intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp dạy & học khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học dân lập, nhận thức & biện pháp thực hiện

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đổi mới phương pháp dạy & học phải được chuyển biến và phải thấy được là một qui trình tổng hợp. Phải được chuyển biến từ lãnh đạo đến sinh viên và cả dư luận xã hội nữa. Việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cũng là một cuộc cách mạng về hình thức giảng dạy. Không chỉ đơn thuần là việc thay đổi hình thức và phương thức đào tạo, làm mềm hóa cách học của sinh viên mà còn là sự “tự lột xác” của giảng viên về kiến thức sâu, rộng và phương pháp giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp dạy & học khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học dân lập, nhận thức & biện pháp thực hiện

  1. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC KHI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP, NHẬN THỨC & BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ThS. Nguyễn Cao Đạt Q.Hiệu trưởng Trường ĐHDL Cửu Long Từ nhiều năm nay, Bộ chủ trương cho các trường cần xây dựng và thực hiện đổi mới phương pháp dạy & học. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, phụ thuộc vào nhiều yếu tố : thầy – trò – điều kiện ( để triển khai, thực thi) – xã hội,….Trong khi nhiều trường mới có chủ trương nhưng chưa thực hiện, một số trường thì triển khai chưa đầy đủ, các thầy chưa được chuẩn bị kỹ, điều kiện chưa thỏa mãn thì các trường đã chịu những áp lực mới , đó là cần nhanh chóng thay đổi để hòa nhập khi hiệp ước GAST có hiệu lực. Theo tôi, để thực hiện việc “ Đổi mới phương pháp dạy & học” cần phải hiểu đúng và có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong toàn quốc của Bộ GD & ĐT. Vì sao tôi đặt vấn đề như thế ? Qua tìm hiểu và hiểu biết tôi cảm nhận được: có nhiều thầy chưa hiểu rõ “ đổi mới phương pháp dạy học “ là gì ? Nhiều người thì lầm tưởng : dùng máy chiếu, máy Projector hay là cho sinh viên đọc tài liệu,… là “ đổi mới”? Và cũng còn nhiều thày chưa thât am tường về nguyên tắc sư phạm ? Tìm hiểu ở một số trường đã chuyển sang đào tạo ( thí điểm) theo học chế tín chỉ , thì thấy rằng không những nhiều thày cô còn “mù mờ” về nhận thức “ đổi mới và thậm chí còn chưa nắm chắc phương thức đào tạo học chế ! Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy & học, trước hết phải nhận thức đầy đủ : thế nào là đổi mới và khi đổi mới phải bắt đầu từ đâu ? Qua nhiều hội nghị do Bộ triệu tập hoặc do Hiệp hội nhũng trường đại học & cao đẳng đã được tổ chức có nhiều bài học bổ ích. Đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số trường đã thực hiện nhiều năm, tuy nhiên đó mới là những bước làm thí điểm. Với trường đại học dân lập, thi phương thức này là hoàn toàn mới mẻ từ nhận thức, bước đi và cách thực hiện. Đổi mới phương pháp dạy & học phải được chuyển biến và phải thấy được là một qui trình tổng hợp. Phải được chuyển biến từ lãnh đạo đến sinh viên và cả dư luận xã hội nữa. Việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cũng là một cuộc cách mạng về hình thức giảng dạy. Không chỉ đơn thuần là việc thay đổi hình thức và phương thức đào tạo, làm mềm hóa cách học của sinh viên mà còn là sự “tự lột xác” của giảng viên về kiến thức sâu, rộng và phương pháp giảng dạy. 101
  2. Trường ĐHDL Cửu Long là một trường mới thành lập ( năm 2000), đang tự chuyển mình để bắt kịp các trường đàn anh trong mô hình ngoài công lập. Ngay từ khi thành lập, HĐQT và Ban Giám hiệu đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc về việc hình thành và xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường. Ý thức được sự tồn tại và phát triển nhà trường là chất lượng đào tạo nên nhà trường đã xây dựng được một chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng và nhu cầu của nơi tuyển dụng. Có chương trình, muốn hiệu quả cao cần có một phương pháp giảng dạy được cải tiến phù hợp với đối tượng. Vì thế, bước đầu ở ĐHDL Cửu Long là cải tiến cách dạy cho phù hợp với trình độ , mặt bằng và lại phải đảm bảo chất lượng đầu ra sau 04 năm học tập để đạt được những yêu cầu của nơi tuyển dụng. Có thể nói một chu trình khép kín như sau : Chương trình – tổ chức và quản lý đào tạo ( điều kiện dạy và học – thực hành ) – chương trình. Muốn thực hiện được điều này sự đồng thuận trong Ban lãnh đạo ( Trường – Phòng – khoa – ban ) là cơ bản, quyết định sự thành bại của Trong tương lai gần, trường ĐHDL Cửu Long sẽ đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhiều người lo lắng : một trường ngoài công lập thì bao giờ có đủ điều kiện để thực hiện ? Vì sao ? Vì họ thiếu nhiều thứ : thầy, cơ sở vất chất như trường, lớp học, phòng thí nghiệm, thiết bị giảng dạy, và đặc biệt là tài chính ? Trường chúng tôi sẽ tuyên bố về thời gian áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trước hết, trong quyết tâm của Ban Giám hiệu và tạo sự đồng thuận của đội ngũ thầy cô giáo, nhất là lực lượng thầy cô mời giảng, lực lượng từ nhiều nguồn công tác cũng như đa dạng về loại hình trường dẫn tới nhiều hình thức quản lý và tại những trường đó cũng có nhiều cách hiểu và quản lý về đổi mới phương pháp dạy và học khi thực hiện giảng dạy theo hệ thống tín chỉ. Về phía nhà trường , chúng tôi nhận thức và tiến hành nhu sau : 1. Nhận thức và tạo sự đồng thuận : Trước hết Ban Giám hiệu nhà trường phải thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học từ đó có kế hoạch triển khai . - Xây dựng chương trình đào tạo, chuyển đổi từ chương trình niên chế sang chương trình tín chỉ. - Xây dựng những nguyên tắc chính trong tổ chức đào tạo. - Xây dựng những điều kiện thực tiễn trong đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ. - Thí điểm việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ. Sự đổi mới này phải được sự ủng hộ của giảng viên, nhất là giảng viên mời giảng : thông qua việc đồng tình và phổ biến kinh nghiệm trường chính của giảng viên làm như thế nào ? 2. Chỉ đạo trong đội ngũ giảng viên chuẩn bị các điều kiện để thức hiện: - Soạn bài theo hướng đổi mới ( tăng cường thực ành, thực tập ) - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi thảo luận 102
  3. - Chuẩn bị các đề tài làm tiểu luận ( số lượng đề tài và số lượng sinvie6n tham gia mộ đề tài). - Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ( tham khảo trên mạng như thế nào? Lấy tài liệu từ mạng, đọc sách gì ở thư viện, tham khảo sách gì của thầy, chuẩn bị máy chiếu Overhead, hay Projector,..). 3. Chỉ đạo sinh viên đổi mới cách học : - Sự chủ động củ a sinh viên( vừa là khách hàng vừa là cộng sự) - Kế hoạch học môn của sinh viên như thế nà ? - Cách học, tra cứu tài liệu trong thư viện và trên mạng ? - Phương pháp thảo luận. - Viết tiểu luận, - Qua việc xuống doanh nghiệp để lấy kiến thức thực tế. - ,… 4. Chuẩn bị các điều kiện phù trợ về cơ sở vật chất : • Phòng ốc : Trường chuẩn bị đủ phòng học, phòng thảo luân theo nhóm, phòng thực hành, phòng máy chiếu,… • Các thiết bị giảng dạy : máy chiếu Overhead , Projector, máy vi tính, phòng thực hành, phòng mạng, âm thanh,…và các phòng chuyên dùng cho ác ngành. • Các loại giáo trình : Giáo trình viết in, giáo trình đưa lên Website, và giáo trình trên mạng của Bộ, giáo trình lấy trên mạng. Giảng dạy theo học chế tín chỉ tự bản thân nó đã làm được hai việc : Đối với người dạy : Nâng cao trình độ, tự sàng lọc bản thân thông qua việc đăng ký học của sinh viên. Đối với người học : Chủ động thời gian và khả năng tự luận của bản thân. Làm chủ bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện. Vì thế, mỗi nhà trường cần thể hiện sự quyết tâm của mình khi áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ này. Và để đạt hiệu quả cao, rõ ràng phải liên tục, duy trì và không ngừng đổi mới phương pháp dạy & học . Ngoài ra biết nhân rộng những phương pháp mới được nêu ra bằng việc tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi giữa các trường và đúc rút kinh nghiệm. Trường ĐHDL Cửu Long sẽ kiên trì trên con đường đã định hướng như thế. Vĩnh Long, ngày 31/8/2007. 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2