intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi điều về chuyển di ngữ dụng học của người Việt học tiếng Anh

Chia sẻ: Chua Quen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc thu hẹp khoảng trống đó bằng cách đi tìm lời giải thích (trong giới hạn cho phép) cho những sai lệch mà người Việt Nam học tiếng Anh đã vấp phải, và ngay cả khi tưởng như người ta đã đạt được chuẩn của người bản ngữ thì thực ra họ lại đang vấp phải một sai lầm khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi điều về chuyển di ngữ dụng học của người Việt học tiếng Anh

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN, NGOẠI NGỮ, T.XVIII, N ọỊ, 2002<br /> <br /> <br /> <br /> Đ Ồ I Đ IỂ U V Ể C H U Y ÊN DI N G Ử D Ụ N G HỌC<br /> C Ủ A NG Ư Ờ I V IỆT HỌC TIÊN G A N H<br /> <br /> Hà Cẩm Tâm<br /> <br /> Khoa N gôn ngữ & Văn hóa A n h - M ỹ<br /> Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội<br /> <br /> 1. Đ ặt vấ n đề<br /> •<br /> <br /> <br /> <br /> Một trong n h ữ n g vấn đề mà t ấ t cả n h ữ n g người t h a m gia giao tiếp rất<br /> thường xu*yên q u a n tâm là vấn đề "lịch sự". "Lịch sự là cái mà ai cũng phải cô' gắng<br /> để đ ạ t được trong giao tiếp bởi nếu th iếu nó ngưòi ta sẽ bị coi là th iếu lịch s ự ’ [3 ,<br /> 5]. Theo hai học giả t r o n g tài liệu này (Brown và Levinson) thì lịch sự nghía là<br /> q u a n tâm đến th ể diện của người khác và điều này có ả n h hưởng tới việc lựa chọn<br /> mức độ g iả m nhẹ (redress) trong giao tiếp mà trong lý t h u y ế t người ta hay cùng<br /> t h u ậ t ngữ “mức độ g iá n tiếp” (indirectness). Lý thu y ết về lịch sự của hai học giả<br /> này chia “lịch sự” r a làm hai loại chính và được gọi là “lịch s ự dương tín h ” (positive<br /> politeness) và “lịch sự â m t í n h '’ (negative politeness). Nếu lịch sự dương tính<br /> không q u a n tâm nh iều tới th ê diện mà chủ yếu là sự t h â n m ặ t gần gũi của các đối<br /> tương th a m gia giao tiếp, thì lịch sự âm tín h lại quan t â m đến th ế diện bằ ng việc<br /> tìm mọi cách tạo lối t h o á t cho người nghe để họ không bị m ấ t th ể diện khi không<br /> th ể đáp ứng được yêu cầu người nói. Ớ đây, chúng ta q u a n tâm tới sự n h ã nhặn và<br /> lịch sự khi yêu cầu người khác một việc gì đó ( d i r e c t n e s s , politeneSK in<br /> req u e st s) .<br /> Bàn về vấn đề mức độ n h ã n h ặ n và lịch sự trong câu yêu cầu tiếng Anh,<br /> Blum-Kulka, House & K a s p e r [1] đã p h â n chia các loại câu yêu cầu ra thành ba<br /> nhóm chiến lược chính. Ba nhóm đó gồm Direct (D) - trực tiếp, Conventionally<br /> Indirect (CID) - gián tiếp theo quy ước và Non-eonventionally I n direc t (NID) - gián<br /> tiếp không theo quy ước. Trong nhóm D có loại câu mện h lệnh (imperative), trong<br /> nhóm CID có loại câu yêu cầu kiểu xin phép ( p e r m i s s i o n ) , kiểu hỏi về khả năng<br /> (ab ility ). Nếu xếp theo t r ậ t tự mức độ gián tiếp tăn g d ầ n thì sẽ có (1) câu n ệ n h<br /> lệnh, (2) câu hỏi k h ả năng, và (3) câu yêu cầu kiểu xin phép.<br /> c #<br /> <br /> <br /> <br /> Liên q u a n đến v ấ n đề mức độ gián tiếp hay nhã n h ặ n còn có vấn đề chỉ xuất<br /> (deixis). Theo Levinson [9, 54] thì định vị "quan tâm tới cách thức mà các ngôn<br /> ngữ mã hóa các đặc điểm ngừ p h á p của văn cảnh của p h á t ngôn (utterance) hav sự<br /> kiện lời nói (speech event)". Một cách cụ th ể hơn, Koike [8 ] cho r ằ n g việc xây iựn g<br /> p h á t ngôn lấy ngưòi nói làm tâm điểm (speaker perspective) hay người nghe<br /> (hearer perspective) là một trong nhiều cách để th ể hiện mức độ lịch sự.<br /> H a v e r k a te (1984) thì cho r ằ n g nh ữ n g câu trúc câu th ể hiện sự k hiêm ton và .ihún<br /> nhường của người nói được coi là lịch sự bởi ngươi nói đã khôn g lấy m ìn h làm trung<br /> <br /> 30<br /> Đôi điều về chuyên di ngừ d ụ n g hoe.. 31<br /> <br /> tâm. Học giả này k h ẳ n g đ ịn h rằn g mức độ lịch sự gán liền với mức độ gián tiếp, và<br /> một trong n h ữ n g cách t ả n g mức độ gián tiếp là giảm thiể u vai trò t r u n g t â m của<br /> người nói trong p h á t ngôn.<br /> Tuy n hiên các nền vần hóa và các ngôn ngừ kh ác n h a u lựa chọn các kiêu<br /> lịch sự khác nhau. Điều này đã được k h ẳ n g định trong n h iều n gh iên cứu trên t h ế<br /> giới. Chẳng h ạ n nh ư Nwoye đã đưa ra n h ậ n định sau "Quan niệm của Brown và<br /> Levinson vê lịch sự, đặc biệt là khái niệm lịch sự âm tín h và n h u cầu t r á n h sự áp<br /> đặt, không được cộng đồng Igbo, một cộng đồng có q u a n điểm sông bình đẳng, chấp<br /> nh ận, bởi trong cộng đồng này họ coi trọng quyền lợi của cả nhóm, của tập thể hơn<br /> là cá nhân, do đó không coi trọng, không đề cao lợi ích cá nhâ n". Tương tự như<br /> vậy, Matsumoto [ 10 , 218] cũng p há t hiện t h ấ y ở nơi mà n ề n văn hóa đòi hỏi cá thể<br /> phải quan tâm nhiều tới việc t u â n t h ủ các tiêu ch u ẩn h à n h vi chứ không phải là lợi<br /> ích của cá n h â n , thì cái gọi là thể diện của Brown và Levinson k hông còn là quan<br /> trọng trong các mối q u a n hệ liên n h â n nữa. Như vậy, có th ể k h ẳ n g định rằng, khái<br /> niệm thể diện là một k h á i niệm phổ quát, song sự q u a n tâm và cách thức duy trì<br /> nó trong các nền văn hóa k hác n h a u thì không n hư n h a u . Do đó, trong thực tế, việc<br /> thế hiện lịch sự và mức độ gián tiếp hay n h ã n h ặ n cũng khá c n h a u giữa các nền<br /> văn hóa và giừa các ngôn ngữ.<br /> Vấn đề vế ngữ d ụ n g học và ngôn ngừ xã hội học và việc học ngoại ngữ đã<br /> được th ế giói để cập đến k h á rầm rộ từ n h ữ n g năm 80. N h ừ n g kết quả nghiên cứu<br /> đã giúp ích r ấ t nhiều cho việc bổ su ng kiến thức cho các giáo t r ì n h cũng nh ư cải<br /> tiên phương pháp dạy và học ngoại ngữ. Chính vì t h ế đã có nhiều ng hiên cứu trên<br /> thê giới đề cập đên c h u yển di ngừ dụ ng học của người học tiếng Anh gốc T r u n g<br /> Quôc (Huarịg, 5), Hy Lạp (Sifianou), Tây Ban N ha (H a v erk a te , 4), N h ậ t (Tanaka)<br /> và còn nhiều nữa. Q uả là sự th iế u thông tin về ngữ d ụ n g học đã dẫn đến n h ữ n g<br /> t h ấ t bại trong giao tiếp của người học tiếng và là cơ sở của n h ữ n g t h à n h kiến tiêu<br /> cực như "người Nga và người Đức thì thô bạ o, ngưòi Ấn Độ thì ba p hải, ngươi Mỹ<br /> thì không chân thật v.v" (Thomas). Tuy nhiên, cho tới nay h ầ u n h ư chưa có nhiều<br /> nghiên cứu đề cập đ ế n đối tượng ngưòi Việt học tiếng Anh và n h ữ n g vấn đề về<br /> dụng học mà họ cần p h ả i vượt qua hay ít n h ấ t là cần bi ết đế có thế p h ầ n nào hoàn<br /> thiện khả n ă n g giao tiêp của mình. Do vậy, tác giả của báo cáo này hy vọng có thể<br /> đóng góp một p h ầ n nhỏ bé vào việc t h u hẹp kho ản g trôn g đó bằ n g cách đi tìm lòi<br /> giải thích (trong giới h ạ n cho phép) cho n h ữ n g sai lệch mà người Việt Nam học<br /> tiếng Anh đã vấp phải, và ngay cả khi tưởng nh ư người ta đã đ ạ t được c h u ẩ n của<br /> người bàn ngừ thì thực ra họ lại đang vấp phải một sai lầm khác.<br /> <br /> 2. P hư ơn g p h áp<br /> Đê thực hiện được mục tiêu trên, tôi đã t h u t h ậ p sô liệu về cách đưa ra<br /> nhữn g lòi yêu cầu cho một số tìn h huông t r ê n cơ sở d ù n g ph iếu câu hỏi. Phiếu câu<br /> hỏi này đã được p h á t cho 53 sinh viên Việt Nam đang học n ă m t h ứ 4 ở Đại học Sư<br /> 32 Hà Câm Tàm<br /> <br /> p hạm Ngoại ngữ Hà Nội và 52 sinh viên người Australia đ a n g học tại trường Đại<br /> học La Trobe, Victoria, Australia.<br /> Các tìn h huống được lựa chọn để nghiên cứu bao gồm :<br /> 1. Người cảnh sá t yêu cầu lái xe x uấ t trình bằ ng lái xe (licence)<br /> 2. Bạn hỏi mượn a n h xe ôtô (car)<br /> 3. Bạn hỏi một người qua đưòng đế mượn cái kích (jack)<br /> 4. Bạn hỏi vay mẹ 50 đôla (money)<br /> T ấ t cả nhữ ng câu t r ả lời do các đốì tượng được ng hiên cứu cung cấp đã được<br /> phân tích theo mô hình cú ph áp của Blum-Kulka [1] có sửa đổi đôi chút.<br /> Ngoài ra, một phiếu câu hỏi gồm 9 câu yêu cầu b ằ n g tiếng Anh do người<br /> Việt sử dụng đã được p h â n p h á t cho 20 sinh viên Việt Nam đ a n g học đại học và sau<br /> đại học tại Australia tuổi từ 19 đến 30 để họ dịch san g tiếng Việt. Mục đích là để<br /> tìm hiểu xem liệu họ có hiểu đúng mức độ giảm nhẹ và mức độ lịch sự của các kiểu<br /> câu yêu cầu đó trong tiếng Anh không. Nếu hiểu đúng thì họ sẽ tìm được nhữ ng<br /> câu tương đương trong tiếng Việt.<br /> Kết quả cho th ấy người Việt và người Australia có khi r ấ t khác n h a u về<br /> cách lựa chọn các chiến lược cho câu yêu cầu, và có khi lại tương tự n ha u. Vấn đề là<br /> ta có thể hiểu sự giông n h a u và khác n h a u đó như t h ế nào cho đúng? Liệu có phải<br /> khi người Việt chọn chiến lược tương tự với người A u s tr a l ia là họ đã biết cách thể<br /> hiện ý nghĩa ngữ dụng học giông người bản ngừ? Và vì sao mà họ lại khác người<br /> bản ngữ?<br /> <br /> 3. N hữ n g k ết quả n g h iê n cứu và b ìn h luận<br /> Như đã nói ở trên, kết quả p h â n tích sô" liệu cho t h ấ y hai nhóm đôi. tượng<br /> được nghiên cứu là nhóm sinh viên Au stralia và sinh viên Việt Nam học tiếng Anh<br /> đã sử dụng nh ữn g chiến lược (strategy) như n ha u khi h ìn h t h à n h các lòi yêu cầu<br /> trong một sô" tình hu ống nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi đã kh ông tin rằng các dổi<br /> tượng được nghiên cứu là sinh viên Việt Nam và sinh viên A u s tr a l ia đã x u ấ t p h á t<br /> từ nh ữ n g ngu yê n n h â n n hư n h a ụ khi lựa chọn lời yêu cầu d ù n g cấu trúc "Can I ..."<br /> hoặc là "Can you Sự lựa chọn t r ù n g lặp đã x u ấ t hiện ở tro ng tìn h huống mượn<br /> ôtô (car) và trong tìn h huống kiểm t r a bằng lái xe (licence). Và sự nghi ngờ đó đã<br /> tăn g lên khi tôi n h ậ n thấy rằ n g ngưòi Việt Nam, trong tìn h h u ố n g mượn cái kích<br /> (jack) là tình huống mà cả hai nhóm khi điều t r a đều cho r ằ n g đây là một tình<br /> huống khó xử {of high im position), lại sử dụng chiến lược câu có mức độ giảm nhẹ ít<br /> hơn r ấ t nhiều so với dự đoán. Tôi ngờ rằng người Việt N a m có t h ể đã nghĩ r ằ n g cấu<br /> trúc nổi mà họ sử dụng có ý nghĩa giảm nhẹ lớn hơn mức độ mà người bản ngữ<br /> đánh giá về cấu trúc đó. Thực vậy, trong tình h u ống (jack) này, trong khi ngưòi<br /> Australia lựa chọn nh ữ n g chiến lược nh ư 'F easibility 1 (th ă m dò tín h khả thi) và<br /> Đôi điếu về chuyên di ngừ dụn g học.. 33<br /> <br /> 'Perm ission' (lời yêu cầu kiểu xin phép) thì người Việt Nam chọn kiểu chiến lược<br /> 1A bility (thăm dò khả năng). Chiến lược được coi là có mức độ giảm nhẹ nhỏ hơn<br /> nhiều so với chiến lược mà người Australia lựa chọn. Đê tìm hiếu nguyên n h â n vê<br /> những sự giông n h a u và khá c nhau này, tôi đã thu th ập thêm sô" liệu ở một sô" sinh<br /> viên Việt Nam đang học tậ p ở những trường đại học khác n h a u ỏ Melbourne. Chín<br /> câu yêu cầu bằ ng tiếng Anh được lựa chọn bao gồm các chiến lược 'A b ility ,<br /> Permission, và Im p e r a tiv e ' (kiêu th ă m dò khả năng, kiểu xin phép, và kiểu m ện h<br /> lệnh) mà đốì tượng n gh iên cứu là người Việt đã sử dụn g và đưa vào trong phiếu<br /> câu hỏi phục vụ cho p h ầ n điều tra này.<br /> Kết quả là :<br /> 1. Chín trong số n h ữ n g người được hỏi đã dịch "Can I see your drivin g<br /> licence?" sa ng tiếng Việt là "Anh cho tôi xem bằng lái xe!" hay là "Đề nghị<br /> an h Ichị cho tôi xem bằng lái xe!". Tám trong số n h ữ n g người được yêu cầu<br /> đã dịch câu "Can I borrow your car this Sunday?" san g tiếng Việt là : "Em<br /> mượn xe a n h chủ n h ậ t này nhé?” hay là "Em mượn xe anh chủ n h ậ t này<br /> được không?”<br /> 2. Mưòi hai trong sô' nhữ ng người được hỏi đã dịch câu "Can you lend me<br /> your car this Sunday?" sang tiếng Việt là "Anh có thể cho em mượn xe vào<br /> chủ n h ậ t này được không?"<br /> 3. Chín trong sô' n h ữ n g người được hỏi đã dịch câu "Please lend me your<br /> jack!" là "Làm ơn cho tôi mượn cái kích" hay "Xin vui lòng cho tôi mượn cái<br /> kích."<br /> 4. Có một người được hỏi đã dịch cả hai câu "Can I see you driving licence?"<br /> và "Could you show me your driving licence, please" sang tiếng Việt là<br /> "Đê nghị a n h / chị cho xem giấy tờ!" là một kiểu câu yêu cầu trực tiếp và có<br /> thể tỏ ra quyền h à n h , hông hách trong tiếng Việt.<br /> So sá nh các câu tiếng Anh và tiếng Việt tr ê n ta n h ậ n thấy: Trong sổ* ba loại<br /> chiên luỢc được người Việt Nam sử dụng, thì 1, 2, 3 là th ứ tự giảm dần mức độ gián<br /> tiêp trong tiêng Anh, còn tiêng Việt nếu theo t r ậ t tự giảm dần đó thì phải là 2, 3, 1.<br /> Thực ra, trong tiêng Việt kiểu câu loại 1 "A n h có thê cho em mượn xe vào chủ n h ậ t<br /> này được khôngV' là kiểu lòi yêu cầu t h ẳ n g t h ắ n (very direct). Đặc biệt là trong<br /> tình huỏng về kiêm t r a b ằ n g lái xe, câu tiếng Việt được dùn g nghe giông câu mệnh<br /> lệnh hơn là lời yêu cầu. Dạ ng câu thuộc loại 2 ở trên trong tiếng Việt lại có ý t h ă m<br /> dò nhiều hơn, tỏ ra ít áp đặt, và lịch sự hơn là câu 3 và câu 1. Câu tiếng Việt thuộc<br /> loại 3 ở tr ê n có ý nghĩa giảm nhẹ hơn nhiều, ít k h ẳ n g định hơn loại câu 1 bơi vì<br /> cách dùng của cụm từ "x in vui lòng". Điều đó có nghĩa là người Việt Nam đã coi lời<br /> yêu cầu bằng tiêng Anh kiểu 'Can I (permission request) và kiểu câu mệnh lệnh<br /> (imperative) là ngang n h a u về mức độ lịch sự, còn 'Can you...' (ability request) thì<br /> được hiéu chuyên sang tiêng Việt bằng loại câu yêu cầu có mức độ giảm nhẹ lớn<br /> 34 Hà Cẩm Tâm<br /> <br /> n hấ t và lịch sự nhất. Như vậy, kiểu câu mệnh lệnh của tiế n g Anh có th êm "plea se"<br /> được người Việt Nam hiểu r ằ n g đó là kiểu câu yêu cầu có mức độ giảm n h ẹ lỏn n h ấ t<br /> và tương ứng với lòi yêu cầu ở dạng nhã n h ặ n n h ấ t trong tiế ng Việt. Điều lý thú là<br /> trong một sô" sách giáo khoa và một sô" sách dùng cho ngưòi học tiếng Anh t a cũng<br /> thấy cách dịch*tương tự loại câu yêu cầu hỏi khả nă ng (Ability request) của tiếng<br /> Anh sang tiếng Việt. Ch ẩng h ạ n như trong cuôn "Sách học tiế ng Anh lớp 11" (1994,<br /> tr. 51) câu "Could you tell me the way to Regent's Park?” đã được chuyền sang câu<br /> tiếng Việt sau như: "Xin ông vui lòng chí cho tôi đường tới công viên R eg en t", đây là<br /> một kiểu câu yêu cầu r ấ t lịch sự trong tiếng Việt.<br /> Hơn t h ế nữa, kết quả của việc chuyển từ tiếng Anh sa n g tiếng Việt ỏ trên đã<br /> cho thấy: Người Việt Nam cho rằng, trong tiếng Anh kiểu câu “Can you I Could you<br /> do X ...” nhã n h ặ n hơn kiểu câu “Can I have I do X ...” là điều ngược lại tro n g tiếng<br /> Anh. Như vậy, hai nhóm người Việt và Australia đã có n h ữ n g quan điểm đ á n h giá<br /> khác nhau về lực dụng học (pragmatic force) của ba kiểu câu 'Can r , 'Can / Could<br /> y o u ' và 'Please do X ’. Lý do là trong tiếng Việt loại câu yêu cầu kiểu xin phép<br /> (permission) về phương diện ngôn ngữ có thể được biểu đ ạ t bằng cả hai cách, hoặc<br /> là “Tôi có th ề mượn xe của a nh được k h ô n g T (Can I borrow your car?) hoặc là "A nh<br /> có th ể vui lòng cho tôi mượn xe được không?' (Can you please lend me your car?).<br /> Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì kiểu câu đầu không nhã n h ặ n bằng câu sau.<br /> Sự khác n h a u này trước tiên liên quan tỏi sự khác n h a u trong quan niệm về<br /> định vị người nói và người nghe (speaker and he a r e r pespectives). Trong tiếng<br /> Anh, theo một sô" học giả như Gordon và Ervin-Tripp [3], kiêu câu "Can I h av e / do<br /> X ..." được coi là lịch sự vì nó sử dụng speaker perspective trong kiểu câu yêu cầu<br /> xin phép (permisison request). Th'eo các tác giả này thì d ạ n g câu yêu cầu này ám<br /> chỉ rằng người nghe làm chủ tình huống và có thể điều k h iể n người nói; người nói<br /> mong muôYi rằng người nghe sẽ đồng ý, và việc yêu cầu dưới hình thức nêu lên<br /> mong m uôn của mình là một biểu hiện lịch sự và n h ã n h ặ n . Cũng theo các tác giả<br /> này thì đây là kiểu câu hoàn toàn đối lập với kiểu câu m ệnh lệnh vê m ặ t đ á n h giá<br /> vai trò của ngưòi nói với người nghe. Gordon và Ervin-Tripp [3, 308] đã k ế t luận<br /> rằng "câu yêu cầu kiểu xin phép đã mang một hàm ý r ấ t đặc biệt vì nhờ cách nói đó<br /> người nói không có vẻ áp đặt, không ép buộc đối với người nghe."<br /> *<br /> <br /> <br /> Điều lý th ú là q u a n niệm về speaker perspective t r o n g câu yêu cầu kiêu xin<br /> phép trong tiếng Anh khác h ẳ n với tiếng Việt. Trong tiếng Việt, hearer perspective,<br /> chẳng hạn n h ư “A n h cho tôi mượn ...” được coi là n h ã n h ặ n hơn speaker perspective<br /> “Tói mượn anh vì dùng kiểu câu th ứ n h ấ t người nói giảm nhẹ mức độ áp đặt<br /> bằng cách đề cập đến người nghe trước và do đó được coi là n h ã n h ặ n hơn. Ngược<br /> lại, dùng kiểu câu thứ hai người nói đưa “tôi” lên đầu câu, do đó tò ra áp đ ặ t và<br /> không nhã n h ặ n bằng kiểu câu thứ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy h ầ u hết<br /> ngưòi Việt Nam đều dịch kiểu câu “Cou/d you ...” sa ng kiểu câu có mức độ nhã<br /> nhặn, lịch sự cao trong tiếng Việt. Điều đó cũng có nghĩa là kiểu câu “Ca^ / do ...”<br /> Đôi điều vê chuyên di ngừ dụng hoc . 35<br /> <br /> và kiểu câu “Can you / Could you ...” có lực d ụ n g học (pragmatic force) khác nhau<br /> trong hai th ứ tiếng.<br /> Ngoài ra, đã có n h ữ n g dấu hiệu cho thấy rằng người Việt Nam đã hiểu lầm<br /> lực dụn g học (pragmatic force) của kiểu câu “Please do X" trong tiếng Anh. Lý do là<br /> họ đã dịch kiểu câu này sa n g kiểu câu tiếng Việt tương đối lịch sự, đôi khi còn rất<br /> lịch sự, trong khi trong tiếng Anh kiểu câu này không có mức độ lịch sự cao đến<br /> nh ư vậy. Có thê thấy rằng, người Việt Nam đã sử dụng tiêu chuẩn ngừ dụng học<br /> tiếng Việt đê hiếu và dịch câu đó sang tiếng Việt. Bới trong tiếng Việt, một câu yêu<br /> cẩu có th êm từ “làm ơn” (please) được coi là nhã nhặn, lịch sự, nên trong thực tê<br /> người ta không dùng nó khi nói với ngưòi thân, hay người trong gia đình, vì khi<br /> dùng nó với người t h â n , người nói bị coi là tỏ ra khách sáo, xa lạ. Ngược lại, trong<br /> tiếng Anh, kiểu câu yêu cầu Im perative đi kèm vối 'p lease' không được coi là đủ<br /> lịch sự cho n h ữ n g tìn h huống như tình huống mượn cái kích (jack) vì nó chưa thê<br /> hiện được mức độ lịch sự cần thiết. Đê tỏ ra t h ậ t sự lịch thiệp và nhã nhặn, người<br /> bản ngữ trong tình huống mượn cái kích đã phải dùng r ấ t nhiều từ giảm nhẹ<br /> (mitigators) và biện ph áp giảm nhẹ (modification). Có thê th ấy từ giảm nhẹ trong<br /> nội bộ câu yêu cầu có vai trò r ấ t lớn trong việc thê hiện mức độ lịch sự trong tiếng<br /> Anh [7]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằn g : Chuyển di của ngữ dụng học tiếng Việt<br /> vào tiếng Anh là nguyên n h â n của những lòi yêu cầu cộc lốc của người Việt trong<br /> những tìn h huống đòi hỏi phải r ấ t nhã n h ặ n và lịch sự nh ư tìn h huống cái kích.<br /> S a u khi đã ghi n h ậ n sự khác n h a u của hai nhóm dối tượng nghiên cứu trong<br /> việc biêu đ ạ t mức độ lịch sự và nhã n h ặ n và việc sử dụng các kiểu câu yêu cầu<br /> Ability, Pe rmission và Imperative, bây giò chúng ta hãy khảo sá t thử một vài tình<br /> huống để th ấ y rõ hơn điều n h ậ n xét ở trên.<br /> Trước tiên hãy quay trở lại tình huống bằng lái (licence). Theo số liệu thông<br /> kê của nghiên cứu (xem b ả n g 1) ta có 32% đối tượng nghiên cứu người Việt đã chọn<br /> kiểu câu p e rm issio n , và kiểu câu im perative, và 68% người A ustralia chọn kiểu câu<br /> perm ission. Việc lựa chọn tr ên thể hiện sự hiểu lầm ý nghla dụng học của kiểu câu<br /> này của người Việt, bởi trong thực tê người Việt Nam ít khi nói một cách nhún<br /> nhường trong ngữ cảnh này. Bằng chứng là khi dịch sang tiếng Việt, loại câu yêu<br /> cầu này được dịch sa n g câu yêu cầu rất t h ẳ n g th ắn , quyết đoán trong tiếng Việt.<br /> Tương tự như vậy, Kasper [6] đã p hát hiện th ấy rằng "kiểu câu yêu cầu của tiếng<br /> Anh 'Can I borrow yo u r notes?', về mặt hình thức, có thể tương đương với câu 'kann<br /> ich deine ciusfzeichnungen leihen' trong tiếng Đức, và câu 'kan jeg lane dine noter'<br /> trong tiêng Đan Mạch, song không n h ấ t thiế t tương tự về m ặ t chức nă ng (về ngữ<br /> dụ n g học1) trong cả ba ngôn ngữ và ba nền văn hóa.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1 LỜI giải th íc h củ a người v iế t bài<br /> 36 Hà Cấm Tám<br /> <br /> Bang 1. Sư lưa chon chiến lươc câu Cằ»^ ‘:r»h huống "bằng lái xe"<br /> St. Situation 3 (+P,+D) License<br /> A Ị V ! Sig<br /> N % ị N ] % j p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2