intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

73
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030’’ được thực hiện với mong muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hiện nay và góp phần cải thiện trên địa bàn thành phố. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030 Ngành: Kỹ thuật Môi trường Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thụy Vân Anh MSSV: 1411090187 Lớp: 14DMT02 TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp do chính tác giả thực hiện. Những số liệu, kêt quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc. Tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng phản biện và pháp luật về các kết quả nghiên cứu của đề tài này. Tp. Mỹ Tho, ngày 15 tháng 08 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thụy Vân Anh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình đầy trách nhiệm và tâm huyết của quý Thầy, Cô, Ban giám hiệu Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech, ban cán sự và các bạn cùng lớp,… đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học và có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích. Em xin được trân trọng và cảm ơn những tình cảm, sự giúp đỡ của quý Thầy Cô của Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, công nhân viên các Phòng, Khoa, Trung tâm của trường. Em chân thành cảm ơn đến Cô Th.S. Vũ Hải Yến – giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn rất tận tình giúp đỡ em mỗi khi em có khó khăn trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Em cảm ơn Cô trong hơn 2 tháng qua đã tận tình chỉ dạy, ủng hộ, góp ý, giúp đỡ em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ, giúp đỡ và cho em những tài liệu, số liệu quan trọng, đáng tin cậy và có những chuyến đi thực tế cùng cơ quan, đơn vị. Con chân thành gửi lời cảm ơn đến mẹ, cha, gia đình và bạn bè thân thuộc, những người luôn sát cánh bên con, luôn ủng hộ và góp ý cho con những lời khuyên, sự động viên, sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình học tập tại trường và thời gian làm đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực hết mình của bản thân, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình chỉ bảo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc! Tp. Mỹ Tho, ngày 15 tháng 08 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thụy Vân Anh
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Đặt vấn đề .............................................................................................................1 2.Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 4.Nội dung nghiên cứu.............................................................................................3 5.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 5.1. Phương pháp luận ..........................................................................................3 6.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4 6.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................4 7.Cấu trúc đề tài .......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO ...................................5 1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................5 1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................5 1.1.2. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính ..........................................................5 1.2. Địa hình- địa chất, khí hậu- thủy văn ...............................................................6 1.2.1. Địa hình- địa chất .......................................................................................6 1.2.2. Khí hậu .......................................................................................................6 1.2.3. Chế độ thủy văn ..........................................................................................7 1.3. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................8 1.3.1. Tài nguyên đất ............................................................................................8 1.3.2. Tài nguyên nước .......................................................................................10 1.3.3.Tài nguyên khoáng sản ..............................................................................11 1.3.4. Tài nguyên sinh vật ..................................................................................12 1.4. Kinh tế- xã hội ................................................................................................12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ...................17 2.1. Tổng quan về CTR ..........................................................................................17 i
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.1.1. Định nghĩa ...............................................................................................17 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh .................................................................................17 2.1.3. Phân loại CTR ..........................................................................................19 2.2. Tính chất của CTR ..........................................................................................21 2.2.1. Tính chất vật lý .........................................................................................21 2.2.2. Tính chất hóa học .....................................................................................23 2.2.3. Tính chất sinh học của CTR .....................................................................24 2.2.4. Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của CTR ..................................26 2.3. Tốc độ phát sinh CTR .....................................................................................31 2.3.1. Đo thể tích và khối lượng .........................................................................31 2.3.2. Phương pháp đếm tải ................................................................................32 2.3.3. Phương pháp cân bằng vật chất ................................................................32 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR .....................................32 2.4. Ô nhiễm môi trường do CTR gây ra ...............................................................34 2.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất ................................................................34 2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước .............................................................35 2.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí .....................................................36 2.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người ..........................................................37 2.5. Các biện pháp quản lý CTR sinh hoạt ............................................................38 2.5.1. Các biện pháp kỹ thuật .............................................................................38 2.5.2. Các biện pháp quản lý hành chính ...........................................................49 2.6. Hiện trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam .........................................................50 2.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................50 2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................54 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH Ở THÀNH PHỐ MỸ THO ..................................................................................................................57 3.1. Thành phần và khối lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Mỹ Tho .............57 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh .................................................................................57 3.1.2. Khối lượng và thành phần rác thải ...........................................................57 3.2. Hệ thống thu gom và quét dọn trên địa bàn thành phố ...................................61 3.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân lực của công ty .......................................................61 ii
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2.2. Phương thức thu gom trên địa bàn thành phố ..........................................64 3.2.3. Hiện trạng phương tiện thu gom và hệ thống vận chuyển .......................68 3.3. Hiện trạng xử lý rác thải trên địa bàn thành phố ............................................69 3.3.1. Xử lý rác thải ............................................................................................69 3.3.2. Phân loại và tái sử dụng ...........................................................................71 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ...............................................................................................................73 4.1. Mục tiêu ..........................................................................................................73 4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn thành phố ..............................74 4.2.1. Công tác thu gom .....................................................................................74 4.2.2. Công tác vận chuyển ................................................................................76 4.2.3. Đánh giá công tác xử lý rác tại bãi rác Tân Lập ......................................76 4.2.4. Đánh giá phân loại và tái sử dụng ............................................................77 4.3. Đề xuất các biện pháp xử lý CTR trên địa bàn thành phố ..............................78 4.3.1. Các giải pháp kỹ thuật ..............................................................................78 4.3.2. Các giải pháp quản lý ...............................................................................94 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 iii
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC – CTĐT: Báo cáo Công trình đô thị BCL: Bãi chôn lấp CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt CTRĐT: Chất thải rắn đô thị CTCTĐT: Công ty Công trình Đô Thị ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long KCN: Khu công nghiệp KLR: Khối lượng riêng MT: Môi trường NĐ - CP: Nghị định Chính Phủ QH: Quốc hội QĐ.UB: Quyết định Ủy ban QLCTR: Quản lý chất thải rắn TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên TW: Trung ương TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân iv
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất thải ...................................................................18 Bảng 2.2: Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải hữu cơ tính theo hàm lượng ligin ..........................................................................................25 Bảng 2.3: Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi rác ................................25 Bảng 2.4: Các chất nhận điện tử trong các phản ứng của vi sinh vật .....................29 Bảng 2.5: Phân loại vi sinh vật theo nguồn carbon và nguồn năng lượng ..............30 Bảng 2.6: Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật .............................................31 Bảng 2.7: Đánh giá mức ô nhiễm bẩn kim loại trong đất ở Hà Lan ........................34 Bảng 2.8: Thành phần khí từ bãi chôn lấp CTR .......................................................37 Bảng 3.1 Số lượng nguồn phát sinh CTR trên địa bàn thành phố Mỹ Tho ..............58 Bảng 3.2. Thành phần rác thải chủ yếu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.................59 Bảng 3.3. Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố .....................59 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp khối lượng rác từ năm 2013 đến 2017 ............................60 Bảng 3.5. Thống kê khối lượng rác thải năm 2017 trên địa bàn thành phố ............61 Bảng 3.6. Tốc độ gia tăng chất thải rắn hằng năm ..................................................61 Bảng 4.1. Dự đoán dân số thành phố Mỹ Tho đến năm 2030 ..................................81 Bảng 4.2. Kết quả dự đoán khối lượng CTR được thể hiện .....................................82 Bảng 4.3: Thống kê khối lượng riêng CTR tại thành phố: .......................................84 Bảng 4.4. Số thùng 660l cho các phường, xã của thành phố Mỹ Tho ......................87 Bảng 4.5. Số thùng 660l thu gom rác hữu cơ cần đầu tư đến năm 2030 .................89 Bảng 4.6. Số thùng 660l cần đầu tư qua các năm ....................................................92 v
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ......................................................................................5 Hình 1.2. Thành phố Mỹ Tho khang trang, sạch đẹp ...............................................14 Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn .......................40 Hình 2.2: Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex ..............................................42 Hình 3.1. Hình ảnh công ty Công trình đô thị Mỹ Tho ............................................62 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của công ty.........................................................................63 Hình 3.4. Hình ảnh người lao động nhặt rác tại bãi rác .........................................70 Hình 4.1. Hình ảnh tại bãi rác Tân Lập ...................................................................77 Hình 4.2 Thùng rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ ............................................................78 Hình 4.3 Poster về danh sách các loại rác thải .......................................................79 vi
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ, qui mô cũng như về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Môi trường có tầm quan trọng đối với con người và cũng như của sinh vật theo đó là sự phát triển của kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây tốc độ gia tăng dân số cùng với công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì môi trường càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhu cầu khai thác quá mức và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ý thức của con người về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nước thải ô nhiễm chưa qua công đoạn xử lý từ các nhà máy, công ty,... thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật từ quá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân hầu như thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh rạch, quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên,…. đã và đang gây ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng. Những nguyên nhân trên gây nên hậu quả nặng nề đến con người và hệ sinh thái như: sự nóng lên của toàn cầu, băng tan chảy nhanh, tăng khí gây hiệu ứng nhà kính, ngập lụt, bão,…. Một trong những tác nhân góp phần gây ô nhiễm, suy thoái môi trường là chất thải rắn (CTR) phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người. Lượng CTR được xử lý chủ yếu là đưa về bãi chôn lấp (BCL). Rác được chôn lấp phần lớn chưa được phân loại tại nguồn có nhiều chất ngây nguy hại và khó phân hủy như bao bì ni lông, vỏ chai nhựa thuốc trừ sâu,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn nước ngầm. Đối với các thành phố trọng điểm thì vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn, đòi hỏi cần được quan tâm sâu sắc, kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để và hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết. 1
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào ngày 05 tháng 02 năm 2016), giữ vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế với các huyện, thị trong tỉnh và khu vực Bắc sông Tiền, là một trong những đô thị đặc trưng vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Mỹ Tho có hệ thống giao thông thuận lợi nằm giữa hai cầu mối trung tâm lớn ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với một cụm Khu công nghiệp là Trung An và Khu công nghiệp Mỹ Tho đã thu hút hàng trăm công ty lớn nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại và khu dân cư tạo cho hàng nghìn người lao động có việc làm. Do đó, mức độ gia tăng chất thải từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất ngày càng cao gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Công ty TNHH MTV Công Trình Đô Thị Mỹ Tho là đơn vị công ích duy nhất chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Hoạt động của công ty góp phần tích cực giúp cho thành phố ‘ xanh- sạch- đẹp’ tạo được mỹ quan đô thị và góp phần cho môi trường sạch đẹp hơn. Tuy nhiên việc vệ sinh đô thị cũng còn gặp khá nhiều khó khăn do ý thức của người dân còn chưa tốt, tình trạng rác thải vẫn còn vứt bừa bãi xuống kênh, sông, khu đất trống gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đất, không khí và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác thải luôn gia tăng tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của dân số. Vì thế, nếu công tác thu gom, vận chuyển và xử lý không đáp ứng được nhu cầu sẽ làm cho mức độ ô nghiễm ngày càng quan trọng. Trên thực tế, hiện trạng quản lý CTR còn nhiều bất cập, vì thế các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo luôn quan tâm và khắc phục chúng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó mà đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030’’ được thực hiện với mong muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hiện nay và góp phần cải thiện trên địa bàn thành phố. 2. Mục tiêu đề tài 2
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ‘‘Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang quy hoạch đến năm 2030’’ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu CTR có nhiều loại: CTR y tế, CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR xây dựng,... nhưng do thời gian và điều kiện có hạn và còn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là CTR sinh hoạt bao gồm:  CTR phát sinh từ các hộ gia đình  CTR phát sinh từ các chợ  CTR phát sinh từ các trung tâm thương mại  CTR phát sinh từ các cơ quan, trường học. Trên cơ sở khảo sát thu thập và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố. Từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố (nguồn phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý). 4. Nội dung nghiên cứu  Tổng quan về thành phố Mỹ Tho  Tổng quan về chất thải rắn  Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thành phố Mỹ Tho  Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH  Đề xuất hệ thống quản lý CTRSH 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thông tin đầy đủ về công tác quản lý rác thải sinh hoạt và các quy trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố. Để thực hiện đề tài, cần thu thập các dữ liệu về hệ thống quản lý CTR, điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của thành phố Mỹ Tho, từ đó xây dựng hiện trạng QLCTR trên địa bàn thành phố. Dựa trên những ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng, từ đó đề tài đã đề xuất các giải pháp quản lý CTR cho phù hợp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 3
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu về quản lý chất thải rắn, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại thành phố Mỹ Tho, các phương pháp quản lý chất thải rắn, xử lý chất thải rắn.  Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị (thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ CTRSH).  Đánh giá dựa trên hiện trạng và tiêu chuẩn do nhà nước ban hành. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học  Tìm hiểu về hệ thống quản lý CTRSH của thành phố Mỹ Tho  Thu thâp cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của thành phố Mỹ Tho  Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý nhằm tái sử dụng có hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại thành phố Mỹ Tho như đề xuất biện pháp phân loại rác tại nguồn và xử lý tác thải làm phân compost và các giải pháp tái chế, tái sử dụng khác có thể áp dụng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn  Hiểu được vấn đề thu gom, vận chuyển CTR như thế nào  Đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về hệ thống quản lý CTRSH tại địa phương 7. Cấu trúc đề tài Đồ án gồm 4 chương  Phần mở đầu  Chương 1: Tổng quan về thành phố Mỹ Tho  Chương 2: Tổng quan về chất thải rắn  Chương 3: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt  Chương 4: Đánh giá và đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030  Phần kết luận và kiến nghị  Tài liệu tham khảo 4
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm chếch về phía Đông Nam  Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo  Phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre  Phía Tây giáp huyện Châu Thành. Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và Quốc lộ 1 chạy qua, có Quốc lộ 50 đi về các huyện Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có Quốc lộ 60 và cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho có 75 tuyến đường, trong đó có 68 tuyến đường nội ô. Từ thành phố Mỹ Tho có thể dễ dàng đi bằng đường thủy hay bằng đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô Phnongpenh (Campuchia). 1.1.2. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030  Diện tích tự nhiên: 81.54 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. 5
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Dân số có 227.008 người, có 4 nhóm tộc người chính: Kinh, Hoa, Ấn và Khơme. Có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao đài.  Thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường, 6 xã). 17 đơn vị hành chính cấp phường – xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Phước Thạnh, Trung An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong. 1.2. Địa hình- địa chất, khí hậu- thủy văn 1.2.1. Địa hình- địa chất Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các đặc trưng khí tượng tại Mỹ Tho như sau: Gió: thường xuất hiện 2 luồng gió chính:  Gió mùa Tây Nam: gió mùa này mang nhiều hơi nước làm cho thời tiết mát mẻ, khí hậu ẩm.  Gió mùa Đông Bắc: có khí hậu khô, độ ẩm giảm, mát lạnh. Nhiệt độ: nhiệt độ cao và khá ổn định, trung bình năm là 27.9oC, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 29.50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 260C, tổng nhiệt độ trung bình trong năm là 9700 – 98000C  Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 79.2%, trung bình tháng thấp nhất là 76% (tháng 4), cao nhất là 85% (tháng 8).  Lượng mưa: hàng năm lượng mưa đạt từ 1300 – 1600 mm, mùa mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.  Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình trong năm là 1225 ha, bình quân đạt 3.3 mm/ngày, tháng 3 có lượng bốc hơi lớn nhất 136mm, tháng 10 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 87mm.  Nắng – bức xạ: trung bình năm có 2622 giờ nắng, bình quân đạt 7.2 giờ nắng/ngày, tổng lượng bức xạ trung bình năm là 156.8 kcal/cm2 => Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong 10 năm qua, điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, cần được quan tâm trong việc quy hoạch bố trí cây trồng vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích hợp để phát triển ổn định của các tiểu vùng kinh tế này và hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu do các điều kiện khí hậu thủy văn gây ra. 1.2.3. Chế độ thủy văn Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm ba vùng: 7
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đông.  Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9 - 11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m.  Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ PH vào khoảng 3-4. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2 - 4% trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía Đông Đồng Tháp Mười. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập lũ và nước bị chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch thủy lợi và kiểm soát lũ trên toàn vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mười của tỉnh nói riêng đã và đang thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực. Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi.  Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất. Vùng Gò Công: Giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước.  Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần. 1.3. Các nguồn tài nguyên 1.3.1. Tài nguyên đất Theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Tiền Giang có các nhóm đất chính như sau: 8
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Nhóm đất phù sa: Chiếm 55,49% diện tích tự nhiên với khoảng 139.180,73 ha chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bãi bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.  Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên với 36.621,23 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Việc trồng trọt thường chỉ giới hạn trong mùa mưa có đủ nước ngọt, ngoại trừ các loại cây chịu lợ như dừa, sơri, cói. Một ít diện tích được tiếp ngọt về hoặc có trữ nước mưa trong ao thì có thể tiếp tục trồng trọt vào mùa khô. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng. Chương trình ngọt hóa Gò Công bằng biện pháp ngăn mặn và đưa nguồn nước ngọt dồi dào về đã mở ra một diện tích lớn đất tăng vụ mùa khô hoặc đầu mùa khô. Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.  Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên với 48.661,06 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành nên trầm tích đầm lầy ven biển tạo thành trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Hiện nay, ngoài tràm và bàng là 2 cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng lúa 2 vụ và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ. Đất phèn mặn chiếm diện tích nhỏ phân bố dọc bờ thấp (đất biền) bị ngập triều ven các lạch triều và bưng trũng. 9
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên với 7.524,91 ha, phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là sông rạch và mặt nước chuyên dùng có tổng diện tích là: 18.842,25 ha, chiếm 7,51% tổng diện tích tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn…Trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hóa Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước. 1.3.2. Tài nguyên nước Nước mặt: Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 103 km, cao trình đáy sông từ -6 đến -16 m, bình quân -9m; sông có chiều rộng 600-1.800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho toàn tỉnh. Sông Vàm Cỏ Tây chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang có khoảng 25km, rộng 185 m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua và một phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Các kênh chính trong tỉnh là: 10
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Kênh Chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp Trung Ương nối thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên.  Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) qua tỉnh Tiền Giang sang Đồng tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên Đồng Tháp Mười.  Hệ thống kênh ngang, tạo thành hệ thống đường thủy xương cá nối các đô thị và điểm dân cư dọc Quốc lộ 1A với các vùng trong tỉnh, đó là các kênh: Cổ Cò, kênh 28, kênh 7, kênh 9, kênh 10, kênh 12, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Năng, kênh Lộ Ngang… Nước ngầm: Tỉnh Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt ở khu vực phía Tây và một phần khu vực phía Đông của tỉnh, nhưng phải khai thác ở độ sâu khá lớn (từ 200 - 500 m). Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng, góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đặc biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn… 1.3.3.Tài nguyên khoáng sản Theo các chương trình khảo sát, điều tra cơ bản, các loại khoáng sản được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có:  Than Bùn: Tìm thấy ở xã Phú Cường (Cai Lậy), Tân Hòa Tây và Hưng Thạnh (Tân Phước). Than bùn nằm ở độ sâu từ 0,5-1m với trữ lượng khoảng 5 triệu m3 và trải rộng trên diện tích gần 500 ha, chất lượng nhìn chung không cao, lẫn nhiều tạp chất và hàm lượng lưu huỳnh cao. Riêng than bùn ở kênh Tây và Tràm Sập có hàm lượng axít humic đạt yêu cầu làm nền cho phân bón với trữ lượng 1,3 triệu m3, có thể sử dụng cho một nhà máy phân bón công suất 10.000 tấn/năm.  Sét: Sử dụng cho công nghiệp được tìm thấy trong phù sa cổ và mới. Sét làm gốm sành đã được phát hiện trong tỉnh dọc theo quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà Lâm (Cái Bè), có thể sử dụng làm gốm sành quy mô nhỏ. Sét ở Tân Lập trữ lượng khoảng 6 triệu m3 có thể làm gạch ngói, nhưng việc khai thác, sản xuất cần phải sử dụng các biện pháp cách ly sự ô nhiễm phèn và xử lý phèn từ lớp đất bên trên. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0