intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độc tính của xi măng nhựa tự dán trên nguyên bào sợi chuột 3t3

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá độc tính của xi măng nhựa tự dán (G Cem), xi măng GI tăng cường nhựa (Fuji Plus) và xi măng GI (Fuji I). Nguyên bào sợi chuộc 3T3 tiếp xúc với dịch chiết trực tiếp được pha loãng thành nhiều nồng độ của mỗi loại xi măng. Xác định tỉ lệ sống của tế bào (%) bằng thực hiện thử nghiệm MTS. Trung vị ± khoảng tứ phân vị của tỉ lệ sống của tế bào (%) ở các nhóm được so sánh với nhau sử dụng phép kiểm Kruskall Wallis và phép kiểm Mann - Whitney.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độc tính của xi măng nhựa tự dán trên nguyên bào sợi chuột 3t3

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> ĐỘC TÍNH CỦA XI MĂNG NHỰA TỰ DÁN<br /> TRÊN NGUYÊN BÀO SỢI CHUỘT 3T3<br /> Đặng Thị Lan Anh1, Trần Xuân Vĩnh2<br /> 1<br /> <br /> Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh<br /> Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nghiên cứu đánh giá độc tính của xi măng nhựa tự dán (G Cem), xi măng GI tăng cường nhựa (Fuji<br /> Plus) và xi măng GI (Fuji I). Nguyên bào sợi chuộc 3T3 tiếp xúc với dịch chiết trực tiếp được pha loãng thành<br /> nhiều nồng độ của mỗi loại xi măng. Xác định tỉ lệ sống của tế bào (%) bằng thực hiện thử nghiệm MTS.<br /> Trung vị ± khoảng tứ phân vị của tỉ lệ sống của tế bào (%) ở các nhóm được so sánh với nhau sử dụng phép<br /> kiểm Kruskall Wallis và phép kiểm Mann - Whitney. Kết quả độc tính tế bào phụ thuộc loại xi măng: Fuji I<br /> không gây độc cấp tính; Fuji Plus gây độc cấp tính, tuy nhiên, khi pha loãng đến nồng độ 1/8, không còn gây<br /> độc; G-Cem gây độc tế bào cao nhất trong ba loại vật liệu nghiên cứu (tỉ lệ sống của nguyên bào sợi 3T3 <<br /> 70% ở tất cả các nồng độ dịch chiết).<br /> Từ khóa: tương hợp sinh học, độc tính tế bào, xi măng gắn, xi măng nhựa tự dán, nguyên bào sợi<br /> 3T3, xi măng glass ionomer tăng cường nhựa, xi măng glass ionomer<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Từ thực tế thực hiện phục hình cố định<br /> <br /> 2]. Xi măng Glass Ionomer tăng cường nhựa<br /> <br /> trên răng tủy sống, có sự tiếp xúc trực tiếp<br /> <br /> (RMGIC) ra đời là sự kết hợp của GIC với các<br /> monomer nhựa nhằm cải thiện các đặc điểm<br /> <br /> giữa xi măng gắn với phức hợp ngà tủy, được<br /> cho là một trong những nguyên nhân gây<br /> <br /> cơ học của xi măng GIC. Tuy nhiên, xi măng<br /> GI tăng cường nhựa phóng thích flour gây độc<br /> <br /> nhạy cảm và ê buốt sau can thiệp. Như vậy,<br /> ngoài các đặc điểm cơ học đảm bảo cho khả<br /> <br /> tế bào và ngoài ra, hầu hết các tác giả đều<br /> cho rằng các monomer tự do không được<br /> <br /> năng gắn dính của xi măng, đặc điểm tương<br /> hợp sinh học của xi măng gắn là một yêu cầu<br /> <br /> trùng hợp có khả năng xuyên qua các ống ngà<br /> <br /> quan trọng và cần thiết.<br /> <br /> và gây độc tế bào [3; 4; 5]. Một số nghiên cứu<br /> kết luận xi măng RMGIC độc tính cao hơn so<br /> <br /> Ra đời từ năm 1969, xi măng Glass<br /> Ionomer (GIC) có khả năng gắn hóa học vào<br /> <br /> với GIC truyền thống [4; 6; 7].<br /> <br /> cấu trúc răng, khả năng phóng thích fluor, và<br /> khả năng tái khoáng hóa thương tổn sâu răng.<br /> <br /> nhựa, xi măng nhựa có những ưu điểm về<br /> <br /> Tuy nhiên, một số nghiên cứu in vitro kết luận<br /> flour gây độc lên tế bào tủy răng ở người bằng<br /> việc ngăn cản sự tăng trưởng của tế bào, sự<br /> tăng sinh, hoạt động nội bào, tổng hợp protein<br /> và gây ra sự chết tế bào theo chương trình [1;<br /> <br /> So sánh với xi măng GI và GI tăng cường<br /> thẩm mỹ và khả năng gắn dính. Tuy nhiên, xi<br /> măng được cho là gây độc do chứa các<br /> monomer nhựa và qui trình xử lí ngà răng<br /> bằng acid trước khi gắn làm tăng tính thấm<br /> ngà.<br /> Xi măng nhựa tự dán ra đời năm 2002, với<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Trần Xuân Vĩnh, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại<br /> học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br /> Email: vinhdentist@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 25/12/2017<br /> Ngày được chấp thuận: 18/3/2018<br /> <br /> 34<br /> <br /> các đặc điểm: lưỡng trùng hợp đảm bảo chất<br /> lượng polymer hóa của xi măng, kết hợp tác<br /> nhân dán và xi măng trong một sản phẩm, rút<br /> gọn qui trình gắn chỉ gồm một bước, giảm thời<br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> gian trên lâm sàng. Do không cần các bước<br /> <br /> Vì vậy, nghiên cứu in vitro này được thực<br /> <br /> xử lí bề mặt răng trước khi gắn, lớp mùn ngà<br /> <br /> hiện nhằm đánh giá độc tính trên tế bào<br /> <br /> không bị loại bỏ, nên được cho là không gây<br /> <br /> nguyên bào sợi 3T3 của xi măng nhựa tự dán<br /> <br /> nhạy cảm sau gắn. Sự dán dính vào các<br /> <br /> lưỡng trùng hợp (G-Cem) theo phương pháp<br /> <br /> cấu trúc mô răng không có sự hình thành của<br /> <br /> dịch chiết trực tiếp, so sánh với hai loại xi<br /> <br /> các đuôi nhựa trong ống ngà, từ đó có thể<br /> <br /> măng thông dụng là xi măng Glass Ionomer<br /> <br /> ngăn chặn làm giảm tác động gây hại cho tủy<br /> <br /> tăng cường nhựa (Fuji Plus) và xi măng Glass<br /> <br /> [5; 8; 9].<br /> <br /> Ionomer (Fuji I).<br /> <br /> Với tính thuận tiện và đa năng, xi măng<br /> nhựa tự dán hiện được nhiều nhà lâm sàng<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> lựa chọn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá<br /> độc tính tế bào của xi măng này chưa được<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> - Dòng tế bào nguyên bào sợi chuột 3T3:<br /> <br /> thực hiện nhiều. Năm 2015, Rita TrumpaiteVanagiene [10] nghiên cứu dịch chiết trực tiếp<br /> <br /> được cung cấp từ phòng thí nghiệm Trung<br /> <br /> của xi măng trên nguyên bào sợi nướu răng<br /> <br /> tâm Sinh học phân tử Trường Đại học Y Dược<br /> <br /> đã kết luận xi măng nhựa tự dán gây độc tế<br /> bào. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào ở Việt<br /> <br /> Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Nam đánh giá độc tính tế bào của xi măng<br /> nhựa tự dán.<br /> <br /> nhóm chứng: Fuji plus, Fuji I.<br /> <br /> - Vật liệu: Nhóm nghiên cứu: G - Cem;<br /> <br /> Bảng 1. Các loại xi măng sử dụng trong nghiên cứu<br /> Vật liệu<br /> Fuji I<br /> <br /> Fuji Plus<br /> <br /> Loại<br /> GIC<br /> <br /> RMGIC<br /> <br /> Số lô<br /> 1607111<br /> <br /> 1605261<br /> <br /> Xi măng<br /> G cem<br /> <br /> nhựa tự<br /> dán<br /> <br /> 1511261<br /> <br /> Cơ chế<br /> đông<br /> <br /> Thành phần<br /> <br /> Hóa học<br /> <br /> Bột: fluoroaluminosilicate glass<br /> Lỏng: polyacrylic acid, nước<br /> <br /> Hóa học<br /> <br /> Lưỡng<br /> trùng hợp<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/2016<br /> đến tháng 4/2017.<br /> Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro<br /> có nhóm chứng.<br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> Bột: fluoroaluminosilicate glass;<br /> Lỏng: copolymer of acrylic and maleic acids,<br /> HEMA, UDMA, tartaric acid, nước, chất khơi<br /> mào hóa trùng hợp<br /> Bột: fluoro-aluminio-silicate glass<br /> Lỏng: thành phần nhựa có tính axit, nước,<br /> UDMA, Dimethacrylates, 4-META, phosphoric<br /> ester monomer, camphorquinone<br /> Quy trình nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu đánh giá độc tính của của 3<br /> loại xi măng với nguyên bào sợi 3T3 bằng thử<br /> nghiệm MTS.<br /> - Trộn từng loại xi măng theo hướng dẫn<br /> 35<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> của nhà sản xuất, cho vào khuôn cao su hình<br /> trụ tròn, đường kính đáy 4 mm, chờ đến khi xi<br /> măng đông.<br /> <br /> liệu.<br /> OD492b: mật độ quang của chứng âm.<br /> <br /> - Ngâm khối xi măng vào môi trường<br /> DMEM/F12 theo tiêu chuẩn ISO 1099312:2012 [11]. Sau 24 giờ, thu được dịch chiết<br /> xi măng nồng độ 100% (nồng độ 1). Pha loãng<br /> dịch chiết thành các nồng độ 1/2, 1/4, 1/8,<br /> 1/16.<br /> <br /> Nếu tỉ lệ sống < 70%: vật liệu có khuynh<br /> hướng độc.<br /> Lặp lại thử nghiệm 3 lần.<br /> Các biến số trong nghiên cứu<br /> Biến số độc lập<br /> <br /> - Chuyển tế bào 3T3 lên đĩa 96 giếng với<br /> mật độ 1 x 104 tế bào/ml rồi ủ 24 giờ. Sau đó,<br /> hút bỏ môi trường ở tất cả các giếng, rửa<br /> sạch nhẹ nhàng tế bào bằng dung dịch muối<br /> đệm phosphate PBS.<br /> <br /> - Loại vật liệu: Fuji I, Fuji Plus, G - Cem.<br /> - Năm nồng độ dịch chiết: 1, 1/2, 1/4, 1/8,<br /> 1/16.<br /> Biến số phụ thuộc: biến số định lượng.<br /> <br /> - Cho 100 µl dịch chiết xi măng vào giếng<br /> tương ứng (02 giếng/từng nồng độ dịch chiết<br /> của mỗi loại xi măng) rồi tiếp tục ủ 24 giờ.<br /> - Sau 24 giờ, hút bỏ dịch chiết. Rửa với<br /> 100 µl BPS. Thêm vô mỗi giếng 100 µl môi<br /> trường DMEM và 20 µl MTS, trộn đều, ủ trong<br /> trong tủ cấy ở 370C, 5% CO2 trong 4 giờ. Tiến<br /> hành đo mật độ quang (OD) ở bước sóng 492<br /> nm bằng máy đo OD. Mô hình nghiên cứu sử<br /> dụng chứng âm là môi trường DMEM/F12 và<br /> chứng dương là dịch chiết latex theo tiêu<br /> chuẩn ISO 10993 - 5:2009 [12].<br /> Số đo OD được chuyển thành tỷ lệ phần<br /> trăm tế bào sống theo công thức:<br /> 100 x OD492e<br /> % tế bào sống =<br /> OD492b<br /> <br /> 36<br /> <br /> OD492e: mật độ quang của dịch chiết vật<br /> <br /> - Tỉ lệ sống của tế bào (%).<br /> 3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng<br /> phần mềm SPSS 16.0.<br /> Thống kê mô tả: Số liệu được trình bày<br /> dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị.<br /> Thống kê suy lý<br /> Sử dụng phép kiểm Kruskal-Wallis, MannWhitney U để so sánh tỉ lệ sống của tế bào ủ<br /> với dịch chiết trực tiếp ở từng nồng độ của 3<br /> loại xi măng. Các kiểm định với giá trị p < 0,05<br /> được cho là có ý nghĩa thống kê.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> Nghiên cứu in vitro đảm bảo các nguyên<br /> tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm tế bào sống của nguyên bào sợi 3T3 khi tiếp xúc với dịch chiết<br /> trực tiếp của Fuji I, Fuji Plus, G-Cem ở các nồng độ 1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16<br /> Loại<br /> vật liệu<br /> <br /> Nồng độ dịch chiết trực tiếp<br /> Trung vị (Khoảng tứ phân vị)<br /> Chưa pha loãng<br /> <br /> Nồng độ 1/2<br /> <br /> Nồng độ 1/4<br /> <br /> Nồng độ 1/8<br /> <br /> Nồng độ 1/16<br /> <br /> Fuji I<br /> <br /> 70,45<br /> (70,16 - 70,82)<br /> <br /> 90,71<br /> (82,13 91,36)<br /> <br /> 99,88<br /> (97,97 - 100,06)<br /> <br /> 100,05<br /> (99,06 - 100,14)<br /> <br /> 100,08<br /> (99,59 - 100,18)<br /> <br /> Fuji<br /> Plus<br /> <br /> 46,08<br /> (43,95 - 47,01)<br /> <br /> 50,75<br /> (50,43 50,97)<br /> <br /> 68,54<br /> (66,50 - 70,62)<br /> <br /> 97,68<br /> (93,83 - 100,14)<br /> <br /> 99,14<br /> (96,98 - 100,18)<br /> <br /> G Cem<br /> <br /> 43,23<br /> (39,09 - 45,91)<br /> <br /> 45,15<br /> (44,89 45,65)<br /> <br /> 47,48<br /> (46,86 - 48,50)<br /> <br /> 50,79<br /> (50,04 - 51,72)<br /> <br /> 66,26<br /> (64,30 - 67,38)<br /> <br /> Chứng<br /> âm<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> Chứng<br /> dương<br /> <br /> 53,94<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ phần trăm tế bào sống của nguyên bào sợi 3T3 khi tiếp xúc với dịch chiết<br /> trực tiếp của Fuji I, Fuji Plus, G-Cem ở các nồng độ 1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16<br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> 37<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Biểu đồ 2. Tỷ lệ phần trăm tế bào sống của nguyên bào sợi 3T3 khi tiếp xúc với dịch chiết<br /> trực tiếp của Fuji I, Fuji Plus ở các nồng độ 1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16<br /> *: p < 0,05 (Kiểm định Mann-Whitney U).<br /> <br /> Biểu đồ 3. Tỷ lệ phần trăm tế bào sống của nguyên bào sợi 3T3 khi tiếp xúc với dịch chiết<br /> trực tiếp của Fuji I, G-Cem ở các nồng độ 1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16<br /> *: p < 0,05 (Kiểm định Mann-Whitney U).<br /> <br /> 38<br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2