intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông: Phần 1

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

234
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến với phần 1 Tài liệu Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu? các bạn sẽ được tìm hiểu các vấn đề cơ bản về: Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu; chuyền đổi mô hình phát triển kinh tế Đông Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu; chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu;... Hy vọng Tài liệu có thể đóng góp thiết thực vào công cuộc chuyển đổi to lớn nhưng đầy gian khó này của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông: Phần 1

  1. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO 1 CHO KINH TẾ ĐỘNG » VÀ ĐÔNG NAM Á • SAU KHỦNG HOẢNG KINH TỂ TOÀN CÀU (Sách chuyên khảo) É 3!* ,* * ** NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XA HỘI
  2. MÔ HỈNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TỂ ĐÔNG VÀ ĐỒNG NAM Á SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU?
  3. Công trình này được nghiên cứu với sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Mồ hình phát triển nào cho kinh tế Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu : Sách chuyên khảo / Lưu Ngọc Trịnh (ch.b.), Lại Lâm Anh, Nguyễn Văn Dần... - H. : Khoa học xã hội, 2014. - 420tr. ; 24cm ĐTTS ghi: Thư mục: trễ403-419 1. Kinh tế 2. Mô hình phát triển 3. Đông Á 4. Đông Nam Á 5. Sách chuyên khảo 338.95 - dc23 KXB0157p-CIP
  4. Lưu NGỌC TRỊNH (Chủ biên) MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TÊ ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU? (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẤN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2014
  5. N H Ữ N G N G Ư Ờ I TH A M G IA C H ÍN H 1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Chủ biên) 2. TS. Lại Lâm Anh, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 3. PGS. TS. Nguyễn Văn Dần, Học viện Tài chính 4. PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng, Nxb. Khoa học xã hội 5. TS. Nguyễn Bình Giang, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 6. TS. Đặng Thị Phương Hoa, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 7. TS. Lê Thị Ái Lâm, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 8. PGS. TS. Phạm Thái Quốc, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 9. TS. Vũ Bá Thể, Học viện Tài chính 10. TS. Trần Minh Tuấn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  6. M ỤC LỤC Trang Lòi mở đầu 11 Chưong 1 MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TIÊU BIỂU 15 1. Tổng quan về mô hình phát triển kinh tế 15 2. Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu 18 2.1. Mô hình phát triển Kinh tế thị trường tự do 18 2.2. Mô hình phát triển kinh tế Ke hoạch hóa tập trung phi thị trường 25 2.3. Mô hình phát triển kỉnh tế tư bản nhà nước (Đồng thuận Bắc Kỉnh) 29 2.4. Mô hình phát triển kinh tế Đông Á 36 2.5. Mô hình phát triển kinh tế Đông Nam Á 45 2.6. Một sổ Mô hình phát triển kinh tế phúc lợi xã hội 52 3. Két luận 59 Chưong 2 CHUYỂN ĐỒI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÔNG Á SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 65 1. Mô hình phát triển kinh tế Đông Á sau chiến tranh thế giới thứ hai 65 1.1. Những đặc điểm chủ yếu của mô hình phát triển cũ 65 1.2. Việc chuyển đỗi mô hình phát triển kinh tế Đông Á tới những năm 1990 83
  7. 6 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ. 2. Những Vấn đề đặt ra và việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Đông Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 100 2.1. Bổi cảnh trong nước, quốc tế và những vấn đề đặt ra từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 101 2.2. Những định hướng chuyển đỗi mô hình phát triển kỉnh tế Đông Á sau khủng hoảng 105 C hưong 3 CHUYỂN ĐÒI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN SAU KHỦNG HOẢNG KINH TÉ TOÀN CẦU 111 l ế Tại sao Nhật Bản phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế? 111 1.1. Hai thập kỷ mất mát và những cải cách nửa vời 112 1.2. Những trở ngại đổi với công cuộc chuyển đổi mô hình trước đây 117 2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Nhật Bản hiện nay 120 2.1. Chiến lược Tăng trưởng Món của Đảng Dân chủ 120 2.2. Abenomics 129 3. Đánh giá triển vọng và hàm ý 134 Chưong 4 CHUYỂN ĐỒI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 140 1. Tại sao Hàn Quốc phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế 141 1.1. Mô hình kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chỉnh - tiền tệ Châu Á 1997 - 1998 141 1.2. Bổi cảnh trong nước và quốc tế thay đoi 156
  8. Mục lục 7 2. Những cải cách và chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 162 2.1. Mục đích chuyển đổi 162 2.2. Định hướng và thực tiễn chuyển đổi 163 3. Thành công bước đầu và thách thức phía trước 183 Chương 5 CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRƯNG QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 189 1. Mô hình phát triển kinh tế cũ và những hạn chế 189 1.1. Quan niệm của người Trung Quốc về mô hình phát triển kinh tế 189 1.2. Đặc trimg và những hạn chế của mô hình tăng trưởng cũ ở Trung Quốc 192 2. Bối cảnh quốc tế thay đổi thúc đẩy Trung Quốc chuyển đổi mô hình phát triển 207 2.1. Toàn cầu hóa ngày càng gia tăng 207 2.2. Trung Quốc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn 209 2.3. Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 2 10 3. Hướng chuyển đổi sang mô hình mới 211 3.1. về thể chế 213 3.2. về kết câu ngành nghề 214 3.3. Coi trọng tiêu dùng trong nước 217 3.4. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nguồn tài nguyên chỉnh 2 18 3.5. Phát triển các nguồn năng lượng mới, các nguồn nguyên nhiên liệu và vật liệu thay thế 219 3.6. Lựa chọn các dự án FDI sạch 220
  9. 8 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ.. 3.7. Phát triển hài hòa về xã hội, quan tâm giải quyết các chênh lệch trong phát triển 221 3.8. Gia tăng cả thực lực cứng và thực lực mềm, tăng vai trò của Trung Quốc trong tham gia và giải quyết các vấn đề toàn cầu 221 4. Thực tế chuyển đổi và triển vọng 223 4.7ể về điều chỉnh chiến lược đổi với cơ cấu kinh tế 223 4.2. Chuyển từ tăng trưởng dựa nhiều vào tiết kiệm, đầu tư và hướng vào xuất khẩu sang dựa nhiều vào tiêu dùng trong nước 232 4.3. Hướng tới tăng trưởng xanh 234 4.4. Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược đi ra bên ngoài 238 4.5. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng chất lượng cao 240 4.6. Coi trọng “tam nông” (nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển và nông dân tăng thu nhập) 241 4.7. Chú trọng phát triển năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng 244 4.8. Coi trọng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 247 5. Kết luận 248 Chương 6 CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 249 l ệ Tại sao các nước Đông Nam Á phải đổi mới mô hình phát triển kinh tế 249
  10. Mục lục 9 1.1. Những vấn đề trong nước 249 1.2. Bổi cảnh quốc tế và khu vực 261 1.3. Những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 265 2. Những định hướng chuyển đổi chủ yếu 270 2.1. Định hướng chuyển đổi của một số quốc gia Đông Nam Ả 271 2.2. Những định hướng đổi mới chung mô hình phát triển kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Ả 318 Chương 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYÉN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 321 1. Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 322 1.1. Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay 322 1.2. Những vấn đề đặt ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 373 1.3. Những nét mới trong bổi cảnh quốc tế trong thập kỷ thứ hai liên quan mật thiết đến việc chuyển đỗi mô hình phát triển kinh tế Việt Nam 378 2. Mô hình phát triển mới sẽ như thế nào? 382 3. Làm thế nào để có thể chuyển đổi mô hình phát triển 389 3.1. Đổi mới tư duy 390 3.2. Quyết tâm chính trị cao độ 392
  11. 10 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TỂ. 5.3ử Đổi mới cung cách hoạch định, thực thi chính sách và pháp luật 394 3.4. Tạo lập và duy trì sự đồng thuận xã hội 397 3.5. Tạo dimg, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực 399 Tài liêu tham khảo • 403
  12. LỜI M Ở ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tể toàn cầu nổ ra vào năm 2008 vừa qua đã tác động đến hầu hết các nền kinh tể và cực kỳ nghiêm trọng tới mức được đánh giá là gần như 100 năm mới có một lần. Cho đến nay, không phải mọi quốc gia đã khắc phục được những hậu quả nặng nề mà nó gây ra, mặc dù các quốc gia đã chi hàng chục ngàn tỉ đôla để khắc phục. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, cuộc khủng hoảng này đã đụng chạm đến sự cân bằng và những vấn đề rất cơ bản của nền kinh tế toàn cầu và từng quốc gia. Nó làm bộc lộ (gần như) hết những bất cập hay mâu thuẫn nội tại không chỉ của nền kinh tế toàn cầu, mà cả của chính các mô hình phát triển kinh tế hiện có. Chính vì thế, việc khắc phục một cách triệt để hay cơ bản không thể chỉ dựa vào những giải pháp thông thường, ngắn hạn như trong các cuộc khủng hoảng khác trước đây, mà đòi hỏi người ta phải xem xét đánh giá lại chính các mô hình phát triển kinh tế đang được theo đuổi lâu nay. Trên cơ sở đó, tìm cách điều chỉnh hay cải cách để tìm ra một mô hình phát triển mới phù hợp hơn với hoàn cảnh trong nước và quốc tế mới. Điều này không chỉ là công việc cần làm ngay và lâu dài của riêng các nền kinh tế phát triển, mà còn là công việc của hầu hết các nước đang phát triển đi sau, và không loại trừ cả những nền kinh tế đang lên hay mới nổi, vốn đang rất được ngưỡng mộ. Trong tiến trình đó, mỗi nước và nhóm nước có những cách đi và cách làm khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và những vấn đề mà họ gặp phải đối với mô hình phát triển kinh tế cũng như mục tiêu và định hướng phát triển tương lai. Có những nền kinh tế thì điều chỉnh hay đẩy mạnh hơn những cải cách đã tiến hành từ một số năm trước khủng hoảng, có những quốc gia thì phải
  13. 12 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TỂ. cải cách về căn bản mô hình phát triển của mình nếu muốn tồn tại, phát triển và tránh lại phải rơi vào những khủng hoảng tương tự trong tương lai. Trong cuộc thập tự chinh cải tổ cơ cấu và chuyển đổi mô hình phát triển này, chúng ta thấy sự góp mặt và tham gia tích cực của các quốc gia và nền kinh tế Đông và Đông Nam Á, dù nhiều nền kinh tế này đã từng được coi là những tấm gương về phát triển kinh tế, những “thần kỳ”, hay là những “con Rồng, con Hổ” về kinh tế. Bởi vì các quốc gia và nền kinh tế khu vực này cũng đã và đang chịu tác động không nhỏ từ cuộc khủng hoảng với một trong những nguyên nhân rất căn bản là do các vấn đề nan giải từ chính các mô hình phát triển kinh tế đã từng làm nên kỳ tích của họ lâu nay. Để có thể biến tiềm năng là trung tâm kinh tế mới của thế giới thành hiện thực, các nền kinh tế trong khu vực không có cách nào khác là phải đánh giá lại mô hình phát triển kinh tế hiện có của mình, những nhân tố (trong và ngoài nước) tác động đến tiến trình và mô hình phát triển của mình, tìm ra được những giải pháp điều chỉnh hoặc cải cách đúng đắn, và phải quyết tâm để thành công trong việc chuyển đổi sang mô hình phát triển mới phù hợp hơn tại thời điểm bước ngoặt này. Là một phần của Đông và Đông Nam Á, cùng chia sẻ ít nhiều những đặc điểm chung về văn hóa, địa lý, dân tộc, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn về tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế. Thách thức là vì mô hình phát triển hiện tại của chúng ta đang tỏ ra không còn phù hợp cho mục tiêu phát triển nhanh, ổn định và bền vững lâu dài, và nếu không làm ngay và quyết liệt, chúng ta sẽ thua trong cuộc đua kinh tế ngay tại khu vực này. Đồng thời, có thể nói, đây cũng là một cơ hội to lớn cho Việt Nam nếu chúng ta có thể học tập thành công những kinh nghiệm điều chỉnh và cải cách nhăm chuyển đổi mô hình phát triển từ các nền kinh tế trong khu vực để vươn lên một tầm cao phát triển mới, kéo nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng trì trệ và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thâp.
  14. Lời mở đầu 13 Bằng việc cho ra đời cuốn sách “Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông và Đông Nam A sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu?”, chúng tôi hy vọng đó là một cách để đóng góp thiết thực của nhóm nghiên cứu vào công cuộc chuyển đổi to lớn nhưng đầy gian khó này của đất nước. Ngoài Lời mở đầu, cuốn sách được kết cấu thành các chương như sau: + Chương 1: Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu + Chương 2: Chuyền đổi mô hình phát triển kinh tế Đông Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. + Chương 3: Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu + Chương 4: Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu + Chương 5: Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu + Chương 6: Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tể toàn cầu + Chương 7: Một số vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Ngoài sự hỗ trợ nghiên cứu của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), cuốn sách sẽ không thể đến được tay bạn đọc nếu không có sự giúp đỡ, biên tập và xuất bản của Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Nhân dịp này, xin cho phép chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Nhà xuất bản Khoa học xã hội, trước hết là PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập. Ngoài ra, xin cảm ơn tất cả các tác giả có công trình mà chúng tôi đã trích dẫn và sử dụng ở đây. Mặc dù không tránh khỏi đôi chỗ còn khiếm khuyết, song hy vọng cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn đọc một cái nhìn khách
  15. 14 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TỂ. quan và sát thực về mô hình phát triển kinh tế Đông và Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nội dung, đặc điểm, vấn đề cùng các nguyên nhân chủ yếu, cũng như mục tiêu và định hướng chuyển đổi của mô hình này từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đồng thời, chúng tôi sẽ rất hài lòng nếu cuốn sách có thể mang đến cho bạn đọc sự hứng thú và quan tâm ít nhiều đến việc nghiên cứu mô hình và chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, chúng tôi rất mong nhận được sự trao đổi và góp ý khách quan, xây dựng và chân thành của bạn đọc gần xa. Thay mặt các tác giả Lưu Ngọc Trịnh {Chu biên)
  16. C hư ơng 1 MỘT SỐ M Ô H ÌN H P H Á T T R IÉ N K IN H T Ế T IÊ U B IỂ U 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Mô hình phát triển kinh tể về bản chất chính là các quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế trọng yếu và mối liên hệ giữa chúng dưới dạng các “công thức”. Mối liên hệ này có thể dưới dạng biểu thức toán học, có thể là dạng sơ đồ hay bảng biểu hoặc cũng có thể là dạng hệ các quan điểm về phát triển kinh tể1. Theo quan điểm truyền thống, khi đánh giá mô hình phát triển kinh tế người ta thường dựa trên việc xem xét mối quan hệ giữa ba tác nhân chính là: 1) Nhà nước; 2) Thị trường và 3) Xã hội. Trên cơ sở đặc điểm khác nhau của mối quan hệ giữa ba tác nhân chủ yếu này mà người ta chia ra làm nhiều trường phái và mô hình phát triển kinh tế khác nhau. Mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do hình thành và phát triển trên cơ sở học thuyết lợi thế tuyệt đổi và lợi thế so sánh của hai nhà kinh tể học cổ điển Adam Smith và David Ricardo, đề cao vai trò dẫn dắt của thị trường như là “Bàn tay vô hình”. Ngược lại, trong học thuyết của nhà kinh tế học Anh John Maynard Keynes (ra đời vào đầu những năm 1930 sau Đại suy thoái kinh tể) lại đề cao vai trò của “Nhà nước” trong việc điều tiết thị trường như là “Bàn tay hĩnt hình”. Trong khi đó, một số quốc gia (Liên Xô và các quốc gia thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũ) dựa vào học 1. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 51.
  17. 16 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ. thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin để xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa lại lấy Mô hình phát triển kỉnh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường để phát triển kinh tế. Bên cạnh mối quan hệ giữa hai tác nhân thị trường và nhà nước thì nhiều quốc gia lại lấy tác nhân xã hội làm trọng, coi trọng việc đảm bảo phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và phát triển cộng đồng,ỗ.. Không những thế, hiện nay, cùng với sự phát triển của toàn câu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho kinh tế phát triển nhanh chóng, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, dẫn tới tiêu thụ nhiều năng lượng hon và môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn, nên trong việc phân định các mô hình phát triển kinh tế người ta còn tính đến cả các nhân tố phát triển kinh tế xanh và phát triển kinh tế khu vực cũng như tác động của chúng. Hình 1.1: Các nhân tố chủ yếu hình thành mô hình phát triển kỉnh tế Trong thực tiễn, ngoài mổi quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu trên còn có rất nhiều tác nhân khác có ảnh hưởng đến việc đánh giá và phân các mô hình phát triển thành các loại khác nhau. Qua thời gian và ở mồi thời kỳ, các quôc gia đêu có sự điêu chình mô hình phát triển của mình cho phù hợp. Có lúc vai trò của thị trường được nhấn mạnh, có khi vai trò của nhà nước được đề cao, có lúc sự
  18. Chương f ẽ Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu 17 tham gia của các tổ chức xã hội cũng như các nhân tố khác lại được khuyến khích. Thực tế phát triển của thế giới cùng với sự tương đối trong phân định các mô hình phát triển kinh tế như đã nói ở trên, chúng ta có thể thấy nổi lên sáu mô hình phát triển kinh tể tiêu biểu sau: 1) Mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do; 2) Mô hình phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường; 3) Mô hình phát triển kinh tế tư bản nhà nước {Đồng thuận Bắc Kinh); 4) Mô hình phát triển kinh tế Đông Á; 5) Mô hình phát triển kinh tế Đông Nam Á; 6) Một số mô hình phát triển kinh tế phúc lợi xã hội. Hình 1.2: Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu
  19. 18 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ. 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÉ TIÊU BIÊU 2ếl. Mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do Trong một số trường hợp, mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do còn được người ta dùng bằng một sổ thuật ngữ khác như Mô hình Anglo-Saxon, Mô hình Tây Âu - Bắc Mỹ hay gần đây là “Đồng thuận Washington (The Washington Consensus)” . 2.1.1. Đặc trưng của Mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do Tiêu biểu cho Mô hình phát triển kinh tể thị trường tự do là Anh và Mỹ. Đây được coi là mô hình phát triển kinh tế tư bản khá thành công với nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, trong đó sự can thiệp của nhà nước là vô cùng nhỏ. Kèm theo đó là quan điểm phát triển theo hướng “nhà nước nhỏ, xã hội lớn”. Các nước này luôn tìm cách thu hẹp cả về sự can thiệp lẫn sự phình ra của nhà nước trong nền kinh tế. Đe cao kinh tế thị trường tự do và giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước là đặc trưng nổi bật nhất của mô hình này. Mọi hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình”. Tức là, các chủ thể trong nền kinh tế được tự do phát triển, tự do cạnh tranh. Mọi hoạt động phát triển kinh tế đều được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân. Mỗi cá nhân phát triển tức là góp phần tạo ra lợi ích lớn hơn cho xã hội phát triển. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế thị trường đã giúp phát triển sản xuất những mặt hàng vốn là lợi thế của mình và tự bóp chết những mặt hàng vốn không là lợi thế của mình. Nen kinh tế theo Mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do được đặc trưng bởi sở hữu tư nhãn. Quyền sờ hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất kinh doanh được bảo vệ về mặt pháp luật và được coi như là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong mô hình này, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sờ hữu tư
  20. Chương 1. Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu 19 nhân sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sở hữu nhà nước. Do phát triển kinh tế thị trường, đề cao thị trường mà mô hình này còn trở thành hay được gọi là “Mô hình nhà nước tối thiểu, thị trường tối đa”. Trong đó, nhà nước chỉ luôn đóng vai trò là người quản lý, tạo hành lang pháp lý cho thị trường hoạt động và luôn tìm cách giảm thiểu sự can thiệp vào thị trường, chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết. Không những thế, nhà nước còn luôn tìm cách thu hẹp sự phình ra của mình. Trong nhiều trường hợp, nhà nước còn tìm cách thực hiện tư nhân hóa các hoạt động của nhà nước. Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy, trong các nền kinh tế của các quốc gia theo mô hình này, như Mỹ và Anh, thị trường cũng không được quyền phát triển tự do hoàn toàn hay đầy đủ mà vẫn có sự can thiệp của nhà nước ở những mức độ và hoàn cảnh nhất định. Nhiều ngành nghề vẫn được sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước như nông nghiệp, đường sắt,... Nhà nước cũng thường can thiệp vào nền kinh tế trong những tình huống mà ở đó hệ thống giá cả không hoạt động tốt như điều tiết thị trường, chổng độc quyền, chống bán phá giá,... và ngăn chặn lũng đoạn thị trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tham gia giải quyết các vẩn đề nằm ngoài phạm vi điều tiết của thị trưòng như cung cấp phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp cho người không có khả năng tự trang trải do gặp rủi ro trong cuộc sống hoặc bị mất việc làm bởi biến động kinh tế đột ngột. Nhà nước cũng thanh toán các chi phí chăm sóc y tế cho người già và những người sổng trong hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước điều tiết ngành công nghiệp tư nhân nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhà nước cung cấp những khoản vay với lãi suất thấp cho những người bị thiệt hại do thiên tai,Ể..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2