intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN

Chia sẻ: Do Van Dao | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

177
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Ở trong nước - Chiến tranh Trịnh - Nguyễn - Chính sách phát triển kinh tế của các chúa Nguyễn 2. Về tình hình thế giới Từ 1592-1635, là thời kỳ Nhật Bản thực hiện chính sách mở cửa Năm 1567, nhà Minh cấp giấy phép cho các thương thuyền đến các vùng biển Đông Nam Á để buôn bán. Từ sau năm 1644, nhiều di thần nhà Minh và doanh nhân Trung Quốc đã xin nhập cư Đàng Trong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN

  1. ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN PGS.TS. ĐỖ BANG
  2. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ • 1. Ở trong nước - Chiến tranh Trịnh - Nguyễn - Chính sách phát triển kinh tế của các chúa Nguyễn
  3. 2. Về tình hình thế giới • Từ 1592-1635, là thời kỳ Nhật Bản thực hiện chính sách mở cửa • Năm 1567, nhà Minh cấp giấy phép cho các thương thuyền đến các vùng biển Đông Nam Á để buôn bán. • Từ sau năm 1644, nhiều di thần nhà Minh và doanh nhân Trung Quốc đã xin nhập cư Đàng Trong.
  4. • Thế kỷ XVII ra đời chủ nghĩa tư bản phương Tây * Đó là một thách thức nhưng cũng là thời cơ để các chúa Nguyễn thành lập các phố cảng trong thời đại hàng hải của thế giới.
  5. II. CÁC ĐÔ THỊ TIÊU BIỂU . Đàng Trong đã hình thành các đô thị cổ từ thời vương quốc Phù Nam (dấu tích kiến trúc văn hóa Óc Eo) • Thuận Quảng có Lâm Ấp phố ở Quảng Nam • Bình Định có cảng Thi Nại (thế kỷ X-XV).
  6. • Thế hệ đô thị thứ hai sau Lâm Ấp phố của Chămpa và trước phố Hội An thời chúa Nguyễn ở vùng biển Đà Nẵng- Hội An. • Vào nửa sau thế kỷ thứ XVI, tàu thuyền nước ngoài đến buôn bán tập trung ở vùng cảng Thuận Hóa, nơi chúa Nguyễn Hoàng chọn làm dinh phủ.
  7. • Bản đồ của Alexandre De Rhodes vẽ giữa thế kỷ XVII có tên Cua Say (tức Cửa Sãi) • Cuối thế kỷ XVI, manh nha ra đời các đô thị đó là tiền đề các phố cảng Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn, Hà Tiên của đất Đàng Trong.
  8. 1. Hội An • Bờ sông cũ Hội An từ Cồn Tàu ở xã Cẩm Châu cắt dọc thành phố Hội An theo đường chính diện qua đường Trần Phú hiện nay . • Từ nửa sau thế kỷ XVI, Hội An đã có nhiều nước đến buôn bán, lưu trú, thương nhân Nhật Bản…
  9. • Thương nhân Trung Quốc thời nhà Minh bỏ lệnh “hải cấm” cũng đến Hội An ở lại lâu dài • Hội An sớm trở thành đô thị quốc tế với sự lưu trú lâu dài của giới thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc
  10. • Phủ chúa cho thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc chọn một nơi gần thương cảng Hội An để lập phố buôn bán. Hội An ra đời khu phố tự trị của người Nhật và người Hoa.
  11. • Đô thị Hội An vào năm 1618 được Cristoforo Borri mô tả như sau: “ Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ người của họ để dựng nên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng tôi có thể nói có hai thành phố, một của người Trung Quốc và một của người Nhật. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai trị riêng và theo phong tục, tập quán của mỗi nước”
  12. • Bản đồ có ghi vị trí chùa Hà Nam (của người Nhật) vào thế kỷ XVII tại Hội An, được xác định vị trí như sau:
  13. • Phía Đông là phố Nhật, nằm ở hạ lưu sông. • Phía Tây là Đường Nhân phố (phố người Hoa), nằm ở thượng lưu sông. • Phía Nam là sông lớn (sông Thu Bồn lúc đó). • Phía Bắc là An Nam phố (tức phố người Việt).
  14. • - Phố Nhật: Phố Nhật ở vị trí làng Hoài Phô, làng cổ được ghi tên trong sách Ô châu cận lục (1555). • Người Nhật đến mua 20 mẫu đất của làng Hoài Phô và An Mỹ để xây dựng phố xá, sinh sống; lập một ngôi chùa lấy tên là Tùng Bổn. • Chùa này có thể là ngôi chùa mang tên Hà Nam do Shichirobei xây dựng năm 1670.
  15. • Người phương Tây gọi Hội An là đô thị Nhật Bản. • Bức tranh giữ tại nhà dòng họ Chaya ở Nhật cho thấy phố Nhật dài khoảng 320 mét, gồm hai dãy phố và gần một cái chợ bán đủ các mặt hàng họp thành “đô thị Nhật Bản”.
  16. . Năm 1695, Thomas Bowyear đến tại Hội An chỉ còn thấy 5 gia đình người Nhật, Thích Đại Sán đến Hội An không thấy ghi chép về phố Nhật. Năm 1981, chúng tôi tìm thấy 4 ngôi mộ cổ của người Nhật tại Hội An cũng ghi năm qua đời vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XVII. • Phố Nhật ở Hội An ra đời, thịnh vượng và tồn tại trong thế kỷ XVII.
  17. • - Phố Khách: Năm 1618, Cristoforo Borri mô tả về phố Nhật và phố Khách tại Hội An. • Di vật Phố Khách: Bức hoành phi có niên hiệu Thiên Khải -Tân Dậu niên ( 1621), là di vật cổ nhất của phố Khách. Người Hoa đã xây dựng một tổ đình lấy tên là Cẩm Hà cung vào năm 1626.
  18. • Từ phố Nhật lên phố Khách phải qua một con khe, người Nhật đã xây dựng nên một chiếc cầu gọi là cầu Nhật Bản (Lai Viễn kiều), người Hoa làm chùa trên đó để thờ Bắc Đế nên gọi là chùa Cầu.
  19. Cầu Nhật Bản (Địa điểm khai quật Khảo cổ học năm 2006)
  20. • Kết quả khai quật khảo cổ học của các chuyên gia Nhật Bản vào mùa hè năm năm 1998 và 2006 ở phường Cẩm Phô, xung quanh chùa Cầu, tìm thấy nhiều đồ gốm Cảnh Đức (Trung Quốc), gốm Hizen (Nhật Bản) lẫn với đồ gốm, đồ sành Việt Nam có niên đại thế kỷ XVII. Chúng ta khẳng định về thị trường gốm thương mại quốc tế tại Hội An và dấu tích cư trú sớm của người Nhật và người Hoa chứ chưa đủ cứ liệu để xác định phố Nhật và phố Khách tại Hội An qua tư liệu khảo cổ học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2