intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi điều suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo viên trong dạy học

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

118
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Vài nét về ứng dụng CNTT trong dạy học Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi điều suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo viên trong dạy học

  1. Đôi điều suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo viên trong dạy học 1. Vài nét về ứng dụng CNTT trong dạy học Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT). Một máy tính nối mạng không chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email mà nó là kênh kết nối chúng ta với cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở cách xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới, trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử (ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game online), các diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện tử (blogger),... Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc, trong đời sống thường ngày . Ví dụ mọi người có thể chia sẻ cho nhau các đoạn phim hoặc
  2. các bài hát, có thể chia sẽ các bài viết về những kiến thức khoa học, xã hội,những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó v.v... Trong lĩnh vực giáo dục, các bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái;các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với nhau, để xây dựng một " kho tài nguyên " khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử. 1.1 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó: - CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy. - E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất: + Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT ) + Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning ) 1.2 Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính,
  3. máy chiếu (projector),... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn. Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại. Để soạn các bài giảng điện tử, hiện nay giáo viên được khuyến khích học và sử dụng các phần mềm: Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp. Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và
  4. tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong quá trình soạn bài, giáo viên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet. Trang web của Trung tâm hỗ trợ giáo viên (http://giaovien.net) là nơi cung cấp nhiều công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình soạn các bài giảng điện tử có chất lượng cao. 1.3 Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để làm tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy: + Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến - Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v... - Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn - Thư viện tư liệu giáo dục ( http://tulieu.violet.vn ) là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam. - Thư viện bài giảng điện tử ( http://baigiang.violet.vn ): Đây là trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước. - Thư viện giáo trình điện tử ( http://ebook.edu.net.vn.) là trang web tập hợp
  5. các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ ... Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí; Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. + Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Monava... ( http://google.com.vn, http://yahoo.com.vn, http://baamboo.com , http://monav a.com ) 1.4 Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội Khi kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nh ưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng. Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT ( http://diendan.edu.net.vn ) trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, các cuộc vận động, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra còn có Diễn đàn giáo viên trong hệ thống thư viện trực tuyến của Violet (http://diendan.violet.vn), diễn đàn giáo dục Bình Dương ( http://dayhoctructuyen.org )...và còn rất nhiều blog giáo dục khác. Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi đó là những trang web cá nhân) cho mình. Với các blog được tạo, giáo viên có thể: lưu trữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn học; chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống, bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình; tổ chức việc dạy học thông qua blog; tổ chức các
  6. diễn đàn về một số chủ đề giáo dục; ngoài ra blog cũng là nơi giáo viên khắp nơi trong cả nước có thể giao lưu, kết nghĩa với nhau... Trong thực tế tuy còn có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được đối với các blog nhưng tùy theo từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao.Đặc biệt, các giáo viên nếu biết tận dụng những chức năng của blog thì hoàn toàn có thể sử dụng blog để làm tốt hơn công việc giảng dạy của mình. Hiện tại, đã có hàng ngàn giáo viên tạo trang web cá nhân được thừa kế bản quyền từ thư viện Violet.vn. Ngoài ra,các địa chỉ mạng xã hội khác để tạo blog được dùng nhiều nhất ở Việt Nam có thể kể đến là: http://360.yahoo.com, http://my.opera.com, http://vn.360plus.yahoo.com ...Vi ệc tạo blog hiện nay, thủ tục rất đơn giản, rất dễ thực hiện đối với mọi người. 2. Một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng blog trong dạy học ở trường Sư phạm: Sau một thời gian ngắn tạo và sử dụng website cá nhân phục vụ cho việc giảng dạy ở trường sư phạm; mặt khác, được sự cộng tác, ủng hộ của nhi ều bạn đồng nghiệp và sinh viên, tôi rút ra được một số nhận xét và kinh nghiệm bước đầu: 1/ Tuy thực chất chưa phải là một hình thức e-learning theo đúng nghĩa của nó nhưng việc sử dụng trang web cá nhân trong việc dạy học cũng là một bước khởi đầu quan trọng cho việc phát triển hình thức e-learning trong thời gian tới - một xu thế tích cực cần được phát triển ở nước ta. Ngày nay các giảng viên sư phạm hoàn toàn có thể tạo cho mình một trang web cá nhân để sử dụng cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học. + Trước khi tạo trang web, giảng viên cần có định hướng về trang web của mình (về nội dung, về kết cấu các thư mục cần có) sao cho phù hợp đặc điểm môn học, mục đích sử dụng của bản thân và có thể duy trì, phát triển trang web lâu dài. Điều này cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và nên có một thời gian nhất định cho công việc chuẩn bị những điều kliện hình thành trang web. + Kiên trì, từng bước thực hiện vững chắc việc xây dựng trang web theo hướng đã dự kiến.Việc tạo lập một trang web rất dễ dàng, nhưng duy trì, "nuôi dưỡng" và phát triển nó thì hoàn toàn không phải là một việc đơn giản, dễ dàng. Giảng viên
  7. cần có một "chiến lược" để duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả trang web cá nhân của mình. Luôn luôn bám sát mục đích tạo trang web cá nhân để phục vụ cho việc dạy học. Điều này có khác với mục đích dùng web để chia sẻ thông tin đơn thuần hay ghi nhật ký, tâm sự của bản thân... 2/ Mỗi giảng viên có một cách thiết kế trang web cá nhân khác nhau tùy theo mục đích riêng của mình. Tuy nhiên theo tôi, cần tạo những thư mục riêng như: tư liệu, bài giảng điện tử, giáo án ( đề cương chi tiết học phần, đề cương bài giảng ), câu hỏi ôn tập & đề thi, tài liệu tham khảo... Điều này cũng giúp cho sinh viên thuận lợi trong việc tìm kiếm, tham khảo những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu môn học. Mặt khác, giảng viên có thể thiết lập liên kết đến những website hoặc những tài liệu có chất lượng cao, thiết thực cho môn học ở những website khác. Việc này giúp cho sinh viên thuận lợi và có định hướng đúng đắn trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng để tham khảo, thực hiện các bài tập theo yêu cầu của môn học. Theo tôi, nếu tạo website cá nhân thuộc hệ thống violet.vn thì chúng ta sẽ thuận tiện trong việc thực hiện điều này. Mặt khác, giảng viên và sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên khá phong phú trong hệ thống thư viện trực tuyến Violet do cộng đồng giáo viên tham gia đóng góp. 3/ Để có thể sử dụng website cá nhân vào việc dạy học: + Giảng viên đưa ra những bài thực hành, bài tập ( ví dụ: thiết kế bài giảng điện tử, thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thiết kế bài thuyết trình, thực hiện một bộ sưu tập tư liệu cho môn học...) và giao cho cá nhân hoặc các nhóm sinh viên thực hiện. + Giảng viên nên tạo một thư mục riêng để thông báo đề tài thực hành, danh sách các nhóm thực hành của sinh viên, lưu trữ hình ảnh hoạt động thực hành, báo cáo của sinh viên ( nếu có )... + Sau khi được báo cáo, trình bày, tổ chức thực hành trên lớp và được góp ý, chỉnh sửa, những bài tập đó được giảng viên hoặc các sinh viên tự đưa lên trang web ( đối với các trang web cá nhân của Violet, giảng viên có thể phân quyền cho sinh viên tự đưa tài liệu lên với điều kiện là sinh viên cần đăng ký trở thành thành viên
  8. trang riêng của giảng viên ). + Giảng viên có thể nhận xét công khai các bài thực hành trên mạng; có thể tổ chức các sinh viên khác có thể nhận xét, góp ý cho nhau. + Trong quá trình sử dụng trang web cho việc giảng dạy, giảng viên cần xây dựng, thống nhất một " nội quy " của trang web để tránh tình trạng bài giảng, tài liệu được tải lên tuỳ tiện, đi xa mục đích của trang web.Điều này giúp chúng ta đỡ mất thời gian cho việc khắc phục, sửa chữa, chấn chỉnh không cần thiết. Nhiều bài tập có chất lượng được giáo viên, sinh viên nơi khác tải về tham khảo. Điều này tạo cho sinh viên thêm hứng thú trong việc học tập, sáng tạo.Bởi vì một bài giảng được đưa lên thư viện sẽ nhận được rất nhiều góp ý từ cộng đồng để tác giả chỉnh sửa lại cho ngày một tốt hơn, đồng thời việc một bài giảng được tham khảo nhiều lần cũng là một thước đo đánh giá chất lượng bài giảng, qua đó khẳng định được trình độ của tác giả. 4/ Thông qua việc thực hành như trên, tôi nhận thấy hoạt động học tập của sinh viên có nhiều dấu hiệu chuyển biến theo hướng tích cực: + Kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử được nâng lên, ngoài phần mềm Powerpoint được sử dụng một cách khá phổ biến, nhiều sinh viên đã mạnh dạn sử dụng phần mềm Violet để soạn bài dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sự trợ giúp của trang web đào tạo kỹ năng vi tính cho giáo viên + Kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên mạng được cải thiện, việc tìm kiếm tài liệu cũng được định hướng tích cực hơn. + Hình thành và phát triển khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài tập nhóm. + Trong những buổi thực hành ( tổ chức hoạt động giáo dục, thuyết trình, giới thiệu bộ sưu tập của nhóm...) với những " sản phẩm " do chính mình thiết kế và tổ chức thi công, không khí học tập của sinh viên sôi nổi và tích cực hơn ( so sánh bài tập của mình với bài tập của các bạn khác, góp ý kiến xây dựng cho các bài tập...) + Bước đầu hình thành ý thức tìm kiếm, tích luỹ những tư liệu, bài giảng có chất lượng cao để chuẩn bị cho việc giảng dạy sau khi tốt nghiệp ra trường. Nhiều sinh viên tích cực đóng góp cho trang web nhiều tư liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo có giá trị, trước mắt nó phục vụ nhiều hơn cho việc học tập, nghiên cứu môn học,
  9. đồng thời qua đó sinh viên cũng đã tham gia đóng góp cho thư viện của cộng đồng giáo viên. Theo nhận xét của cá nhân tôi, tình cảm nghề nghiệp của sinh viên từ đó cũng có những biểu hiện tích cực hơn. Khi sử dụng những trang web cá nhân, giảng viên có thể giải đáp các thắc mắc của sinh viên thông qua hình thức "tin nhắn" để lại trên trang web. Với trang web thuộc thư viện trực tuyến Violet, giảng viên còn có thể hỗ trợ trực tuyến cho sinh viên. Nếu muốn tổ chức hỗ trợ trực tuyến, giảng viên cần ấn định và thông báo thời gian trực tuyến mỗi ngày và việc hỗ trợ trực tuyến cần được tiến hành có nề nếp và thường xuyên. Với những hình thức hỗ trợ như vậy, sự giúp đỡ của giảng viên đối với sinh viên có thể kịp thời hơn, hiệu quả hơn. Một điều quan trọng, theo chúng tôi trang web cá nhân cũng chỉ là một phương tiện giúp cho giảng viên đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên cũng như những phương tiện dạy học khác, trang web cá nhân của giảng viên cần được sử dụng phối hợp tốt với các phương tiện khác, cần phát huy những ưu thế cũng như cần khắc phục những điểm hạn chế của nó trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối hóa vai trò của nó cũng sẽ dẫn đến sai lầm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2