intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án Tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:389

58
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của Đồ án gồm: Tìm hiểu hệ thống quản lý HSE. Tìm hiểu tổng quan ngành sơn tại Việt Nam. Phân tích cơ sở khoa học của hệ thống quản lý tích hợp. Xây dựng các thủ tục hệ thống. Xây dựng một số tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe. Xây dựng một số tiêu chuẩn môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa CNSH – Thực Phẩm – Môi Trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM (PHẦN PHỤ LỤC) Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.THÁI VĂN NAM TH.S NGUYỄN TRẦN TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG BẢO LONG MSSV: 1151080126 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa CNSH – Thực Phẩm – Môi Trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM (PHẦN CHÍNH) Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.THÁI VĂN NAM TH.S NGUYỄN TRẦN TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG BẢO LONG MSSV: 1151080126 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam” là kết quả nghiên cứu tổng hợp do tôi tự thực hiện, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đăng tải trên các trang web và một số sách báo. Ngày ....... tháng ...... năm 2015 Lê Hoàng Bảo Long
  4. LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM trong suốt 4 năm học vừa qua, tôi chân thành cám ơn Nhà Trường và quý thầy cô đã tạo điều kiện và hỗ trợ giúp đỡ cho việc học tập tại trường, giúp cho tôi tích lũy được những kiến thức quý giá và cần thiết cho bản thân. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS.Thái Văn Nam và Th.s Nguyễn Trần Trung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, vốn kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn non kém nên đề tài không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của thầy cô. Ngày ....... tháng ...... năm 2015 Lê Hoàng Bảo Long
  5. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 3 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................. 3 5.3. Phương pháp tham khảo ......................................................................... 3 5.4. Phương pháp chuyên gia......................................................................... 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) ...................................................... 4 1.1. Khái niệm về HSE ............................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về ngành HSE ....................................................................... 4 1.1.2. HSE và luật pháp .................................................................................... 5 1.1.3. HSE và doanh nghiệp ............................................................................. 7 1.1.4. HSE và đối tượng quan tâm .................................................................... 8 1.1.5. Tiêu chí HSE........................................................................................... 9 1.1.6. Lĩnh vực hoạt động của HSE .................................................................. 10 1.1.7. Loại hình lao động cần HSE ................................................................... 11 1.2. HSE và công tác quản lý.................................................................................... 11 i
  6. Đồ án tốt nghiệp 1.2.1. Mô hình quản lý HSE ............................................................................. 11 1.2.2. Trách nhiệm lãnh đạo ............................................................................. 14 1.2.3. Trách nhiệm của nhà quản lý HSE ......................................................... 15 1.3. Hiện trạng HSE .................................................................................................. 16 1.3.1. Trên thế giới............................................................................................ 16 1.3.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 18 1.3.3. Ngành sơn Việt Nam .............................................................................. 21 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH SƠN TẠI VIỆT NAM ........................... 22 2.1. Tổng quan ngành ............................................................................................... 22 2.1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 22 2.1.2. Vai trò ..................................................................................................... 22 2.1.3. Lịch sử ngành sơn Việt Nam .................................................................. 23 2.1.4. Đặc điểm ngành sơn Việt Nam ............................................................... 25 2.1.4.1. Hiện trạng .................................................................................. 25 2.1.4.2. Định hướng tương lai ................................................................ 28 2.2. Đặc điểm của sơn............................................................................................... 30 2.2.1. Phân loại ................................................................................................. 30 2.2.2. Nguyên liệu sản xuất sơn ........................................................................ 31 2.2.3. Quy trình sản xuất sơn ............................................................................ 33 2.3. Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất sơn ............................................. 35 2.3.1. Nước thải ................................................................................................ 35 2.3.2. Khí thải ................................................................................................... 36 2.3.2.1. Từ hoạt động sản xuất ............................................................... 36 2.3.2.2. Lưu trữ nguyên liệu ................................................................... 37 2.3.2.3. Rò rỉ thiết bị ............................................................................... 37 2.3.2.4. Tràn hóa chất ............................................................................. 38 2.3.2.5. Quá trình khác ........................................................................... 38 2.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ......................................................... 39 ii
  7. Đồ án tốt nghiệp 2.4. Các vấn đề an toàn và sức khỏe trong ngành sơn .............................................. 39 2.4.1. Bệnh nghề nghiệp ................................................................................... 39 2.4.2. Thông gió ................................................................................................ 41 2.4.3. Cháy nổ ................................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP PHÙ HỢP ....................................................... 43 3.1. Khái niệm các hệ thống quản lý ...................................................................... 43 3.1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 43 3.1.2. Lợi ích ..................................................................................................... 47 3.1.3. Khó khăn ................................................................................................. 48 3.2. Mô hình và phương pháp tiếp cận IMS ............................................................. 48 3.2.1. Mô hình IMS........................................................................................... 49 3.2.1.1. Mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management ) ............................................................................ 49 3.2.1.2. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 ....................................... 51 3.2.1.3. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 ......................................... 52 3.2.1.4. Mô hình tổng hợp nhiều mức độ ............................................... 53 3.2.2. Phương pháp tiếp cận IMS ................................................................... 54 3.2.2.1. Chuyển đổi ................................................................................. 54 3.2.2.2. Kết hợp hệ thống ....................................................................... 55 3.2.2.3. Phương pháp System Engineering (SE) .................................... 55 3.3. Mức độ tích hợp hệ thống .................................................................................. 57 3.4. Tích hợp hệ thống quản lý HSE cho ngành sơn ................................................ 57 3.4.1. Nguyên nhân tích hợp........................................................................... 57 3.4.2. Lựa chọn mô hình tích hợp................................................................... 58 3.4.3. Khó khăn và lợi ích .............................................................................. 59 iii
  8. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM ............................................................................................................. 61 4.1. Hệ thống quản lý tích hợp HSE ....................................................................... 61 4.1.1. Phạm vi hệ thống .................................................................................... 61 4.1.2. Cấu trúc văn bản ..................................................................................... 61 4.2. Cam kết lãnh đạo và chính sách HSE.............................................................. 62 4.2.1. Cam kết lãnh đạo .................................................................................... 62 4.2.2. Yêu cầu khi xây dựng chính sách HSE .................................................. 63 4.2.3. Nội dung chính sách HSE ....................................................................... 64 4.2.4. Phổ biến chính sách ................................................................................ 64 4.2.5. Rà soát chính sách .................................................................................. 65 4.3. Xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các khía cạnh môi trường ................................................................................ 66 4.3.1. Xác định mối nguy.................................................................................. 66 4.3.2. Đánh giá mức độ rủi to ........................................................................... 66 4.3.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro ............................................................... 67 4.3.4. Lưu hồ sơ kết quả đánh giá rui ro ........................................................... 68 4.3.5. Giám sát và đánh giá............................................................................... 69 4.4. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và đánh giá tuân thủ ......................... 69 4.5. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình .................................................................. 70 4.6. Nguồn lực tổ chức, vai trò và trách nhiệm ...................................................... 72 4.7. Đào tạo, năng lực và nhận thức ....................................................................... 77 4.8. Tài liệu và kiểm soát tài liệu ........................................................................... 78 4.9. Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn........................................................ 79 4.10. Quản lý nhà thầu và nhà cung cấp ................................................................... 81 4.11. Kiểm soát điều hành ........................................................................................ 83 4.12. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp .................................... 84 4.13. Giám sát và đo lường....................................................................................... 85 iv
  9. Đồ án tốt nghiệp 4.14. Quản lý sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa ................. 86 4.15. Quản lý hồ sơ .................................................................................................. 87 4.16. Đánh giá nội bộ ............................................................................................... 88 4.17. Xem xét lãnh đạo ............................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APIC: Asian Paint Industry Council (Hội đồng quốc tế sơn Châu Á). ATSKNN: An tòan sức khỏe nghề nghiệp. ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo. HSE: Health, Safe and Environment (An toàn, sức khỏe và môi trường). HTQL: Hệ thống quản lý. HTQLMT ISO 14001: Hệ thống quán lý môi trường ISO 14001. HTQL ATSKNN OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. IMS: Integrated Management System (Hệ thống quản lý tích hợp). VPIA: VietNam Paint - Printing Ink Association (Hiệp hội ngành nghề sơn - mực in Việt Nam). vi
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. So sánh hệ thống tích hợp và không tích hợp. ........................................ 46 Bảng 4.1. Bảng phân bổ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong HTQL HSE tại Công ty ............................................................................................ 73 vii
  12. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khuôn khổ hệ thống quản lý HSE ........................................................... 14 Hình 1.2. Số chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp trên thế giới năm 2013 ........... 17 Hình 1.3. 10 quốc gia đứng đầu số chứng chỉ ISO 14001:2004 năm 2013 ............ 18 Hình 1.4. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam .................................................................................................................................. 20 Hình 2.1. Các phân khúc trong ngành công nghiệp sơn .......................................... 31 Hình 2.2. Một quy trình sản xuất điển hình............................................................. 35 Hình 3.1. Tóm tắt IMS, động lực và lợi ích ............................................................ 44 Hình 3.2. Mô tả sử dụng mô hình EFQM ............................................................... 50 Hình 3.3. Mô hình EFQM ....................................................................................... 51 Hình 3.4. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001..................................................... 52 Hình 3.5. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 ....................................................... 53 Hình 3.6. Mô hình tổng hợp IMS ............................................................................ 54 Hình 3.7. Phương pháp SE ...................................................................................... 56 Hình 4.1. Hệ thống văn bản quản lý HSE ............................................................... 61 viii
  13. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Xu thế thế giới hiện tại có thể thấy lợi nhuận không còn chỉ tập trung vào vấn đề chất lượng sản phẩm. Các công ty không thể đạt được lợi nhuận nếu chỉ tập trung vào chất lượng và bỏ bê các khía cạnh khác như môi trường bên trong và bên ngoài, quản lý tài nguyên và trách nhiệm xã hội…Việc một công ty mà sản phẩm của họ có được ưa chuộng hay không còn phụ thuộc vào sự chú ý của họ đến cách thức tổ chức quản lý môi trường và người lao động của họ bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho các công ty và do đó, các công ty có được một số hệ thống quản lý, có thể bắt đầu với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và sau đó bao gồm hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001... Tất cả các hệ thống quản lý trên được thực hiện trong một nỗ lực để cải thiện lợi nhuận và chuyển hướng tới một sự phát triển bền vững hơn. Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào họ có sẵn cho mình các hệ thống quản lý từ công ty mẹ cho phép họ quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng tốt hơn; bảo vệ môi trường; bảo vệ an toàn, sức khỏe người lao động và dễ dàng đáp ứng yêu cầu pháp luật hiện tại của Việt Nam. Những hệ thống quản lý này giúp họ tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam mà không có sự xung độ với mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt, thị trường sơn Việt Nam hiện nay đang bị chiếm lĩnh bởi các công ty nước ngoài như: Azko Nobel, TOA, Kova, Nippon, Jotun…để cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam cần có cho mình những hệ thống quản lý nhằm bắt kịp xu thế thế giới và tăng sự cạnh tranh. Mặt khác, ngành sơn là ngành được pháp luật phân loại là ngành nghề độc hại do các công đoạn đều sử dụng hóa chất chứa phenol, benxen, toluene, xylen…ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động là môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, Nhà nước ngày càng thực hiện pháp luật về 1
  14. Đồ án tốt nghiệp môi trường, về an toàn vệ sinh lao động ngày một nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các ngành công nghiệp không chỉ riêng ngành sơn được xem xét và tổ chức quản lý các vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh lao động được thực hiện tốt. Hơn nữa, trong những năm gần đây do sự hội nhập WTO các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001… trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống kinh doanh. Vì vậy ngày càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp có một hệ thống quản lý tích hợp, bao gồm chất lượng, môi trường và các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam” với mong muốn tạo ra công cụ quản lý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ Việt Nam với mục tiêu giúp các doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu pháp luật nhà nước về quản lý môi trường và an toàn, sức khỏe; tăng tính cạnh tranh và tinh giản hệ thống quản lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu các vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong ngành sơn.  Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và OHSAS 18001:2007. 3. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng khung quản lý chung cho hệ thống quản lý tích hợp HSE. 4. Nội dung nghiên cứu  Tìm hiểu hệ thống quản lý HSE.  Tìm hiểu tổng quan ngành sơn tại Việt Nam.  Phân tích cơ sở khoa học của hệ thống quản lý tích hợp.  Xây dựng các thủ tục hệ thống.  Xây dựng một số tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe.  Xây dựng một số tiêu chuẩn môi trường. 2
  15. Đồ án tốt nghiệp 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập các thông tin liên quan tới ngành sơn Việt Nam và hệ thống quản lý HSE từ các tài liệu trên mạng, sách báo…để thực hiện phần tổng quan ngành và yêu cầu cần thiết để xây dựng hệ thống HSE. 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập, tìm hiểu để tiến hành lựa chọn những thông tin chính xác và cần thiết để thực hiện đồ án. Thu thập thông tin về tiêu chuẩn của các công ty sơn tại Việt Nam để thống kê % công ty áp dụng các lại tiêu chuẩn. 5.3. Phương pháp tham khảo tài liệu Thu thập các thông tin về xây dựng HTQL theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và OHSAS 18001:2007 làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.  Hiểu được các bước để xây dựng hệ thống.  Hỗ trợ việc đề xuất và lựa chọn giải pháp về kiểm soát an toàn, sức khỏe và môi trường. Tham khảo các thủ tục quản lý chung như: đánh giá rủi ro, mã hóa tài liệu, tạo lập tài liệu… để xây dựng riêng các thủ tục cho ngành sơn. 5.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và người hướng dẫn có kinh nghiệm trong lĩnh vực HSE. 3
  16. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) 1.1. Khái niệm về HSE 1.1.1. Khái niệm về ngành HSE HSE là ngành chuyên nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với quan điểm là tất cả các tai nạn, rủi ro hay các tác động đến môi trường đều có thể kiểm sóat được. Ngành HSE phát triển không ngừng và đi vào nhiều lĩnh vực họat động cũng như cuộc sống hàng ngày. Một HTQL HSE được cấu thành dựa trên 3 yếu tố sau: + Sức khỏe (H – Health): bảo vệ cơ thể và tinh thần của người lao động khỏi bệnh tật từ việc tiếp xúc các nguyên vật liệu, các quá trình, các thủ tục được sử dụng tại nơi làm việc. + An toàn (S – Safety): bảo vệ người lao động khỏi các thương tổn về thể chất, bảo đảm các trang thiết bị và tài sản của doanh nghiệp/tổ chức. + Môi trường (E – Environment): bảo vệ môi trường sống và môi trường làm việc. Công tác HSE có 3 tính chất chủ yếu là: tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Ba tính chất này có liên hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Biết kết hợp chặt chẽ 3 tính chất này với nhau mới có thể làm cho công tác HSE có kết quả. + Tính pháp lý: những quy định và nội dung về HSE được thể chế hóa thành những luật lệ, chế độ, chính sách và tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức/cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật. 4
  17. Đồ án tốt nghiệp + Tính khoa học kỹ thuật: mọi hoạt động của HSE nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp, phòng ngừa sự cố môi trường…đều xuất phát từ những cơ sở của khoa học kỹ thuật. Hoạt động về HSE phải gắn liền với hoạt động khoa học kỹ thuật, luôn ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. + Tính quần chúng: HSE là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất, con người và môi trường. Công tác HSE không chỉ riêng những người cán bộ quản lý mà đó còn là trách nhiệm chung của toàn thể người lao động và toàn xã hội. HTQL HSE cung cấp một khuôn khổ và các công cụ để quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường một cách nhanh chóng và đơn giản nhất trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả thực hiện và yêu cầu khách hàng và cơ quan quản lý. Khuôn khổ HTQL HSE được mô hình hóa theo tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14001 và HTQL ATSKNN OHSAS 18001. HTQL HSE đảm bảo các rủi ro về an toàn, sức khỏe của người lao động cũng như môi trường được kiểm soát chính xác. Hệ thống này khuyến khích các doanh nghiệp/tổ chức:  Cải thiện hệ thống an toàn và sức khỏe để giảm thương tích và bệnh tật.  Chứng minh tầm quan trọng của các vấn đề an toàn, sức khỏe nghể nghiệp và môi trường.  Báo cáo công khai các vấn đề an toàn, sức khỏe nghể nghiệp và môi trường trong nội bộ doanh nghiệp/tổ chức, kể cả hiệu quả thực hiện so với mục tiêu đề ra. 1.1.2. HSE và luật pháp Con người là tài sản vô giá của toàn xã hội, con người là nguồn nhân lực chính vận hành máy móc và sản xuất ra của cải vật chất. Môi trường là nguồn tài nguyên 5
  18. Đồ án tốt nghiệp cho sự sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống trên hành tinh mà mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp. Vì thế, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đưa các vấn đề HSE vào luật để ràng buộc việc thực thi đến các doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân. Luật pháp ngày càng thay đổi và bắt buộc các công ty phải thực hiện các qui định về bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và kiểm soát các tác động môi trường trong các doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, việc thi hành luật thuần túy không cải thiện được tình hình sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và hiện trạng môi trường ở các nơi làm việc. Hoạt động thực hiện các qui định về pháp luật, các tiêu chuẩn, qui trình , qui phạm về an toàn cần được bổ sung và hỗ trợ bằng việc tăng cường đào tạo nhận thức về an toàn và giúp người lao động hiểu được các mối hiểm nguy về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp/tổ chức nhận ra các rủi ro về môi trường qua đó thực hiện phân tích đánh giá các công tác có nguy cơ gây nguy hiểm, thực hiện văn bản hóa các tài liệu cần thiết nhằm giúp thực hiện việc kiểm soát được môi trường làm việc an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Mục đích của yêu cầu pháp luật về an toàn, sức khỏe ngề nghiệp và môi trường (HSE) và các yêu cầu của tiêu chuẩn khác là điều chỉnh các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp/tổ chức để đảm bảo người lao động được bảo vệ khỏi chấn thương và bệnh tật, sản phẩm không gây phương hại đến cộng đồng, và tác động đến môi trường được giảm thiểu. Sự hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp là cần thiết cho việc áp dụng HTQL HSE có hiệu lực vì khung pháp lý của HTQL HSE dựa vào luật pháp hiện hành. Luật pháp là quan trọng vì những yêu cầu của luật pháp được cụ thể cho công tác kiểm soát, ví dụ như nồng độ khí thải ra trong môi trường làm việc, giới hạn nồng độ bụi cho phép, thời gian làm việc của người lao động... 6
  19. Đồ án tốt nghiệp HTQL HSE giúp doanh nghiệp/tổ chức thiết lập thủ tục liên quan đến việc nhận biết, tiếp cận, kiểm soát và cập nhật các yêu cầu về pháp luật có liên quan đến khía cạnh an toàn, sức khỏe và môi trường. Điều này không chỉ thể hiện ở việc doanh nghiệp tuân thủ những yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật liên quan, mà còn chứng minh được các tiêu chuẩn và văn bản pháp luật luôn luôn được cập nhật đầy đủ kịp thời và kiểm soát chặt chẽ, tránh trường hợp đang áp dụng các yêu cầu không còn hiệu lực. Doanh nghiệp/tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện những quy định của pháp luật về con người và môi trường bị tác động do hoạt động của mình. Doanh nghiệp/tổ chức phải có trách nhiệm: + Thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. + Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Bảo vệ môi trường. 1.1.3. HSE và doanh nghiệp Việc nhận thức được việc thực hiện những quy tắc về HSE sẽ làm tăng uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/tổ chức trên thị trường. Áp dụng HTQL HSE sẽ góp phần thực hiện mong muốn của doanh nghiệp/tổ chức: + Thiết lập một HTQL ATSKNN và môi trường nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm và giảm các tác động đến môi trường, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức, khỏe nghề nghiệp hoặc gây sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức. + Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về ATSKNN và môi trường. + Thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên HTQL HSE. 7
  20. Đồ án tốt nghiệp + Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm, được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho HTQL ATSKNN và môi trường của mình. 1.1.4. HSE và đối tượng quan tâm  Doanh nghiệp/tổ chức nơi mà có các hoạt động tiềm năng gây rủi ro cho con người, tài sản và môi trường. Mục đích cơ bản của doanh nghiệp/tổ chức không phải tối đa hóa lợi nhuận mà là tránh tổn thất. HTQL HSE không những có thể giúp doanh nghiệp/tổ chức thực hiện điều này mà còn có những lợi ích khác: + Giảm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho công tác hoạt động kinh doanh. + Giảm chi phí cá nhân và chi phí nhân sự cho các tai nạn và bệnh nghề nghiệp. + Giảm đi khả năng án kiện. + Cải thiện cảm nhận khách hàng và hình ảnh công ty. + Cải thiện công ty và đạo dức làm việc.  Nhà nước: các cơ quan/cá nhân quản lý các lĩnh vực liên quan đến HSE thống nhất quản lý các hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường. Các cơ quan/cá nhân quản lý có trách nhiệm ban hành các qui định về pháp luật và các tiêu chuẩn, qui trình , qui phạm nhằm kiểm soát được môi trường làm việc an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như các tác động xấu đến môi trường của doanh nghiệp/tổ chức.  Người lao động trong doanh nghiệp/tổ chức quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Họ trông đợi rất nhiều vào sự cải thiện môi trường lao động ở những nơi làm việc và xem như đây là quyền cơ bản của con người.  Cộng đồng: + gia đình người lao động quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của người lao động khi làm việc trong các doanh nghiệp/tổ chức. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2