intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông Chu liệt quốc - Phùng Mộng Long

Chia sẻ: Tiếu Ngạo Giang Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1136

382
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đông Chu liệt quốc ghi lại dấu ấn lịch sử, một thời vàng son trong quá khứ của những vương triều đi vào sử sách, chỉ còn là truyền thuyết cho hậu thế. Truyện Đông Chu Liệt Quốc ngay từ khi vừa ra mắt đã nhận được sự chú ý và ủng hộ của đông đảo bạn đọc. Vốn dĩ tưởng là những đoạn văn khô khan nhưng dưới ngòi bút của tác giả Phùng Mộng Long lại trở nên sống động, gần gũi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông Chu liệt quốc - Phùng Mộng Long

  1. Đông Chu Liệt Quốc Phùng Mộng Long Chia sẻ ebook: https://downloadsach.com Follow us on Facebook: https://facebook.com/caphebuoitoi
  2. Table of Contents TÁC GIẢ GIỚI THIỆU HỒI THỨ 1 HỒI THỨ 2 HỒI THỨ 3 HỒI THỨ 4 HỒI THỨ 5 HỒI THỨ 6 HỒI THỨ 7 HỒI THỨ 8 HỒI THỨ 9 HỒI THỨ 10 HỒI THỨ 11 HỒI THỨ 12 HỒI THỨ 13 HỒI THỨ 14 HỒI THỨ 15 HỒI THỨ 16 HỒI THỨ 17 HỒI THỨ 18 HỒI THỨ 19 HỒI THỨ 20 HỒI THỨ 21 HỒI THỨ 22 HỒI THỨ 23 HỒI THỨ 24 HỒI THỨ 25
  3. HỒI THỨ 26 HỒI THỨ 27 HỒI THỨ 28 HỒI THỨ 29 HỒI THỨ 30 HỒI THỨ 31 HỒI THỨ 32 HỒI THỨ 33 HỒI THỨ 34 HỒI THỨ 35 HỒI THỨ 36 HỒI THỨ 37 HỒI THỨ 38 HỒI THỨ 39 HỒI THỨ 40 HỒI THỨ 41 HỒI THỨ 42 HỒI THỨ 43 HỒI THỨ 44 HỒI THỨ 45 HỒI THỨ 46 HỒI THỨ 47 HỒI THỨ 48 HỒI THỨ 49 HỒI THỨ 50 HỒI THỨ 51 HỒI THỨ 52 HỒI THỨ 53 HỒI THỨ 54 HỒI THỨ 55 HỒI THỨ 56 HỒI THỨ 57
  4. HỒI THỨ 58 HỒI THỨ 59 HỒI THỨ 60 HỒI THỨ 61 HỒI THỨ 62 HỒI THỨ 63 HỒI THỨ 64 HỒI THỨ 65 HỒI THỨ 66 HỒI THỨ 67 HỒI THỨ 68 HỒI THỨ 69 HỒI THỨ 70 HỒI THỨ 71 HỒI THỨ 72 HỒI THỨ 73 HỒI THỨ 74 HỒI THỨ 75 HỒI THỨ 76 HỒI THỨ 77 HỒI THỨ 78 HỒI THỨ 79 HỒI THỨ 80 HỒI THỨ 81 HỒI THỨ 82 HỒI THỨ 83 HỒI THỨ 84 HỒI THỨ 85 HỒI THỨ 86 HỒI THỨ 87 HỒI THỨ 88 HỒI THỨ 89
  5. HỒI THỨ 90 HỒI THỨ 91 HỒI THỨ 92 HỒI THỨ 93 HỒI THỨ 94 HỒI THỨ 95 HỒI THỨ 96 HỒI THỨ 97 HỒI THỨ 98 HỒI THỨ 99 HỒI THỨ 100 HỒI THỨ 101 HỒI THỨ 102 HỒI THỨ 103 HỒI THỨ 104 HỒI THỨ 105 HỒI THỨ 106 HỒI THỨ 107 HỒI THỨ 108
  6. TÁC GIẢ P hùng Mộng Long, 1574 - 1646, 馮夢龍 (phồn thể) hoặc 冯梦龙 (giản thể), sinh vào năm thứ 2 thời Vạn Lịch triều Minh và mất thời Thuận Trị triều Thanh, là tác giả của tiểu tuyết nổi tiếng “Đông Chu Liệt Quốc”. Trước đây, tác giả thường được coi là người Ngô Huyện tuy nhiên gần đây, sau khi tái bản “Thọ Ninh Đãi Chí”, mới xác định rằng ông quê ở Trường Châu. Phùng Mộng Long tự là Do Long, cũng có khi ký là Long Tử Do, quê ở Trường Châu, nay là Tô Châu, Giang Tô. Ông xuất thân từ gia đình có học vấn, từ nhỏ ông đã nổi tiếng tài hoa. Lúc còn trẻ, Phùng Mộng Long là người khá phong lưu, nhưng cũng lận đận trong thi cử. Năm 57 tuổi, ông được chọn làm Cống Sinh. Trong đời vua Sùng Trinh nhà Minh, ông giữ chức tri huyện tại huyện Thọ Ninh, Phúc Kiến. Sau đó, Phùng Mộng Long không còn hứng thú với việc làm quan, chỉ ham thích những sinh hoạt văn nghệ dân gian. Cuối đời Minh, kinh tế thương nghiệp phát đạt, trong dân gian rất thịnh hành việc diễn xướng các ca khúc đương thời. Không phân nam bắc, chẳng chia nam phụ lão ấu, ai ai cũng thích nghe, thích hát. Đặc biệt là trong các thanh lâu (kỹ viện) nghiệp đàn ca càng phát đạt. Lúc quânThanh xua quân xuống vùng phía Nam, ông từng tham gia vào hoạt động chống Thanh, khi chính quyền Nam Minh bị tiêu diệt thì ông buồn rầu mà chết. Cả cuộc đời Phùng Mộng Long gắn liền với việc nghiên cứu, chỉnh lý, sáng tác văn học phong tục, đạt được những thành tựu mà ít người sánh kịp. Một khối lượng đồ sộ gồm các tác phẩm sưu tầm, biên soạn và sáng tác đã được ông để lại với nhiều loại hình như văn học dân gian, sân khấu, truyện ngắn và cả tiểu thuyết. Tiêu biểu là bộ Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long đã rất quen thuộc ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á. Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc tranh giành lãnh thổ và quyền lực giữa các nước chư hầu thời Xuân Thu và Chiến Quốc, cụ thể là từ Chu U Vương nhà Chu đến khi Tần Thủy Hoàng diệt thâu 6 nước Sở, Hàn, Yên, Triệu, Ngụy, Tề, đưa Trung Nguyên về tay nhà Tần. Tác phẩm thứ hai cũng rất đáng chú ý là bộ Tam Ngôn (nguyên bản Cổ kim tiểu thuyết) gồm các quyển Dụ Thế Minh Ngôn, Cảnh Thế Thông Ngôn và Tỉnh Thế Hằng Ngôn, lần lượt được khắc in vào trước sau niên hiệu Thiên Khải nguyên niên, Thiên Khải năm thứ 4 và Thiên Khải năm thứ 7 (1624-1627). Những tiểu thuyết trong Tam Ngôn có nguồn gốc khác nhau, tình huống khá phức tạp. Một bộ phận nhỏ là những “thoại bản” lưu truyền ở các đời Tống, Nguyên, Minh được ghi chép sau đó được Phùng Mộng Long gia công sử chữa, còn phần lớn là Phùng Mộng Long đã dựa vào những bút kí, tiểu thuyết, truyền kỳ, những mẩu chuyện lịch sử, dân gian thời trước để sáng tác nên.
  7. GIỚI THIỆU M ột tác phẩm văn học tiêu biểu, xứng đáng của một dân tộc cũng là một tác phẩm hàm chứa những tính phổ biến và sâu xa của nhân loại. Đông Chu Liệt Quốc là một pho cổ sử, một áng văn tuyệt tác của nền văn học cổ đại Trung Hoa mà sự thâm thúy của các nhà du thuyết, tài ứng xử trong cách đối nhân xử thế, những lý và đạo trong việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của các bậc đế, vương, bách gia chư tử của hàng chục vương triều và hàng trăm tiểu quốc diễn ra trong suốt 500 năm lịch sử trước Công Nguyên ở nước Trung Hoa cổ đại, đã trở thành những điển tích có ảnh hưởng lớn đến nền văn chương nước nhà, nhất là các nho sĩ thời phong kiến. Đông Chu Liệt Quốc được viết theo lối tả truyện chương, hồi, theo phương pháp tự sự, ghi chép khá chân thực lịch sử các cuộc chiến tranh, các mưu đồ vương bá, mở đầu bằng nhà Đông Chu (Chu Tuyên Vương) và kết thúc bằng nhà Tần (Tần Thủy Hoàng) gồm thâu Lục quốc (Triệu, Sở, Tấn, Tề, Ngụy, Hàn) thống nhất nước Trung Hoa ngày ấy. Người xưa nói: “Đọc bộ sách này bằng mấy mươi sách khác” thật không ngoa. Bởi vì sách đã phản ánh quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và tiêu vong của biết bao triều đại trong năm thế kỷ với những cuộc chiến tranh triền miên, nạn chém giết, xâu xé, tiếm đoạt, tài ứng xử, thói ươn hèn của từ các bậc quân tử đến hàng tiểu nhân, từ những trí thức Nho gia đến hàng dân dã…, trong đó có cả tệ tham quyền, cố vị đến mọi thủ đoạn gian xảo, từ các cách sống xa hoa, dâm loàn của các đế vương đến những đời thường cơ cực, những nạn nhân của thời ly loạn. Tính hấp dẫn của cách tả truyện mang tính sử thi ở sách Đông Chu Liệt Quốc được chắt lọc từ những sự kiện lịch sử thâu tóm, không dài dòng kể lể, cũng không đi vào những chi tiết huyễn hoặc, ma quái, Phật trời kiểu Tây Du Ký, Đông Du Bát Tiên của Ngô Thừa Ân và các tác giả thời Tống. Qua các chương, hồi của sách Đông Chu Liệt Quốc, sự thật được phơi bày qua từng lời nói và hành động của các nhân vật, các luận thuyết, rồi quyền biến bằng các lệnh truyền, phán quyết của các vị vương, công hầu, khanh tướng với tài dẫn giải có lớp lang, trình tự trước, sau, trên, dưới, quyện chặt từ đầu đến cuối của cả bộ sách, khiến người đọc theo dõi say sưa và trọn vẹn, theo kiểu ghi chép khách quan của nhà làm sử. Bao nhiêu kẻ sĩ, khanh tướng, công hầu, bao nhiêu nhà thuyết khách cỡ Trương Nghi, Tô Tần, Kinh Kha, từ những bậc chiêu hiền, đãi sĩ, sống mộ điệu như Mạnh Thường Quân, cho đến những kẻ cơ hội đầy toan tính xảo quyệt con buôn, kể cả việc mua vua, bán chúa như Lã Bất Vi, Huyền Cao của hai nước Triệu, Trịnh, đều được sao chép thật công phu, chu đáo, mà hữu ý một cách vô tình. Với cách nhìn đổi mới trong việc đánh giá, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của loài người, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội 6 của Đảng ta, việc tiếp thu các tinh hoa
  8. của nền văn minh Hán học với sự hiện diện của bách gia chư tử các triều Trung Hoa cổ đại được coi là sự gạn đục khơi trong trong việc chắt lọc những hạt ngọc của muôn đời. Giới thiệu bộ sách Đông Chu Liệt Quốc, chúng tôi mong đưa đến tay bạn đọc một áng cổ văn uyên bác, tuy xa xưa mà ý nghĩa thâm sâu về cuộc đời, thuật làm người và dùng người, tính triết lý trong việc hiểu người biết ta, ngẫm nghĩ điều hay, chuộng lẽ phải, ghét bạo quyền, thói giảo hoạt, vẫn là những câu chuyện thời sự nóng hổi, được coi là những bài học muôn đời. Mong bạn đọc góp ý phê bình.
  9. HỒI THỨ 1 Nghe lời hát, Tuyên Vương khinh sát Giãi tình oan, Đỗ Bá hiển linh Đ ời vua Tuyên Vương nhà Chu, có nước Khương Nhung nổi loạn, vua Tuyên Vương ngự giá đi đánh, chẳng may bị thua, quân chết nhiều lắm. Vua Tuyên Vương có ý lo sợ, mới thân hành ra đất Thái Nguyên, kiểm soát sổ dân, xem số người nhiều ít thế nào, để phòng khi phải gọi ra lính. Khi vua Tuyên Vương ở Thái Nguyên trở về Kiểu Kinh, đi qua một cái chợ, bỗng thấy có lũ trẻ độ vài mươi đứa vỗ tay cùng hát. Vua Tuyên Vương truyền dừng xe lại để nghe. Nghe tiếng lũ trẻ hát rằng: “Thỏ mọc thì ác phải tà, Yểm hồ Cơ bặc ấy là mất Chu!” Vua Tuyên Vương giận lắm, truyền bắt lũ trẻ lại để hỏi. Lũ trẻ sợ hãi, chạy tán loạn cả; chỉ bắt được có hai đứa, một đứa còn bé và một đứa đã hơi lớn. Vua Tuyên Vương hỏi rằng: — Đứa nào dạy chúng bay hát câu ấy? Đứa bé sợ run cằm cặp, không nói được nữa, còn đứa hơi lớn quì xuống tâu rằng: — Câu hát ấy thực quả không phải chúng tôi đặt ra. Ba hôm trước có thằng bé mặc áo đỏ, đến giữa chợ này dạy chúng tôi hát mấy câu ấy. Không biết cớ sao chỉ trong một lúc mà huyên truyền khắp chốn kinh thành, trẻ con đứa nào cũng hát thế, chẳng phải có một chỗ này. Vua Tuyên Vương hỏi rằng: — Bây giờ thằng bé mặc áo đỏ ấy ở đâu? Đứa trẻ ấy tâu rằng: — Từ khi dạy xong bài hát thì không biết nó đi đàng nào. Vua Tuyên Vương nín lặng một hồi lâu, rồi đuổi hai đứa bé đi, truyền cho Tư thị quan phải hiểu dụ cấm từ nay trở đi, nếu đứa trẻ nào còn hát câu ấy nữa thì cha anh đứa ấy phải chịu tội. Vua Tuyên Vương về cung. Sáng hôm sau, vua Tuyên Vương ra triều, kể chuyện lại cho các quan nghe một lượt, rồi phán hỏi rằng: — Câu hát ấy, các quan đoán ra thế nào?
  10. Quan Đại tôn bá là Thiệu Hổ tâu rằng: — Yểm là một thứ cây dâu ở trên núi, dùng làm cung được, Yểm hồ là cái cung bằng gỗ Yểm; Cơ là loài cỏ, kết lại làm cái túi đựng tên được, Cơ bặc là cái túi đựng tên bằng cỏ Cơ. Cứ như ý kẻ hạ thần thiển nghĩ thì e là một cái điềm trong nước có việc cung tên giặc giã. Quan Thái tể là Trọng Sơn Phủ tâu rằng: — Cung tên là một thứ binh khí. Nay nhà vua kiểm soát dân số để định đi báo thù nước Khương Nhung, kẻ hạ thần e rằng nếu việc chiến tranh không thôi thì tất có ngày mất nước. Vua Tuyên Vương gật đầu, rồi lại phán hỏi rằng: — Câu hát ấy tự đứa trẻ mặc áo đỏ truyền ra, chẳng hay đứa trẻ ấy là thế nào? Quan Thái sử là Bá Dương Phụ tâu rằng: — Đó là ý trời muốn răn nhà vua, mới sai vị sao Huỳnh Hoặc hóa làm đứa trẻ dạy câu hát ấy. Huỳnh Hoặc là Hỏa tinh, vậy nên đứa trẻ ấy mặc áo sắc đỏ. Vua Tuyên Vương nói: — Bây giờ trẫm xá tội cho nước Khương Nhung, rồi đem bao nhiêu cung tên ở trong kho đốt bỏ cả đi, lại cấm trong nước không ai được làm ra nữa thì cái điềm gở ấy có thể tránh khỏi được hay không? Bá Dương Phụ tâu rằng: — Kẻ hạ thần xem thiên văn thì cái điềm gở ấy tự hồ ở trong cung vua, không quan hệ đến việc ngoài. Vả lại mặt trời là tượng vua; mặt trăng là thuộc về loài âm, nay trong câu hát nói “Thỏ mọc ác tà” thì âm thịnh dương suy, chắc hẳn có cái họa đàn bà can thiệp đến chính trị trong nước. Vua Tuyên Vương nói: — Trẫm đã nhờ có Khương hậu làm chủ trong cung là một người rất hiền, bao nhiêu cung tần đều tự tay Khương hậu kén chọn cả thì bởi đâu mà lại có nữ họa được. Bá Dương Phụ tâu rằng: — Câu hát ấy là nói về việc sau này sẽ có, nay nhà vua tu nhân tích đức thì cũng có thể trừ được, không cần phải đốt bỏ những cung tên làm gì. Vua Tuyên Vương nửa tin nửa ngờ, có ý không được vui, bãi triều vào cung. Khương hậu ra đón, Vua Tuyên Vương đem những lời tâu của các quan kể lại cho Khương hậu nghe. Khương hậu nói: — Trong cung có một việc rất lạ lùng, thiếp tôi vừa toan tâu để nhà vua được biết. Vua Tuyên Vương nói: — Việc gì như vậy? Hậu cứ nói. Khương hậu nói:
  11. — Hiện nay có một người cung nhân của Tiên Vương thuở xưa, đã ngoài 50 tuổi, có thai kể hàng 40 năm trời, đêm qua mới sinh được một đứa con gái. Vua Tuyên Vương giật mình hỏi: — Đứa con gái ấy ở đâu? Khương hậu nói: — Thiếp tôi nghĩ đó là một quái vật nên đã quăng xuống sông Thanh Thủy, cách đây độ 20 dặm. Vua Tuyên Vương truyền đòi người cung nhân già ấy vào, rồi hỏi sự tình đầu đuôi việc thụ thai ra làm sao. Người cung nhân già ấy quỳ xuống mà tâu rằng: — Tiện tỳ này nghe nói về đời Hạ Kiệt, có thần nhân ở đất Bao Thành hóa làm hai con rồng vào sân nhà vua rồi nhả dãi ở trong miệng ra, bảo vua Hạ Kiệt rằng: “Ta đây là hai vua ở Bao Thành”. Vua Hạ Kiệt sợ hãi, toan đem giết đi, mới sai quan Thái sử bói một quẻ xem sao. Quan Thái sử tâu rằng: “Thần nhân giáng xuống là điềm lành! Sao nhà vua không xin lấy một dãi ấy mà cất đi một chỗ. Cái dãi ấy là tinh khí của con rồng, mình xin được tất đắc phúc”. Vua Hạ Kiệt mới làm lễ tế con rồng, đem cái mâm bằng vàng để hứng lấy dãi, bỏ trong cái hòm sơn đỏ rồi cất vào kho. Vừa cất xong thì mưa gió ầm ầm, hai con rồng bay đi mất. Từ đời Hạ qua đời Ân trải 644 năm; sang đời Chu ta, lại gần được 300 năm rồi mà chưa hề mở lần nào cả. Đến đời Tiên Vương ta, trong hòm tự nhiên có hào quang chiếu sáng, quan giữ kho phải vào tâu Tiên Vương. Tiên Vương truyền mở xem. Nội thị mở ra, rồi bưng cái mâm bằng vàng có đựng dãi rồng ấy dâng lên, Tiên Vương giơ tay đỡ lấy, đánh rơi xuống đất, dãi rồng chảy lênh láng cả ra sân, bỗng hóa thành một con giải nhỏ. Nội thị đuổi bắt thì con giải ấy chạy vào trong cung vua mà biến đi mất. Bấy giờ tiện tỳ này mới 12 tuổi, giẫm phải vết chân con giải ấy, bỗng thấy trong mình cảm động, bụng mỗi ngày một to như người có thai vậy. Vì cớ không chồng mà chửa ấy Tiên Vương lấy làm quái dị, mới giam tiện tỳ vào nơi u thất, đến nay đã 40 năm trời. Đêm qua bỗng thấy đau bụng, sinh được một đứa con gái. Nội thị thấy vậy, không dám giấu giếm, phải vào tâu với lịnh bà. Lịnh bà cho là quái vật, sai nội thị đem bỏ ra ngoài sông, tiện tỳ biết tội đã nhiều, xin nhà vua trông lại. Vua Tuyên Vương nói: — Đó là việc về triều trước, có can dự gì đến nhà ngươi. Nói xong, truyền cho cung nhân lui ra, rồi sai nội thị tới sông Thanh Thủy xét xem đứa bé con ấy ra làm sao. Được một hồi lâu, nội thị về báo rằng: — Đứa bé con ấy đã trôi đi đâu mất rồi. Sáng hôm sau, vua Tuyên Vương ra triều, đem chuyện dãi rồng nói cho Bá Dương Phụ nghe, rồi hỏi rằng: — Đứa bé con ấy nay đã chết rồi, nhà ngươi nên bói một quẻ xem sao. Bá Dương Phụ tính đốt ngón tay rồi quì xuống tâu rằng:
  12. — Cứ như kẻ hạ thần suy tính thì yêu khí ấy dẫu ra khỏi chốn cung điện, nhưng chưa được trừ khử! Vua Tuyên Vương có ý không bằng lòng, mới hạ lịnh đi khắp mọi nơi; hễ vớt được đứa con gái ấy đem nộp thì bất cứ sống hay chết, nhà vua cũng thưởng cho 300 tấm lụa; nhược bằng có kẻ nào bắt được mà giấu giếm không chịu trình quan thì cả nhà phải chết chém; ai biết mà tố giác ra thì cũng có thưởng. Giao cho quan Thượng đại phu là Đỗ Bá chuyên xét về việc ấy. Lại sai quan Hạ đại phu là Tả Nho đi đốc xuất cho các Tư thị quan phải nghiêm cấm dân gian không được làm ra hay là đem bán những cung bằng gỗ dâu và túi tên bằng cỏ Cơ nữa, ai không tuân lệnh, phải tội xử tử. Ngày hôm sau, Tư thị quan đi tuần, gặp một người đàn bà mang mấy cái túi tên bằng cỏ Cơ và một người đàn ông vác mười bó cung bằng gỗ dâu đi theo sau. Hai vợ chồng nhà ấy chưa biết có lịnh cấm, cứ thủng thỉnh tiến qua cửa thành để đem vào chợ bán. Vừa đi đến cửa thành, Tư thị quan trông thấy, thét người bắt lại. Người đàn ông quẳng bó cung xuống đấy, ù té chạy mất. Tư thị quan sai trói người đàn bà và đem cả cung dâu túi cỏ vào nộp Tả Nho. Tả Nho nghĩ thầm trong bụng rằng: — Hai vật này chính ứng vào câu hát của lũ trẻ. Vả quan Thái sử tâu rằng có nữ họa, nay bắt được người đàn bà này, âu là ta phải về tâu mới được. Tả Nhỏ mới giấu hẳn chuyện người đàn ông đi, không nói đến nữa, chỉ tâu rằng người đàn bà trái phép, tội nên xử tử. Vua Tuyên Vương truyền đem chém, còn cung dâu và túi cỏ thì đem đốt ở giữa chợ để răn kẻ khác. Người đàn ông từ khi chạy trốn, vẫn không hiểu là vì cớ gì quan bắt vợ chồng mình, ngày hôm sau nghe thấy người ta đồn rằng: — Người đàn bà bị bắt hôm trước, dám trái phép làm cung dâu và túi cỏ, nay đã chết chém rồi. Bấy giờ mới biết là vợ mình chết chém, liền đi đến chỗ đồng không quãng vắng, ứa hai hàng nước mắt ra mà khóc, lại mừng thầm rằng mình được thoát nạn, mới lững thững đi đến bên sông Thanh Thủy, nhác trông thấy đàng xa có các giống chim kêu, vội vàng đến gần nhìn xem thì thấy có một cái chiếu cỏ cuốn thành một bó, lênh đênh ở trên mặt nước, các giống chim vừa lôi vừa kêu đã gần dạt vào bờ. Người đàn ông ấy lấy làm lạ, mới kéo lên bờ, nghe có tiếng khóc, liền mở ra xem, thấy một đứa con gái bé, nghĩ thầm trong bụng rằng: — Đứa bé này không biết của ai mà quăng bỏ như vậy, lại có các giống chim tha dạt vào bờ thì tất là quí tử, âu là ta đem về nuôi, ngày sau nó lớn lên, ta cũng có phận nhờ. Người đàn ông ấy cởi áo ra cuốn lấy đứa bé, ẵm trong lòng, rồi thẳng đường trốn sang Bao Thành để tìm phương tránh nạn. Vua Tuyên Vương từ khi giết người đàn bà ấy, cho là câu hát của lũ trẻ đã ứng nghiệm, mới được yên lòng, không nghĩ ngợi gì nữa.
  13. Cách sau độ vài ba năm gặp ngày đại tế, tối hôm tước vua Tuyên Vương ăn chay ra túc trực ở nhà Thái Miếu. Đêm khuya thanh vắng, bỗng trông thấy có một người con gái, từ phía tây bước thẳng vào trong miếu. Vua Tuyên Vương nổi giận, quát mắng ầm lên, truyền nội thị đuổi bắt, chẳng thấy một người nào thưa. Người con gái ấy không sợ hãi gì cả, cười khanh khách ba tiếng, lại khóc nức nở ba tiếng, rồi thu hết các thần chủ trong miếu, bó làm một bó mà xách đi. Vua Tuyên Vương vội vàng đuổi theo, bỗng giật mình tỉnh dậy, thành ra một giấc chiêm bao. Đến lúc tế xong, vua Tuyên Vương đòi Bá Dương Phụ vào để đoán mộng. Bá Dương Phụ tâu rằng: — Năm xưa câu hát của lũ trẻ, kẻ hạ thần đã đoán là có nữ họa; nay có cái mộng này thì hợp nhau lắm. Vua Tuyên Dương nói: — Ngày trước trẫm đã giết một mụ đàn bà bán cung dâu và túi cỏ, mà lại chưa trừ được nữ họa hay sao? Bá Dương Phụ lại nói rằng: — Đạo trời cao xa lắm, có ứng nghiệm rồi mới biết được, chứ một người đàn bà quê kệch ấy quan hệ gì đến khí số! Vua Tuyên Vương ngậm ngùi không nói gì cả, sực nghĩ đến năm trước có sai quan Thượng đại phu là Đỗ Bá đi kiểm soát về việc đứa bé bỏ sông mà sao từ bấy đến nay chưa thấy tâu báo gì. Nghĩ xong, đứng dậy về triều, truyền đòi Đỗ Bá vào hỏi. Đỗ Bá tâu rằng: — Kẻ hạ thần đã hết sức dò tìm đứa bé ấy mà chẳng thấy tăm hơi gì cả, về sau thấy có người đàn bà chết chém, thì câu hát của lũ trẻ đã ứng nghiệm rồi. Kẻ hạ thần e rằng dò tìm mãi thì sợ náo động đến dân tình trong nước, vậy nên sau cũng bỏ đi. Vua Tuyên Vương nổi giận mắng rằng: — Nếu như vậy thì sao nhà ngươi không tâu rõ, mà dám tự tiện coi thường! Nói xong, truyền vũ sĩ đem chém. Các quan trong triều đều sợ xám cả mặt đi. Bỗng thấy một viên quan chạy ra ôm lấy Đỗ Bá mà kêu lên rằng: — Khoan đã! Khoan đã! Vua Tuyên Vương ngoảnh trông thấy quan Hạ đại phu là Tả Nho, tức là bạn thân với Đỗ Bá. Tả Nho quì xuống tâu rằng: — Kẻ hạ thần thiết nghĩ rằng đời vua Nghiêu chín năm nước lụt, đời vua Thang bảy năm nắng to, tai biến như thế còn chẳng hại gì, nữa là những chuyện huyền hoặc ngày nay, sao nhà vua lại quá tin như vậy. Nếu nhà vua giết Đỗ Bá thì kẻ hạ thần e rằng người nước ngoài nghe thấy những chuyện huyền hoặc tất cũng đem lòng khinh bỉ, xin nhà vua nghĩ lại mà rộng thương cho. Vua Tuyên Vương nói:
  14. — Nhà ngươi vì bạn mà trái lời của Trẫm, thế ra nhà ngươi trọng bạn mà khinh vua hay sao? Tả Nho nói: — Vua phải, bạn trái thì nên theo vua; bạn phải, vua trái thì nên theo bạn, Đỗ Bá tội không đáng chết, nếu nhà vua giết đi thì thiên hạ tất chê nhà vua là bất minh, mà nếu kẻ hạ thần không biết can ngăn thì thiên hạ tất cũng chê kẻ hạ thần là bất trung. Nay nhà vua nhất định giết Đỗ Bá thì kẻ hạ thần xin cùng với Đỗ Bá cùng chết. Vua Tuyên Vương vẫn chưa nguôi cơn giận mà rằng: — Trẫm giết Đỗ Bá như bỏ đống cỏ nát, cần gì phải nói lắm cho phiền. Nói xong, truyền đem Đỗ Bá ra chém. Tả Nho về đến nhà, cũng tự vẫn mà chết. Con Đỗ Bá là Thấp Thúc trốn sang nước Tấn, làm quan sĩ sư, mới đổi họ là họ Sĩ; được phong ở đất Phạm, lại đổi làm họ Phạm. Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung, mới lập đền thờ, gọi là miếu “Đỗ Chủ” cũng gọi là “Hữu tướng quân miếu”. Vua Tuyên Vương nghe nói Tả Nho tự vẫn, cũng có ý hối về việc giết Đỗ Bá, đêm ngày nghĩ ngợi, thành cái bệnh hay mê hoảng. Một hôm gặp tiết mùa thu, vua Tuyên Vương ra săn bắn chơi ở ngoài cõi. Đến lúc trở về, vua Tuyên Vương đang ngồi ở trên kiệu, hoa mờ mắt lên, bỗng trông thấy ở phía đằng xa có một cái xe nhỏ xồng xộc đi đến. Trên xe có hai người đứng, tay cầm cung tên, ngoảnh trông vua Tuyên Vương mà nói rằng: — Nhà vua lâu nay vẫn được mạnh mẽ chứ! Vua Tuyên Vương nhìn kỹ ra thì thấy Đỗ Bá và Tả Nho, mới giật mình kinh sợ, vừa mới chớp mắt đi, thì lại chẳng thấy gì nữa. Vua Tuyên Vương truyền hỏi các quan thị vệ thì đều tâu rằng, không ai trông thấy gì cả. Vua Tuyên Vương đang có ý nghi hoặc thì lại thấy cái xe Đỗ Bá, Tả Nho cứ lượn đi lượn lại ở trước mặt. Vua Tuyên Vương giận lắm, rút thanh bảo kiếm giơ lên toan chém. Đỗ Bá và Tả Nho cùng quát mắng rằng: — Hôn quân kia! Mi làm nhiều điều càn rỡ, chém giết những kẻ vô tội, nay mi đã đến ngày tận số, chúng ta đến đây để báo thù. Nói xong, giương cung bắn thẳng vào bụng vua Tuyên Vương. Vua Tuyên Vương kêu to lên một tiếng chết ngất người đi. Các quan xúm lại đổ thuốc, rồi vực vua Tuyên Vương về cung.
  15. HỒI THỨ 2 Bao Quýnh chuộc tội dâng mỹ nữ U Vương đốt lửa lừa chư hầu V ua Tuyên Vương từ khi trông thấy âm hồn Đỗ Bá và Tả Nho, bệnh mỗi ngày một nặng, hễ nhắm mắt đi thì lại thấy Đỗ Bá và Tả Nho. Vua Tuyên Vương truyền đòi hai vị lão thần là Doãn Cát Phủ và Thiệu Hổ vào cung để ký thác Thái tử. Hai vị lão thần vâng mệnh, lạy tạ trở ra. Vừa ra đến cửa cung thì gặp quan Thái sử là Bá Dương Phụ. Thiệu Hổ nói với Bá Dương Phụ rằng: — Câu hát của lũ trẻ ngày trước tôi đã đoán là có việc cung tên giặc giã, nay vua lại trông thấy ma quỉ cầm cung tên mà bắn thì dễ có khi bệnh nguy mất. Bá Dương Phụ nói: — Tôi xem thiên văn thì e rằng nhà nước còn có sự tai biến khác, chứ chẳng những một mình nhà vua mà thôi đâu. Doãn Cát Phủ nói: — Các ngài chỉ nói thiên đạo mà bỏ nhân sự, nếu vậy thì các quan trong triều cần dùng được việc gì! Nói xong, ba người đều về cả. Đêm hôm ấy vua Tuyên Vương băng hà, các quan tôn Thái Tử là Cung Nát lên ngôi vua, tức là U Vương. Từ khi Tuyên Vương băng hà rồi, bà Khương hậu đêm ngày buồn rầu, chẳng bao lâu cũng tạ thế. Vua U Vương là người bạo ngược, trong khi còn có tang mà ngày nào cũng uống rượu vui đùa, chẳng có bụng thương xót một chút nào; từ khi bà Khương hậu tạ thế rồi, lại càng không sợ ai nữa, say đắm tửu sắc, chẳng thiết gì chính sự. Các vị lão thần như Doãn Cát Phủ, Thiệu Hổ cũng đều tạ thế cả. U Vương dùng Quắc công, Sái Công và Doãn Cầu làm chức tam công. Ba người đều là người tham quyền ham lợi, chỉ được nghề du nịnh để theo ý vua. Bấy giờ có quan Đại phu là Triệu Thúc Đái bảo Bá Dương Phụ rằng: — Nay Thiên tử không nghĩ đến chính sự, chỉ chuyên dùng kẻ nịnh thần, ta giữ chức Gián quan, nên phải ngăn vua mới được. Bá Dương Phụ nói: — Chỉ sợ can ngăn cũng vô ích mà thôi. Hai người thì thào với nhau, thế nào lại đến tai Quắc công, Quắc công sợ Triệu Thúc Đái can ngăn vua, lại nói rõ hắn là một đứa gian nịnh, liền vào ngay trong cung, tâu với U Vương rằng:
  16. — Bá Dương Phụ cùng với Triệu Thúc Đái bàn nhau để chê bai triều đình. Vua U Vương nói: — Những đồ ngu dốt lại dám nói càn, nghe làm gì cho bẩn tai. Một hôm, có quan Trấn Thủ ở Kỳ Sơn dâng biểu tâu rằng: — Núi Kỳ Sơn đổ, dân chết hại lắm. Vua U Vương chẳng lo sợ gì cả, chỉ sai nội thị đi tìm con gái đẹp để tuyển vào cung. Triệu Thúc Đái dâng biểu can: — Kỳ Sơn là chỗ phát tích của nhà Chu ta, nay núi lở như vậy, không phải là việc tầm thường, nhà vua nên tìm người hiền để giúp đỡ chính sự, may ra có tiêu trừ được cái thiên tai, sao lại không tìm người hiền mà chỉ tìm con gái đẹp làm gì? Quắc công tâu: — Quốc triều ta đóng đô ở đây là chỗ cơ nghiệp muôn năm, còn như Kỳ Sơn là nơi cũ đã bỏ đi rồi còn can hệ gì nữa. Triệu Thúc Đái có lòng bất kính dám đặt điều để nói xấu nhà vua, xin nhà vua soi xét. Vua U Vương nói: — Quắc công nói phải đó! Nói xong liền cách chức Triệu Thúc Đái, đuổi về. Triệu Thúc Đái đem gia quyến sang ở nước Tấn, sau con cháu nối đời làm quan Đại phu nước Tấn. Triệu Thôi và Triệu Thuẫn tức là dòng dõi ông ấy. Quan Đại phu là Bao Quýnh ở Bao Thành về triều, nghe tin Triệu Thúc Đái bị đuổi, vội vàng vào tâu với vua U Vương rằng: — Nay nhà vua không biết lo sợ để trừ tai biến, mà lại đuổi bỏ người trung thực, kẻ hạ thần e rằng trong nước không có người hiền thì khó lòng mà giữ được cơ nghiệp. Vua U Vương giận lắm, sai bắt Bao Quýnh bỏ ngục. Từ bấy giờ các quan trong triều không ai dám can ngăn nữa. Lại nói chuyện người đàn ông đi bán cung dâu túi cỏ ngày trước vớt được đứa bé con, trốn sang Bao Thành, sau nhân nghèo đói không thể nuôi được, gặp có nhà Tự Đại hiếm hoi, đưa cho hắn mấy tấm vải, xin lấy đứa bé đem về nuôi, đặt tên là Bao Tự. Năm Bao Tự mới 14 tuổi mà trông người bằng trạc 16, 17 tuổi, nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da, mắt liếc sắc như dao cau, miệng cười tươi như hoa nở, thật là một bậc nghiêng thành nghiêng nước, đắm nguyệt ngây hoa; chỉ vì ở nơi quê mùa hẻo lánh, vậy nên dẫu có sắc nước hương trời, nhưng chưa mấy người biết đến mà rước đi cả. Con trai Bao Quýnh là Hồng Đức, một hôm đi qua đấy, trông thấy Bao Tự đang gánh nước, dẫu cách ăn mặc mộc mạc mà cũng không che kín được cái vẻ đẹp của mỹ nhân. Hồng Đức giật mình kinh ngạc mà rằng: — Ai ngờ chỗ quê mùa hẻo lánh này mà lại có người tuyệt sắc!
  17. Nói xong, lại sực nghĩ đến phụ thân đang bị giam ở kinh thành đã ba năm nay chưa được tha về; nếu đem người con gái này đến dâng Thiên tử thì có lẽ phụ thân ta được khỏi tội. Hồng Đức mới hỏi dò tên tuổi đích xác rồi trở về nói với mẹ rằng: — Phụ thân con vì lời nói thẳng, làm trái ý vua, cũng không phải là có tội gì nặng. Nay Thiên Tử có tính hoang dâm, chỉ tìm gái đẹp tuyển vào trong cung, bây giờ có con gái nhà Tự Đại đẹp lắm, nếu mua được để dâng thiên tử mà chuộc tội cho phụ thân con, đó cũng là cái kế của Tản Nghi Sinh ngày xưa cứu vua Văn Vương được khỏi tội. Bà mẹ nói: — Nếu kế ấy dùng được thì ta có tiếc gì tiền của, con nên đi ngay. Hồng Đức liền đến nhà Bao Tự, nói với Tự Đại xin đưa 300 tấm lụa, mau lấy Bao Tự đem về, cho tắm gội sạch sẽ, ăn mặc lịch sự để đem về Kiểu Kinh. Khi đến Kiểu Kinh, Hồng Đức mang vàng bạc vào lễ Quắc công để nhờ Quắc công tâu hộ cho rằng hạ thần là Bao Quýnh đã tự biết hối tội, nay con là Hồng Đức xót tình cốt nhục, xin dâng mỹ nhân là Bao Tự để chuộc tội cho cha. Vua U Vương nghe lời tâu, truyền cho Bao Tự vào bệ kiến. Bao Tự vào lạy ở trước sân rồng. Vua U Vương trông thấy nhan sắc xinh đẹp, xưa nay chưa có ai được như thế, đầu mày cuối mặt, càng nồng tấm yêu, mới cho ngay Bao Tự vào cung, rồi hạ chỉ tha Bao Quýnh, lại cho được phục chức. Từ bấy giờ vua U Vương đêm ngày say đắm Bao Tự, ở chỗ Quỳnh Đài, gối tựa vai kề, sông thề núi chỉ, chẳng thiết gì các chính sự cả, hàng tháng không ra triều một lần, các quan không mấy khi được trông thấy mặt vua, ai cũng ngậm ngùi than thở. Có người đem chuyện Bao Tự vào báo với chánh cung là Thân hậu. Thân hậu giận lắm, một hôm đi đến Quỳnh Đài (chỗ Bao Tự ở) gặp vua U Vương đang cùng với Bao Tự sánh vai cùng ngồi, trông thấy Thân hậu vào, cũng không đứng dậy. Thân hậu không thể nhịn được, mới mắng Bao Tự rằng: — Đứa tiện tỳ kia, mày ở đâu mà đến đây làm rối loạn chốn cung cấm như vậy! Vua U Vương sợ Thân hậu xông vào đánh Bao Tự, mới lấy mình che cho Bao Tự mà nói hộ rằng: — Đây là mỹ nhân của trẫm mới mua, chưa định vị thứ, vậy nên chưa kịp cho vào trình diện, sao Hoàng hậu lại nóng tính thế! Thân hậu sỉ mắng một lúc, rồi hầm hầm trở ra. Bao Tự hỏi vua U Vương rằng: — Ai đó? Vua U Vương nói: — Đấy là Hoàng hậu đó, sáng mai ái khanh nên vào chào một tiếng. Bao Tự nín lặng không nói gì cả, đến sáng hôm sau cũng chẳng vào triều Thân hậu. Thân hậu ở trong cung, ngày đêm buồn rầu. Thái tử là Nghi Cữu quì xuống mà hỏi rằng: — Mẫu thân nay làm chánh cung, sao lại có ý không được vui? Thân hậu nói:
  18. — Thiên tử nay say đắm Bao Tự, một mai con yêu ấy nó đắc thế thì mẹ con ta không có chỗ mà dung thân. Nói xong, lại kể cho Thái tử nghe những chuyện Bao Tự không vào trình diện và trông thấy đến mà không đứng dậy ra nghênh tiếp, vừa kể chuyện vừa chảy nước mắt xuống ròng ròng. Nghi Cữu nói: — Khó gì việc ấy! Sáng mai là ngày Sóc Nhật, phụ vương tất ra coi triều, xin Mẫu thân cứ cho cung nữ đến hái hoa ở Quỳnh Đài, dụ cho con tiện tỳ ấy ra ngoài, rồi con đánh cho nó một mẻ để Mẫu thân được hả lòng. Giả sử phụ vương có quở trách thì con chịu tội, chứ không can gì đến Mẫu thân. Thân hậu nói: — Con không nên nóng nảy, phải nghĩ kỹ mới được. Thái tử căm tức trở ra. Sáng hôm sau, vua U Vương ra coi triều. Nghi Cữu cố ý sai mấy mươi người cung nữ đến chỗ Quỳnh Đài, hái bừa cả hoa đi. Các cung nữ ở Quỳnh Đài ngăn cấm mà mắng rằng: — Những khóm hoa ở đây là Thiên tử để cho Bao nương nương thỉnh thoảng ra ngắm, không được phá hủy; nếu phá hủy thì có tội, chứ chẳng chơi đâu! Những người cung nữ kia nói: — Chúng tôi vâng mệnh Thái tử, hái hoa để dâng bà Chánh cung, đứa nào dám ngăn cấm? Hai bên cãi nhau rầm rĩ cả lên, động đến tai Bao Tự. Bao Tự vừa bước ra thì Nghi Cữu xông đến, túm lấy tóc Bao Tự mà mắng rằng: — Đứa tiện tỳ kia, mày là người nào mà dám tự xưng là nương nương, chẳng coi ai ra gì, ngày nay ta đánh cho mày biết tay! Nói xong, nắm tay lại đấm luôn mấy cái. Các cung nữ sợ tội với vua, đều quì xuống kêu van Nghi Cữu rằng: — Xin Thái tử bớt giận, việc gì đã có Thiên tử phân xử. Nghi Cữu cũng sợ quá tay, mới buông tha cho Bao Tự. Bao Tự xấu hổ ngậm ngùi trở vào, biết là Nghi Cữu báo thù cho mẹ, hai hàng nước mắt lã chã khôn cầm. Các cung nữ khuyên giải rằng: — Đã có lịnh Thiên tử, nương nương bất tất phải phiền não. Nói chưa dứt lời thì vua U Vương vào. Vua U Vương trông thấy Bao Tự đầu bù tóc rối, nước mắt chạy quanh, mới hỏi Bao Tự rằng: — Hôm nay ái khanh vì cớ gì mà chưa trang điểm chi cả? Bao Tự nắm lấy tay áo vua U Vương mà khóc òa lên, rồi kể lể rằng: — Hôm nay Thái tử đem cung nữ đến hái hoa, nào thiếp tôi có tội lỗi gì đâu, Thái tử trông thấy, tức thì túm lấy mà đánh, nếu không có các cung nữ kêu van hộ thì tính mệnh thiếp tôi còn gì. Xin nhà vua xử đoán cho.
  19. Nói xong, lại khóc nức nở mãi. Vua U Vương nói: — Chỉ tại nhà ngươi không chịu vào triều Hoàng hậu, đến nỗi gây ra chuyện này. Đó là Hoàng hậu sai đến, không phải là tự ý Thái tử, nhà ngươi chớ lấy làm lạ. Bao Tự nói: — Thái tử đã báo thù cho mẹ thì tất định giết được thiếp mới nghe. Một thân thiếp này thì cũng chẳng đáng tiếc, nhưng từ khi thiếp được đội ơn nhà vua thương yêu đến, có thai đã hai tháng nay, một mình thiếp tức thành ra hai mạng. Xin nhà vua cho thiếp về để hai mẹ con thiếp bảo toàn được tính mệnh. Vua U Vương nói: — Ái khanh không lo, đã có trẫm phân xử. Nói xong, liền truyền một đạo chỉ kể tội Thái tử vô lễ, rồi đày ra Thân quốc để cho Thân hầu (cha bà Thân hậu) dạy bảo; còn các quan Thái phó, Thiếu phó dạy Thái tử học đều phải cách chức cả. Nghi Cữu muốn vào để khiến oan. Vua U Vương truyền cấm cửa không cho vào, bắt phải đi ra Thân quốc ngay. Thân hậu không thấy con vào cung, sai cung nữ ra hỏi, mới biết là Nghi Cữu đã phải đày ra Thân quốc. Bấy giờ chỉ có một thân một mình, không làm gì được, ngày nào cũng chỉ oán chồng nhớ con, khóc lóc than thở. Bao Tự có thai đã đủ 10 tháng sinh được hoàng nam. Vua U Vương quí như vàng ngọc, đặt tên là Bá Phục, mới có ý muốn bỏ Thân hậu mà lập Bao Tự lên hoàng Hoàng hậu, chỉ vì không có dịp nào, chưa tiện nói ra. Quắc công dò biết ý vua, mới cùng Doãn Cầu thương nghị, thông tin với Bao Tự nói Nghi Cữu đã bị đuổi ra Thân quốc, nên lập Bá Phục làm Thái tử, trong có lời nói của nương nương, ngoài ra hai chúng tôi tán trợ, khó gì mà chẳng nên việc. Bao Tự mừng lắm, trả lời cho Quắc công và Doãn Cầu rằng: — Hai người cứ hết lòng giúp đỡ, nếu Bá Phục được lập làm Thái tử thì xin cùng với hai người cùng hưởng phú quí. Bao Tự từ bấy giờ mật sai những người nhà tâm phúc ngày đêm rình lỗi của Thân hậu. Khắp trong các cung chỗ nào cũng là tai mắt Bao Tự cả, hơi thoảng qua có một chuyện gì đều đến tai ngay. Thân hậu ở trong cung chỉ gạt thầm nước mắt mà khóc một mình. Có một người cung nữ biết tâm sự Thân hậu, mới quì xuống mà tâu rằng: — Lịnh bà đã có lòng thương nhớ Thái tử, sao lịnh bà lại không viết một bức thư, sai người mang tới Thân quốc, để Thái tử dâng biểu tạ tội, may ra Thiên tử nghĩ lại mà cho về Đông cung thì mẹ con lại được sum họp với nhau, há chẳng hay lắm sao! Thân hậu nói: — Nhà ngươi nói rất phải, nhưng ngặt vì không có ai đưa tin cho. Người cung nữ nói:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2