intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới thể chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đổi mới thể chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay" làm rõ những vấn đề đặt ra về thể chế quản lý và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới thể chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐỔI MỚI THỂ CHẾ QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Thái Học viện Khoa học Quân sự Tóm tắt: Liên kết giữa trường đại học - doanh nghiệp là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Đặc biệt, chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động liên kết giữa trường đại học - doanh nghiệp. Để góp phần hỗ trợ người học được tốt nhất cả trong quá trình đào tạo cũng như trong đầu ra ở các trường đại học trên cả nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước, bài viết làm rõ những vấn đề đặt ra về thể chế quản lý và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: đổi mới; thể chế quản lý; hiệu quả; liên kết trường đại học - doanh nghiệp. 1. Đặt vấn đề Với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số hiện nay, hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp là cơ sở để phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên, nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp cũng là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN) - những yếu tố quyết định đối với việc nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Ở nước ta, chủ trương, đường lối gắn kết các trường đại học với các doanh nghiệp giữa “học với hành” lý luận gắn thực tiễn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện từ lâu và ngày càng trở nên quan trọng, cấp thiết không chỉ đối với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vận hành theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhà nước đóng vai trò trong định hướng, kiến tạo cơ chế quản lý cho phép các trường đại học, các doanh nghiệp một không gian đủ rộng lớn cho các sáng tạo, liên kết được thực hiện hiệu quả. 2. Nội dung Quản lý của Nhà nước đối với hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã chỉ rõ: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”12. Các trường đại học phải là các 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2021, tr.136. 413
  2. trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới ứng dụng và CGCN là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học công nghệ. Quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác, liên kết giữa trường đại học - doanh nghiệp là tổng thể các can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động hợp tác, liên kết thông qua pháp luật và các cơ chế, chính sách, kế hoạch... để tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho các hoạt động hợp tác, liên kết hướng tới mục tiêu chung cùng có lợi trong phát triển kinh tế của các bên liên quan; xử lý những quan hệ kinh tế của đơn vị trong hoạt động liên kết; điều tiết các lợi ích giữa các bên; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp làm ổn định và lành mạnh hóa mọi quan hệ kinh tế và xã hội... Việc xử lý các quan hệ đó thông qua các công cụ quản lý, trong đó có các công cụ về cơ chế, chính sách, về quy hoạch. Với vai trò điều tiết lợi ích, giám sát điều chỉnh các quan hệ kinh tế, Nhà nước tham gia vào liên kết như chủ thể định hướng kiến tạo vừa là một đối tác thông qua các công cụ và đòn bẩy kinh tế. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản về các hoạt động liên kết và văn bản pháp luật có liên quan (các thông tư, văn bản hướng dẫn, luật quy định các mặt trong hoạt động liên kết…), tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các đối tượng cùng hoạt động, cùng phát triển bền vững; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động liên kết bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp. Năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường đại học. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra, thanh tra hoạt động hợp tác, liên kết của các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Những vấn đề đặt ra về thể chế quản lý đối với hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp Trên thế giới, hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều hình thức và ở mức độ. Các mức độ hợp tác phổ biến là: tiếp nhận sinh viên đến thực tập, tham quan thực tế, hỗ trợ chi phí và thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Các mức hợp tác cao hơn là: trao đổi chuyên gia, chia sẻ tri thức, công nghệ; đầu tư cho nghiên cứu, triển khai để cùng sở hữu và CGCN; phát triển nguồn nhân lực; cùng đầu tư phát triển doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả NCKH và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. So với thế giới thì tăng cường liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam rất chậm, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế và giải pháp thực thi trong 414
  3. thực tiễn còn thiếu và chưa đồng bộ. Các nội dung hợp tác ở các cấp theo xu hướng hội nhập và chia sẻ nguồn lực cùng phát triển trong hợp tác cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để thực hiện tốt việc liên kết, xây dựng mô hình hợp tác cần phải có một hành lang pháp lý thông thoáng mềm dẻo, tạo động lực mạnh mẽ thông qua các chính sách của Nhà nước để nhu cầu và nguồn lực của các cơ sở nghiên cứu và của doanh nghiệp gần lại với nhau. Hiện nay, các luật, các văn bản pháp luật đã ban hành ở nước ta như: Luật Giáo dục đại học, Luật Doanh nghiệp, Luật Chuyển giao công nghệ... chưa có điều khoản nào liên quan đến vấn đề hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, nếu có thì mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, vận động... Hơn nữa, một số quy định hiện hành đang gây khó khăn như vấn đề quyền tự chủ, tự trị đại học công lập, việc thành lập doanh nghiệp trong các trường đại học, sở hữu tài sản, giảng viên các trường đại học được phép thành lập doanh nghiệp... các quy định khác của pháp luật và cơ chế quản lý hành chính trong các đại học công lập còn “cứng nhắc” đang “kìm hãm” sự chủ động tìm kiếm các đối tác là doanh nghiệp và phát triển các hợp tác nhằm mang nguồn lợi về cho các đại học. Đối với doanh nghiệp phải tập trung cải thiện môi trường đầu tư, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, xóa bỏ các rào cản về cơ chế chính sách, cơ chế xin - cho... Các cơ chế chính sách hiện nay cũng chưa đề cập tới sự hỗ trợ cụ thể của Nhà nước đối với mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp như chính sách về tài chính, thuế... Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ cho sự hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp như ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các đề tài NCKH có sự tham gia của hai bên, chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động đào tạo của nhà trường như giảng dạy, tiếp nhận sinh viên thực tập tại cơ sở, đầu tư trang thiết bị cho nhà trường... Hoạt động khởi nghiệp, một trong những động lực quan trọng khuyến khích hợp tác trường đại học - doanh nghiệp nhưng hiện nay đang gặp khó khăn trong triển khai do các bất cập trong thực hiện các vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các phương diện: yếu kém trong thực thi, chưa có quy định rõ ràng về quyền lợi khi được ươm tạo thành công cho các bên; chưa có đủ mạng lưới chuyên gia và dịch vụ chuyên nghiệp nhằm phục vụ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp. Vai trò hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp đối với đào tạo sinh viên còn mờ nhạt, rất ít các cuộc trao đổi của chủ các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý… được thực hiện cho sinh viên trên lớp học do những ràng buộc về mặt bằng cấp của người đứng trên bục giảng. Vai trò thúc đẩy hợp tác lớn nhất vẫn là lãnh đạo hai bên, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp và cựu sinh viên, chưa được xây dựng trên cơ sở những cam kết có tính chất lâu dài và bền vững giữa các bên. Các quy định pháp lý và chính sách, cơ chế nhằm xây dựng hệ sinh thái ưu tiên các hoạt động khởi nghiệp, sản xuất thử và xây dựng vườn ươm công nghệ trong các đại học chưa hình thành đầy đủ làm giảm ưu thế vốn có của các đại học khi liên kết với các doanh nghiệp. Nhìn chung, các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua còn mang tính “chắp vá” cả về phương thức, thời hạn và nội dung. Các hợp 415
  4. tác, kể cả hợp tác toàn diện còn mang tính ngắn hạn, hoặc gắn với tư tưởng nhiệm kỳ, thời vụ, chưa cam kết đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo đồng đều ở các sinh viên. Chưa có các hợp tác đạt được thành công mang tính dài hạn giữa các bên. Các trường đại học và các doanh nghiệp ở một số khía cạnh chưa coi các hợp tác giữa hai bên là phương tiện, là giải pháp, là hợp tác hai bên cùng có lợi ích đồng thời đóng góp vào sự phát triển để thực hiện chiến lược của mỗi bên và nền kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Giải pháp Để hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu quả của quản lý đối với hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ, giải pháp sau: Thứ nhất, đổi mới trong xây dựng, hoạch định và đánh giá chính sách. Xây dựng, hoàn thiện “hệ sinh thái” các chính sách, cơ chế và giải pháp thực thi đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, theo xu hướng hội nhập và chia sẻ nguồn lực, lợi nhuận, cùng phát triển trong hợp tác. Cần phải có một hành lang pháp lý thông thoáng mềm dẻo, tạo động lực mạnh mẽ thông qua các chính sách của Nhà nước để nhu cầu và nguồn lực của các cơ sở nghiên cứu và của doanh nghiệp gần lại với nhau, hợp tác cùng phát triển, mang lại lợi ích lâu dài cho các bên tham gia. Trong quá trình phát triển hợp tác này, Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ”, tạo khung khổ pháp lý và các hỗ trợ, xúc tác về chính sách và cơ chế thực hiện. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc liên kết với trường đại học với môi trường pháp lý thuận lợi, quy định cụ thể quyền và trách nhiệm, phương thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chính sách về ưu đãi thuế với các doanh nghiệp có các hoạt động liên kết với trường đại học trong các chương trình khoa học của Chính phủ. Nhà nước có thể thông qua các quỹ khoa học, chia sẻ các chi phí trong hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động liên kết doanh nghiệp với trường đại học. Đổi mới việc xây dựng chính sách tài chính, chính sách tín dụng thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp bằng việc thiết kế theo hướng đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với quy mô, loại hình, năng lực của các chủ thể và không làm tăng các chi phí cho trường đại học hay doanh nghiệp từ việc thụ hưởng chính sách. Từng bước luật hóa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với hoạt động liên kết trường đại học - doanh nghiệp. Thứ ba, ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để việc luân chuyển, kiêm nhiệm, thỉnh giảng, phối hợp nghiên cứu… của cán bộ giữa trường đại học và doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và được công nhận. Hiện nay, có rất nhiều doanh nhân đang làm công tác quản lý ở các doanh nghiệp, họ không chỉ có kinh nghiệm thực tiễn mà còn có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, học hàm, học vị cao. Họ có nguyện vọng tham gia giảng dạy, NCKH, báo cáo chuyên đề hoặc hướng dẫn luận văn cho sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo cần xây dựng chính sách khuyến khích đội ngũ “giảng viên thực tiễn” này làm giảng viên của trường đại học. Thứ tư, hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo độc lập, công khai, minh bạch theo hướng chuẩn khu vực và quốc tế. Đồng thời, Nhà nước 416
  5. cần cải thiện các chương trình, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ mới từ các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao của các trường đại học; hoàn thiện cơ chế tự chủ của các trường đại học, hoạt động theo cơ chế thị trường. Khi đó, các trường được quyết định chương trình đào tạo, các đề tài NCKH, các sản phẩm, dịch vụ... của mình sao cho “bắt nhịp” được với yêu cầu của doanh nghiệp và để tồn tại và phát triển. Thứ năm, thiết lập nhiều kênh kết nối giao tiếp hay mạng lưới liên kết trường đại học với doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ số để giảng viên, nhà quản lý, sinh viên... dễ dàng truy cập và tìm hiểu. Cơ quan quản lý có thể đứng ra tổ chức các diễn đàn để nhà trường và doanh nghiệp gặp nhau như: sàn giao dịch công nghệ để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai; thường xuyên thống kê và dự báo cung - cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để điều tiết lĩnh vực giáo dục - đào tạo cho phù hợp. Theo đó, Nhà nước cần thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn các vùng, miền và cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. Các thông tin dự báo mang tính định hướng dài hạn của Nhà nước rất có ích đối với việc xây dựng chương trình đào tạo mới của các trường đại học và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Kết luận Thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa trường đại học - doanh nghiệp là một giải pháp mang tính đòn bẩy, khâu đột phá để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước hiện nay. Với vai trò điều tiết lợi ích, giám sát điều chỉnh các quan hệ kinh tế, Nhà nước đã tham gia vào quá trình liên kết giữa trường đại học - doanh nghiệp, điều này góp phần thúc đẩy quá trình liên kết đạt hiệu quả hơn, đem đến những thành quả trực tiếp không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, CGCN, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tăng cơ hội việc làm của sinh viên mà còn thúc đẩy doanh thu - sự phát triển bền vững của các bên, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước, “sánh vai với các cường quốc năm châu” trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta hằng mong./. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 3. Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023”. 4. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. 5. Lý Việt Quang (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 417
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2