intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu" nhằm khái quát những rủi ro thiên tai, phân tích và đánh giá một số thách thức phát triển tại các đô thị ven biển của Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đô thị ven biển Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu

  1. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phạm Thị Trầm* Lê Hồng Ngọc** Đặng Thành Trung*** Tóm tắt: Bài viết sử dụng dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm khái quát những rủi ro thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu(BĐKH) đối với các đô thị ven biển của Việt Nam. Bằng các phương pháp phân tích thống kê và phương pháp bản đồ, chỉ ra các thách thức về phát triển kinh tế - xã hội mà các đô thị ven biển của Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh thiên tai và BĐKH không ngừng diễn biến phức tạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đô thị ven biển là nơi chịu rủi ro thiên tai và ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH với các hiện tượng cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng (NDB) và xâm nhập mặn... Bối cảnh đó đã và đang làm gia tăng tính phơi nhiễm và mức độ dễ bị tổn thương trước thiên tai và BĐKH, tạo ra nhiều thách thức đối với phát triển KTXH của các đô thị ven biển tại Việt Nam. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Đô thị ven biển; Thiên tai; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Với lợi thế là quốc gia biển, Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển hệ thống đô thịven biển và thực tiễn hình thái đô thị Việt Nam cũng cho thấy phần lớn đô thị Việt Nam đều tập trung ở vùng ven biển.Việt Nam có 28/63 tỉnh thành có đường bờ biển1là nơi sinh sống của 47,9 triệu dân(chiếm 49,1% dân số cả nước, trong đó có 19 triệu dân thành thị chiếm 52,9% dân số thành thị cả nước) với mật độ dân số trung bình 350 người/km2 cao hơn mức trung bình cả nước 295 người/km2; diện * Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. *** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. 477
  2. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG tích136.891 km2 (chiếm 41,3% diện tích cả nước) bao gồm36 thành phố (TP) thuộc tỉnh1 và 28 thị xã (TX)2, chiếm 46,2% số TP thuộc tỉnh và 52,9% số TX cả nước (GSO, 2021). Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), khu vực đô thị chịu tác động tiềm ẩn mạnh của BĐKH là khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị cao, trong đó có các thành phố ven biển bị ngập nặng như Hải Phòng (5-10% diện tích bị ngập), hành phố Hồ Chí Minh (20% diện tích bị ngập), Cần Thơ (5-10% diện tích bị ngập). Thông tin từ Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho thấy, tính đến đầu năm 2021 có khoảng 300 đô thị ven biển chịu tác động rất lớn của BĐKH như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường3,… Đô thị biển Việt Nam được định hướng phát triển gắn với các khu kinh tế (KKT) ven biển, là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi và có đóng góp cao cho tăng trưởng.Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), cả nước có 18 KKT ven biển trong đó, khu vực miền Trung có 12 khu, miền Bắc 3 khu và miền Nam có 3 khu với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng 845 nghìn ha [7]. Sự phát triển các KKT ven biển cùng với lợi thế về vị trí địa lý của khu vực ven biển cũng chính là động lực quan trọng cho việc phát triển các đô thị ven biển. Hiện nay, các đô thị ven biển đã và đang phát triển theo hướng làm rõ động lực kinh tế của từng khu vực như: du lịch, khai thác dầu khí, hàng hải, nuôi trồng thủy sản,… Tuy nhiên, các đô thị ven biển đã và đangchịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai và BĐKH. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị, góp phần từng bước kiểm soát và giảm mức độ ô nhiễm; nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong điều hành, quản lý phát triển đô thị ứng phó với BĐKH. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này là một nghiên cứu tại bàn (desk-research) sử dụng phương pháp phân tích thống kê trong việc thống kê các rủi ro, ảnh hưởng và thiệt hại do BĐKH và thiên tai gây ra tại các đô 1 Bao gồm 1 TP thuộc TP trực thuộc TW (TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh) và 35 TP thuộc tỉnh 2 TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái, TP Uông Bí, TX Đông Triều, TX Quảng Yên (Quảng Ninh), TP Thái Bình (Thái Bình), TP Nam Định (Nam Định), TP Ninh Bình, TP Tam Điệp (Ninh Bình), TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, TX Nghi Sơn (Thanh Hóa), TP Vinh, TX Cửa Lò, TX Hoàng Mai, TX Thái Hòa (Nghệ An), TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), TP Đồng Hới, TX Ba Đồn (Quảng Bình), TP Đông Hà, TX Quảng Trị (Quảng Trị), TP Huế, TX Hương Thủy, TX Hương Trà (Thừa Thiên Huế), TP Tam Kỳ, TP Hội An, TX Điện Bàn (Quảng Nam), TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ (Quảng Ngãi), TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn (Bình Định), TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa (Phú Yên), TP Nha Trang, TP Cam Ranh, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), TP Phan Thiết, TX La Gi (Bình Thuận), TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, TX Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), TP Mỹ Tho, TX Cai Lậy, TX Gò Công (Tiền Giang), TP Bến Tre (Bến Tre), TP Trà Vinh, TX Duyên Hải (Trà Vinh), TP Sóc Trăng, TX Vĩnh Châu, TX Ngã Năm (Sóc Trăng), TP Bạc Liêu, TX Giá Rai (Bạc Liêu), TP Cà Mau (Cà Mau), TP Rạch Giá, TP Hà Tiên, TP Phú Quốc (Kiên Giang) 3Dẫn theo https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-do-thi-viet-nam-thich-ung-voi-tac-dong-cua-bien-doi-khi- hau/707157.vnp 478
  3. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT thị ven biển của Việt Nam và phương pháp bản đồtrong việc mô hình hóa và biểu thị các rủi ro, ảnh hưởng và thiệt hại trên bằng bản đồnhằmphân tích và đánh giá một số thách thức phát triển tại các đô thị ven biển của Việt Nam trong bối cảnh thiên tai và BĐKH. Bài viết sử dụng số liệu thống kê được thu thập và xử lý bởi Ngân hàng Thế giới (WB),Tổng cục Thống kê (GSO)và Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tổng quan về đô thị ven biển Việt Nam Các TP và TX tại 28 tỉnh thành ven biển của Việt Nam đã hình thành một hệ thống đô thị ven biển, trong đó nhiều đô thịlà trung tâm phát triển của vùng và cả nước như TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh là TP trực thuộc TW, TP Hạ Long là trung tâm dịch vụ - du lịch quốc tế, Hải Phòng là trung tâm của vùng Duyên hải Bắc Bộ, TP Nam Định là trung tâm của vùng phía Nam Đồng bằng sông Hồng, TP Thanh Hóa và TP Vinh là trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, TP Huế là trung tâm du lịch di sản quốc gia và thế giới, TP Quy Nhơn và TP Nha Trang là trung tâm công nghiệp - dịch vụ - du lịch của vùng Nam Trung Bộ, TP Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp - dịch vụ của Đông Nam Bộ... Đây cũng là nơi tập trung các khu kinh tế và khu công nghiệp lớn như Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Thái Bình, Ninh Cơ, Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La, Đông Nam Quảng Trị, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây - Lăng Cô, Vân Phong, Nam Phú Yên, Định An, Năm Căn, Phú Quốc... đặc biệt có 3 khu kinh tế là Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong đang được quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế. Năm 2020, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn các tỉnh thành này ước đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (cao nhất là TP Hồ Chí Minh 1,4 nghìn tỷ đồng, Quảng Ninh 0,21 nghìn tỷ đồng và Hải Phòng 0,19 nghìn tỷ đồng),đóng góp đến 51,3% GDP cả nước1.Với dân số đông, mật độ dân số cao và lực lượng lao động dồi dào (26,6 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm 48,5% tổng số lao động cả nước từ 15 tuổi trở lên)(GSO, 2021), 28 tỉnh thành ven biển cùng hệ thống các đô thị thực sự đã trở thành động lực phát triển KTXH của cả nước. 3.2.Rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu tại các đô thị vùng ven biển Đô thị vừa là một trong nhữngnguyên nhân thúc đẩy BĐKH nhưng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH do đô thị là nơi tập trung đông dân cư, các hoạt động phát triển và hệ thống cơ sở hạ tầng. Các tác động của thiên tai và BĐKH đến khu vực đô thị thể hiện ở các khía cạnh chính bao gồm: tác động đến sức khỏe con người do nhiệt độ cao gây dịch bệnh và do các hiện tượng cực đoan như bão, lũ, ngập lụt, hạn hán,…; gây khó khăn trong tiếp cận nguồn nước cho các hoạt động tưới tiêu, công nghiệp và sinh hoạt; phá hủy hoặc làm giảm tuổi 1 Tổng hợp từ các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 của 28 tỉnh thành ven biển. 479
  4. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG thọ của hệ thống hạ tầng, các công trình đô thị; ảnh hưởng tiêu cực tới công tác sản xuất, cung ứng, vận chuyển trao đổi hàng hóa cũng như tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư của vùng hay đô thị cụ thể. Theo kết quả phân vùng bão1, 28 tỉnh thành ven biển của Việt Nam được phân loại trong5/8 vùng bão2 với cao điểm bão từ tháng 7 đến tháng 12, tần số bão từ 0,5 đến 2 cơn/năm với lượng mưa trung bình từ 50 đến 200 mm trong thời kỳ 1961 - 2014 và5/8 vùng nguy cơ gió mạnh, mưa lớn khi bão mạnh và siêu bão đổ bộ tương ứng. Dải ven biển Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ nước dâng do bão, đặc biệt cao trêncác vùng ven biển Quảng Ninh đến Thanh Hóa và Nghệ An đến Thừa Thiên Huế; trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường ngày càng rõ nét ở các tỉnh thành phía Nam. Điển hình năm 2020, vùng ven biển Việt Nam đón 14 cơn bão từ Biển Đông, Đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22/10/2020 tạiTrung Bộ đã gây thiệt hại kinh tế đến 30.025 tỷ đồng3. Hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng gây ảnh hưởng lớn khi cần đến 530 tỷ đồng từ ngân sách và một lượng lớn giống cây trồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả4. Theo tính toán của Rentschler và các cộng sự (2020) trong đánh giá sự gia tăng của rủi ro thiên tai ở khu vực ven biển Việt Nam, số người trung bình bị ảnh hưởng của lũ ven biển mỗi năm tại Việt Nam khoảng 510.000 người, nhiều nhất tại Nam Định (68.000 người), Thái Bình (67.000 người) và Hải Phòng (62.000 người); tỷ lệ trung bình người dân bị phơi nhiễm trước lũ ven biển khi mực nước lũ dâng trên 25 cm theo chu kỳ xuất hiện 500 năm khoảng 36%, cao nhất tại Thái Bình (100%), Nam Định (99%), Hải Phòng và Bạc Liêu (93%), tiếp theo là các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh (61%-80%), thấp nhất là các tỉnh từ Quảng Bình đến Bà Rịa-Vũng Tàu (Bản đồ 1) 1Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố kết quả cập nhật phân vùng bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ 2 Vùng III (Quảng Ninh đến Thanh Hóa), vùng IV (Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), vùng V (Đà Nẵng đến Bình Định), vùng VI (Phú Yên đến Ninh Thuận), vùng VIII (Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang) 3 Báo cáo ngày 5/12/2020 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai về công tác khắc phục hậu quả bão, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung 4 Tổng hợp tình hình thiên tai và công tác khắc phục hậu quả năm 2020 cập nhật đến ngày 21/12/2020 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai 480
  5. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Nguồn: Nhóm tác giả dựa trên số liệu của WB (2020). Các hoạt động sản xuất nông nghiệp khu vực ven biển không chỉ là một nguồn thu nhập của người dân mà còn là nguồn cung lương thực, thực phẩm đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng và an ninh lương thực cho dân cư đô thịcũng chịu tác động xấu.Các tỉnh thành ven biển đồng bằng sông Hồng từ Hải Phòng đến Ninh Bình và đồng bằng sông Cửu Long từ Tiền Giang đến Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau là những địa phương có tỷ lệ hơn 80% diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng mạnh bởi lũ ven biển (Bản đồ 2). 481
  6. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Nguồn: Nhóm tác giả dựa trên số liệu của WB (2020) Du lịch là ngành kinh tế ven biển có vai trò quan trọng và đang phát triển nhanh, các tỉnh ven biển chiếm khoảng 45% doanh thu du lịch quốc gia. Trong đó, các bờ biển Việt Nam là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt các bãi biển nguyên sơ và hệ sinh thái tự nhiên là điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với các đô thị ven biển. Tuy nhiên, khu vực này đang chịu tác động mạnh mẽ của các hiện tượng thời tiết cực đoan và chịu rủi ro cao từ các hiện tượng này. Thiên tai và BĐKH không chỉ ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch ven biển (bãi biển, di tích văn hóa lịch sử,…), sức hấp dẫn của bờ biển đối với du khách, sự di chuyển của khách du lịchtới các điểm du lịch mà còn làm suy giảm chất lượng sản phẩm du lịch và hủy hoại cơ sở lưu trú. Các trung tâm du lịch ven biển tại miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình có tới 80-100% số lượng khách sạn, nhà nghỉ bị ảnh hưởng bởi sự sạt lở bờ biển do lũ ven biển chu 482
  7. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT kỳ 500 năm (Bản đồ 3).Theo đó, nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch ven biển cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các tác động trên. Nguồn: Nhóm tác giả dựa trên số liệu của WB (2020) Công nghiệp là khu vực tăng trưởng động lực của các tỉnh thành ven biển tại Việt Nam trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng cao nhất tại vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Thiên tai đã có tác động tiêu cực đến các khu công nghệp ven biển (có khoảng 34% tổng số các khu công nghiệp trên 483
  8. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG toàn quốc phân bố ở khu vực ven biển). Trong đó, khoảng 50% trong số tất cả các khu công nghiệp của các tỉnh ven biển phải đối mặt trực tiếp với mối đe dọa của lũ sông hoặc lũ ven biển chu kỳ xuất hiện 100 năm và khoảng 88% phải chịu rủi ro lũ lụt có chu kỳ 500 năm. Giá trị sản xuất công nghiệp trung bình hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ ven biển lên đến 77,6 triệu USD và ảnh hưởng đến 569.999 việc làm công nghiệptrong dự báo chu kỳ 500 năm. Các tỉnh thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh từ Tiền Giang đến Cà Mau (trừ Trà Vinh) là những địa phương có tỷ lệ số khu công nghiệp bị ảnh hưởng cao nhất, lên đến trên 80%. (Bản đồ 4) Nguồn: Nhóm tác giả dựa trên số liệu của WB (2020). Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các đô thịven biển cũng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ ven biển và tác động của 484
  9. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT bão.Trong đó các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau bị ảnh hưởng 100% số lượng nhà máy điện. Hệ thống giao thông công cộng tại các tỉnh ven biển bị tổn thất nặng nề do thiên tai, trong đó ảnh hưởng nặng nhất từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam, và TP. HCM, ước tính trung bình năm lên đến 3-12 nghìn USD; các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định ước tính khoảng 1,8-3 nghìn USD trung bình hàng năm. Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long và Phú Yên bị ảnh hưởng ít nhất, trung bình hàng năm khoảng dưới 0,5 nghìn USD. Như vậy, có thể thấy, các ngành kinh tế trọng điểm khu vực ven biển nói chung, tại các đô thị ven biển nói riêng có mức độ rủi ro cao trước các hiện tượng thiên tai và BĐKH làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế đô thị ven biển. Bảng 1. Ảnh hưởng của lũ ven biển tới một số ngành kinh tế STT Lĩnh vực Giá trị kinh tế Tần suất 500 năm trung bình năm Tỷ lệ ảnh hưởng Giá trị kinh tế (tỷ USD) (tỷ USD) 1 Sản xuất nông 0,0473 38% tổng diện tích đất 1,6 nghiệp nông nghiệp 2 Du lịch 0,1792 37% tổng số khách sạn 3,6 3 Công nghiệp 0,0776 51% tổng số khu 1,3 công nghiệp 4 Giao thông 0,0255 26% tổng km đường bộ 0,462 ven biển 5 Năng lượng 0,0630 40% tổng số trạm điện, - 23% tổng số nhà máy điện Nguồn: Rentschler và cộng sự (2020) Đời sống và an sinh xã hội tại các tỉnh thành ven biển cũng chịu tác động của thiên tai và BĐKH thể hiện ở sự thiệt hại đến các cơ sở y tế và giáo dục. Theo tính toán của Rentschler và các cộng sự (2020), có khoảng 26-50% số cơ sở y tế tại các tỉnh ven biển chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Ngoài phá hủy các cơ sở vật chất, thiên tai và BĐKH còn làm gián đoạn các hoạt động của các cơ sở y tế bởi tác động đến sự an nguy của các nhân viên y tế khi làm công tác chuyên môn, cơ sở hạ tầng bị phá hủy làm ảnh hưởng đến cung cấp các dịch vụ y tế. Kết quả phân tích cũng cho thấy, trường học tại các tỉnh ven biển có mức độ rủi ro trước thiên tai đang gia tăng mạnh mẽ, ước tính khoảng 16% tổng số trường học đối mặt rủi ro lũ ven biển và 84% số trường học đối mặt với rủi ro lũ sông theo chu kỳ xuất hiện 500 năm. Ngoài ra, quá trình phát triển KTXH trong bối cảnh thiên tai và BĐKH cũng tạo ra sức ép đối với nguồn cung và mức độ thiếu nước tại các lưu vực sông trong mùa khô.Ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp ở mức độ cao cùng với ảnh hưởng của xâm nhập 485
  10. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG mặn làm suy giảm chất lượng nước. Bên cạnh đó, thiên tai còn tác động đến nguồn nước và làm hư hại hệ thống thủy lợi và xử lý nước. Sự phát triển kinh tế xã hội và gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng ở các khu vực đô thị, kết hợp với các ảnh hưởng khác làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở hầu hết các tỉnh thành và các đô thị ven biển. Nhìn vào Bản đồ 5 có thể thấy, tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bà Rịa- Vũng Tàu bị thiếu nước trầm trọng vào mùa khô; các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên và các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long đều được dự kiến sẽ bị thiếu nước ở mức trung bình; chỉ có Quảng Bình, Quảng Trị là các địa phương không bị thiếu nước trong mùa khô vào năm 2030. Nguồn: Nhóm tác giả dựa trên số liệu của WB (2020) 486
  11. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Có thể thấy, các đô thị ven biển đang phải hứng chịu nhiều tác động và tình huống căng thẳng do thiên tai, bão, nước biển dâng. Các tác động này có khả năng làm ngừng trệ hệ thống của đô thị và làm đảo ngược các thành quả phát triển kinh tế-xã hội. 3.3.Thách thức thiên tai và biến đổi khí hậu đối với các đô thị ven biển tại Việt Nam Các đô thị ven biển của Việt Nam bị phơi nhiễm và hứng chịu rủi ro thiên tai và BĐKH.Nằm ở khu vực ven biển, nên các đô thị cũng là nơi đón nhận những cơn bão từ biển với tần xuất và cường độ bất thường, chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào mùa khô và cũng là nơi cuối nguồn, tiếp nhận lũ từ vùng cao xuống gây ngập lụt ở hạ lưu. Thiên tai và BĐKH gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân cũng như cản trở các hoạt động phát triển KTXH tại các đô thị của vùng ven biển. Có thể thấy trong số các đô thị ven biển này, các đô thị có quy mô lớn về dân số và KTXH là những đô thị chịu rủi ro và thiệt hại lớn nhất do thiên tai và BĐKH.Khu vực ven biển của Việt Nam vốn đã tập trung dân cư và các hoạt động KTXH với mật độ cao, cơ sở hạ tầng phát triển lại càng phải chịu rủi ro cao hơn và thiệt hại lớn hơn khi xảy ra thiên tai, và ngày càng trầm trọng hơn do BĐKH được dự báo sẽ làm gia tăng các rủi ro thiên tai này. Bên cạnh đó, các đô thị ven biển còn chịu ảnh hưởng của quá trình sạt lở bờ biển do tác động của bão và nước dâng do bão hay các hoạt động từ các công trình nhân sinh từ quá trình đô thị hóa nhanh. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương ven biển đều cho phép phát triển đô thị và công nghiệp đến sát biển, điều này làm càng làm gia tăng rủi ro Hiện nay, tại phần lớn các đô thị ven biển có các công trình kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, hệ thống tiêu thoát nước còn hẹp và bị xuống cấp không đảm bảo thoát nước mùa mưa bão.Công tác quản lý đô thị phát triển đô thị nhất là trong lĩnh vực xây dựng còn yếu, nhận thức của người dân đô thị về tác động của thiên tai và BĐKH đến phát triển kinh tế-xã hội và cuộc sống sinh hoạt của cư dân còn hạn chế,… Những tồn tại này càng làm trầm trọng hơn những tác động tiêu cực của thiên tai và BĐKH mang laị. Khả năng chống chịu của các đô thị Việt Namđược Digregorio và các cộng sự (2018) cho thấy, chỉ số chống chịu của một số đô thị nằm ở các tỉnh thành ven biển bao gồm TP Thái Bình, TP Nam Định, TP Uông Bí, TP Sầm Sơn, TP Hà Tĩnh, TP Vũng Tàu, TP Sóc Trăng, TP Bạc Liêu, TP Rạch Giá và TX Gò Công nhìn chung chỉ nằm ở mức dưới trung bình về mức độ hạn chế tối thiểu tính dễ bị tổn thương của người dân, đa dạng sinh kế và cơ hội việc làm, giảm thiểu các rủi ro thiên tai, cung cấp hiệu quả các dịch vụ trọng yếu... Điều này chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất đối với các đô thị ven biển Việt Nam là khả năng chống chịu và giảm thiểu tác động của thiên tai và BĐKH,cụ thể là:việc tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu tính phơi nhiễm của người dân ven biển trong các đời sống sinh hoạt và sản xuất;tăng cường khả năng chống chịu và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và BĐKH đến các ngành kinh tế trọng yếu như nông nghiệp, công nghiệp và du lịch;đảm bảo an ninh lương thực và an ninh việc làm cho người dân ven biển;tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế cũng như của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng,... 487
  12. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 3.4. Khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp Đối với các đô thị thì vấn đề bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH và phát triển kinh tế- xã hội phải luôn song hành.Trong tăng trưởng đô thị, cần cân nhắc mục tiêu tăng trưởng với bảo vệ môi trường và xây dựng nguồn năng lượng phục vụ tăng trưởng. Vì vậy, bên cạnh chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thì cần thực hiện cả các giải pháp về bảo vệ môi trường và thích ứng với những thay đổi hay tác động tiêu cực của các yếu tố môi trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu, vai trò và chức năng đô thị. Trong đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030 đã đề xuất 6 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm1. Vì vậy, trong nội dung này, bài viết tập trung làm rõ một số giải pháp cụ thể, tập trung vào phát huy vai trò của chính quyền địa phương và dân cư đô thị. Để ứng phó với những thách thức từ rủi ro thiên tai và BĐKH ảnh hưởng đến hệ thống đô thị ven biển thì quản trị củachính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp quản trị hiệu quả phải được thể hiện trong các chương trình, kế hoạch phát triển của mỗi đô thị, trong đó phải chú trọng vào việc đảm bảo an ninh con người, thích ứng với những biến đổi của môi trường và có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực. Năng lực ứng phó với BĐKH của chính quyền địa phươngthể hiện ở xây dựng các biện pháp thích ứng và phát triển; và khả năng phục hồi sau thiên tai. + Chính quyền địa phương các tỉnh ven biển và các đô thị ven biển phải nâng cao trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý hầu hết các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tính dễ bị tổn thương của dân cư đô thị từ những tác động trực tiếp và gián tiếp của thiên tai và BĐKH mang lại. Điều này được thể hiện rõ nhất từ việc đảm bảo cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có sự chuẩn bị trong công tác ứng phó. Các dịch vụ cần thiết có thể kể đến là dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và hạ tầng thoát nước, vệ sinh đô thị. + Chính quyền địa phương cần có kế hoạch cung ứng các dịch vụ thiết yếu và hỗ trợ tài chính cho người dân đô thị trong các giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và BĐKH, đặc biệt là trong khi hệ thống giao thông bị ảnh hưởng. + Cần có chính sách khuyến khích và thu hút các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân trong việc cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho dân cư đô thị. + Có cơ chế, chính sách cụ thể, riêng của đô thị để tạo điều kiện thuận lợi nhất , cơ chế bình đẳng cho người dân, bao gồm cả đối tượng định cư và ngụ cư nhất là nhóm người dễ bị tổn thương có thể tiếp cận được các dịch vụ cơ bản. + Xây dựng các kịch bản ngắn hạn và dài hạn về cơ sở thông tin hiện trạng về những tác động của thiên tai và BĐKH đến đô thị, đánh giá tính dễ bị tổn thương/rủi ro bởi các hiện tượng thời 1 Xem thêm: Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030. 488
  13. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT tiết cực đoan mang lại; trên cơ sở đó lồng ghép các nội dung này vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đô thị. + Nâng cao năng lực cảnh báo sớm thiên tai và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin về thiên tai và BĐKH cho người dân là một trong những giải pháp hữu hiện về chủ động phòng ngừa cần được triển khai và nhân rộng tại các địa phương nói chung, các khu vực đô thị nói riêng. Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp của các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương cần nâng cao kiến thức phân tích kiến thức chuyên môn, năng lực và kỹ năng trong sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin để trích xuất các thông tin cần thiết và xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH. Việc thực hiện cảnh báo sớm góp phần đưa phương châm “4 tại chỗ” phát huy tối đa tác dụng, giúp người dân hạn chế thấp nhất các rủi ro, đặc biệt là thiệt hại về người, đồng thời giúp địa phương xây dựng sớm các kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi chính quyền địa phương phải nhận thức được vai trò của năng lực cảnh báo sớm, chủ động xây dựng kế hoạch về nhân lực và đầu tư cải thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng để ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin. + Sự phân cấp và phối hợp trong thực hiện giữa chính quyền địa phương các cấp, cấp trên phân công trách nhiệm và tạo điều kiện để chính quyền cấp dưới chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ của địa phương mình. Chính quyền cấp dưới chủ động, sáng tạo và có trách nhiệm cao trong thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, ngoài ra cần có kiến nghị, đề xuất kịp thời với chính quyền cấp về các biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn. + Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác động của thiên tai và BĐKH đến tài sản và tính mạng con người, sinh kế, sức khỏe, thu nhập và thành quả phát triển kinh tế-xã hội địa phương.Từ đó, thúc đẩy hiệu quả phối hợp thực hiện ứng phó và phòng ngừa ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH giữa chính quyền địa phương, người dân và các ngành có liên quan. - Đối với người dân: + Thay đổi lối sống, tích cực, chủ động trong ứng phó với các của thiên tai và biến đổi thời tiết. Có thói quen dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men trong thời gian nhất định để kịp thời ứng phó với những bất thường xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa bão. + Chuyển đổi theo lối sống xanh, tiêu dùng xanh để hạn chế sự phát thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường sử dụng phương tiện công cộng, giảm phương tiện cơ giới cá nhân, tiết kiệm, tái sử dụng nước; giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải + Xác định chiến lược sinh kế bằng cách thay đổi nghề nghiệp có thu nhập cao hơn, bền vững hơn và ít phơi nhiễm bởi các vấn đề thiên tai, ô nhiễm môi trường và những tác động tiêu cực của hoàn cảnh bên ngoài. Đối với dân cư đô thị làm nông nghiệp, cần lựa chọn các hình thức sản xuất có áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để giảm sức lao động cũng như hạn chế phát 489
  14. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG thải, hạn chế sự phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, năng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Điều này cũng góp phần quan trọng vào chiến lược giảm phát thải, bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố sinh thái. 4. Kết luận Đô thị ven biển là những hệ thống phức tạp và cũng như mọi hệ thống khác phụ thuộc rất nhiều vào sự vận hành của cơ cấu tổ chức hệ thống chung là các tỉnh ven biển và chuỗi đô thị mà ở đó nó là thành phần. Khả năng ứng phó với các tác động của thiên tai và BĐKH phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng của hệ thống chung và riêng phức tạp, vì vậy các đô thị ven biển cần có chiến lược, kế hoạch thích ứng và phát triển phù hợp. Cần xây dựng và phát triển mô hình đô thị ven biển bền vững, thích ứng với thiên tai và BĐKH. Trong đó, việc thiết kế tiêu chuẩn, tiêu chí về môi trường, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thông minh và sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả,… thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường MONRE (2016).Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội. 2. Digregorio, M. et al. (2018).The Vietnam city resilience index, The Asia Foundation, Hanoi. 3. Hà Thanh Biên (2017). Phát triển kinh tế biển bền vững: Tiềm năng, thách thức và định hướng.Bản tin chính sách tài nguyên - môi trường - phát triển bền vững, số 25/2017, trang 3-8. 4. Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự (2010).Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội. 5. Rentschler, J. et al. (2020).Resilient shores: Vietnam's coastal development between opportunity and disaster risk.The World Bank, Washington DC. 6. Tổng cục Thống kê GSO (2021).Niên giám thống kê 2020. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.https://tonghoixaydung.vn/do-thi-bien-viet-nam-va-mot-so-van-de.html 490
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2