intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp vẫn thờ ơ với mạng xã hội

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luôn đi sau trong tiếp thị, truyền thông và sử dụng các công cụ điện tử tiên tiến dường như đã là “bệnh” cố hữu của phần lớn các doanh nghiệp nước ta, số doanh nghiệp VN biết sử dụng sức mạnh khổng lồ này là dưới 1%. Luôn đi sau trong tiếp thị, truyền thông và sử dụng các công cụ điện tử tiên tiến dường như đã là “bệnh” cố hữu của phần lớn các doanh nghiệp nước ta, số doanh nghiệp VN biết sử dụng sức mạnh khổng lồ này là dưới 1%. Trong khi mạng xã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp vẫn thờ ơ với mạng xã hội

  1. Doanh nghiệp vẫn thờ ơ với mạng xã hội Luôn đi sau trong tiếp thị, truyền thông và sử dụng các công cụ điện tử tiên tiến dường như đã là “bệnh” cố hữu của phần lớn các doanh nghiệp nước ta, số doanh nghiệp VN biết sử dụng sức mạnh khổng lồ này là dưới 1%. Luôn đi sau trong tiếp thị, truyền thông và sử dụng các công cụ điện tử tiên tiến dường như đã là “bệnh” cố hữu của phần lớn các doanh nghiệp nước ta, số doanh nghiệp VN biết sử dụng sức mạnh khổng lồ này là dưới 1%. Trong khi mạng xã hội hầu như đã trở thành phương tiện truyền thông và giao tiếp được ưu tiên hàng đầu tại các nước tiên tiến. Chỉ có 0,4% Đó là con số doanh nghiệp Việt sử dụng Facebook để tiếp thị trực tuyến. Mạng x ã hội trực tuyến, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như: kết nối bạn bè hay quan hệ công việc, trò chuyện, gửi thư điện tử, phim ảnh, chia sẻ thông tin, viết nhật ký và xã luận... Sự ra đời của mạng xã hội thay đổi hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Trên các trang mạng xã hội này, các thành viên có thể tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo nhóm (ví dụ tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (địa chỉ e-mail, tên), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
  2. Mạng xã hội đổ bộ vào VN lập tức tạo nên làn sóng người sử dụng. Theo báo cáo khảo sát về mạng xã hội tháng 6.2011 của công ty Vinalink media (thực hiện từ 5000 mẫu điều tra trong 2 tháng theo phương pháp online) thì 54,3% người sử dụng internet của Việt Nam có xem/tra cứu thông tin trên mạng xã hội. Trong đó, trang có số lượng người truy cập nhiều nhất là Youtube (73,4%), Facebook (66,3%), Zing(me) (59%), viết nhật ký cá nhân trên Yahoo (28,2%) và Google (20,8%)… Các thành viên mạng tham gia thảo luận nhiều nhất theo thứ tự là trên mạng xã hội (74,5%), diễn đàn âm nhạc (60,3%), diễn đàn phim (49,1%), diễn đàn học tập (48,5%), diễn đàn công nghệ (47,5%)... Cũng theo khảo sát của Vinalink media về việc người sử dụng mạng tìm hiểu thông tin trước khi mua hàng hóa/dịch vụ ở đâu, có đến 87% cho biết là họ tìm kiếm trên trang Google, 56,8% vào thẳng trang web của các công ty, 40,6% vào các trang mạng xã hội mua bán như chodientu, vatgia, 5giay, enbac... Tỷ lệ như vậy cho thấy thông tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ trên các mạng xã hội có thể tiếp thị rất hiệu quả đến người tiêu dùng. Đây là mảnh đất màu mỡ để quảng bá mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng lợi thế để đem lại lợi ích cho mình. Con số đáng buồn là hiện tại chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) cho mục đích kinh doanh, 0,07% dùng Youtube, khoảng 0,2% dùng LinkedIn, Twitter... và các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000 doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả diễn đàn, nhật ký cá nhân (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam). Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nói họ chưa biết hoặc chưa nghĩ tới việc dùng mạng xã hội để tiếp thị. Vì sao? Trong khi nhiều cá nhân/hộ gia đình đã biết sử dụng mạng xã hội để quảng cáo mua/bán hàng hóa thì đa phần doanh nghiệp VN chưa biết nhiều về mạng xã hội.
  3. 90% doanh nghiệp VN chưa có chức danh giám đốc tiếp thị (CMO), trong khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không biết về mạng xã hội nên khu vực này còn bị bỏ ngỏ, không có người tư vấn. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, nhưng đáng chú ý có một số sau: - Trình độ ứng dụng công nghệ tin học của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp VN còn yếu kém. Rất ít người quan tâm đến mạng xã hội, đặc biệt những lãnh đạo trên 40 tuổi, bản thân họ chưa tham gia mạng xã hội nên nhận thức về mạng xã hội chưa có. Ở nước ngoài, công việc tiếp thị trực tuyến (online marketing) do Giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer) hoặc Phụ trách tiếp thị trực tuyến (Online Marketing Manager) hoạch định. Nhân vật này sẽ được đi học liên tục để cập nhật phương pháp mới nhất. Vì thế vấn đề lãnh đạo lớn tuổi không quan trọng mà là nhận thức của lãnh đạo về việc xây dựng các bộ phận hỗ trợ tiếp thị qua mạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2