intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dò khe mang số 1 loại 2: Kinh nghiệm 5 năm điều trị

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu có mục tiêu nhằm xác định biểu hiện lâm sàng và bàn luận về phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh lý dò khe mang số 1 loại 2. Nghiên cứu thực hiện trên 9 bệnh nhi được chẩn đoán dò khe mang số 1 tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong 5 năm từ tháng 6/2008 đến tháng 8/2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dò khe mang số 1 loại 2: Kinh nghiệm 5 năm điều trị

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> DÒ KHE MANG SỐ 1 LOẠI 2: KINH NGHIỆM 5 NĂM ĐIỀU TRỊ<br /> Lê Tự Thành Nhân*, Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Xác định biểu hiện lâm sàng và bàn luận về phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh lý dò khe mang<br /> số 1 loại 2.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 9 bệnh nhi được chẩn đoán dò khe mang số 1 tại bệnh<br /> viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm từ tháng 6/2008 đến tháng 8/2012.<br /> Kết quả: 5 trường hợp lỗ dò nằm ở trước tai, 2 trường hợp lỗ dò nằm ở vùng sau tai và 2 trường hợp có lỗ<br /> dò sau tai được rạch apxe 5 lần trước đó, 2 trường hợp xoang vùng trước tai và mang tai. Cả 9 trường hợp đều đổ<br /> vào ống tai sụn. Điều trị bao gồm phẫu thuật bộc lộ dây thần kinh mặt và lấy trọn đường dò đến sát ống tai sụn.<br /> 5/9 trường hợp đường dò đi sâu bên dưới dây thần kinh mặt, 4/9 trường hợp đường dò đi bên ngoài dây thần<br /> kinh mặt. Chưa có trường hợp nào tái phát và tổn thương dây thần kinh mặt.<br /> Kết luận: Chẩn đoán xác định dò khe mang số 1 loại 2 dựa vào biểu hiện lâm sàng và giải phẫu của đường<br /> dò và giải phẫu bệnh lý. Điều trị bao gồm phẫu thuật bộc lộ dây thần kinh mặt đoạn thoát ra khỏi lỗ trâm chũm<br /> kết hợp với lấy trọn đường dò đến sát phần sụn ống tai ngoài.<br /> Từ khóa: Dây thần kinh số VII, dò khe mang số 1, xương móng.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> TYPE 2, FIRST BRANCHIAL CLEFT ANOMALIES: 5 YEARS EXPERIENCE OF SURGICAL<br /> TREATMENT<br /> Le Tu Thanh Nhan, Nguyen Cong Huyen Ton Nu Cam Tu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 199 - 202<br /> Objectives: To identify the clinical and anatomical presentations and to discuss the surgical management of<br /> first branchial cleft anomalies, type 2.<br /> Design: Retrospective study.<br /> Setting: Children hospital Number 1, ent department, HCMC, Viet nam.<br /> Patients: 9 patients with first branchial cleft anomalies, type 2 operated on between 06/2008 and 08/2012.<br /> Results: Anatomically, 2 types of first branchial anomalies are identified: fistulas (n=7), and sinus (n=2) All<br /> cases had ending at external auditory canal. 5 cases (55%) were located medial to facial nerve and 4 cases (45%)<br /> were located superficial to facial nerve. Clinical presentation are recurrent abscess and persistent fistula (n=3),<br /> persistent fistula in the neck above the hyoid bone (n=4), periauricular swelling in the parotid area (n=2). Surgical<br /> treatment included standard parotidectomy incision allows adequate exposure and preservation of the facial nerve<br /> and fistullectomy until their ending at the cartilaginous external auditory canal. No case of recurrence and facial<br /> nerve paralysis.<br /> Conlusions: First branchial anomalies type 2 were diagnosed base on anatomical, clinical presentations and<br /> anatopathological results. Successful surgical treatment included wide exposure and preservation of facial nerve as<br /> well as complete removal the tracts until their ending at the cartilaginous external auditory canal.<br /> <br /> * BS, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1. ** BS, Bộ Môn Tai Mũi Họng, ĐHYD Tp HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS Lê Tự Thành Nhân<br /> ĐT: 0989282931<br /> Email: nhandr@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br /> 199<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Keywords: Facial nerve, first branchial anomalies, hyoid bone.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> <br /> Dò khe mang số 1 là bệnh bẩm sinh hiếm<br /> gặp ở vùng đầu cổ, chiếm tỷ lệ khoảng 1 phần<br /> triệu trong năm(1) và 8% trong các trường hợp dò<br /> khe mang(5). Bất thường xuất phát từ sự nhân đôi<br /> của ống tai ngoài trong quá trình tạo phôi. Vì<br /> hiếm gặp và biểu hiện lâm sàng thay đổi nên<br /> bệnh thường được chẩn đoán sai và điều trị<br /> không đúng cách. Dò khe mang số 1 được chia<br /> làm 2 loại, loại 1 có đường đi liên quan gần với<br /> sụn cửa tai và song song với ống tai ngoài và kết<br /> thúc. Loại 2 thường xuất phát từ vùng cổ trên<br /> xương móng, biểu hiện lâm sang dạng xoang,<br /> nang hoặc đường dò, có đường đi liên quan đến<br /> tuyến mang tai, dây thần kinh số 7 và tận cùng ở<br /> chỗ nối giữa ống tai sụn và ống tai xương(9). Tỷ lệ<br /> ở nữ gấp 2 lần nam và thường nằm bên trái(2). Để<br /> điều trị thành công dò khe mang số 1 cần phải<br /> hiểu rõ mối liên quan của đường dò với dây thần<br /> kinh mặt, đặc biệt với những trường hợp đường<br /> dò đi sâu bên dưới dây thần kinh và lấy trọn<br /> đường dò tránh tái phát(6,7).<br /> <br /> Từ 6/2008 đến 8/2012 có 9 bệnh nhân được<br /> chẩn đoán dò khe mang số loại 2.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Xác định biểu hiện lâm sang, giải phẫu và<br /> bàn luận về phương pháp điều trị phẫu thuật<br /> bệnh lý dò khe mang số 1 loại 2.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên tổng số<br /> bệnh nhân được chẩn đoán dò khe mang số loại<br /> 2 trong thời gian từ tháng 6/2008 đến tháng<br /> 8/2012. Tiêu chuẩn chẩn đoán là bệnh nhi dưới<br /> 15 tuổi, được chẩn đoán là theo dõi dò khe mang<br /> số 1 loại 2 dựa vào biểu hiện lâm sàng có lỗ dò<br /> hoặc nang vùng trước hoặc sau tai vùng cổ trên<br /> xương móng kết hợp đường đi của đường dò<br /> trong lúc phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh<br /> phẫu bệnh sau mổ.<br /> Các tiêu chí đánh giá bao gồm: tuổi, giới,biểu<br /> hiện lâm sàng, giải phẫu đường đi của nang và<br /> đường dò, mối liên quan của đường dò với dây<br /> thần kinh mặt và ống tai, kết quả giải phẫu bệnh.<br /> <br /> 200<br /> <br /> Tuổi từ 2 đến 15 tuổi, 6 nữ và 3 nam. 7 ca bên<br /> trái, 2 ca bên phải.<br /> <br /> Biểu hiện lâm sàng<br /> Lỗ dò ở vùng cổ trên xương móng: 7 trường<br /> hợp trong đó có 5 trường hợp lỗ dò nằm ở trước<br /> tai, 2 trường hợp lỗ dò nằm ở vùng sau tai.<br /> Xoang vùng trước tai và mang tai 2 trường hợp.<br /> Chảy mủ tai kéo dài: 1 trường hợp.<br /> Nhiễm trùng tái phát vùng góc hàm, vùng<br /> mang tai kết hợp với lỗ dò ra da 3 trường hợp,<br /> trong đó có 2 trường hợp đã được mổ và rạch áp<br /> xe 5 lần.<br /> Đường đi của đường dò và xoang: Cả 9<br /> trường hợp đều tận cùng ở ống tai sụn gần chỗ<br /> nối với ống tai xương.<br /> <br /> Mối liên quan với dây thần kinh mặt<br /> 5 trường hợp có vị trí lỗ dò nằm ở vùng cổ<br /> trên xương móng và trước tai đều có đường dò<br /> đi bên dưới dây thần kinh mặt và đều đi bên<br /> dưới nhánh thái dương gò má. 2 trường hợp lỗ<br /> dò nằm ở vùng sau trái tai đường dò đi sát vào<br /> thân chính của dây thần kinh mặt nơi thoát ra từ<br /> lỗ trâm chũm sau đó đi vòng lên trên và tận<br /> cùng ở chỗ nối giữa ống tai sụn và xương.<br /> Hai trường hợp xoang, đều có đường dò đi<br /> sát nhưng bên ngoài dây mặt và cũng tận cùng ở<br /> chỗ nối ống tai sụn và xương.<br /> Mối liên quan với ống tai: 9 trường hợp tận<br /> cùng ở chỗ nối ống tai sụn và xương. 1 trường<br /> hợp lổ dò thông với ống tai gây chảy mủ ống tai<br /> ngoài, các trường hợp còn lại còn phân cách với<br /> ống tai bởi da ống tai ngoài.<br /> Giải phẫu bệnh: 7 trường hợp là đường dò<br /> được lót bởi biểu mô gai và phần phụ sụn kết<br /> hợp với các tế bào viêm leucocyte, lymphocyte,<br /> neutrophile. 2 trường hợp dạng nang được lót<br /> bởi biểu mô gai.<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> (a)<br /> Hình 1: Bệnh nhân nữ 10 tuổi biểu hiện lâm sàng là lỗ<br /> dò sau tai trái, nhiễm trùng tái đi tái lại được rạch apxe<br /> 5 lần (a), được phẫu bộc lộ dây mặt , đường dò đi bên<br /> ngoài thân chính dây thần kinh mặt và tận cùng ở ống<br /> tai ngoài phần sụn (b).<br /> Phương pháp phẫu thuật: Thực hiện đường<br /> mổ hình chữ S giống như mổ u tuyến mang tai,<br /> bộc lộ thân chính dây thần kinh mặt đoạn thoát<br /> ra khỏi lỗ trâm chũm, bộc lộ các nhánh chính,<br /> sau đó tiến hành bóc tách theo đường dò, bảo<br /> tồn các nhánh dây thần kinh mặt, theo sát đường<br /> dò đến chỗ tận cùng ở chỗ nối ống tai sụn và<br /> xương, cắt đường dò, khâu kín phần sụn ống tai<br /> chỗ tận cùng của đường dò.<br /> Kết quả sau mổ: Thời gian theo dõi lâu nhất<br /> là 4 năm, ngắn nhất là 3 tháng. Có 2 trường hợp<br /> vết mổ bị sưng nề sau mổ và đáp ứng tốt với<br /> điều trị nội khoa. 2 trường hợp liệt nhẹ dây 7 sau<br /> phẫu thuật và phục hồi hoàn toàn sau 4 tuần. Tỷ<br /> lệ tái phát 0%.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Dò khe mang số 1 loại 2 thường xảy ra ở trẻ<br /> nhỏ(2). Nghiên cứu của Stokroos và Manni, 8<br /> trong số 18 bệnh nhân dưới 10 tuổi(6). Trong 9<br /> bệnh nhân của chúng tôi, có 7/9 bệnh nhân dưới<br /> 10 tuổi.<br /> Tỷ lệ nữ/nam: 6/3, trái/phải: 7/2.Theo<br /> D’Souza tỷ lệ nữ/nam là 2/1 và thường nằm bên<br /> trái(2). Tỷ lệ của chúng tôi chỉ mang tính tham<br /> khảo vì cỡ mẫu nhỏ và thời gian còn ngắn.<br /> Về phương diện giải phẫu: 7 trường hợp<br /> dạng đường dò nối từ da vùng cổ trên đến ống<br /> tai ngoài, 2 trường hợp dạng xoang. Theo Triglia<br /> và cộng sự, trong 39 trường hợp có 11 dạng<br /> đường dò, 20 dạng xoang và 8 dạng nang(7).<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> (b)<br /> Hình 2: Bệnh nhân nữ 2 tuổi, biểu hiện lỗ dò ở vùng<br /> góc hàm phải, đường dò đi sâu bên dưới dây thần kinh<br /> mặt (trong hình đường dò đã được tách ra khỏi dây<br /> thần kinh) và tận cùng ở ống tai sụn.<br /> Trong 9 trường hợp của chúng tôi không có<br /> trường hợp nào dạng nang, có lẽ do số ca của<br /> chúng tôi còn ít.<br /> Về phương diện lâm sàng : 4 trường hợp có<br /> lỗ dò chảy dịch đục tái đi tái lại nhiều lần vùng<br /> cổ trên xương móng, 3 trường hợp nhiễm trùng<br /> tái phát vùng quanh lổ dò được rạch apxe nhiều<br /> lần, trong đó có 2 trường hợp đã được mổ và<br /> rạch apxe 5 lần và 1 trường hợp chảy mủ tai ra<br /> ống tai ngoài, 2 trường hợp sưng vùng tuyến<br /> mang tai. Theo Triglia và cộng sự, trong 39 bệnh<br /> nhân dò khe mang số 1, 3 dạng lâm sàng thường<br /> gặp là chảy mủ tai kéo dài, sưng vùng trước tai<br /> quanh tuyến mang tai và apxe kết hợp với<br /> đường dò chảy dịch kéo dài.<br /> Về chẩn đoán dò khe mang số 1 loại 2, chúng<br /> tôi dựa vào phân loại của Work(9), bất thường<br /> loại 2 có nguồn gốc từ ngoại bì, trung bì và phần<br /> phụ sụn, đường dò đi từ ống tai ngoài đến vùng<br /> cổ trên gần góc hàm. Violaris và Pahor phân chia<br /> thêm loại 3 khi đường dò đi từ ống tai đến<br /> xương chũm và cơ ức đòn chũm(8).<br /> Bất thường khe mang số 1 xuất phát từ tuần<br /> thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Cùng thời điểm<br /> này là sự hình thành của tuyến mang tai và dây<br /> thần kinh mặt, dó đó bất thường về phôi thai của<br /> hệ thống mang số 1 có thể nằm nông hoặc sâu so<br /> với dây thần kinh mặt. Theo Miller và D’souza,<br /> bất thường dạng xoang thường nằm nông so với<br /> dây thần kinh mặt, dạng đường dò thường nằm<br /> <br /> 201<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> sâu bên dưới dây mặt(2). Trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi, có 5/7 trường hợp dạng đường dò đều<br /> nằm sâu dưới nhánh thái dương gò má, 2/7<br /> trường hợp nằm nông so với dây thần kinh mặt<br /> có lỗ dò ra da nằm sau tai. Cả 5 trường hợp nằm<br /> sâu dưới dây mặt đều có lỗ dò ra da nằm ở vùng<br /> cổ trên xương móng và trước góc hàm. 2 trường<br /> hợp dạng xoang đều nằm bên ngoài dây mặt.<br /> Về phương pháp bộc lộ dây thần kinh mặt,<br /> chúng tôi bộc lộ thân chính đoạn thoát ra khỏi lỗ<br /> trâm chũm, mốc giải phẫu chính chúng tôi dựa<br /> vào là bụng sau cơ nhị thân sau khi đã bộc lộ bờ<br /> trước cơ ức đòn chũm. Tất cả 9 trường hợp<br /> chúng tôi đều bộc lộ thành công dây thần kinh<br /> mặt trước khi bóc tách lấy đường dò. Nếu đường<br /> dò nằm ngoài dây mặt, chúng tôi chỉ bóc tách<br /> thân chính dây mặt nhằm tránh gây phù nề các<br /> nhánh, nếu đường dò nằm dưới dây mặt, chúng<br /> tôi bóc tách tiếp theo nhánh, cả 5 trường hợp<br /> đường dò đều nằm dưới nhánh thái dương gò<br /> má. Chúng tôi không phát hiện trường hợp nào<br /> bất thường về giải phẫu của dây thần kinh mặt.<br /> CT scan có vai trò trong việc xác định mối liên<br /> quan của sang thương với cấu trúc xung quanh<br /> nhưng không giúp phát hiện những trường hợp<br /> bất thường dây thần kinh mặt (3, 4).<br /> D’souza và cộng sự báo cáo tỷ lệ liệt mặt tạm<br /> thời sau mổ là 21% trong trường hợp xác định<br /> được dây thần kinh mặt và 29% trong trường<br /> hợp không xác định được dây thần kinh mặt (2).<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp<br /> liệt mặt tạm thời, 2 trường hợp này chúng tôi<br /> đều bộc lộ dây mặt, tuy nhiên do hiện tượng<br /> <br /> 202<br /> <br /> viêm nhiễm nên đường dò dính vào dây mặt,<br /> trong quá trình bóc tách gây phù nề dây thần<br /> kinh, cả 2 đều phục hồi hoàn toàn sau 4 tuần.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Bất thường dò khe mang số 1 loại 2 là bệnh<br /> hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng đa dạng dẫn đến<br /> chẩn đoán sai và điều trị không đầy đủ. Đường<br /> đi phức tạp liên quan đến dây thần kinh mặt nên<br /> dễ gây tổn thương dây thần kinh mặt trong quá<br /> trình phẫu thuật. Do đó để điều trị thành công<br /> và triệt để cần phải bộc lộ và bảo tồn tất cả các<br /> nhánh của dây thần kinh mặt kết hợp với lấy<br /> trọn đường dò đến chỗ nối với ống tai.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> 9.<br /> <br /> Arndal H, Bonding P. (1996). First branchial cleft anomaly. Clin<br /> Otolaryngol; 21:203-207; 108:1524-1527.<br /> D'Souza AR, Uppal HS, De R, Zeitoun H (2002). Updating<br /> concepts of first branchial cleft defects: A literature review. Int J<br /> Pediatr Otorhinolaryngol; 62:103-109.<br /> Marchioni D, Cuzzola E, Massone F, Ghidini A. (2002).<br /> Congenital postauricular swelling in a child. Pediatr Dermatol.;<br /> 19(3):246-249.<br /> Nofsinger YC, Tom LW, LaRossa D, Wetmore RF, Handler SD.<br /> (1997) Periauricular cysts and sinuses. Laryngoscope; 1077:883887.<br /> Sichel JY, Halperin D, Dano I, Dangoor E (2001). Clinical<br /> update on type II first branchial cleft cysts. Laryngoscope;<br /> 1023:345-349<br /> Stokroos RJ, ManniJJ (2000). The double auditory meatus-rare<br /> first branchial clelf anomaly: clinical presentation and<br /> treatment. Am J Otol; 21:837-41.<br /> Triglia JM, Nicollas R,Ducroz V. (1998). First branchial cleft<br /> anomalies; a study of 39 cases and a review of the literature.<br /> Arch Otolaryngol Head Neck Surg; 124:291-5.<br /> Violaris NS, Pahor AL (1993). A variation of first branchial cleft<br /> anomalies. J Laryngol Otol; 107:625-626.<br /> Work WP (1972). Newer concepts of first branchial cleft defects.<br /> Laryngoscope; 82:1581-1593.<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2