intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:280

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư" trình bày các nội dung: Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phần 2

  1. 321 Chương III MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ I. QUYỀN CON NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Những thay đổi do các công cụ mới xuất hiện từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt trên một số lĩnh vực (như lao động, y tế, kinh doanh thương mại, giáo dục...) và với hầu hết các nhóm xã hội mà đặc biệt là các nhóm có ít cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới. Với chủ trương và đường lối hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã, đang và sẽ chứng kiến những tác động, cả tích cực và tiêu cực, đối với việc bảo đảm một số quyền con người, và có phần nhanh và mạnh hơn nhiều quốc gia khác. Điều đó đặt ra những yêu cầu cấp thiết với Nhà nước, các tổ chức xã hội và các chủ thể có liên quan khác cần tìm hiểu, chuẩn bị và thay đổi cả về nhận thức, công cụ pháp
  2. 322 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... luật và hành động thực tiễn trong việc bảo đảm các quyền con người. 1. Khái quát về quyền con người trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việc ghi nhận và phát triển quyền con người xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các cá nhân, cho nên hầu hết các quyền con người đều gắn với chủ thể là các cá nhân. Các quyền cá nhân được hiểu là những quyền thuộc về mỗi cá nhân bất kể họ có địa vị pháp lý hay xã hội như thế nào. Các quyền này, chủ yếu đã được ghi nhận trong Bộ luật nhân quyền quốc tế với ba văn kiện chính là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Với những biến đổi do cuộc cách mạng công nghiệp mới mang lại, việc bảo đảm thực thi các quyền này vừa có thể được thúc đẩy nhưng chắc chắn cũng đặt ra nhiều thách thức hơn, đòi hỏi phải xác định được những vấn đề trọng tâm cần ưu tiên giải quyết. 1.1. Vấn đề về chủ thể quyền Sự tham gia ngày càng phổ biến của công nghệ mới trong các lĩnh vực của đời sống con người đang đặt ra bài toán về mối quan hệ giữa chúng với con người tự nhiên. Thông tin đến nay cho thấy những công nghệ mới hoàn toàn có thể tự học thông qua trải nghiệm và có khả năng thay thế con người trong việc “tư duy” và “quyết định hành động” (như các trí tuệ nhân tạo). Điều đó có nghĩa là con người đang đứng trước những mối quan hệ pháp lý mới hoàn toàn khác so với những
  3. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 323 thực thể pháp lý chúng ta đã từng gặp như các pháp nhân, thậm chí cả các giao dịch điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử,...). Bởi vì dù có tư cách pháp lý riêng nhưng các pháp nhân hay các hình thức giao dịch điện tử cho đến nay vẫn phải được thực hiện thông qua hành vi của con người. Trong khi đó, sự xuất hiện của các trí tuệ nhân tạo sẽ có thể không cần tới, thậm chí không thể bị điều khiển bởi ý chí của con người. Minh chứng điển hình là hồi cuối tháng 7/2017, hai chương trình trí tuệ nhân tạo do các kỹ sư Facebook phát triển đã tự tạo ra một ngôn ngữ riêng để liên lạc với nhau mà không kỹ sư nào hiểu được nội dung giao tiếp đó1, dù rằng sau đó các nhà nghiên cứu nói rằng “có thể hiểu được kết quả của cuộc hội thoại”2. Ngày 25/10/2017, Arập Xêút đã gây chú ý với quyết định trao tư cách công dân cho người máy có tên Sophia dẫn tới một vấn đề pháp lý rõ hơn. Rằng nữ công dân Sophia có tư cách pháp lý bình đẳng với những nữ công dân khác ở quốc gia này hay không, như sự đòi hỏi phải theo Hồi giáo hay những yêu cầu về sự xuất hiện của nữ giới nơi công cộng... Những động thái như vậy đã cho thấy ngày càng rõ xu hướng mở rộng phạm vi chủ thể của các quyền thay vì chỉ __________ 1. Facebook xóa sổ trí tuệ nhân tạo có khả năng tự sáng tạo ra ngôn ngữ mới, nhandan.vn/thong-tin-so/facebook-xoa-so-tri-tue-nhan-tao-co-kha- nang-tu-sang-tao-ra-ngon-ngu-moi-299553, đăng ngày 29/7/2017. 2. Facebook đã không hoảng sợ và tắt chương trình trí tuệ nhân tạo tự tạo ra ngôn ngữ như tin đồn, http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc- cong-nghe/-/view_content/content/2232722/facebook-da-khong-hoang-so- va-tat-ai-tu-tao-ra-ngon-ngu-nhu-tin-don, đăng ngày 01/8/2017.
  4. 324 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... dành cho chủ thể truyền thống là các cá nhân con người tự nhiên. Và xu hướng đó đang đặt ra một số vấn đề cụ thể hơn như: Liệu có hay không sự xuất hiện của phân biệt địa vị pháp lý giữa con người với người máy tương tự như đã từng tồn tại giữa chủ nô và nô lệ trước đây? Pháp luật có cách thức nào để dung hòa sự khác biệt về nhu cầu giữa con người với các thực thể mang trí tuệ nhân tạo? Hay xa hơn như liệu có khả năng các trí tuệ nhân tạo trở thành thành viên của hội đồng xét xử tại tòa án, ít nhất là với tư cách của “hội thẩm nhân dân” hay “bồi thẩm đoàn”?... Ngoài ra, khả năng thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của người máy cũng là thách thức đối với các nhà lập pháp trong bối cảnh mới. Rõ ràng là chúng ta không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý giống như đối với pháp nhân khi xảy ra một vấn đề/thiệt hại nào đó. Bởi xét đến cùng, trách nhiệm của pháp nhân vẫn phải được thực thi bởi những con người đại diện cho pháp nhân đó. Còn người máy thì có thể không cần đến người đại diện về pháp lý. Theo một báo cáo từ Viện Rathenau công bố năm 2017, một số loại công nghệ đã ngày càng mang những tính năng giống con người hơn (lái xe - self driving, thông dịch - translation, tâm sự - chatbots,...)1. Thậm chí, một số loại __________ 1. Van Est, R. & J.B.A. Gerritsen, with the assistance of L. Kool: Human rights in the robot age: Challenges arising from the use of robotics, artificial intelligence, and virtual and augmented reality, Expert report written for the Committee on Culture, Science, Education and Media of the Parliamentary Assembly of the Council of Europe (PACE), The Hague: Rathenau Instituut, 2017, tr.15.
  5. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 325 công nghệ đã có thể tồn tại riêng biệt và tự tạo liên hệ của riêng chúng với con người. Báo cáo của Viện Rathenau cũng nêu ra bốn đặc trưng để giúp chúng ta thấy được cách thức liên hệ của các thực thể thông minh này (intelligent artefacts) với con người, bao gồm1: (i) về nơi cư ngụ, một số thực thể thông minh chỉ cư ngụ trên môi trường kỹ thuật số (như chatbots) nhưng cũng có những thực thể cư ngụ trên vật chủ ngoài đời thực (như trí tuệ nhân tạo bên trong rô bốt); (ii) các thực thể thông minh này có mức độ tự chủ nhất định; (iii) cách thức tương tác giữa con người với những thực thể thông minh này phụ thuộc vào dáng vẻ của chúng (ví dụ người máy thô - mechanoids và người máy mô phỏng người - androids); và (iv) cách thức con người nhận thức về thế giới khách quan bị trung gian hóa bởi các thực thể thông minh (bởi vì có nhiều hiện tượng, vật thể ngoài tự nhiên mà con người không thể tự nhìn được và phải nhận thức qua sự tái tạo, mô phỏng bởi các thực thể thông minh). Như vậy, cả lý luận và những diễn biến thực tế đều cho thấy rằng tư cách chủ thể quyền của con người tự nhiên có thể sẽ bị thách thức trong tương lai bởi chính cuộc cách mạng 4.0 này, hoặc ít nhất là phải chia sẻ tư cách đó với các thực thể thông minh do con người tạo ra. 1.2. Những vấn đề đặt ra đối với một số quyền cá nhân Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu McKinsey, thực hiện khảo sát trên 46 quốc gia và hơn 800 ngành nghề, __________ 1. Van Est, R. & J.B.A. Gerritsen: with the assistance of L. Kool: Human rights in the robot age: Challenges arising from the use of robotics, artificial intelligence, and virtual and augmented reality, Tlđd, tr. 16.
  6. 326 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... khoảng 400 - 800 triệu nhân công trên toàn thế giới sẽ bị thay thế bởi người máy và các thiết bị tự động hóa vào năm 2030, trong số đó sẽ có khoảng 75 đến 375 triệu người phải lựa chọn nghề nghiệp khác và phải học các kỹ năng mới1. Điều đó có nghĩa là tác động ban đầu của cuộc cách mạng lần này thiên về khía cạnh tiêu cực đối với quyền về lao động việc làm, khiến cho một lực lượng lớn lao động bị loại ra khỏi các cơ hội việc làm hiện tại, bên cạnh một phần không nhỏ là lực lượng thất nghiệp sẵn có. Đây không chỉ là bài toán đối với riêng lĩnh vực chế tạo sản xuất để phải tìm ra cách thức/công việc mới cho lực lượng lao động dôi dư mà còn đòi hỏi chính bản thân người lao động phải nỗ lực cải thiện năng lực cá nhân. Không những thế, ngay cả khi đã tìm được một công việc mới thì người lao động vẫn có thể phải chịu những sức ép về hiệu suất lao động để không tiếp tục bị thay thế. Có thể xuất hiện quan điểm lạc quan cho rằng khi đó, lượng của cải vật chất và các giá trị do máy móc, các thiết bị công nghệ tạo ra đã thừa để nuôi sống con người mà không cần làm việc, với minh chứng như một đề xuất trả lương tối thiểu cho toàn dân, bao gồm những người thất nghiệp như ở Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, Canađa, Hoa Kỳ chẳng hạn. Có thể những đề xuất tương tự sẽ còn được phổ biến hơn trong tương lai, nhưng cần phải biết rằng, mục đích của các đề xuất như vậy là để “khuyến khích người dân tìm việc làm”. Tuy vậy, __________ 1. McKinsey Global Institute: Jobs lost, jobs gained: What the future of work will mean for jobs, skills, and wages, https://www.mckinsey.com/ global-themes/future-of-organizations-and-work/what-the-future-of- work-will-mean-for-jobs-skills-and-wages, đăng ngày 28/11/2017.
  7. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 327 không phải không có những dấu hiệu tích cực. Điều dễ thấy là khi con người không cần quá tập trung cho hoạt động sản xuất, phân công lao động sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển sang các hoạt động phi sản xuất và các nhóm ngành nghề liên quan đến nghiên cứu (tự nhiên và xã hội), thiết kế, sáng tạo, đổi mới,... sẽ có sức hút hơn. Thực tế là chúng ta đã từng chứng kiến vấn đề tương tự (có thể ở quy mô nhỏ hơn) khi diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp trước từ phát minh ra động cơ, đến điện, rồi điện tử và tự động hóa. Sau mỗi “cuộc cách mạng” như vậy, biến đổi sau cùng nhận ra được có lẽ chính là sự chuyển hướng của phân công lao động. Ngoài quyền làm việc phải chịu tác động tiêu cực (ở giai đoạn ban đầu), sẽ kéo theo nhu cầu ngày càng tăng và có giai đoạn tăng đột biến về nhu cầu bảo đảm các quyền an sinh xã hội, giáo dục đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, duy trì và nâng cấp các dịch vụ công cộng cơ bản (như y tế, nhà ở, môi trường,...), cụ thể là: - Về quyền được bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế. Thời gian qua đã chứng kiến nhiều tiến bộ của y học, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng hệ thống quản lý điện tử hay áp dụng các kỹ thuật tự động trong khám, chữa trị một số loại bệnh tật. Và xu hướng cho thấy ngày càng có nhiều hoạt động y tế được thực hiện trên cơ sở các thiết bị công nghệ hơn để vừa tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm được các chi phí có liên quan. Khả năng kết nối của các thiết bị hiện nay cũng như trong tương lai còn có thể giúp con người không nhất thiết phải di chuyển tới các cơ sở y tế mà có thể được khám và điều trị từ xa với hiệu năng cao. Thậm chí, mỗi người cũng có thể tự trở
  8. 328 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... thành người chăm sóc y tế cho bản thân nhờ các thiết bị theo dõi, cảnh báo về tình trạng sức khỏe mà hiện nay cũng đã được biết đến nhiều (dù các chức năng còn ở mức đơn giản và vẫn cần sự can thiệp sớm của chuyên gia y tế). Với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà một trong các lĩnh vực trọng điểm là công nghệ sinh hóa được tập trung phát triển, chúng ta cũng hoàn toàn tin tưởng về khả năng điều trị một số loại bệnh mà hiện nay chưa có giải pháp. Bên cạnh những tác động tích cực đó, một mâu thuẫn truyền thống giữa nhu cầu bảo đảm quyền về sức khỏe với bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm y tế (thuốc, dược phẩm, thiết bị,...) vẫn sẽ là chủ đề gây tranh cãi và tiếp tục là gánh nặng đối với người bệnh. Gánh nặng thất nghiệp hoặc thu nhập thấp vẫn còn tiếp tục đòi hỏi các chính sách về y tế phải trở nên dễ tiếp cận hơn (như về chi phí y tế, số lượng và chất lượng nguồn lực cả vật chất và con người). - Về quyền đối với môi trường, người ta tin rằng các công nghệ mới sẽ thân thiện hơn với môi trường sống hiện nay, giảm phát thải các khí gây hại, hoặc ít nhất là cũng sẽ phổ biến hơn những công nghệ xử lý chất thải an toàn. Cụ thể hơn, những nguồn tài nguyên thiết yếu nhưng dễ bị ô nhiễm sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ làm sạch như nguồn nước, không khí. Những công việc mới cũng có thể xuất hiện như các công ty kinh doanh không khí sạch đang dần khẳng định vị thế của họ cũng như cho thấy nhu cầu thương mại hóa mặt hàng này đang tăng lên. Tuy nhiên, vẫn là yếu tố chi phí khiến cả khi đã xuất hiện các công nghệ mới xử lý ô nhiễm thì đó hẳn không phải là giải pháp cho đa
  9. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 329 số dân chúng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp trong khi ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước lại tác động đến hầu hết mọi người. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nghiêm khắc nhằm ứng phó, chống lại những hành vi gây nguy hại cho môi trường sống. - Về quyền lương thực, cho đến hiện nay vẫn là bài toán gây đau đầu không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn với nhiều tổ chức xã hội. Do ảnh hưởng từ suy thoái môi trường, việc trồng trọt, chăn nuôi trở nên khó khăn và đem lại hiệu năng không đồng đều. Thực tế đó đang khiến cho an ninh lương thực là vấn đề được cảnh báo trên phạm vi toàn cầu và thể hiện ở hai khía cạnh. Một là thiếu nguồn cung lương thực1 khiến cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp đến năm 2050 phải tăng tới 70%. Trong Báo cáo tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới được đưa ra ngày 13/7/2020, Liên hợp quốc ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019. Theo dự đoán của Báo cáo, đại dịch Covid-19 có thể đẩy thêm 130 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn kinh niên2. Hai là khả năng tiếp cận __________ 1. Giữa năm 2016, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố báo cáo cho thấy lượng lương thực dự trữ của ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đã sụt giảm ở mức lớn nhất kể từ năm 2003. Xem: Thế giới và Việt Nam: Đảm bảo an ninh lương thực vì thế hệ tương lai, http://baoquocte.vn/preview_article/ bWluaHR1YW4=/dam-bao-an-ninh-luong-thuc-vi-the-he-tuong-lai- 37576.html, đăng ngày 14/10/2016. 2. Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo nạn đói và suy dinh dưỡng tiếp tục dai dẳng, khả năng đạt mục tiêu xóa đói tới năm 2030 bị hoài nghi. Xem www.unicef.org.
  10. 330 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... lương thực an toàn và bình đẳng cũng bị đe dọa dẫn tới nguy cơ phân hóa sâu sắc hơn trên cơ sở giàu, nghèo. Hiện nay vẫn tồn tại nghịch lý là trong khi không ít trẻ em phải chịu tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu ăn thì “ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân”1. Thực trạng này được cho rằng cũng góp phần bởi tình trạng sử dụng thức ăn không bảo đảm an toàn dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thức ăn được sản xuất công nghiệp. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho rằng sẽ giúp tăng năng suất cũng như hiệu quả phân phối lương thực, chất lượng lương thực được cải thiện hơn. Bên cạnh những tác động đối với một số quyền kinh tế, xã hội nêu trên, cũng phải kể đến ảnh hưởng của cuộc cách mạng lần này với khả năng thụ hưởng các quyền con người về văn hóa, dân sự, và cả chính trị. - Đối với nhóm các quyền về văn hóa, con người có khả năng tiếp cận tốt hơn với các hoạt động văn hóa, giải trí nhờ vào sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ về chất lượng cũng như giá thành phù hợp hơn. Và ở góc độ nào đó, các tác giả cho rằng nhờ vào sự chuyển dịch phân công lao động sang những ngành nghề mới, khía cạnh văn hóa, các giá trị đạo đức và cộng đồng sẽ được thúc đẩy và quan tâm nhiều hơn. Sự thúc đẩy đó nằm ở cả khía cạnh giao thoa __________ 1. Giữa năm 2016, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố báo cáo cho thấy lượng lương thực dự trữ của ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đã sụt giảm ở mức lớn nhất kể từ năm 2003. Xem: Thế giới và Việt Nam: Đảm bảo an ninh lương thực vì thế hệ tương lai, Tlđd.
  11. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 331 giữa các giá trị văn hóa, giảm bớt những mâu thuẫn, xung đột mà hiện nay đang là nguyên nhân của cả các xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này hoàn toàn có thể được hiện thực hóa nhờ vào các thiết bị, phương tiện kết nối và chia sẻ dựa trên nền tảng “kết nối vạn vật” (Internet of Things) và hệ thống Siêu dữ liệu (Big data) vốn là những trọng điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần này. Dù vậy, chúng ta cũng không thể quá lạc quan do cũng từ khả năng kết nối mạnh mẽ mà có thể khiến cho việc phát tán các giá trị văn hóa phản nhân văn, thậm chí mang tính cực đoan có thể dễ dàng hơn. Bằng chứng là chỉ trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, tổ chức nhà nước hồi giáo (ISIL) đã chỉ nhờ Internet mà thu hút được hàng ngàn chiến binh có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là những người ở lứa tuổi thanh - thiếu niên có trình độ tin học được tiếp cận giáo lý hồi giáo cực đoan1. - Đối với các quyền dân sự, chính trị cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc cách mạng lần này. Như Klaus Schwab đã chỉ ra trong báo cáo của mình, rằng: “cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ không chỉ thay đổi cách thức làm việc của chúng ta mà còn thay đổi chính bản thân con người. Bao gồm nhân dạng của chúng ta và tất cả những vấn đề có liên quan đến con người như: ý thức về sự riêng tư, quan niệm về quyền sở hữu, cách thức tiêu dùng, thời gian cống hiến cho __________ 1. Thanh niên châu Âu gia nhập Hồi giáo cực đoan ngày càng nhiều, http://dantri.com.vn/the-gioi/thanh-nien-chau-au-gia-nhap-hoi-giao- cuc-doan-ngay-cang-nhieu-1426270917.htm, đăng ngày 06/3/2015.
  12. 332 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... công việc và giải trí, cách thức phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người, nuôi dưỡng các mối quan hệ... Danh sách này là vô hạn bởi vì nó chỉ bị ràng buộc bởi trí tưởng tượng của chúng ta”1. Đặc biệt là khi ngày càng nhiều người dành thời gian chủ yếu để thực hiện các tương tác với thế giới ảo thay vì các tương tác thực truyền thống, mà ở đó người ta có thể dễ dàng nhục mạ màu da, giới tính, hay cả một ý tưởng của người khác bằng những ngôn từ hay biếm họa. Thách thức lớn nhất có lẽ là đối với việc bảo đảm quyền riêng tư của con người trong thời đại kỹ thuật số, khi quyền này không chỉ dễ dàng bị xâm phạm bởi những chủ thể khác mà kể cả chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm các quyền như nhà nước cũng có thể xâm phạm đến. Mặc dù vậy, điều đó cũng có nghĩa là việc thực hiện hàng loạt các quyền dân sự, chính trị như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, quyền lập hội và hội họp, tham gia vào quản lý nhà nước của người dân,... sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Quản trị nhà nước cũng sẽ chứng kiến một số thay đổi lớn như cách thức người dân tham gia vào quản lý nhà nước sẽ được cải thiện nhờ các nền tảng công nghệ. Các chính phủ cũng sẽ có cơ hội nâng cao hiệu năng quản lý nhờ những công nghệ giám sát mới và khả năng kiểm soát sẵn có đối với hạ tầng kỹ thuật số. Điểm khác nữa là tốc độ của các quy trình hoạch định chính sách truyền thống sẽ không còn phù hợp trong một bối cảnh các __________ 1. Klaus Schwab: The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond, Diễn đàn kinh tế thế giới, https://www.weforum.org/ agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and- how-to-respond, đăng ngày 14/01/2016.
  13. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 333 nhu cầu và diễn biến xã hội thay đổi nhanh chóng, không chỉ trên đời sống thực mà còn cả ở các không gian ảo được tạo lập. Vấn đề nằm ở chỗ phải có cách thức để mọi người đều biết được về quyền cũng như hiểu đầy đủ về các nghĩa vụ, hay các giới hạn của quyền để không tạo ra những vi phạm. Cũng có thể tin tưởng vào một ngày nào đó, sẽ xuất hiện công nghệ tự cảnh báo nguy cơ xâm phạm các quyền của người khác dựa trên phân tích hành vi của con người. Cùng với những vấn đề liên quan đến các quyền hiện có, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ thúc đẩy việc ghi nhận những quyền con người mới. Chẳng hạn như báo cáo của Viện Rathenau năm 2017 đã khuyến nghị Hội đồng châu Âu nên xem xét bổ sung quyền không bị thao túng (right to refuse to be manipulated) để hạn chế khả năng một cá nhân bị lập hồ sơ, bị theo dõi trái với ý chí của họ, và quyền được tương tác thực chất với con người (right to meaningful human contact)1. Những ghi nhận mới này đòi hỏi các nhà lập pháp không chỉ phải làm rõ bản chất của chủ thể quyền (chỉ là con người tự nhiên hay cả con người nhân tạo) mà còn phải xác định được cách thức tương tác giữa chủ thể quyền thì mới có thể tạo dựng khuôn khổ điều chỉnh hành vi phù hợp. 1.3. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các quyền của nhóm Ngoài chủ thể quyền là các cá nhân, pháp luật nhân quyền quốc tế cũng ghi nhận quyền của các nhóm đặc biệt __________ 1. Van Est, R. & J.B.A. Gerritsen, with the assistance of L. Kool: Human rights in the robot age: Challenges arising from the use of robotics, artificial intelligence, and virtual and augmented reality, Tlđd, tr. 7.
  14. 334 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... nhằm thúc đẩy cơ hội thụ hưởng quyền của các thành viên nhóm này. Đây không bị coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng mà được coi là những biện pháp thúc đẩy bình đẳng thực chất giữa tất cả mọi người, do xuất phát điểm ban đầu của mỗi người đều không giống nhau. Về cơ bản, quyền của nhóm được hiểu là “những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm”1. Do không dễ gì xác định và phân tích những tác động tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần này đối với từng nhóm quyền, nên các tác giả cho rằng tạm thời chỉ nên phân tích những tác động chung đối với một số quyền tiêu biểu của các nhóm, bao gồm quyền không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng, quyền phát triển. Thứ nhất là, quyền không bị phân biệt đối xử giữa các nhóm người. Đây vẫn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay dù trên thực tế đã có những cải thiện. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, những rào cản truyền thống về giới tính, độ tuổi, sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng có thể tiếp tục được giảm bớt. Các công nghệ mới cũng có thể hỗ trợ tốt hơn cho mọi người để việc giao tiếp, phối hợp không còn phải chịu tác động của những định kiến truyền thống. Ví dụ như trong lĩnh vực lao động sẽ cơ bản dựa trên yếu tố năng lực trí tuệ, kỹ năng để tuyển dụng thay vì phải cân nhắc đến tình __________ 1. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011, tr.65.
  15. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 335 trạng sức khỏe giữa nam và nữ; giữa người khuyết tật với người không khuyết tật; hay nhờ vào các thiết bị giám sát sức khỏe, người sống chung với HIV/AIDS có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng; “chủ nghĩa lý lịch” cũng không thể tiếp tục duy trì ảnh hưởng của nó trong ít nhất là các hoạt động quản lý dân cư, giáo dục và tuyển dụng lao động vốn mang đậm dấu ấn các hình thức phân biệt trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, chủng tộc... Có nhiều quan điểm cho rằng để hạn chế sự phân biệt đối xử cần trước hết thúc đẩy thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức có liên quan đến phân biệt đối xử như các chủ thể bị phân biệt, các hình thức phân biệt... Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi không nằm ở đó mà phải có những công cụ hỗ trợ để mọi người tự xác định và đánh giá hành vi của bản thân tương tự thiết bị dự báo nguy cơ xâm phạm quyền. Bởi vì xét cho cùng, những định kiến và phân biệt đối xử của người này với người khác cũng chỉ nhằm bảo vệ chính bản thân họ khỏi những hệ lụy mà họ cho rằng sẽ gặp phải nếu như không phân biệt đối xử. Có nghĩa đó là một phương thức phòng vệ mà nếu như có công cụ hỗ trợ họ trong việc xác định đối tác không tiềm ẩn nguy cơ thì tự sẽ không còn phân biệt nữa. Một vấn đề khác là nguy cơ phân biệt đối xử trong việc xây dựng và ban hành chính sách để tạo thuận lợi cho các nhóm nào đó thay vì thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng. Ranh giới giữa lợi ích nhóm và lợi ích cộng đồng rõ ràng là mong manh, khó xác định nhưng hệ quả cũng rất khó lường. Chẳng hạn, một chính sách thúc đẩy sản xuất, chế biến thủy sản nước ngọt hay chính sách gia tăng xây dựng
  16. 336 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp hoàn toàn có thể đẩy nhóm sản xuất nông nghiệp vào hoàn cảnh bất lợi... Điều muốn nói ở đây là, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể sẽ khiến sự phân biệt đối xử không còn dựa chủ yếu trên các tiêu chí truyền thống như giới tính, độ tuổi,... mà sẽ chuyển sang các hình thức khác khó nhận biết và dễ gây hậu quả hơn đối với các nhóm. Thứ hai là, quyền bình đẳng giữa các nhóm và trong xã hội nói chung cũng sẽ có những thay đổi đáng kể, đặc biệt trước nguy cơ gia tăng sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội khiến cho cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các quyền của các cá nhân hay các nhóm sẽ trở nên khác nhau. Về vấn đề này có thể phân tích trên hai khía cạnh chính: bình đẳng về pháp lý và bình đẳng thực tế. Về cơ bản, pháp luật nhân quyền quốc tế yêu cầu các quốc gia phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong hệ thống pháp luật nhưng thực tế không phải quốc gia nào cũng đã đạt được. Ở một số nước, vị thế của người phụ nữ vẫn khác biệt rất nhiều so với nam giới mà với lý do niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, những hạn chế đó chắc chắn không thể được xóa bỏ trong tương lai gần. Ngoài ra, kể cả ở những quốc gia đạt được hệ thống pháp lý bảo đảm nguyên tắc bình đẳng nhưng việc thực hiện trên thực tế lại chưa tốt, như Việt Nam. Ngay cả về khía cạnh pháp lý, quyền bình đẳng cũng cần được hiểu dưới hai dạng là bình đẳng về địa vị pháp lý (tức tư cách chủ thể pháp lý) và bình đẳng về cơ hội được bảo vệ bởi pháp luật. Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp mới, khía cạnh bình đẳng pháp lý giữa các nhóm sẽ có rất ít biến động
  17. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 337 mà chủ yếu thay đổi về bình đẳng thực tế. Ở đó, các nhóm chủ thể khác nhau có khả năng thực hiện những hành vi áp đặt lẫn nhau. Dễ thấy nhất là nguy cơ bất bình đẳng trong lao động, không chỉ giữa nam và nữ mà còn đối với nhóm lao động trẻ em (hoặc chưa thành niên). Các phương thức sản xuất và phân phối mới có thể khiến người lao động không cần trực tiếp có mặt tại các công xưởng hay các địa điểm công cộng mà có thể làm việc trực tuyến. Với xu hướng đó, lao động chưa thành niên và lao động trẻ em hoàn toàn có thể gia tăng vì nhu cầu thu nhập thêm (hoặc thu nhập riêng) và có thể chi phí các nhà tuyển dụng phải bỏ ra ít hơn. Nguy cơ thấy rõ là phạm vi các ngành nghề có sự tham gia của nhóm này cũng sẽ trở nên khó kiểm soát, và các nhóm lao động này cũng có thể bị lạm dụng sức lao động, hay không được bảo đảm các quyền lợi thuộc về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Thứ ba là, quyền phát triển của các nhóm. Đây vừa là quyền của cá nhân nhưng cũng được coi là quyền của nhóm, nhất là với những nhóm thiểu số hoặc các nhóm có ít cơ hội tiếp cận với các hoạt động chung của xã hội, các lợi ích - tiến bộ của khoa học, công nghệ. Cuộc cách mạng mới rõ ràng sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của con người nhưng chỉ với những ai có khả năng tiếp cận, nắm bắt và làm chủ được công nghệ. Đây lại là khó khăn đối với những nhóm thiểu số và một số nhóm khó tiếp cận khác khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ lại trong tiến trình phát triển chung. Trong Tuyên bố về quyền phát triển của Liên hợp quốc năm 1986, một điều kiện quan trọng để được hưởng và thúc đẩy quyền phát triển là môi trường hòa bình, không có chiến tranh hay các xung đột vũ trang. Trên thực tế,
  18. 338 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... vẫn có không ít các quốc gia dựa vào lợi thế về khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ vũ khí đã trực tiếp thực hiện hoặc còn ủng hộ các hành động, biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Đây rõ ràng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà cần sự hợp tác và nỗ lực của toàn thể cộng đồng quốc tế, nhằm hạn chế những đầu tư quá mức cho những nghiên cứu cải tiến các hệ thống vũ khí công nghệ cao, vũ khí thông minh, bởi bảo đảm quyền sống trong hòa bình là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển. 2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là diễn tiến tất yếu của lịch sử và có ảnh hưởng đến toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia còn kém phát triển như Việt Nam do chưa có đủ nền tảng hạ tầng cũng như năng lực tiếp cận. Theo ông Lê Xuân Công - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Thông tin và Truyền thông) “Mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở mức trung bình thấp. Điều này thể hiện qua 2 khía cạnh, các chỉ số và công nghệ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa sẵn sàng, chưa tương đương với ASEAN. Chúng ta còn có một điểm yếu nữa là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, ưu điểm của nước ta là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN”1. __________ 1. Xem Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam, http://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/cach-mang-cong-nghiep-4- 0-va-nhung-van-de-o-viet-nam-383787.html, đăng ngày 13/7/2017.
  19. Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN... 339 Qua đó có thể thấy, vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải đối mặt trước tiên cũng thuộc về lĩnh vực lao động với hệ thống hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực là hai điểm mấu chốt. Có thể lấy ví dụ về cuộc cạnh tranh giữa hệ thống vận tải sử dụng nền tảng công nghệ (Grab, Bee, Gojek) với hệ thống vận tải truyền thống ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy những vấn đề rất đáng quan tâm như: lực lượng lao động truyền thống chịu ảnh hưởng lớn tới cơ hội việc làm và thu nhập; lực lượng nhân lực trẻ có khả năng nắm bắt cơ hội nhanh chóng nhưng không đúng với trọng tâm mà dễ bị cuốn theo những công việc gắn với lợi ích trước mắt1 mà chưa tập trung phát triển nghề nghiệp có tính bền vững; trong khi đó, hành lang pháp lý lại không theo kịp những diễn biến mới khiến xảy ra nhiều xung đột cả giữa các chủ thể kinh doanh dịch vụ và giữa những người lao động. Cũng từ ví dụ thực tiễn này cho thấy các doanh nghiệp truyền thống khi đứng trước sự cạnh tranh bởi các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại nhưng có sử dụng nền tảng công nghệ cũng đã phải tự tìm cách thích ứng bằng việc dần thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ (ví dụ sự xuất hiện mảng dịch vụ “xe ôm” công nghệ của hãng Mai Linh) thay vì lặp lại phương pháp thường thấy là kêu gọi, vận động tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa nội địa. __________ 1. Báo cáo tại phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho Uber, Grab. Xem: Báo mới: 80% tài xế xe ôm Grab, Uber là sinh viên, cử nhân thất nghiệp, https://baomoi.com/80-tai-xe-xe-om- grab-uber-la-sinh-vien-cu-nhan-that-nghiep/c/23619716.epi, đăng ngày 19/10/2017.
  20. 340 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... Một ví dụ khác cũng cho thấy thực tế Việt Nam cũng đã chịu những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may - da giày và 3/4 lao động trong ngành điện - điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa1. Ở nhiều công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương, 90% công nhân đã phải nghỉ việc2. Trước những tác động thực tế to lớn, cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 (theo Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020). Tuy nhiên Chiến lược này chủ yếu tập trung vào các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế mà ít thể hiện các mục tiêu về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Như vậy có thể thấy, thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đã có sự bắt nhịp khá nhanh với đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là áp dụng những thành quả tự động hóa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong sản xuất kinh doanh. Về mặt chính sách, các quan chức cao cấp cũng vẫn khẳng định Việt Nam còn lúng túng trong việc xác định hướng đi tiếp theo, hay các nội dung trọng điểm cần __________ 1. Xem Báo điện tử Nhịp cầu đầu tư: Cần làm gì trước nguy cơ mất việc vì rô bốt?, http://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/kham-pha/can-lam-gi- truoc-nguy-co-mat-viec-vi-robot-3318203/, đăng ngày 29/3/2017. 2. Xem Báo điện tử Nhịp cầu đầu tư: Robot đang “đe dọa” con người như thế nào?, http://nhipcaudautu.vn/thi-truong/kinh-te/robot-dang-de- doa-con-nguoi-nhu-the-nao-3319583/, đăng ngày 19/7/2017.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2