intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới tư duy về đào tạo cử nhân luật đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời đại mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung đề cập đến những thay đổi cơ bản về tư duy đào tạo Đại học ở Việt Nam gắn liền với đào tạo trình độ cử nhân Luật từ thực thực trạng đào tạo Luật ở các Trường Đại học Việt Nam hiện nay và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, trên cơ sở đó bài viết tập trung làm rõ một số nhóm giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo luật ở Việt Nam trong thời gian tới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới tư duy về đào tạo cử nhân luật đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời đại mới

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0081 ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI ĐẠI MỚI Bùi Kim Hiếu Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM hieu.bk@huflit.edu.vn TÓM TẮT: Trong yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu và yêu cầu đào tạo luật ở các cấp trình độ khác nhau, trong đó có đào tạo luật ở trình độ cử nhân đang đặt ra nhiều vấn đề có tính thời sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung đề cập đến những thay đổi cơ bản về tư duy đào tạo Đại học ở Việt Nam gắn liền với đào tạo trình độ cử nhân Luật từ thực thực trạng đào tạo Luật ở các Trường Đại học Việt Nam hiện nay và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, trên cơ sở đó bài viết tập trung làm rõ một số nhóm giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo luật ở Việt Nam trong thời gian tới.. Từ khóa: Tư duy pháp lý; đào tạo cử nhân Luật. I. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT TRƯỚC YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ, PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM Hiện nay, cả nước có hơn 80 cơ sở đào tạo luật, hàng năm có lượng lớn cử nhân luật tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo này. Chưa có một khảo sát đầy đủ, toàn diện và chính thức số sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có bao nhiêu phần trăm có việc làm và việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, bao nhiêu phần trăm về công tác tại các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội hoặc làm nghề tự do,… nhưng có một điều chắc chắn rằng nhu cầu được đào tạo về pháp luật hiện nay trong xã hội là rất lớn, có thể nhận thấy điều này qua một thực tế là những năm gần đây hầu hết số sinh viên luật ra trường đều khá dễ dàng tìm được việc làm, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các Trường đào tạo ngành Luật ở tất cả các hệ đào tạo đều tăng. Qua thực thực tiễn đào tạo trong nhiều năm qua, việc đào tạo cử nhân luật ở các cơ sở trong chừng mực nào đó đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của xã hội. Không ít sinh viên luật ra trường trong khoảng thời gian ngắn đã giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng. Đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng trưởng thành, với số lượng ngày càng đông và với trình độ ngày càng cao hơn, đội ngũ này không chỉ được đào tạo trong nước mà họ còn được đào tạo ở các nước có nền pháp luật tiên tiến. Chương trình đào tạo ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và hệ thống pháp luật quốc tế; hệ thống giáo trình khá đầy đủ và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học. Phương pháp giảng dạy từng bước được đổi mới. Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, khang trang và hiện đại; công tác quản lý ngày càng khoa học và tiên tiến hơn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy bên cạnh những gì đã đạt được, việc đào tạo cử nhân luật trong thời gian qua vẫn còn không ít những khó khăn và bất cập, vì vậy cần phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học, dựa trên những thông số thật sự chính xác, trung thực để có biện pháp chấn chỉnh trước khi bàn đến tư duy đổi mới hay chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo luật ở Việt Nam trong những năm tới đây. Có thể thấy điều này qua một số thông tin sau đây: Thứ nhất, việc tuyển dụng và đào tạo giáo viên ở các cơ sở đào tạo luật chưa đồng đều ở các Bộ môn, Khoa đào tạo, mất cân bằng về số lượng và trình độ chuyên môn. Thực tiễn cho thấy hầu hết các trường chưa có chiến lược tổng thể và lâu dài để quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy luật cho cơ sở đào tạo của mình, nhiều cơ sở thường bị động trông chờ vào số sinh viên luật ra trường có nguyện vọng xin ở lại trường công tác; việc nâng cao trình độ phần lớn phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của bản thân giáo viên. Nhiều cơ sở đào tạo chưa có chính sách cụ thể và hấp dẫn để thu hút những người có khả năng và trình độ cao ở lại trường. Vì vậy, trong một thời gian dài nhiều cơ sở đào tạo luật không tuyển được hoặc có tuyển được nhưng số lượng và trình độ không cao. Thực trạng nhiều cơ sở đào tạo Luật, kể cả các cơ sở đào tạo Luật hàng đầu như Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội hiện thiếu lực lượng kế cận, hẫng hụt về thế hệ cán bộ giảng viên tiếp bước các Nhà giáo đã gần nghỉ hưu. Nhiều cán bộ trẻ ở các cơ sở đào tạo này chưa thực sự có kinh nghiệm và nhiệt huyết nghiên cứu, học tập để bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng phục vụ công tác đào tạo. Thứ hai, về cơ bản chương trình đã lạc hậu, không có nhiều thay đổi tích cực. Nhiều cơ sở đào tạo đang sử dụng chương trình đã được xây dựng từ rất nhiều năm về trước, chương trình này chủ yếu đào tạo theo tính hàn lâm, nặng về lý thuyết với số học phần, tín chỉ lớn. Vì vậy, ngoài mục tiêu cung cấp thật nhiều kiến thức lý luận có tính phương pháp cho người học thì mục tiêu đào tạo về năng lực thực tiễn, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên chưa thực sự
  2. Bùi Kim Hiếu 191 hiệu quả. Trong toàn bộ khối kiến thức đào tạo, các học phần kỹ năng, có tính trải nghiệm còn chiếm tỷ lệ ít và chủ yếu chỉ áp dụng cho một vài học kỳ cuối, đã làm cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên thiếu tính năng động, thiếu động lực cho việc trải nghiệm nghề nghiệp. Với một chương trình đào tạo không có nhiều sự kết nối với thực tiễn bên ngoài, không gian và môi trường học tập bị bó hẹp, nặng về kiến thức hàn lâm, không có nhiều hoạt động thực tiễn trải nghiệm cho sinh viên, việc đánh giá kết quả học tập cũng chủ yếu dựa vào điểm số đã không thực sự bảo đảm cho chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo của Đảng theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XII. Ngoại trừ một số ít Trường Đại học lớn có bề dạy trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam có bộ giáo trình tương đối đầy đủ và khá hoàn chỉnh, còn hầu hết các cơ sở đào tạo khác đều chưa có bộ giáo trình riêng của mình mà chủ yếu là các tập bài giảng do các bộ môn tự xây dựng. Trong quá trình tổ chức đào tạo về cơ bản ở nhiều cơ sở đào tạo, kế hoạch biên soạn giáo trình chưa dành được sự quan tâm của những người có trách nhiệm. Vì thế, khi có tư duy đổi mới, có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng trên thực tế không có nhiều chuyển biến về kế hoạch thực hiện, chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo, có chuyển biến thì cũng còn rất chậm. Thứ ba, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng. Chúng ta đều biết rằng, nghiên cứu khoa học là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đạo và của giảng viên. Điều kiện, môi trường đào tạo được thể hiện rõ thông qua kết quả của nghiên cứu khoa học với các sản phẩm khoa học được công bố. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay ở nhiều cơ sở đào tạo luật chưa dành được sự quan tâm đầy đủ. Ở một số cơ sở đào tạo hiện nay còn nghèo nàn về công trình nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu cấp Trường không nhiều giá trị mới, nội dung nghiên cứu, cách tiếp cận của các đề tài còn giản đơn, không có nhiều công trình có đóng góp cho việc đổi mới tư duy, thay đổi phương để nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc giảng bài, cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học còn mang nặng tính hành chính, thiếu sự linh hoạt, ngoài các biện pháp mang tính bắt buộc, gắn trách nhiệm thì cơ chế tạo động lực, chính sách hỗ trợ và xây dựng một môi trường học thuật cởi mở còn thiếu và yếu. Trong hoạt động khoa học, đáng chú ý là hoạt động chuyên môn trong các bộ môn và khoa, vấn đề đảm bảo tính chính xác (một trong những yêu cầu bắt buộc của việc giảng dạy luật), tính khoa học trong nôi dung bài giảng chưa được đảm bảo. Thứ tư, khó khăn trong kết nối và hợp tác Quốc tế. Nhiều cơ sở đào tạo đã rất cố gắng trong việc tạo cơ hội tìm kiếm những dự án hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo luật, nhiều dự án đã được ký kết, triển khai thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, nội dung của sự hợp tác cũng hết sức đa dạng, từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, gửi giáo viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ… cho đến việc liên kết đào tạo ngay trong nước kết hợp tham quan, khảo sát, nghiên cứu ở nước ngoài; xúc tiến thành lập các trung tâm: kiểm định chất lượng đào tạo, luật so sánh, xây dựng thư viện điện tử, hỗ trợ tài liệu… cho đến việc hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy phần lớn các dự án hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo luật nhìn chung là không lớn, số lượng chưa nhiều, thời gian thực hiện tương đối ngắn, nội dung hợp tác có những dự án chưa thiết thực. Trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì công tác hợp tác quốc tế là chưa tương xứng các cơ sở đào tạo cần phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới. Thực tế hiện nay, ở nhiều Trường đại học của Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến hoạt động này. Sinh viên học thiếu tính định hướng nghề nghiệp, các em lúng túng, hoang mang, thiếu niềm tin, động lực cho tương lai nghề nghiệp của mình sau khi ra trường. Khi ra trường các em thiếu sự trải nghiệm thực tế, thiếu các kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng cần. Thậm chí chúng ta đang duy trì một phương thức đào tạo đơn lẻ, “vô cảm” với đời sống xã hội. Thật khó hiểu trong xã hội đang phát triển như hiện nay mà việc đào tạo lại thiếu sự gắn kết với thế giới việc làm, thiếu sự hợp tác và kết nối với thế giới bên ngoài. II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT KINH TẾ - TRƯỜNG ĐAI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH Trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26-10-1994 theo quyết định số 616/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của trường là Trường Ngoại ngữ và Tin học Sài Gòn (1992). Tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 15-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi loại hình trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh từ loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình trường ĐH tư thục. Với 28 năm qua, bằng sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, HUFLIT đã trở thành trường đại học ngoài công lập được xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Trường đã thiết lập nhiều mối quan hệ quốc tế với các trường đại học trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, trường đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa đất nước. Trường có 09 Khoa, 01 Bộ môn, 04 Phòng, 03 Ban, 01 Thư viện và 03 Trung tâm trực thuộc với số lượng CBNV và giảng viên thay đổi và đáp ứng theo nhu cầu thực tế. Nhà trường bắt đầu đào tạo Cử nhân Luật Kinh tế từ năm 2015. Hiện nay Khoa có 15 CBGD (04 TS, 11 ThS). Số lượng sinh viên chính quy của khoa hiện nay là 567 sinh viên.
  3. 192 ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI ĐẠI MỚI Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế hiện nay xây dựng theo mô hình ứng dụng, đào tạo kiến thức nền tảng cho sinh viên theo phương châm “Nền tảng - ứng dụng – hội nhập”, làm nền cho các kiến thức về luật kinh tế, về ứng dụng luật kinh tế ở các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, ngành đào tạo luôn chú trọng kiến thức về ngoại ngữ, đặc biệt là kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành. Cho đến nay, sau gần 6 năm triển khai thực hiện. Phương pháp đào tạo theo tín chỉ khi được đưa vào áp dụng tại đào tạo Luật của Trường với mong muốn vận dụng, phát huy những yếu tố tích cực, tiến bộ về mặt bản chất và mục đích của loại phương pháp đào tạo này. Ưu điểm của học tín chỉ là người học có thể chủ động về mặt thời gian học và kế hoạch, họ có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học đối với riêng bản thân họ, chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất. Học chế tín chỉ khuyến khích việc học chủ động của sinh viên, giáo viên là người hướng dẫn, định hướng. Chương trình đào tạo sẽ mang tính mềm dẻo và có khả năng thích ứng cao. Sinh viên Luật được chủ động lựa chọn môn học, chủ động lên kế hoạch học tập và thời gian học của mình. Đặc biệt theo học tín chỉ sẽ là một ưu thế đối với những sinh viên chịu khó, ham học hỏi và tinh thần tự học, độc lập nghiên cứu cao. Một sinh viên Luật muốn ra trường phải hoàn thành đủ 141 tín chỉ, trong đó sẽ chia ra định mức cụ thể số tín chỉ phải hoàn thành đối với khối kiến thức đại cương, tự chọn chuyên ngành v.v.. Tuy nhiên trong đào tạo ngành Luật tại trường còn có một số hạn chế: - Sinh viên chưa thực sự vững vàng về kiến thức chuyên môn, còn yếu về các kiến thức bổ trợ, thiếu kỹ năng hành nghề luật. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cử nhân luật sẽ khó xin được việc làm phù hợp với chuyên môn. Sau khi ra trường, sinh viên thiếu các kỹ năng của nghề nghiêp, muốn hành nghề luật thì phải tham gia khóa đào tạo hành nghề. Khác sinh viên luật ở các nước trên thế giới thì sinh viên sẽ được nhà trường định hướng nghề nghiệp và đào tạo kỹ năng hành nghề ngay tại trường đại học. - Phương pháp đào tạo trong những năm gần đây tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, ít tính đối thoại giữa người dạy và người học. Sinh viên ít có cơ hội tiếp cận thực tế trong quá trình học tập (ngoại trừ một kỳ thực tập cuối khóa nhưng nặng về hình thức). Phương pháp đánh giá kiến thức và công nhận kết quả học tập còn chưa có khả năng phân hóa rõ rệt năng lực và ý thức học tập cũng như tư duy sáng tạo của từng sinh viên, nhất là để đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên… - Hiện nay một lớp học còn 50 – 70 sinh viên, do vậy việc phát huy khả năng hùng biện, xử lý tình huống và thảo luận của sinh viên bị hạn chế. - Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM và các cơ sở đào tạo luật khác vẫn còn thiếu đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư, chuyên gia pháp luật cao cấp, số lượng chuyên gia đầu đàn trong từng lĩnh vực còn ít. Số giảng viên am hiểu pháp luật quốc tế, có thể nghiên cứu và giảng dạy bằng tiếng Anh còn ít. Nội dung chương trình đào tạo ít mang tính hướng nghiệp. Cơ cấu các chuyên ngành còn thiếu linh hoạt. Phần lớn các môn học đều được thiết kế từ nhiều năm về trước đến nay nhiều môn đã có những nội dung không thật phù hợp nhưng chưa được sửa đổi kịp thời. III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, KIẾN NGHỊ ĐỔI MỚI TƯ DUY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT Ở VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ MỚI – TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC TP.HCM Ở Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. HCM và một số Trường Đại học ở nước ta hiện nay đang vận dụng bước đầu và khá hiệu quả chương trình đạo tạo cử nhân ngành Luật theo phương thức tiếp cận đào tạo năng lực để có khả năng phát huy tốt kiến thức, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên. Từ thực tiễn về kết quả đào tạo trình độ cử nhân Luật tại Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. HCM, chúng tôi tập trung phân tích một số quan điểm, kiến nghị để đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng đào tạo cho thời gian tới đây: A. Cần phải thay đổi mạnh mẽ về tư duy và hành động Thứ nhất, phải thay đổi về nhận thức và tư duy. Đào tạo tiếp cận trình độ cử nhân luật trong yêu cầu hiện nay sẽ khó có kết quả tốt nếu chúng ta thực sự không thay đổi về quan điểm và tư duy đào tạo. Ở Trường đại học với môi trường sư phạm có tính khuôn mẫu, mô phạm, chuẩn tắc đã trở thành một nét văn hoá, cố hữu trong mỗi cán bộ, giảng viên. Trong môi trường đó, việc cải cách, đổi mới nhiều khi khó được tập thể chấp nhận. Hiện nay đào tạo theo tiếp cận năng lực cần phải nhận thức cởi mở về tư duy, quan điểm đổi mới. Việc đổi mới đó không vì sự khác biệt hay bất thường mà đổi mới để thích ứng, để phù hợp hơn với yêu cầu đào tạo trong tình hình mới. Đổi mới phải diễn ra một cách đồng bộ, toàn diện có triết lý, có nguyên tắc. Sự thay đổi trong tư duy phải đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các chủ thể. Thứ hai, phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Đây là yêu cầu tất yếu, không thể chậm trễ hơn nữa. Thực tiễn cho thấy, mọi sự thay đổi trong quá trình đào tạo từ chương trình, nội dung, cách thức đánh giá đều được thể hiện then chốt thông qua phương pháp giảng dạy của người giảng viên. Mọi sự nỗ lực của cơ sở đào tạo có thể không đạt được kết quả nếu không có sự quyết tâm, nỗ lực trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, việc thay đổi đó cũng cần phải có quá trình chuẩn bị, đảm bảo sự thích ứng tốt, đồng bộ với các điều kiện bảo đảm cho phương pháp giảng dạy mới. Không thể trì trệ nhưng cũng không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn khi điều kiện cho sự thay đổi chưa thoả mãn.
  4. Bùi Kim Hiếu 193 Thứ ba, phải thay đổi cách đánh giá, quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo. Cần phải đa dạng hóa phương thức đánh giá người học, mục tiêu đánh giá phải chú trọng đến đánh giá năng lực thực chất, kỹ năng và thái độ. Vì thế các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu để làm rõ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để từ đó xây dựng Bảng điểm đánh giá năng lực tương thích với người học. Các Trường Đại học cần đổi mới mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một môi trường hành chính thân thiện, dân chủ, phục vụ và có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên. Sinh viên được học tập, hoạt động trong một môi trường năng động, có thể phá vỡ các quy cách không cần thiết mà lâu nay chúng ta vẫn thường quan niệm đó là mô phạm, chuẩn tắc. Các em Sinh viên luôn có bản chất hiếu học, thích khám phá, luôn mong muốn được học hỏi, rèn luyện, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, phẩm chất đó của Sinh viên chỉ có thể được khơi dậy bởi chính môi trường đào tạo – nơi truyền cảm hứng và động lực cho các em. Vai trò của giảng viên với phương pháp giảng dạy tích cực, đổi mới theo chương trình tiếp cận năng lực chính là giải pháp tốt cho yêu cầu và mục tiêu này. Các cơ sở đào tạo mà trực tiếp là ở các Trường Đại học có đào tạo cử nhân Luật cần phải có thay đổi về tư duy và cách thức quản lý kiểm định chất lượng. Không quá nặng nề thủ tục, nguyên tắc hành chính trong quản lý kiểm định, cần phải trao nhiều quyền hơn cho giảng viên, tổ bộ môn, khoa chuyên ngành trong kiểm định chất lượng, để đánh giá năng lực sinh viên một cách thiết thực hơn. Tất nhiên, cách làm này chỉ có thể phát huy hiệu quả khi chúng ta tạo được một văn hoá, ý thức tự chịu trách nhiệm đến cùng của người giảng viên trong công tác đào tạo. Trao trách nhiệm cho giảng viên cũng đồng thời giảng viên phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với sản phẩm giáo dục của mình trước nhà trường và xã hội. B. Phải có một tầm nhìn chiến lược và một triết lý đào tạo chuẩn mực Trong tất cả các lĩnh vực vận hành của đời sống xã hội, với những thay đổi, bối cảnh và tình hình mới thì kết quả của một quá trình đều phải có một tầm nhìn chiến lược và một triết lý (chủ thuyết) đầy đủ và chuẩn mực. Giáo dục và đào tạo lại càng thể hiện rõ hơn yêu cầu này. Bởi lẽ giáo dục và đào tạo được diễn ra như một quá trình liên tục, hơn nữa kết quả của hoạt động này là trí tuệ và phẩm chất và kỹ năng của con người. - Tầm nhìn chiến lược về đào cử nhân Luật: Hướng tới xây dựng một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, có thái độ đóng góp cho cộng đồng và thúc đẩy học kết hợp với hành. Để thực hiện nhiệm vụ, Khoa Luật hợp tác chặt chẽ với các khoa và viện đào tạo của HUFLIT cũng như với các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy luật khác trong khu vực phía Nam và toàn quốc. Nghiên cứu giỏi, hành nghề giỏi sẽ giúp giảng dạy giỏi, từ hệ cử nhân, Khoa Luật sẽ từng bước phát triển đào tạo các bậc sau đại học trong chuyên ngành Luật Kinh tế. Khoa Luật phát triển theo định hướng kết hợp nghiên cứu với thực hành, phấn đấu đến năm 2030 trở thành: đơn vị đào tạo luật có uy tín của quốc gia, đào tạo các chuyên gia pháp lý có đủ năng lực và tố chất để làm việc trong môi trường hiện đại. Trong tầm nhìn chiến lược này, chúng ta hướng đến sản phẩm đào tạo đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội hiện tại nhưng cần tính toán cho những giai đoạn phát triển tiếp theo và xa hơn nữa gắn với những biến đổi nhanh chóng trong nhận thức của con người và đời sống xã hội. Tư duy đào tạo phải gắn với tư duy dự báo tình hình và bối cảnh mới. Giáo dục đào tạo cử nhân ngành Luật phải hướng đến sự phát triển bền vững với những trụ cột cơ bản, đáp ứng tính chất, yêu cầu của sự phát triển, lấy con người làm trung tâm của mọi sự quan tâm trước mắt và lâu dài. - Triết lý về đào tạo cử nhân Luật: Chú trọng phát triển tính chuyên nghiệp, khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm trong môi trường giáo dục hội nhập, gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp và cộng đồng. Trong quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay, chúng ta cần đưa ra được một quan niệm mới, triết lý mới phù hợp với yêu cầu và nội dung của nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của giáo dục, đào tạo đối với con người hiện nay không chỉ đơn thuần vì lợi ích của chính bản thân họ mà còn để họ trở thành con người có đạo đức, có tấm lòng nhân văn, phục vụ đất nước... Với ý nghĩa như vậy, triết lý mới trong giáo dục nói chung và trong giáo dục đào tạo trình độ cử nhân Luật ở nước ta hiện nay theo chúng tôi phải hướng đến một nền giáo dục hiện đại, dựa trên nền tảng văn hóa, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước nhằm phát triển con người một cách toàn diện có: Kiến thức – kỹ năng – phẩm chất. Sản phẩm của quá trình đào tạo được hình thành từ yêu cầu của xã hội và nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội. C. Đào tạo theo tiếp cận năng lực, gắn với yêu cầu của thế giới việc làm Đào tạo ra những cử nhân Luật Kinh tế có kiến thức và kỹ năng hành nghề tư vấn, phát triển và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên gia pháp lý tại các doanh nghiệp, có thể độc lập đưa ra đề xuất giải quyết tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  5. 194 ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI ĐẠI MỚI Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Luật Kinh tế tốt nghiệp tại Khoa Luật có thể công tác tại khu vực doanh nghiệp, công tác tại hệ thống Tòa án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý. Sinh viên cũng có thể theo học các khóa đào tạo nghề luật sư và hành nghề luật. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề luật, Khoa Luật cũng chú trọng đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân luật tương lai đối với xã hội và cộng đồng. Năng lực trong đào tạo được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ và trong bối cảnh của thời kỳ mới phát triển giáo dục và cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến yêu cầu của đào tạo trình độ cử nhân Luật, trong đó đào tạo theo tiếp cận năng lực với yêu cầu của thế giới việc làm là giải pháp then chốt. Sự biến đổi đó được thể hiện trước hết ở quan niệm mới về hình mẫu nhân cách người lao động trong xã hội văn minh, hiện đại. Mô hình nhân cách của người lao động được xây dựng dựa trên năng lực (Human Resources Competency), bao gồm 3 thành tố cấu trúc cơ bản: - Kiến thức (Knowledge): Người học Luật phải có kiến thức nền tảng cơ bản để học tập, nghiên cứu và tiếp thu công nghệ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ở mức độ tinh thông. Khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân, người học phải có kiến thức để làm việc có kế hoạch, am hiểu pháp luật, am hiểu các quan điểm chính trị, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền và Nhà nước; có kiến thức hiểu biết xã hội, nắm bắt được xu thế vận động, biến đổi của đời sống, ... - Kỹ năng (Skills): Sau quá trình đào tạo Luật, người học phải có kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết phù hợp với yêu cầu của thế giới việc làm. (1) Công bằng, trung thực, khách quan: Không chỉ với nghề luật sự mà với ngành luật nói chung thì đây là phẩm chất cốt yếu. (2) Tinh thần trách nhiệm cao, cẩn trọng trong công việc, làm việc phải hết sức mình vì lợi ích chính đáng của các chủ thể, bảo vệ giá trị phổ quát trong cộng đồng. (3) Có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic, nhanh nhạy trong công việc trước các vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý phức tạp được nảy sinh trong thực tiễn. (4) Có lập trường vững vàng, có chính kiến của riêng mình, luôn giữ được tư tưởng vững vàng phù hợp với điều kiện khách quan, không bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội. - Thực tiễn khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi luôn hướng đến một chương trình đào tạo có khả năng phát huy tốt nhất kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên. Những kỹ năng đó được nghiên cứu lồng ghép một cách hợp lý trong quá trình thiết kế nội dung bài giảng và thực hiện phương pháp giảng dạy. - Phẩm chất nghề nghiệp: Bên cạnh kiến thức, kỹ năng thì người học cần có phẩm chất nghề nghiệp hay là đạo đức nghề nghiệp. Khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cử nhân luật để vào làm việc ở các môi trường khác nhau, sinh viên ngành luật cần khẳng định tốt phẩm chất, lập trường chính trị; có tinh thần cống hiến, phục vụ Nhân dân vì lợi ích chung của cộng đồng; bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội; góp phần kiến tạo những giá trị mới để thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nước trong yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội phồn vinh, phát triển bền vững ở Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình đào tạo phải thiết kế chương trình, đầu tư về phương pháp, cách thức để giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên. Đào tạo cần phải gắn với thế giới việc làm. Trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo cần có sự kết nối chặt chẽ với môi trường thế giới việc làm. Trước hết là việc khảo sát, đánh giá thực tiễn yêu cầu của môi trường làm việc hiện tại và tương lai để trên cơ sở đó xây dựng chuẩn đầu ra chung cho toàn bộ chương trình, chuẩn đầu ra cho từng môn học, bài học để cung cấp khối kiến thức với nội dung phù hợp nhất cho sinh viên. Trong xuyên suốt quá trình đào tạo, Nhà trường phải tìm mọi giải pháp tối ưu để sinh viên có được sự kết nối với các nhà tuyển dụng lao động, cho các em cơ hội trải nghiệm, làm quen để sớm thích ứng với môi trường, điều kiện và yêu cầu công việc. Vì thế, nội dung chương trình giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá cần thiết kế phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh này. Nhà trường cần phải nghiêm túc, có trách nhiệm lắng nghe sự phản hồi của người sử dụng lao động để điều chỉnh thiết kế, xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, thực hiện dổi mới tư duy, thực thi các chính sách hỗ trợ sinh viên trong quá trình nghiên cứu và trải nghiệp nghề nghiệp. Đào tạo phải gắn với thực tiễn việc làm, chương trình, phương pháp đào tạo phải được xây dựng từ thực tiễn và kết quả của quá trình đào tạo có khả năng phúc đáp những đòi hỏi khắt khe từ thực tiễn, từ những yêu cầu khó tính của người sử dụng lao động. Lúc đó, sinh viên ra trường sẽ sớm thích ứng với những yêu cầu thực tiễn. D. Kiến nghị đổi mới chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh - Thứ nhất, cần sửa đổi chương trình và môn học phải đảm bảo điều kiện cho người học tương tác với thực tiễn công việc và gắn với nhu cầu xã hội. Giảng dạy không chỉ là việc của các trường đại học mà còn là của người sử dụng lao động (các doanh nghiệp, công ty luật, cơ quan, tổ chức…) đều có thể tham gia vào quá trình đào tạo với mục đích tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đào tạo hàn lâm trong lĩnh vực pháp lý cần gắn chặt chẽ với đào tạo trên thực tiễn. Người học cần được thực nghiệm chứ không phải là nghe mô tả về nó. Trước hết, sửa đổi chương trình đào tạo theo hướng mở ở mỗi môn học (có giảng viên và nhà tuyển dụng tham gia giảng dạy). Trong đào tạo nghề luật, “một ông giáo sư chưa chắc đã nhiều kinh nghiệm bằng một ông thẩm phán bốn năm... họ xử lý vấn đề còn tốt hơn ông giáo sư”. Điều này rất đúng, đơn giản vì ông giáo sư không được trao cơ hội để tích lũy kinh nghiệm như một luật sư, một thẩm phán, một kiểm sát viên... Khi không có sự tiếp xúc với các vụ án, xa lạ với thủ tục tố tụng, với mọi tình tiết
  6. Bùi Kim Hiếu 195 phức tạp muôn màu của đời sống pháp lý... những điều mà các giáo sư luật học có thể truyền thụ cho học trò không còn gì, ngoài một mớ lý thuyết suông. Nếu các giáo sư y học đồng thời là các bác sĩ uy tín hàng đầu và chủ trương gắn liền giảng đường với bệnh viện của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các thầy giáo ngành y gắn bó chặt chẽ với bệnh nhân, bệnh án và công việc điều trị, thì ngành luật học có vẻ lại đi theo một hướng ngược lại: giáo viên, nhà luật học không được hành nghề luật sư. Từ khi Pháp lệnh Luật sư 2001 cấm viên chức làm luật sư, thì đã có những luật sư tên tuổi buộc phải từ bỏ nghiệp làm thầy, làm nhà nghiên cứu tại các cơ quan luật học, để được hành nghề luật sư. - Thứ hai, chương trình đào tạo cử nhân luật của Nhà trường cần tăng dung lượng các môn học để đào tạo các cử nhân luật có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong bối cảnh giới hạn phạm vi lãnh thổ quốc gia sẽ không còn nhiều ý nghĩa, công việc, dịch vụ pháp lý sẽ thường xuyên vượt ra khỏi biên giới quốc gia và thực hiện nhiều trên không gian internet vốn không có giới hạn không gian và thời gian. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo luật phải được bổ sung các môn học về công nghệ số, người máy thông minh, không gian mạng, tư liệu điện tử, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, tài nguyên số, sở hữu trí tuệ… vào hoạt động thực tiễn, đời sống pháp lý. Nền tảng của CMCN 4.0 là sự kết nối giữa thế giới thật và ảo thông qua phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số và kết nối mạng, do vậy kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số có vai trò rất quan trọng đối với nhà cung cấp và người tiêu dùng. Nhiệm vụ của các chương trình đào tạo cử nhân luật trong giai đoạn tới phải đào tạo đủ chuyên gia công nghệ thông tin; tích cực trang bị cho người tốt nghiệp các kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng có liên quan để đáp ứng nhu cầu xã hội trong nền công nghiệp 4.0. - Thứ ba, trong đào tạo cần phải thiết kế chương trình linh động hơn, kiến thức cập nhật hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng phù hợp với CMCN 4.0, phát triển tư duy hệ thống và liên ngành. Đối với các chương trình đào tạo bậc cử nhân, bên cạnh các kiến thức về nghề nghiệp, cần phải mở rộng cung cấp thêm các khối kiến thức tự nhiên xã hội, công nghệ thông tin, quản lý mạng… nhằm mục đích làm cho người học có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi của công nghệ, làm việc hiệu quả trong môi trường có tính kết nối cao, giữa các lĩnh vực, giữa thế giới ảo và thật. Các kỹ năng quan trọng đối với nguồn nhân lực trong môi trường tương tác công nghệ cần phải được đưa vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đặc biệt giáo dục người học phương pháp và ý thức học tập suốt đời. A. Kiến nghị đổi mới đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM - Thứ nhất, trong bối cảnh mới nhà trường cũng cần áp dụng phương thức dạy trực tuyến tích cực đối với các môn học trong chương trình đào tạo ở chừng mực nhất định, đặc biệt là các môn học thiên về cung cấp kiến thức thuần túy, cơ bản. Tất nhiên, trực tuyến không có nghĩa là học qua video mà phải có sự tương tác giữa giáo viên và người học – sự tương tác giữa thực và ảo hay phương pháp dạy “trực tuyến tích cực”. Hình thức học tập trực tuyến tích cực có thể áp dụng cho các giờ giảng lý thuyết đối với một số môn học cấp đại cương, còn đối với các giờ thảo luận vẫn có thể tổ chức trên lớp thực kết hợp với lớp ảo để người học có thể thảo luận, trao đổi hoặc trình bày quan điểm trong không gian thật. Mô hình này không chỉ đã được áp dụng ở một số trường ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. - Thứ hai, trong bối cảnh CMCN 4.0, những thay đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội sẽ tạo ra nhiều những khoảng trống pháp lý, các điều kiện để xâm hại đời tư, xâm hại đến trật tự xã hội, an ninh… trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi pháp luật sẽ khó thích ứng kịp với những thay đổi. Việc sử dụng người máy thông minh, trí tuệ nhân tạo… đôi khi cũng tạo ra những tổn hại không chỉ cho một nhóm người mà rộng hơn là cả một xã hội, thậm chí cho nhân loại nói chung. Trong điều kiện đó, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, những môn học chuyên sâu về đạo đức nghề luật nói chung và một số lĩnh vực đặc thù như đạo đức luật sư, công chứng, thẩm phán… cần phải được chú trọng mà trước hết là trong đào tạo. Bởi nếu không có đạo đức nghề nghiệp, xã hội sẽ dần mất niềm tin vào giới luật và tiếp đó là những tổn hại lớn hơn cho xã hội. - Thứ ba, đào tạo tiếng Anh pháp lý trở nên không kém phần quan trọng. Trong bối cảnh mới, không gian, phạm vi hoạt động của luật gia có thể xuyên quốc gia, trên không gian mạng… nên sức mạnh cạnh tranh sẽ mất đi nếu không có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh pháp lý. Phương pháp giảng dạy cần phải có những điều chỉnh. Với nguồn tài liệu ngày càng phong phú, đa dạng, dễ tiếp cận, giảng viên sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu chỉ thuyết giảng. Vai trò hướng dẫn, giải thích sẽ trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh mới. Dạy học phải có sự tương tác chặt chẽ với người học và trong điều kiện hiện nay việc đó không hề khó thực hiện. - Thứ tư, trong đào tạo của nhà trường nói chung cho các ngành đào tạo cần chuyển dịch sang thư viện số, tài liệu số, đa dạng hóa nguồn tài liệu. Các tài liệu số cần được tạo điều kiện để dễ sử dụng. Tài liệu không chỉ tập trung vào giáo trình, bài viết mà cả các cuốn “casebooks”, các phán quyết được cập nhật đầy đủ, toàn văn, các quyết định, loại hợp đồng, thỏa thuận và hệ thống văn bản… IV. KẾT LUẬN Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã có những ghi nhận thể hiện rõ nét chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, tiếp tục khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Tính chất
  7. 196 ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI ĐẠI MỚI giáo dục, đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay là chú trọng đến phẩm chất, năng lực của người học; tăng cường hơn nữa tính tự chủ, trách nhiệm xã hội của cơ sở đào tạo. Tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Đó là nền tảng tư tưởng quan trọng để chúng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy đào tạo trình độ cử nhận luật trong thời gian tới đây, đáp ứng yêu cầu về sự phát triển bền vững và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cần tiếp tục khẳng định những tư duy đổi mới và có những nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về giáo dục, đào tạo trước thực trạng về những kết quả đạt được và những tồn tại của giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh mới, các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam rõ ràng cần thay đổi để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ, các trường luật của đất nước đang đứng trước nguy cơ không thể “sinh tồn” của quy luật đào thải khắc nghiệt. Đó không đơn thuần là sự cải tiến mà là sự thay đổi mạnh mẽ của toàn xã hội trên phạm vi toàn cầu. Giáo dục pháp luật vì thế sẽ phải thay đổi theo để thích ứng, tồn tại và phát triển, như vậy mới đáp ứng được nguồn nhân lực trong thời đại mới. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. [2] ThS. Lê Tiến Châu, Thực trạng đào tạo Luật hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4/2005. [3] Nguyễn Huy Bằng, “Một số kỹ năng chung trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên”, Bài giảng Lớp bồi dưỡng giảng viên chính, Nghệ An, 2019. [4] Linh Thư (2012), “Giảng viên không được làm luật sư?”, http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/68079/giang- vien-luat-khong-duoc-lam-luat-su-.html, ngày 13/4/2020. [5] Legal Education in the Digital age (2012). Edited by Edward Rubin. Cambridge University Press. P.13, p. 200 [6] ThS. Nguyễn Mai Hương (2017), Đại học Singapore, Mỹ dạy sinh viên ra sao? Đại học Quốc gia Singapore, https://tuoitre.vn/dai-hoc-singapore-my-day-sinh-vien-ra-sao-20171109144223329.htm (truy cập 30/6/2020). INNOVATION IN THINKING ON THE TRAINING OF HUMAN LAWS TO MEET HUMAN RESOURCES NEEDS IN THE NEW TIMES Bui Kim Hieu ABSTRACT: In the requirements for building a Socialist State of Vietnam in Vietnam today, the need and requirements for law training at different levels, including law training at the bachelor degree are set out. many issues are topical. In the scope of this article, the author focuses on the fundamental changes in the thinking of university training in Vietnam associated with the training of law bachelor's degree from the current situation of law training at universities. Current Vietnamese study and Ho Chi Minh city of foreign languages – information technology, on that basis, the article focuses on clarifying some basic groups of solutions to contribute to improving the quality of law training in Vietnam during the period.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2