intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án xây dựng ứng dụng J2EE với Rational Rose và UML - 2

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

97
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình2.3:sơ đồ tầng Web tier Business tier: Business tier là một lớp logic dùng để thực hiện việc xử lý của hệ thống J2EE server. Hình2.4: sơ đồ tầng Business tier. Hình vẽ minh họa cho ta thấy 1 Enterprise Bean có thể nhận dữ liệu từ client, xử lý nó (nếu cần thiết) và gửi nó đến EIS tier (Enterprise Information System tier) để lưu trữ. 1 Enterprise Bean cũng có thể nhận dữ liệu từ EIS tier, xử lý dữ liệu đó (nếu cần thiết) và sau đó là gửi nó trở lại các chương trình client. Có 3 loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án xây dựng ứng dụng J2EE với Rational Rose và UML - 2

  1. Hình2.3:sơ đồ tầng Web tier Business tier: Business tier là m ột lớp logic dùng để thực hiện việc xử lý của hệ thống J2EE server. Hình2.4: sơ đồ tầng Business tier. Hình vẽ minh họa cho ta thấy 1 Enterprise Bean có thể nhận dữ liệu từ client, xử lý nó (nếu cần thiết) và gửi nó đến EIS tier (Enterprise Information System tier) để lưu trữ. 1 Enterprise Bean cũng có thể nhận dữ liệu từ EIS tier, xử lý dữ liệu đó (nếu cần thiết) và sau đó là gửi nó trở lại các chương trình client.
  2. Có 3 lo ại Enterprise Bean: session bean, entity bean, message-driven bean. Session Bean th ể hiện cho một phiên dao dịch với client, với 1 client sẽ có 1 instance của session bean tương ứng, và instance này có th ể lưu giữ các thông tin của client đó. Tuy nhiên, khi phiên giao dịch kết thúc (client kết thúc việc thực thi), các instance này cũng sẽ bị hủy. Ngược lại với session bean, entity bean có th ể lưu giữ lâu dài các thông tin về client. Còn message-driven bean là sự kết hợp giữa sesssion bean và JMS message listener. Enterprise Information System tier (EIS tier): Lớp này thực hiện việc lưu trữ dữ liệu cho hệ thống J2EE, bao gồm cả các interface đ ể giao tiếp với các Database khác nhau, và giữa các OS khác nhau trong việc quản lý và lưu trữ file… Kiến trúc tổng thể của một hệ thống J2EE: EJB container (Enterprise JavaBean container) qu ản lý việc thực thi của tất cả các enterprise bean cho một ứng dụng J2EE. Các enterprise bean và container của nó đều được chạy trên J2EE server. Web container qu ản lý và thực thi của tất cả các trang JSP và các servlet cho một ứng dụng J2EE. Các web component và container của nó đều được chạy trên J2EE server. Application client container quản lý và thực thi của tất cả các th ành phần application client cho một ứng dụng J2EE. Các application client và container của nó đều được thực thi trên máy client. Applet container chính là web browser (có các Java Plug-in) ch ạy trên máy client.
  3. Hình 2.5:kiến trúc tổng thể của hệ thống J2EE. 2.2. Giới thiệu dịch vụ JNDI (Java Naming and Directory Interface) JNDI là d ịch vụ đăng ký và truy tìm tên đối tượng chuẩn. Enterprise JavaBeans dựa vào JNDI để truy tìm các thành ph ần phân tán thông qua mạng. JNDI là một công ngh ệ chính yếu được yêu cầu cho m ã khách kết nối đến một thành ph ần EJB. Cách lấy một tham chiếu tới một home object thông qua dịch vụ JNDI được trình bày ở hình 2.6 như sau:
  4. Hình 2.6: lấy một tham chiếu đến một home object (Acquiring a reference to a home object) Hệ thống JNDI Là một service trong hệ thống J2EE phục vụ cho việc đặt tên của các Object, trong đó 1 object ta có th ể xem như là module, một service để thực hiện một chức năng nào đó. Với 1 object có thể có nhiều tên được tham khảo đến. Thông qua JNDI, client hoặc EJB có thể truy xuất đến object thông qua tên mà không cần quan tâm object đó n ằm ở đâu trên mạng (khái niệm tương tự như việc đánh tên cho địa chỉ IP).
  5. Hình 2.7: sơ đồ clien t truy xuất đốI tượng thông qua tên Một hệ thống JNDI bao gồm 3 phần chính yếu sau: lookup services, service providers, và clients. Trong đó lookup services đóng vai trò trung tâm, nó là cầu nối giữa service providers và clients. Lookup services có nhiệm vụ quản lý các dịch vụ m à service providers cung cấp, service providers cung cấp các dịch vụ cho hệ thống JNDI, còn clients là người sử dụng các dịch vụ, sẽ kết hợp các dịch vụ với nhau để thực hiện một công việc nào đó. Khi một service provider “muốn” đưa ra một dịch vụ nào đó th ì nó ph ải đăng ký dịch vụ đó với lookup services. Khi một client muốn dùng một dịch vụ n ào đó của hệ thống thì nó sẽ phải “đề xuất yêu cầu” với lookup service, và các d ịch vụ của hệ thống có thể phục vụ cho client khi đ ược lookup service cho phép. Quá trình đ ăng ký một dịch vụ của service provider với lookup service được thực hiện như sau (quá trình discovery): đầu tiên service proveider cần thông báo cho lookup service biết ý định của m ình b ằng cách gửi broadcast một presence announcement packet (dùng một well-known port). Khi loopkup service nhận được một presence announcement packet (một packet có tính chất thông báo), nó sẽ mở ra và phân tích packet này và lấy các thông tin về service provider và service mà
  6. service provider muốn cung cấp. Nếu lookup services chấp nhận service n ày thì nó sẽ mở cầu nối TCP đến IP và port do presence announcement packet cung cấp để gửi đến đó một Object, object n ày được gọi là service registrar. Mục đích của service registrar object là để tạo sự dễ dàng trong việc giao tiếp giữa service providers và lookup services trong quá trình đăng ký service. Khi lookup service chấp nhận một service mới bằng cách gửi lại cho service providers một service registrar object, thì quá trình đưa một service vào lookup service đư ợc thực hiện như sau (quá trình join): service providers sẽ gọi hàm registrer() của service registrar object với thông số là một object, object này gọi là service item, nó ch ứa tất cả các thông tin cần thiết cho một dịch vụ cần đưa vào hệ thống JNDI. Khi quá trình đ ưa Service Item vào lookup service kết thúc th ành công thì ta có thể coi như quá trình đưa một service mới vào hệ thống JNDI thành công. Service Item có b ản chất là một container và nó chứa một số các Object khác, trong đó chính yếu nhất là một object được đặt tên là service object. Đây là object mà thông qua đó, client có thể tương tác với service. Ngoài ra, service item còn chứa một số các Object thuộc tính khác như icon, GUIs… của service. Trong service registrar object cũng còn có một method có tên là lookup() dành cho client để yêu cầu lookup service kiểm tra tính tồn tại của 1 hoặc 1 số service trong hệ thống JNDI. Và method này trả về service object cho client. Khi client gọi một method trong service object thì service object đó sẽ kết nối trực tiếp với service provider tương ứng để thực thi method (thông qua RMI)
  7. Trong J2EE, JNDI được sử dụng bởi client để nhận ConnectionFactory object. Có 2 lo ại kỹ thuật có thể dùng được cho JNDI lookup của ConnectionFactory Object: Dựa trên cơ sở của kỹ thuật Serialication: sử dụng java.io.Serializable. Application server/component tạo ra một instance ManagedConnectionFactory. Instance này được cấu hình b ằng cách sử dụng các thông tin được lưu trong 1 file cấu h ình theo cú pháp của XML (các thông tin về server name, port, gateway…). Bước kế tiếp là server/component tạo ra và thiết lập cấu hình cho một instance của ConnectionManager và truyền instance n ày đến method createConnectionFactory của ManagedConnectionFactory object. Khi server/component thực hiện JNDI loookup thì nó sẽ trả về 1 ConnectionFactory object để sử dụng cho Connection này. Dựa trên cơ sở của kỹ thuật Referenceable: sử dụng javax.naming.spi.ObjectFactory và javax.naming.Referenceable. Application/Component tạo ra một Reference object. Reference này chứa tất cả các thông tin mà application server/component cần để tạo và cấu hình cho một ManagedConnectionFactory tương ứng. Reference này có thể chứa cặp / đư ợc sử dụng để nhận các đặt tính của factory, reference
  8. cũng có thể là một chuỗi nhị phân chứa các thông số dùng để thiết lập cho getObjectInstance sẽ được gọi khi ManagedConnectionFactory. Method component thực hiện thao tác loookup của ConnectionFactory. Để loookup 1 object from naming service, ta sử dụng Context.lookup() với thông số là tên của object mà ta muốn nhận 2.3. Giới thiệu về JDBC (Java Database Connectivity) JDBC là một chuẩn mở rộng của Java cho việc truy cập dữ liệu, m à cho phép người lập trình Java mã hóa đến giao diện lập trình ứng dụng cơ sở dữ liệu quan hệ đồng nhất. Bằng cách dùng JDBC, người lập trình Java có th ể trình diễn việc kết nối cơ sỡ dữ liệu, xuất các câu lệnh SQL, kết quả của việc xử lý cơ sở dữ liệu, và nhiều cách linh động liên quan khác. Clients lập trình đ ến JDBC API đồng nhất, cái này được thực hiện bởi trình điều khiển JDBC (JDBC Driver), một trình điều hợp mà biết cách làm th ế n ào giao tiếp đến cơ sở dữ liệu với cách độc quyền. JDBC tương tự như chu ẩn ODBC(Open Database Connectivity), và cầu nối thông qua hai th ành phần thao tác khá tốt là JDBC-ODBC. JDBC 2.0 chứa sự hỗ trợ cho sự thăm dò kết nối cơ sở dữ liệu, tăng sự độc lập cơ sở dữ liệu đối với m ã ứng dụng của bạn.
  9. Hình 2.7: kết nốI cơ sở dữ liệu qua cầu nốI JDBC (Java Database Connectivity) 2.4. Giới thiệu về RMI (Remote Method Invocation) Mục đích là để tạo ra một Java distributed object model. Trong kiến trúc của RMI, có một yếu tố khá quan trọng mà ta cần phải xác định rõ ràng, đó là việc định nghĩa ra các method và việc thực thi các method đó là hoàn toàn khác nhau. RMI cho phép ta đ ịnh nghĩa 1 method với m ã thực thi của nó trên 1 JVM (Java Virtual Machine) và có thể gọi để thực thi method đó trên một JVM khác. Hình 2.8: gọi thực thi phương thức thông qua RMI
  10. RMI Architecture Layers: kiến trúc của RMI có thể phân vào 3 lớp sau:  Stub and Skeleton layer: lớp này có nhiệm vụ giao tiếp trực tiếp với chương trình ứng dụng, tiếp nhận các lời gọi method của server từ client.  Remote Reference layer: lớp này quản lý các tham khảo được thiết lập từ client đến remote object service trên server. Đây cũng là lớp dùng đ ể thiết lập kết nối từ client đến remote object service trên server.  Transport layer: thiết lập kết nối TCP/IP giữa các máy với nhau trên mạng để truyền dữ liệu khi lớp Remote Reference yêu cầu. Kiến trúc 3 lớp của RMI được thể hiện nh ư h ình vẽ sau: Hình 2.9: sơ đồ kiến trúc ba lớp của RMI Làm thế n ào một client có thể tìm ra một RMI remote service? Client tìm remote service thông qua việc sử dụng naming or directory service, (1 naming or derectory service được chạy trên một well-known host và port). Trên máy host, 1 chương trình server tạo ra một remote service bằng cách: đầu tiên nó tạo ra một local object để thực thi service đó, sau đó nó export object đó đến RMI. Khi một object được export, RMI tạo ra một listening service để chờ client kết nối
  11. đến. Sau quá trình export, server đăng ký object đó trong RMI với một public name và public name này có thể đư ợc client sử dụng để kết nối với object tương ứng. RMI (Java Remote Method Invocation) system là một cơ cấu cho phép 1 object trên 1 JVM (Java Virtual Machine) gọi method của 1 object trên 1 JVM khác. Bất kỳ các object có method có thể đ ược gọi “từ xa” đều phải thực thi (implement) interface java.rmi.Remote. Khi 1 object được gọi, các giá trị truyền cho method được gửi từ JVM cục bộ (JVM có chứa chương trình phát sinh lời gọi remote method) đến JVM chứa object có method đó và kết quả trả về được gửi về lại cho JVM cục bộ. Để tạo nên 1 remote object, chương trình phải đăng ký object đó với RMI registry. Chương trình phải cung cấp 1 cái tên cho object đó khi đăng ký. Khi mộ t chương trình nào đó muốn truy xuất đến 1 remote object, nó phải cung cấp cho RMI system tên của object mà nó muốn truy xuất và hệ thống sẽ trả về cho chương trình 1 reference đ ến remote object đó (gọi là stub). Khi chương trình nhận đư ợc stub của 1 remote object thì nó có thể gọi các method của remote object đó có trong stub. Chuỗi tên của 1 object được RMI register chấp nhận phải có cú pháp như sau “rmi:hostname:port/remoteObjectName” trong đó hostname và port ch ỉ định máy và port mà trên đó RMI registry đ ang chạy, và remoteObjectName là tên của remote object được đăng ký. Chú ý rằng, hostname, port và tiếp đầu ngữ rmi là tu ỳ chọn. Nếu hostname không được đặt tả thì giá trị default là localhost, giá trị default của port là 1099. RMI được hỗ trợ bởi việc sử dụng Java Remote Method Protocol (JRMP) và Internet Inter-ORB Protocol (IIOP). JRMP là đặt tả giao thức được thiết kế cho RMI, còn IIOP là giao thức chuẩn cho việc giao tiếp giữa các CORBA object. RMI
  12. trên IIOP cho phép các Java remote object không chỉ giao tiếp với các CORBA object viết bằng Java mà còn b ằng bất kỳ ngôn ngữ khác. 2 .5.Tổng quan về Enterprise JavaBean(là thành ph ần chính trong đặc tả J2EE) Enterprise JavaBean là mô hình lập trình ứng dụng đa tầng. Cấu trúc EJB là cấu trúc Component đ ể phát triển và triển khai các ứng dụng nghiệp vụ phân tán. Các ứng dụng đư ợc viết với cấu trúc EJB có thể bảo mật đa người dùng, chia mức và thực hiện giao tác. Những ứng dụng này có thể được viết một lần sau đó được triển khai trên b ất kỳ nền server n ào mà hỗ trợ đặc tả EJB. Môi trường m à các đối tượng Bean sẽ hoạt động gọi là trình chứa (Container). Các trình chứa sẽ kiểm soát việc khởi tạo, cung cấp tài nguyên cho đối tượng, lưu trữ phục hồi đối tượng. EJB server cung cấp các dịch vụ hệ thống và quản lý Container(hình 2.10). EJB server có khả năng cung cấp các dịch vụ giao tác và dịch vụ đăng ký và truy tìm tên đối tượng (JNDI-Java Naming and Directory Interface). EJB object b ao bọc các thể hiện bean. Nó được sinh ra bởi các tiện ích của nhà cung cấp EJB Container. EJB object cài đ ặt remote interface của bean.
  13. Hình 2.10 Quan h ệ giữa EJB server và EJB container EJB home gần giống với EJB object, nó được tự động sinh ra khi cài đặt enterprise bean trong Container. Nó cài đặt các phương thức được định ngh ĩa bởi home interface và ch ịu trách nhiệm hỗ trợ container quản lý vòng đời bean. Kết hợp với EJB container, EJB home chịu trách nhiệm tạo, đặt, và loại bỏ enterprise bean. Khi phương thức tạo được gọi trên home interface thì EJB home tạo một thể hiện của EJB object m à tham chiếu tới thể hiện bean có kiểu tương ứng. Khi thể hiện bean được kết hợp với EJB object th ì phương thức ejbCreate() tương ứng của thể hiện đó sẽ được gọi. Khi ho àn thành phương thức ejbCeate(), EJB home trả lại tham chiếu remote tới client cho EJB object. Sau đó client có thể làm việc trực tiếp với EJB object bằng các phương thức nghiệp vụ. Để cài đ ặt Enterprise JavaBean, chúng ta cần hai định nghĩa interface và một hoặc hai lớp: Home interface: định nghĩa phương thức vòng đời của bean: tạo một thể hiện bean mới, loại bỏ bean, và tìm kiếm bean.
  14. Remote interface: đ ể định nghĩa các phương thức nghiệp vụ, (mở rộng javax.ejb. EJBObject-đối tượng n ày lại là mở rộng của java.rmi.Remote). Bean class: cài đ ặt các phương thức nghiệp vụ của bean, không cài đặt các phương thức của home interface và remote interface. Primary key: là m ột lớp cực kỳ đơn giản, cung cấp con trỏ tới cơ sở dữ liệu. Chỉ bean thực thể(entity bean) mới cần primary key. Hoạt động: client không bao giờ tương tác trực tiếp với lớp bean m à nó luôn luôn sử dụng các phương thức giao tiếp home interface và remote interface của bean để thực hiện công việc của nó. Client sử dụng dịch vụ JNDI tham chiếu tới lớp chủ. Lớp chủ sẽ triệu gọi phương thức tạo ra tham chiếu đến lớp giao tiếp của bean rồi trả về trình khách. Trình khách triệu gọi bean thông qua lớp giao tiếp trung gian mà do lớp chủ trả về. Lớp trung gian này là giao tiếp giữa trình chứa Container và đối tượng bean thực sự. Như ta đ ã giới thiệu ở trên, enterprise bean là một thành phần phần mềm ở phía Server mà có thể triển khai trong một môi trường phân tán. Một enterprise bean có thể gồm một hay nhiều các đối tượng java tại vì một th ành phần có thể là nhiều hơn một đối tượng đơn giản. Có các loại Bean:(Type of Beans) Session Beans:(Bean thao tác) ch ỉ có nhiệm vụ phục vụ trình khách trong một phiên kết nối. Bean thao tác chỉ thực hiện các h ành vi xử lý, tính toán đơn thuần không đòi hỏi đến việc thể hiện dữ liệu. Các Session bean có thể dùng bởi một máy khách tại một th ời điểm, chúng không chia xẻ cho các máy khách khác. Khi máy khách đang dùng một session bean máy khách đó là máy khách duy nhất giải quyết
  15. session bean đó. Điều n ày trái ngư ợc với entity bean, trạng thái của nó được chia xẻ giữa các máy khách với nhau. Trong session bean được chia làm hai loại: Stateful Session Bean và Stateless Session Bean: Stateful Session Bean: là các thành phần bean cần lưu lại kết quả hay vị trí giao dịch trước đó để phục vụ cho các lần giao dịch tiếp theo - thường phục vụ cho những thao tác đòi hỏi qua nhiều bước triệu gọi trước khi trả về kết quả cuối cùng. Stateless Session Bean: là các thành ph ần bean không lưu lại trạng thái của giao dịch trư ớc đó để sử dụng lại cho lần giao dịch sau. Session beans quản lý các xử lý nghiệp vụ. Các session bean có thể sử dụng entity beans để thể hiện dữ liệu m à chúng dùng. Một điểm khác biệt giữa Session Bean và Entity Bean là: Entity Bean có vòng đời lâu hơn Session Bean nhiều. Khi ứng dụng Server bị sự cố th ì Entity Bean có th ể được xây dựng lại trong bộ nhớ bằng cách đơn giản là đọc lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bền vững. Entity Bean: Một phần cơ b ản khác của một nghiệp vụ là b ền vững dữ liệu mà xử lý nghiệp vụ sử dụng. Entity Bean chính là một thành phần mà đại diện cho bền vững dữ liệu. Entity Bean không chứa xử lý nghiệp vụ logic. Có hai loại bean thực thể (entity bean) Bean thực thể tự quản lý(Bean – Managed Persistent Entity Beans): là các thành phần bean có khả năng tự truy vấn các hệ cơ sở dữ liệu để lấy về dữ liệu nó thể hiện. BMP (Bean Managed Persistent) có nh ững ưu điểm: mình có th ể viết mã cho các phương thức, nhất là các phương thức thao tác với nhiều bảng dữ liệu cùng một
  16. lúc. Đồng thời sẽ tiện hơn khi tạo mới dữ liệu, vì ta có thể sử dụng định dạng sequence – tăng tự động chỉ số id trong bảng dữ liệu. Nh ưng có một nhựơc điểm là sẽ tốn thời gian để viết, mà chính ta viết thì có thể bị lỗi. Bean th ực thể quản lý bởi trình chứa: (Container –Managed Persistent Entity Beans) Là các thành phần bean không cần sử dụng lệnh SQL để tìm kiếm hay tạo mới dữ liệu mà ch ỉ cần khai báo các tên trường hay cột dữ liệu tương ứng với các bảng trong hệ CSDL. Trình chứa sẽ tự động thực hiện công việc truy vấn dữ liệu giúp thành phần bean. CMP(Container – Managed Persistent) lại có một ưu điểm rất lớn là chúng ta không phải viết mã, trình chứa đ ã thực hiện điều này. Và như thế chương trình không bao giờ có lỗi. Nh ưng nó lại bất lợi ở chỗ: trường primary key có kiểu java.math.BigDecimal n ên không tận dụng được định dạng sequence của cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, khi chúng ta cần thao tác với nhiều bảng cùng một lúc(có sự join giữa các bảng) thì sẽ phức tạp hơn- cần viết th êm lớp bean kết nối hai thực thể bean của hai bảng dữ liệu kia. Message – driven bean: xử lý các thông điệp ( message một cách không đồng bộ. Nó tương tự như stateless session bean ở chỗ nó không lưu trữ trạng thái giao dịch. Điểm khác với Session và Entity Bean là client không th ể truy cập chúng qua interface. Message – d riven bean ch ỉ là một lớp bean, không có interface. Chỉ cần một bean này nó vẫn có thể xử lý nhiều message từ nhiều hoặc một client. Bean này là một khối m ã ứng dụng m à có thể thực hiện khi message đến. 2.6. Phát triển các thành phần: (Developing Beans) The Enterprise Bean class:
  17. Đặc tả EJB định nghĩa vài giao tiếp chuẩn mà lớp bean có thể thực hiện. Sức mạnh giao tiếp của lớp bean là trình bày các phương th ức đảm bảo mà tất cả các beans phải cung cấp, như đã đ ịnh nghĩa bởi mô hình thành phần EJB. Trình chứa gọi những phương thức đã yêu cầu để quản lý các bean và thay đổi bean đến các sự kiện quan trọng. Hầu hết các giao tiếp cơ b ản của các lớp bean (cả session và entity bean) phải thực hiện là: public interface javax.ejb.EnterpriseBean extends java.io.Serializable {} Source 3.1 javax.ejb.EnterpriseBean interface The EJB object: Khi một máy khách muốn dùng một thể hiện của một lớp enterprise bean, máy khách đó không bao giờ triệu gọi phương thức đó một cách trực tiếp. Nói đúng hơn là sự viện cầu bị ngăn chặn bởi trình chứa EJB và rồi chuyển giao cho thể hiện của bean. Trình chứa EJB đang hoạt động như một tầng gián tiếp giữa m ã khách và bean. Tầng gián tiếp n ày biểu hiện như một đối tư ợng đơn nhận biết mạng, đ ược gọi là EJB object. EJB object là một đối tượng đại diện mà nhận biết về mạng, giao tác, an ninh …Nó là một đối tượng thông minh biết làm th ế nào để thực hiện logic trung gian các yêu cầu tới trình chứa EJB trước khi một lời gọi phương thức được phục vụ bởi một thể hiện của lớp bean. Một EJB object hoạt động hàn gắn giữa máy khách và thành phần bean, và nó trình bày mỗi phương thức nghiệp vụ m à chính bean đó biểu hiện. EJB object chuyển giao tất cả các yêu cầu máy khách đến bean. EJB object là một thành phần vật lý của trình chứa (container).
  18. The Remote Interface: Để định nghĩa các phương thức nghiệp vụ. Các thành phần máy khách triệu gọi phương thức trên EJB object, đúng hơn là chính các bean đó. Để thực hiện điều này, EJB object ph ải định nghĩa từng phương thức nghiệp vụ m à các lớp bean biểu hiện. Nhưng làm th ế n ào các công cụ tự động tạo ra EJB object biết phương thức nào để định nghĩa? Câu trả lời là một giao tiếp đặc biệt mà nhà cung cấp bean viết. Giao tiếp này sao lại tất cả các phương thức nghiệp vụ m à lớp bean tương ứng biểu hiện. Giao tiếp này được gọi là remote interface. Remote interface phải phù hợp với các luật m à đặc tả EJB định nghĩa. Xem mã nguồn 3.2(Source 3.2) Hình 2.11: sơ đồ gọi phương thức từ Client đến EJB objects public interface javax.ejb.EJBObject extends java.rmi.Remote {public abstract java.ejb.EJBHome getEJBHome() throws java.rmi.RemoteException;
  19. public abstract java.lang.object getPrimaryKey() throws java.rmi.RemoteException; public abstract void remove() throws java.rmi.RemoteException,javax.ejb.RemoveException; public abstract java.ejb.Handle getHandle() throws java.rmi.RemoteException; public abstract boolean isIdentical(javax.ejb.EJBObject) throws java.rmi.RemoteException;} Source 3.2 the javax.ejb.EJBObject interface Mã khách muốn làm việc với các bean gọi các phương thức trong javax.ejb.EJBObject. Mã khách có th ể là ứng dụng stand-alone, applets, servlet thậm chí cả các bean khác. Thêm vào đó, remote interface sao lại các phương thức nghiệp vụ của bean. Khi một trình khách của bean triệu gọi bất kỳ ph ương thức nghiệp vụ n ào, EJB object sẽ chuyển giao phương thức đó tới sự thực hiện tương ứng, sự thực hiện n ày cư trú bên trong các bean đó. The Home Object: Như chúng ta đã biết, mã client xử lý với EJB object và không bao giờ làm việc trực tiếp với bean. Câu hỏi là làm thế nào trình khách đạt được tham chiếu tới EJB object. Máy khách không thể thuyết minh EJB object một cách trực tiếp tại vì EJB object có thể tồn tại trên một máy khác chứ không cùng trên máy client. Dường như sự định vị EJB object là trong suốt, vì vậy máy khách sẽ không bao giờ nhận ra chính xác EJB object cư trú nơi nào.
  20. Để đạt đư ợc tham chiếu tới một EJB object, mã client yêu cầu một EJB object từ một xí nghiệp EJB object (EJB object factory). Xí nghiệp n ày ch ịu trách nhiệm cho sự thuyết minh EJB object. Đặc tả EJB gọi xí ngh iệp này là m ột home object. Trách nhiệm của home object là làm các việc sau: + Tạo EJB objects + Tìm các EJB object đ ang tồn tại + Hủy bỏ các EJB object. Home object là một phần vật lý của trình chứa và được tự động tạo ra bởi công cụ của nhà cung cấp trình chứa(container provider). The Home Interface: Chúng ta đ ã th ấy home object là các xí nghiệp cho EJB object. Nhưng b ạn phải cung cấp thông tin cho trình chứa bằng đặc tả một home interface. Home interface định nghĩa các ph ương thức đơn giản cho việc tạo, hu ỷ, tìm kiếm EJB object. Home object của trình chứa thực hiện home interface cho chúng ta. Vài phương thức m à đ ặc tả EJB yêu cầu các home interface phải hỗ trợ. Những phương thức đã yêu cầu này đư ợc định nghĩa trong javax.ejb. EJBHome interface- một home interface mà home interface của chúng ta phải thừa kế. Javax.ejb. EJBHome được trình bày như sau: Public interface javax.ejb.EJBHome extendx java.rmi.Remote {public abstract EJBMetaData getEJBMeTaData() throws java.rmi.RemoteException;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2