất là cách tiếp cận có tính mô tả (prescriptive approach) với một số lượng rất lớn các văn bản quản lý và cách thứ hai là cách tiếp cận định hướng kết quả (outcome oriented approach). Mỗi cách tiếp cận có những ưu, nhược điểm riêng và có những cách tiếp cận khác kết hợp đặc điểm của hai cách tiếp cận cơ bản. Đối với cách tiếp cận có tính mô tả, ưu điểm là cơ quan quản lý có cơ sở rõ ràng để tiến hành thẩm định, thanh tra an toàn trong khi bên đề nghị cấp phép cho NMĐHN (bên đề nghị cấp phép) được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và hiểu đúng các yêu cầu, mong muốn của cơ quan quản lý. Nhược điểm của cách tiếp cận này là cần rất nhiều thời gian, công sức để hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực tế, gần như không có nước nào có thể hoàn toàn theo cách tiếp cận này. Đối với cách tiếp cận định hướng kết quả, ưu điểm là không cần phải xây dựng nhiều văn bản quản lý vì chỉ cần đặt ra các yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về an toàn hạt nhân trong một vài văn bản, trong đó có quy định bên đề nghị cấp phép/ được cấp phép đối với NMĐHN phải đảm bảo NMĐHN đạt được an toàn cao hoặc độ rủi ro thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý. Hạn chế của cách tiếp cận này là cơ quan quản lý sẽ cần có năng lực cao và tổ chức quản lý tốt để có thẩm định và thanh tra an toàn đối với NMĐHN. Thực tế, có khá nhiều nước theo cách tiếp cận kết hợp các đặc điểm của hai cách tiếp cận cơ bản nêu trên nhưng có một điểm chung là số lượng các yêu cầu có tính bắt buộc áp dụng thường không quá nhiều và các yêu cầu đó được hỗ trợ bởi một hệ thống các văn bản hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn có tính hướng dẫn hơn là tính bắt buộc áp dụng. Trường hợp của Hoa Kỳ - nước có cách tiếp cận nghiêng về tính mô tả, các quy định pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân chủ yếu nằm trong Luật Năng lượng nguyên tử và Phần 10 của Bộ các quy định liên bang (Code of Federal Regulations – CFR) trong khi các hướng dẫn về an toàn hạt nhân nằm trong một hệ thống đồ sộ các văn bản hướng dẫn của Cơ quan quản lý hạt nhân Hoa Kỳ (U.S. NRC). Các văn bản hướng dẫn của U.S. NRC nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người xin cấp phép các phương pháp an toàn hạt nhân mà NRC chấp nhận được và đồng thời hướng dẫn nhân viên của NRC thực hiện hoạt động thẩm định, thanh tra an toàn hạt nhân. Trường hợp của Anh – nước có cách tiếp cận nghiêng về định hướng kết quả, các quy định pháp luật chỉ nằm trong các Luật Năng lượng nguyên tử, Luật về Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc (áp dụng cho tất cả các loại hình công việc, trong đó có công việc liên quan đến NMĐHN), Luật về các cơ sở hạt nhân, Quy định về An toàn bức xạ. Các quy định trong các luật của Anh khá chung chung. Ngoài các văn bản đó, Anh chỉ có các hướng dẫn về an toàn hạt nhân của cơ quan quản lý hạt nhân (Office of Nuclear Regulation – ONR), trong số đó có Bản các nguyên tắc thẩm
  2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ định an toàn (SAPs) và khoảng 70 bản hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau liên quan đến NMĐHN nhằm bổ trợ cho Bản các nguyên tắc thẩm định an toàn. Các văn bản này của ONR áp dụng cho hoạt động thẩm định, thanh tra của nhân viên ONR đối với các cơ sở hạt nhân và đồng thời có ý nghĩa cung cấp thông tin cho người xin cấp phép về những mong đợi của ONR đối với nội dung báo cáo phân tích an toàn do người xin cấp phép chuẩn bị. Trường hợp của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) – quốc gia đang trong quá trình xây dựng NMĐHN hạt nhân đầu tiên, thể hiện rõ ràng cách tiếp cận kết hợp đặc điểm của hai cách tiếp cận cơ bản nêu trên. UAE có Luật sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và một số các văn bản quy phạm pháp luật (bắt buộc áp dụng) về an toàn hạt nhân. Ngoài ra, cơ quan quản lý của UAE cũng ban hành các hướng dẫn về an toàn hạt nhân nhằm bổ trợ cho văn bản quy định bắt buộc. Các hướng dẫn về an toàn hạt nhân mô tả các tiêu chí, phương pháp mà cơ quan quản lý của UAE cho rằng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, các hướng dẫn về an toàn hạt nhân không phải là các văn bản bắt buộc áp dụng vì trường hợp người xin cấp phép đưa ra các phương pháp bảo đảm an toàn khác với các hướng dẫn của cơ quan quản lý của UAE nhưng đáp ứng các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn được cơ quan quản lý chấp nhận. Đề xuất cho Việt Nam Từ các khuyến cáo của IAEA và kinh nghiệm của các nước như đã trình bày ở trên thì có thể rút ra các đề xuất sau cho công tác xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt nhân tại Việt Nam. Thứ nhất là cơ quan quản lý của Việt Nam cần sớm xác định định hướng xây dựng văn bản pháp lý về an toàn hạt nhân. Thực tế là chúng ta thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm nên việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý theo cách tiếp cận mô tả là không khả thi vì cách này đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và làm chậm vô thời hạn đối với lộ trình xây dựng NMĐHN. Việc học tập mô hình pháp luật của các nước có ít NMĐHN là phù hợp, ví dụ như UAE. Như vậy, Việt Nam có thể có cách tiếp cận kết hợp giữa hai cách tiếp cận định hướng kết quả và mô tả, trong đó, định hướng kết quả được ưu tiên và thể hiện qua việc thiết lập một số ít các văn bản quy phạm pháp luật với các quy định chung, mang tính nguyên tắc nhiều hơn (ví dụ như nguyên tắc đảm bảo NMĐHN phải đạt được an toàn cao nhất có thể đạt được một cách hợp lý). Bên cạnh đó, cơ quan quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân cần xây dựng và ban hành thêm một lớp các văn bản hướng dẫn về an toàn hạt nhân có mức độ chi tiết, cụ thể hơn, quy định các biện pháp, tiêu chí về an toàn hạt nhân mà sẽ đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu chung đặt ra trong văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản hướng dẫn về an toàn hạt nhân này một mặt hướng dẫn cán bộ của cơ quan quản lý về an toàn hạt nhân thực hiện tốt công việc thẩm định, thanh tra an toàn hạt nhân và mặt khác, cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người xin cấp phép để họ có cơ sở đáp ứng tốt mong chờ từ phía cơ quan quản lý. Số lượng, nội dung văn bản hướng dẫn tùy thuộc vào thời gian, nguồn lực của cơ quan quản lý nhưng cần được xây dựng theo thứ tự ưu tiên về tính cần thiết. Thứ hai là các văn bản hướng dẫn không nên có tính bắt buộc áp dụng mà cần để mở khả năng cho phép người xin cấp phép / người được cấp phép áp dụng các biện pháp an toàn khác. Nếu quy định tất cả các văn bản hướng dẫn về an toàn hạt nhân do cơ quan quản lý ban hành có tính bắt buộc áp dụng trong mọi trường hợp thì vô tình, cơ quan quản lý đã tạo ra tính thụ động cho người xin cấp phép và người xin cấp phép hoàn toàn không có động lực để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn khác mà có thể tốt hơn những hướng dẫn của cơ quan quản lý. Vì vậy, các văn bản hướng dẫn cụ thể nên được ban hành dưới dạng các văn bản cá biệt hoặc
  3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân. Dưới hình thức những dạng văn bản này, các tiêu chí, biện pháp bảo đảm an toàn do cơ quan quản lý sẽ được người xin cấp phép tiếp nhận, áp dụng nếu họ không có phương án bảo đảm an toàn nào tốt hơn nhưng cũng không hạn chế người xin cấp phép sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn khác mà vẫn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu bảo đảm an toàn đặt ra trong các văn bản quy phạm pháp luật./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2