intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ nhát gan

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần thì gần thiệt mà xa sao cũng quá xa. Gần vì đứng bên này đường nhìn qua, con Mai vẫn thường thấy thằng Dũng bị phạt quỳ. Có bữa không biết nó mắc lỗi gì mà ba thằng Dũng bắt nó cởi hết luôn quần áo, đuổi ra khỏi nhà. Thằng Dũng cứ đứng quanh quẩn phía trái nhà, không dám đi. Con Mai ở bên này xuống bến rửa chân, nhìn qua thấy tội tội thằng bạn sao sao ấy rồi ngượng nghịu, xấu hổ, dù không phải nó bị trần như nhộng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ nhát gan

  1. Đồ nhát gan Con sông nối dài theo bờ kinh, chảy những nhịp miên man theo mùa. Bên này bờ là nhà con Mai, còn bên kia bờ là cái sân vào nhà thằng Dũng. Minh họa: Duy Nguyên Gần thì gần thiệt mà xa sao cũng quá xa. Gần vì đứng bên này đường nhìn qua, con Mai vẫn thường thấy thằng Dũng bị phạt quỳ. Có bữa không biết nó mắc lỗi gì mà ba thằng Dũng bắt nó cởi hết luôn quần áo, đuổi ra khỏi nhà. Thằng Dũng cứ đứng quanh quẩn phía trái nhà, không dám đi. Con Mai ở bên này xuống bến rửa chân, nhìn qua thấy tội tội thằng bạn sao sao ấy rồi ngượng nghịu, xấu hổ, dù không phải nó bị trần như nhộng.
  2. Hai đứa cùng tuổi, học chung từ lớp một. Nhìn sang là thấy nhà nhau, nhưng để chơi chung cũng chẳng dễ dàng gì. Nhiều lúc, thằng Dũng ước có chiếc cầu bắc ngang cây si ngoài bờ sông kia thì hay biết mấy. Nó chỉ chạy ào một phát là tới ngay ngõ nhà con Mai, hú con Mai đi bắn bi, đánh cù hay tìm cỏ chỉ chơi đá gà. Nó như mường tượng vu vơ ở đâu đó người ta nói “cách trở đò giang” gì gì đó. Nó tủm tỉm cười vì nửa như hiểu mà hình như “hiểu được chết liền”… Thằng Dũng nhớ mãi năm học lớp sáu, nó và con Mai “chính thức” thích nhau. Con Mai vốn tính ngổ ngáo, dạn dĩ. Một buổi ra chơi, nó nhìn thằng Dũng với cái vẻ nghiêm chỉnh lắm, rồi nói: “Mày thích tao phải không?”. Thằng Dũng ngượng chín mặt đỏ bừng bừng lên như nó vừa hớp nhầm ly rượu của ba nó để trên bàn. Nó thèn thẹn: “Thì… có, còn Mai?”. Con Mai không nói. Nó chỉ thấy đôi mắt đen láy của con Mai chớp, làm hàng mi cong rung rinh. Lúc ấy, nó như rờ thấy tim mình cũng rục rịch theo. Những ngày đến lớp của nó bỗng nhiên trở nên có ý nghĩa vô cùng, mà nhiều lúc thằng Dũng không giải thích được vì sao. Chỉ có điều nó cảm nhận rất rõ, con Mai cũng thích nó. Hai đứa ngày nào cũng hẹn nhau ở gốc điệp, phía sau cái bể nước. Nó hay cho con Mai ăn kẹo, có bữa còn tặng con Mai cả con búp bê làm từ cây lục bình mà nó cất công ngồi làm cả buổi chiều mới xong. Dạo này, con Mai dịu dàng hẳn ra, nó ít thấy con Mai vào lớp chạy rượt đuổi đánh mấy thằng con trai như lúc trước. Tình yêu làm cho con người ta biết thẹn và dịu dàng. Ai bảo bản tính khó dời? Nó đắc thắng: “Chắc sau này mình sẽ làm được việc lớn, còn khó hơn cả dời núi, lấp sông kia!”. Con Mai nhận quà hoài từ thằng Dũng nên cũng hơi ngại. Nó quyết định phải tặng cái gì đó cho thằng Dũng, có qua có lại mới toại lòng nhau…
  3. Thằng Dũng mở chiếc hộp ra, bên trong là một con rắn hai đầu đang ngúc ngoắc. Thằng Dũng không nói được lời nào, người nó tự nhiên mềm nhũn, rồi nó quỵ xuống như người không còn chút sức lực, lết từ bể nước vào tới lớp, mặt xanh như đít nhái. Con Mai từ ngơ ngác đến buồn cười, rồi ra tội nghiệp thằng bạn. Thực ra con rắn này làm bằng loại mủ trong, nó phải moi con heo đất cưng mới có tiền mua tặng. Ai ngờ!… Thằng Dũng vừa giận vừa quê, nên ít lâu lại huề. Một buổi ra chơi nữa, con Mai nói với thằng Dũng: “Chúng mình công khai thích nhau đi!”. Thằng Dũng chưa hiểu: “Là sao?”. “Sau giờ ra chơi, Dũng nắm tay Mai đứng trước lớp, tuyên bố Dũng thích Mai”. “Không được đâu, tụi mình còn nhỏ mà!”. “Nhỏ mà biết yêu, đúng là đồ nhát gan”. Từ hôm ấy, con Mai không thèm đếm xỉa gì đến thằng Dũng nữa, có nhìn cũng chỉ là cái liếc xéo sắc lạnh đến nổi da gà. Bạn bè thì không đứa nào hiểu tại sao thằng Dũng lại chịu biệt danh “đồ nhát gan” kia. Cái biệt danh làm mất mặt lây cả bọn con trai trong lớp. Cuối cấp hai, con Mai bỗng vịt hóa thiên nga, nước da rám nắng cùng mái tóc vàng hoe cũng vì cháy nắng được thay bằng làn da trắng mịn, tóc dài đen buông xõa hết lưng. Mà lưng nó lại còn dài hơn lưng thằng Dũng, nhìn con Mai cứ khang khác thế nào. Thằng Dũng lâu lâu lại nhìn trộm con Mai rồi lại tủi cho nhan sắc và chiều cao khiêm tốn của nó. Mất mặt. Thằng Dũng bỏ ăn chơi, lao vào học. Lúc này, nó mới thấy ba nó nói cấm sai, con trai vốn thông minh, học giỏi hơn con gái. Con Mai học tự nhiên còn tạm được chứ môn văn thì dở tệ. Thằng Dũng học giỏi tự nhiên mà làm văn cũng lai láng phải biết. Cô văn còn mang bài nó đi đọc mẫu khắp các lớp cùng khối. Con Mai vì sự nghiệp giỏi văn nên chủ động làm hòa. Ai đời, con gái mà viết văn cứ khô như cơm nguội, trơ như cục đá. “Ê! Đồ nhát gan. Cho
  4. mượn bài văn tám rưỡi bữa trước coi!”. “Còn lâu”, rồi chừng như thấy nên thay đổi tình hình nó tiếp: “Mà biết đâu, để xem thái độ của bà nữa, nếu bà nấu nồi chè đổi lại tên cho tui…thì…”. “Không thèm! Con trai mà sợ rắn, làm văn thì sến chảy nước, không nhát gan còn gì?”. Thằng Dũng chưa kịp nói hết câu, con Mai đã nổ ra một tràng đanh đá rồi đùng đùng bỏ đi một nước. Thằng Dũng tức đỏ mặt. Ấy vậy mà đợi lúc giờ nghỉ giải lao, con Mai đi chơi nhảy dây, nó lẳng lặng đút vội bài tập làm văn vào hộc bàn chỗ con Mai ngồi. Con Mai đọc xong, cũng lặng lẽ lén bỏ lại hộc bàn chỗ thằng Dũng. Tuổi trăng gần đầy, thằng Dũng lại có vẻ suy tư nhiều hơn. Nó còn tập làm thơ, viết nhật ký. Không biết tự lúc nào, trong nhật ký của nó hay vẩn vơ những dòng suy tư về con Mai, đại khái như: “Hình như người ta nói đúng, con gái còn nhỏ mà đẹp thì lớn lên sẽ xấu, còn xấu xí như con Mai, chắc ngay cả nó cũng không ngờ sau này mình đẹp!... Không biết sao cái cây cầu mới tinh ở ngoài bờ sông, mình lại chẳng thích như ngày xưa, cây cầu vô duyên!… Mắc chứng gì mà bọn con trai trong lớp cứ nhìn lom lom, dán mắt theo con nhỏ ngổ ngáo, làm mình mắc… nhìn theo… Nó đỏng đảnh là thế, mạnh bạo còn hơn con trai nhưng nhiều lúc mình lại thấy nó nhẹ nhàng đến lạ!... Ôi! Ta làm sao vậy! Mặc xác con nhỏ ngổ ngáo kia đi!... Ta cấm mi không được suy nghĩ về nhỏ đáng ghét đó nữa…”. Nhưng không được bao lâu, nhật ký của nó lại đầy rẫy những câu chữ về con Mai. Mười bốn, cái tuổi không còn quá nhỏ, nhưng vẫn chưa đủ lớn để hai đứa còn có thể ngốc nghếch, ngây ngô. Từ ngày có cây cầu, thằng Dũng thường ra ngoài mố cầu ngồi hóng… người. Có bữa, chẳng biết ma nhập hay sao, thấy chị con Mai đi
  5. qua cầu, đang cầm chùm nhãn trên tay, nó gọi giật chị lại, nói gửi về cho con Mai. Con Mai sường sượng nhận chùm nhãn từ tay chị nhưng giả đò như là chuyện bình thường ở phường, dù trong lòng nó đang khác thường. Cũng chẳng nhớ lý do gì, dần dà hai đứa lại sáp vào chơi chung. Có điều, trò chơi sạch sẽ và “người lớn” hơn. Thằng Dũng nhờ chú Phú sát nhà đục mấy lon sữa bò làm nồi nấu rượu. Trả lại công cho chú, thằng Dũng phải giúp chú trông hàng hết nửa ngày. Trưa đi học về, hai đứa rủ nhau ra ngoài bờ trúc nhà con Mai chơi đồ hàng. Nhưng là đồ hàng thiệt, thằng Dũng phải năn nỉ như vậy, con Mai mới chịu ra chơi. Con Mai nghĩ: “Lớn rồi ai còn chơi đồ hàng?”, nhưng vẫn theo ra, xem thằng Dũng giở trò hay ho gì không… Hì hục cả buổi, hai đứa cũng hứng được lưng ly rượu nhỏ. Thằng Dũng đưa con Mai nhấm môi trước rồi nó ực sạch. “Rượu giao bôi đấy nhe! Giống đám cưới vậy đó!”. Con Mai vừa buồn cười vừa thinh thích nhưng vẫn giả vờ không chịu: “Ai thèm giao bôi với ông? Rượu toàn mùi khói không mà bày đặt giao bôi!”. Thằng Dũng cười toe miệng, nhe hàm răng đều trắng bóng thật duyên, rồi bằng cái giọng ồ ồ của thằng con trai mới lớn, có vẻ nghiêm chỉnh: “Sau này lớn lên, tui nhất định sẽ lấy bà làm vợ”. Con Mai đỏ mặt tía tai, quát: “Nằm mơ đi!”, rồi chạy vụt vào nhà. Thằng Dũng bây giờ mới hoàn hồn. Không biết mình ăn phải giống gì mà bạo miệng như vậy. Chắc ăn gan trời, nên từ hôm sau, sáng nào đi học, nó cũng dựng xe bên này cầu, chờ con Mai dắt chiếc xe đạp ra tới ngõ. Hai đứa chạy song song, nhưng thật may không giống hai đường thẳng trong toán học, chúng gặp nhau ở bến đò. Con Mai giả bộ làm lơ như không hay biết gì hết. Mà cái điệu làm lơ ấy, càng khiến thằng Dũng thấy nó đáng yêu…
  6. Ngày cắm trại liên hoan cuối năm, các bạn tham gia đầy đủ vì là lớp cuối cấp. Thằng Dũng được giao thuyết trình tên trại. Đương nhiên, vì nó học giỏi văn nhất lớp. Nhưng xem chừng, cả lớp còn lo lắm, vì đã quyết tâm ẵm giải nhất về. Sau khi cổng trại được dựng thật công phu và sáng đẹp, cả lớp vây quanh thăm dò bài thuyết trình của thằng Dũng, ra chiều rất lo lắng và quan trọng. Con Mai ngồi một góc, nhìn về phía thằng Dũng. Nó có vẻ lo lắng hơn, vì trước giờ nó vốn không tin lắm vào năng lực của thằng nhát gan đó và còn vì điều gì nữa thì phải… nó cũng chưa kịp nhận ra. Cả lớp nín lặng cho đến khi thấy những cái gật đầu khen bài thuyết trình của thằng Dũng. Bỗng một thầy trong ban giám khảo hỏi: “Tại sao lớp em lại dùng tre, trúc để trang trí trại?”. “Dạ! Kính thưa ban giám khảo, em xin trả lời tre, trúc từ lâu là hình ảnh của làng quê Việt Nam, nó đi vào đời sống văn hóa của người Việt. Cây tre gắn với các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc từ thời Thánh Gióng diệt giặc Ân. Tre, trúc là biểu tượng của con người Việt Nam và còn vì…”. Nói đến đó, nó ngập ngừng, lưỡng lự giây lát rồi mạnh dạn: “Và riêng đối với bản thân em, hình ảnh bụi tre, bụi trúc phía sau nhà sẽ mãi là những kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp hồn nhiên của em cùng cô bạn hàng xóm. Em sẽ không bao giờ quên được!”. Cả lớp cười ồ sau lời phát biểu của Dũng. Các bạn tiến hành cuộc điều tra nhanh chóng, thật không khó để cả lớp phát hiện ra, nhân vật cô bạn hàng xóm mà Dũng nhắc đến không ai khác là Mai. Chẳng hiểu sao lúc ấy, mặc cho các bạn chọc ghẹo, cười đùa, gán ghép, Mai không thể đanh đá, không còn quát nạt, rồi bỏ đi một nước như ngày trước, mà nó cứ đứng yên như trời trồng. Có lẽ, lúc này trong bụng nó đang phân vân: “Không biết từ bây giờ gọi Dũng là gì? Không biết mình có nên nấu chè đổi tên cho Dũng không ta?”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2