intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp dạy học trong trường đại học sư phạm – yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên

Chia sẻ: ViSasuke2711 ViSasuke2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của lí luận dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Theo đó, người học phải/(được) là trung tâm, là chủ thể của sự học. Người học không chỉ được lĩnh hội tri thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp mà còn được cung cấp một cách dạy – học sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp dạy học trong trường đại học sư phạm – yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 69-76<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0131<br /> <br /> ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br /> SƯ PHẠM – YẾU TỐ QUAN TRỌNG GÓP PHẦN NÂNG CAO<br /> CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN<br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then<br /> chốt của lí luận dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy<br /> học (PPDH). Theo đó, người học phải/(được) là trung tâm, là chủ thể của sự học. Người<br /> học không chỉ được lĩnh hội tri thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp mà còn được cung<br /> cấp một cách dạy – học sáng tạo. Qua đó, rèn luyện sự tự tin, phát huy tính độc lập, tự chủ<br /> và quan trọng nhất là rèn luyện tư duy sáng tạo, tích cực cho người học. Những phẩm chất<br /> này không chỉ có ích trong những năm tháng học đường mà còn có ý nghĩa lâu dài trong<br /> suốt cuộc đời người học. Chính vì vậy mà việc triển khai các hoạt động đổi mới PPDH<br /> trong nhà trường các bậc học rất được ngành giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, thực tế, trong<br /> các trường đại học sư phạm, vấn đề này chưa được triển khai đồng bộ và triệt để. Khẳng<br /> định lại ý nghĩa của đổi mới PPDH, điểm qua vài nét thực trạng và nêu một số biện pháp<br /> trong việc đổi mới cách học, đổi mới cách dạy học trong trường đại học sư phạm là mục<br /> tiêu hướng tới của bài viết này.<br /> Từ khóa: Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích cực, dạy học hướng vào người học.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được<br /> đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam từ những năm 60 của thế kỉ trước. Ở thời điểm này, các<br /> trường sư phạm đã có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Từ đó đến<br /> nay, có rất nhiều cuộc cải cách giáo dục diễn ra nhằm phát huy tính tích cực, đào tạo những người<br /> lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Theo đó, đã có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu vấn đề<br /> này cả trên thế giới và Việt Nam.<br /> Những năm gần đây, nhiều học giả trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này ở bậc<br /> đại học. Tác giả Robert Marzano, Debra j. Pickering, Jane E. Pollock [1] trong cuốn Các phương<br /> pháp dạy học hiệu quả (Classroom instruction that works) đã giới thiệu các phương pháp dạy học<br /> hiệu quả được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với mục<br /> đích phát huy cao độ khả năng học tập của người học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng<br /> viên đứng lớp. SD. Brookfield [2], B.G. Erickson và D.W. Strommer [3], F. Marton, D. Hounsell<br /> Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016<br /> Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com<br /> <br /> 69<br /> <br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> và N. Entwistle [4], P. Ramsden [5] đã mang đến cho người đọc thông điệp đơn giản: để trở thành<br /> một giáo viên giỏi, trước hết phải hiểu được những trải nghiệm trong học tập của sinh viên. Các<br /> tác giả cho rằng giảng viên đại học có thể phát triển khả năng dạy học nếu họ áp dụng các kết quả<br /> từ nghiên cứu vào việc học tập của sinh viên. Cuốn Những thủ thuật trong dạy học – Các chiến<br /> lược nghiên cứu và lí thuyết về dạy học dành cho giảng viên đại học và cao đẳng [6] đã cung cấp<br /> cho giảng viên những kĩ năng đơn giản nhưng có thể giúp sinh viên tham gia vào bài học để họ có<br /> thể học và thực hành. Điều đó tạo không khí thoải mái cho môi trường dạy học. Và từ sự thoải mái<br /> này, giảng viên có thể nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề khác lớn hơn.<br /> Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH trong trường sư phạm chưa nhiều.<br /> Có chăng chỉ rải rác một số bài viết đăng tạp chí hay kỉ yếu hội thảo tại một số cơ sở đào tạo nhỏ,<br /> lẻ, mang tính chất nội bộ. Tác giả Kiều Thế Hưng trong Kĩ năng dạy học trong những lời giải cho<br /> bài toán nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay [7] đã cho rằng là một trường đào tạo<br /> nghề dạy học, ngoài các hoạt động chuyên môn, việc nghiên cứu để cho ra đời các công trình khoa<br /> học về kĩ năng dạy học là đặc biệt quan trọng. Trong trường sư phạm, sinh viên phải được học<br /> cách học, học cách dạy, học cách giáo dục, học cách ứng xử,. . . Tức là học được các thao tác, các<br /> kĩ năng,. . . để đủ tự tin đứng trên bục giảng khi tốt nghiệp ra trường. Như vậy, có thể thấy, vấn đề<br /> đổi mới phương pháp dạy học trong trường sư phạm đã được các nhà khoa học, các nhà giáo tâm<br /> huyết quan tâm nghiên cứu. Các trường đại học nói chung và đại học sư phạm nói riêng không còn<br /> là “tháp ngà” hàn lâm, kinh viện trong truyền đạt tri thức cho người học mà bắt đầu đón những làn<br /> gió mới của PPDH hiện đại, tiên tiến, lấy người học làm trung tâm.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Vài nét về đổi mới phương pháp và tầm quan trọng của đổi mới phương<br /> pháp dạy học trong trường đại học sư phạm<br /> <br /> 2.1.1. Về đổi mới PPDH<br /> - Tích cực hoá hoạt động học tập của người học là tư tưởng, là mục đích của quá trình đổi<br /> mới PPDH. Người học phải được đặt ở vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học. Với PPDH truyền<br /> thống, vị trí trung tâm là người thầy với vai trò truyền thụ tri thức, trình bày tri thức. Với PPDH<br /> mới, người học được đặt trước không phải là những bài giảng, những kiến thức có sẵn mà là những<br /> vấn đề, những tình huống của thực tế cuộc sống. Người học rèn luyện cách tự lực giải quyết vấn<br /> đề, tự tìm ra cái chưa biết, tự tìm ra chân lí. "Người thầy bình thường chỉ biết truyền đạt chân lí.<br /> Người thầy giỏi chủ yếu dạy cách tìm ra chân lí" [8]. Và "được học theo phương pháp tích cực, từ<br /> năm học này đến năm học khác, qua biết bao nhiêu lần làm để học, tìm hiểu giải quyết vấn đề,<br /> xử lí tình huống, chắc chắn HS làm, biết cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, cách ứng xử<br /> thích nghi với cuộc sống. "Làm" dần dần trở thành "biết làm" và cuối cùng muốn tồn tại và phát<br /> triển trong cộng đồng như một con người tự chủ, năng động và sáng tạo" [8].<br /> Với dạy học tích cực hoá, người học thực sự là nhân vật trung tâm trong quy trình dạy và<br /> học. Một số tác giả đã nêu lên những dấu hiệu đặc trưng của tư tưởng "lấy người học làm trung<br /> tâm" [9] như sau:<br /> - Thừa nhận, tôn trọng, hiểu, đồng cảm với nhu cầu, mục đích, lợi ích cá nhân của người<br /> học. Đạt được độ tin cậy, tạo sức thu hút, thuyết phục, kích thích động cơ bên trong của người học.<br /> Điều này không xảy ra trong PPDH truyền thống: người học thụ động, tự ti, bé nhỏ trước<br /> 70<br /> <br /> Đổi mới phương pháp dạy học trong trường đại học sư phạm – yếu tố quan trọng...<br /> <br /> người dạy. Chính sự thừa nhận, tôn trọng này đã tạo được niềm tin, "tạo sức thu hút, thuyết phục,<br /> kích thích động cơ bên trong” của người học.<br /> - Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó, dồn thành sức mạnh trong<br /> quá trình tự khám phá.<br /> Trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới, người học không phải bắt đầu bằng con<br /> số không. Kiến thức được hình thành từ trước, được thu nhận, tích luỹ từ các hoạt động bên ngoài<br /> xã hội đã trở thành dạng tiềm năng. Đây chính là nền tảng, là cơ sở để người dạy hướng dẫn người<br /> học một cách có hiệu quả nhất khi chiếm lĩnh một tri thức mới. Biết khai thác kinh nghiệm sẵn có<br /> của người học, từ những kinh nghiệm đó để người học khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới là cả một<br /> tài năng của người dạy.<br /> - Chống gò ép, ban phát, giáo điều; nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tích cực của người học để<br /> đạt mục đích học tập và phát triển cá nhân.<br /> Dạy học gò ép, ban phát, giáo điều là kiểu dạy học quyền uy của người thầy và sự tiếp nhận<br /> thụ động của người học. Kiến thức thầy đưa ra phải luôn đúng, người học chỉ biết chấp nhận và cố<br /> mà hiểu. Cách học này đã làm thui chột tính độc lập, tích cực trong chiếm lĩnh tri thức mới của<br /> người học. Người học không dám bày tỏ ý kiến riêng của mình. Giữa thầy và trò đã có một khoảng<br /> cách tâm lí. Sự bình đẳng, đồng cảm không xuất hiện. Khi ấy kiến thức đến với người học là kiến<br /> thức "sống", không phải là sản phẩm nhận thức của người học qua hoạt động tư duy. Chống gò ép,<br /> ban phát, giáo điều cũng chính là nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích cực của người học.<br /> - Phương thức hoạt động chỉ đạo là tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra,<br /> đánh giá, tự hoàn thiện trong môi trường được bảo đảm quyền lựa chọn tối đa của người học.<br /> Trong quá trình dạy học, phải đặt người học trong vai trò chủ động, tự lực và tự giác: tự lực,<br /> tự giác trong nhận thức và trong kiểm tra đánh giá. Giúp người học ý thức được nhiệm vụ phải giải<br /> quyết, cụ thể là phải tiếp nhận kiến thức mới, tự đánh giá được khả năng của bản thân đã là một<br /> nửa thành công của quá trình dạy học.<br /> - Tối đa hoá sự tham gia của người học, tối thiểu hoá sự can thiệp, áp đặt của người dạy.<br /> Tối thiểu hoá sự can thiệp, áp đặt của người dạy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người<br /> dạy, coi người dạy càng ít tham gia vào hoạt động dạy học càng tốt. Ở đây phải luôn xác định công<br /> việc của người dạy là sự định hướng, tổ chức những thao tác dạy học để từ đó, bằng các hoạt động<br /> của mình, người học sẽ tự lĩnh hội tri thức. Vai trò của người dạy tưởng như sẽ "khiêm nhường"<br /> hơn nhưng thực ra đã được nâng cao rất nhiều để có thể đáp ứng yêu cầu cũng như nhu cầu của<br /> người học.<br /> Tối đa hoá sự tham gia của người học không đồng nghĩa với việc suốt cả giờ dạy học người<br /> học phải làm việc liên tục. Không nên đánh giá hiệu quả giờ dạy học thông qua số lần giơ tay, số<br /> lần phát biểu ý kiến của người học. Bởi những câu trả lời ấy còn phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi<br /> của người dạy. Nếu câu hỏi chỉ ở mức độ tái hiện, liệt kê thì câu trả lời cũng chỉ ở mức độ liệt kê.<br /> Ngược lại, có những giờ dạy với những khoảng lặng nhất định vẫn là những giờ học khai thác rất<br /> tốt tính độc lập, tích cực của người học.<br /> - Tạo cho người học tính năng động cải biến hành động học tập, chủ động, tự tin.<br /> Thực ra, đây là hệ quả tất yếu của các dấu hiệu trên, khi tạo ra vai trò bình đẳng trong quan<br /> hệ dạy học giữa người dạy và người học, khi chống gò ép, ban phát, giáo điều, khi tối đa hoá sự<br /> tham gia của người học, tối thiểu hoá sự áp đặt, can thiệp của người dạy có nghĩa là người dạy đã<br /> tạo cho người học tính năng động cần thiết, tính chủ động, tự tin.<br /> 71<br /> <br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> - Hết sức coi trọng vai trò to lớn của kĩ năng.<br /> Từ những kiến thức được trang bị, người học có khả năng vận dụng chúng vào thực tế. Khả<br /> năng vận dụng đó gọi là kĩ năng. Kĩ năng đạt đến mức thuần thục trở thành kĩ xảo. Năng lực được<br /> hình thành trên cơ sở tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Giỏi kĩ năng để hiểu hơn lí thuyết, ngược lại, nắm<br /> vững lí thuyết sẽ góp phần giỏi kĩ năng. Hình thành năng lực phải bắt đầu, phải xuất phát, phải coi<br /> trọng vai trò cơ sở, nền tảng của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.<br /> Trên đây là các dấu hiệu đặc trưng cho tư tưởng "lấy người học làm trung tâm" trong giáo<br /> dục. Thực chất đây là quá trình:<br /> + Tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kĩ xảo, tạo ra các cầu nối nhận thức trong tình huống học.<br /> + Tự học, tự nghiên cứu thông qua sự hợp tác với bạn bè và sự hướng dẫn của người dạy.<br /> Việc dạy học nói trên là dạy học tích cực, lấy việc học của người học làm trung tâm, đây là<br /> quá trình "biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình dạy học thành quá<br /> trình tự học". Bởi trong bất cứ một con người nào đều tiềm ẩn một nguồn lực quý giá, đó là năng<br /> lực tự tìm tòi, nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề thực tiễn, đó là năng lực tự học sáng tạo.<br /> <br /> 2.1.2. Tầm quan trọng của đổi mới PPDH trong trường đại học sư phạm<br /> Về vấn đề này, người viết không bàn luận, chỉ xin được trích nguyên văn một số ý kiến của<br /> các nhà quản lí, các nhà khoa học hiện đang công tác trong các trường đại học:<br /> - "Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết nghĩ khâu đột phá phải bắt đầu từ<br /> các trường sư phạm. Vai trò của các trường sư phạm phải là: máy cái cho sự đổi mới phương pháp<br /> dạy học. . . Phương pháp dạy học ở các trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn, nếu không nói là<br /> quyết định đến phương pháp dạy học ở trường PT. Nếu ở trường sư phạm, sinh viên có điều kiện<br /> tiếp cận với phương pháp dạy học thích hợp thì đến lượt họ, khi là giáo viên PT mới có thể sử dụng<br /> được các phương pháp đó vào công tác giảng dạy của mình" (Theo Tuổi trẻ, 2014).<br /> - "Đổi mới phương pháp dạy học bậc đại học là một yêu cầu tất yếu, rất quan trọng để "chấn<br /> hưng giáo dục theo mệnh lệnh cuộc sống" (Theo Việt báo – Tuổi trẻ, 2014).<br /> - "Cần tiến hành một cuộc cách mạng thật sự về phương pháp dạy học ở các trường PT,<br /> nhưng phải bắt đầu đổi mới từ các trường cao đẳng và đại học sư phạm" và "Chỉ khi thực hiện theo<br /> hướng phát huy cao độ việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, xóa bỏ triệt để lối học cho sinh viên<br /> "bú mớm" kiến thức của thầy, chúng ta mới có thể nói đến hiệu quả đổi mới phương pháp đào tạo<br /> ở các trường sư phạm (GS.TS Phan Ngọc Liên – ĐHSP Hà Nội).<br /> - "Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, triển khai trong các trường<br /> sư phạm và PT là vấn đề sống còn của ngành sư phạm" (PGS.TS Nguyễn Văn Bính – ĐHSP Hà<br /> Nội). Từ ý kiến này, tác giả phân tích: chỉ có đổi mới phương pháp đào tạo từ các trường sư phạm<br /> mới đào tạo ra những sinh viên có chất lượng cao cung cấp cho ngành giáo dục những người có<br /> khả năng làm nòng cốt cho các trường PT về đổi mới phương pháp dạy học. Các trường sư phạm<br /> cũng là nơi giữ vai trò nòng cốt trong việc đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên PT, nghiên cứu xuất<br /> bản các tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục PT.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Đôi nét thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp về đổi mới phương<br /> pháp dạy học trong trường đại học<br /> <br /> 2.2.1. Đôi nét thực trạng<br /> <br /> 72<br /> <br /> Đổi mới phương pháp dạy học trong trường đại học sư phạm – yếu tố quan trọng...<br /> <br /> Đoàn khảo sát thực địa thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kì năm 2006 có phần nhận xét<br /> về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau:<br /> - Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào bài thuyết trình và ít sử dụng<br /> các kĩ năng học tích cực, kết quả là ít có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài<br /> lớp học.<br /> - Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc<br /> học khái niệm hoặc ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay<br /> vì học chuyên sâu.<br /> - Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã<br /> học thuộc lòng khi làm bài thi).<br /> Tác giả Ngô Tứ Thành, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã "bình luận" thêm:<br /> "Giảng dạy đại học phổ biến nhất vẫn là sử dụng bảng viết phấn cỡ lớn, hoặc nếu sử dụng máy<br /> tính sẽ là các slide đầy chữ trình chiếu để sinh viên ghi chép lại. Một thực tế là các trường PT hiện<br /> nay đang phát động rầm rộ phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, còn các trường đại học vẫn<br /> "án binh bất động". Do vậy, phương pháp dạy ở các trường đại học của ta hiện nay vẫn giống như<br /> cách dạy ở các trường PT "cấp 4" (!). Sinh viên đại học chỉ là những "thợ chép": Thầy nói gì, viết<br /> gì trên bảng thì cứ việc cặm cụi chép vào cuốn vở trở thành cẩm nang duy nhất cho thi cử và thậm<br /> chí cả cho việc hành nghề sau này. Dĩ nhiên học thụ động sẽ sản sinh ra những nhà "trí thức" thụ<br /> động, chỉ đâu đánh đấy cũng chưa xong chứ nói gì đến nghiên cứu, sáng tạo" [10].<br /> Hầu hết các sinh viên khi được hỏi về cách dạy của các giảng viên trên lớp đều cho rằng các<br /> thầy cô nói quá nhiều trên lớp, không có sự giao hòa, tương tác với sinh viên. Không khí tiết học<br /> vì thế mà trở nên căng thẳng, nặng nề. Giữa sinh viên và giảng viên có khoảng cách, sinh viên rất<br /> ngại phát biểu, ngại nói, ngại bộc lộ chính kiến, kể cả những em biết lẫn em không biết phương án<br /> trả lời. Một số thầy cô dùng máy tính chỉ để thay thế cho việc sử dụng giáo án viết tay. Nếu có thầy<br /> cô nào sử dụng máy chiếu thì sinh viên lại càng khó ghi chép, nhiều khi chỉ để nhìn cho vui mắt.<br /> <br /> 2.2.2. Nguyên nhân<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai đổi mới phương pháp dạy học ở trường<br /> sư phạm. Xin nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:<br /> - Nhà trường sư phạm chưa có một chủ trương lớn với những chế độ, chính sách cụ thể, phù<br /> hợp cho hoạt động này. Vì vậy mà giảng viên chưa có động lực để cố gắng. Người làm tốt cũng<br /> như người không làm.<br /> - Đội ngũ giảng viên có năng lực, giàu kinh nghiệm sư phạm còn thiếu.<br /> - "Hiện nay, các trường sư phạm không có tính cạnh tranh nên không có động lực phấn đấu,<br /> các trường hoạt động còn mang nặng tính bao cấp, trường được cấp kinh phí tổ chức đào tạo còn<br /> chất lượng sinh viên ra trường hầu như không phải chịu trách nhiệm" (PGS. TS Nguyễn Văn Bính<br /> – ĐHSP Hà Nội).<br /> - Giảng viên đại học dường như tự cho mình "quyền" không phải quan tâm đến đổi mới<br /> phương pháp dạy học, cho đó là việc nhỏ, là công việc của giáo viên PT. Dạy đại học phải "nhiều<br /> chữ", phải "hàn lâm", chỉ cần kiến thức uyên bác.<br /> - Chất lượng dạy học của giảng viên trong trường sư phạm chưa được kiểm tra, đánh giá,<br /> xếp loại.<br /> - Một bộ phận sinh viên chưa bắt nhịp, chưa hào hứng hay có thể nói là còn rất ngại đổi<br /> 73<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0