intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động thái vi mô - vĩ mô và tình trạng nghèo: Có giới hạn nào cho sự gia tăng tình trạng phi chính thức ở Nam Mỹ? Điều tra sơ bộ

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết này là tìm hiểu liệu có giới hạn nào đối với sự gia tăng việc làm trong khu vực phi chính thức đô thị (UIS) ở Nam Mỹ (SA). Bài viết sẽ mô tả và phân tích các yếu tố quyết định sự phát triển của tình trạng phi chính thức đô thị tại SA kể từ năm 1970 khi hiện tượng này được nghiên cứu, định nghĩa và đo lường cho đến tình hình hiện tại trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng năm 2008-2009... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động thái vi mô - vĩ mô và tình trạng nghèo: Có giới hạn nào cho sự gia tăng tình trạng phi chính thức ở Nam Mỹ? Điều tra sơ bộ

ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 323<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3.1<br /> <br /> CÓ GIỚI HẠN NÀO CHO SỰ GIA TĂNG<br /> TÌNH TRẠNG PHI CHÍNH THỨC Ở NAM MỸ?<br /> ĐIỀU TRA SƠ BỘ<br /> <br /> Francisco Verdera1 2<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giới thiệu<br /> Mục đích của bài viết này là tìm hiểu liệu có giới hạn nào đối với sự gia<br /> tăng việc làm trong khu vực phi chính thức đô thị (UIS) ở Nam Mỹ (SA). Bài<br /> viết sẽ mô tả và phân tích các yếu tố quyết định sự phát triển của tình trạng<br /> phi chính thức đô thị tại SA kể từ năm 1970 khi hiện tượng này được nghiên<br /> cứu, định nghĩa và đo lường cho đến tình hình hiện tại trước khi xảy ra các<br /> cuộc khủng hoảng năm 2008-2009. Cần phân tích dài hạn để phát hiện hình<br /> thái gia tăng việc làm phi chính thức tại đô thị và các yếu tố góp phần tạo nên<br /> sự gia tăng này. Sau khi nghiên cứu này được thực hiện, chúng ta sẽ xem xét<br /> và đánh giá giới hạn của sự gia tăng này.<br /> Trước những năm 1970 dư thừa lao động đô thị là do di dân từ nông thôn<br /> ra đô thị khiến dân số đô thị tăng nhanh. Lượng dư thừa lao động khổng lồ<br /> (không giới hạn) này tại các thành phố đã khiến việc làm giảm chất lượng,<br /> trở nên không ổn định hoặc phi chính thức, trong lúc đó khu vực đô thị vẫn<br /> <br /> <br /> 1<br /> Các ý kiến đưa ra không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế.<br /> 2<br /> Bài viết này được sự hợp tác của William A. Sanchez, người đã xây dựng các chuỗi dữ liệu so sánh, và<br /> chuẩn bị đồ thị và bảng biểu. Xin đặc biệt cảm ơn Alex Carbajal đã hỗ trợ thực hiện các ước tính tại mục<br /> 7 và 8.<br /> 324 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> dựa trên chế độ tự cung tự cấp khác với với việc làm trong khu vực hiện đại<br /> hay tư bản chủ nghĩa (Lewis 1954).<br /> Có tương đối ít tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử và khái niệm của khu<br /> vực phi chính thức đô thị (UIS), ngoài một số trích dẫn lặp đi lặp lại nội dung bài<br /> viết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Kenya vào năm 1972. Kể từ đó, nhiều<br /> cuộc thảo luận đã tập trung hơn vào các định nghĩa khác nhau để đo lường tình<br /> trạng phi chính thức, các thay đổi cần thiết để đo lường một cách chính xác hơn<br /> quy mô của khu vực này, đòi hỏi cấp bách đề xuất các khuyến nghị về chính<br /> sách để giảm rào cản đối với việc chính thức hóa các doanh nghiệp, và cuối cùng<br /> để mở rộng phạm vi an sinh xã hội tới người lao động trong UIS.<br /> Tình trạng phi chính thức trong bài viết này được xem như một hiện<br /> tượng đô thị quy mô lớn và lâu dài. Hiểu và đối mặt với những thách thức<br /> của UIS không phải bằng cách tìm hiểu các thay đổi nhỏ về quy mô vì việc<br /> làm đô thị chiếm tỉ lệ rất lớn và là kết quả của một vấn đề cấu trúc chỉ có thể<br /> được giải thích bằng phân tích dài hạn. Tương tự như vậy, dự đoán, đo lường<br /> và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề chính thức hóa nhân công trong<br /> UIS không thể bị giới hạn hoặc chỉ tập trung vào các khía cạnh sản xuất ngắn<br /> hạn, như năng suất thấp của nhân công độc lập và doanh nghiệp nhỏ (MSEs);<br /> hoặc các vấn đề chính sách, chẳng hạn như cái gọi là chi phí lao động phi<br /> lương (hoặc các lợi ích ngoài lương) hoặc chi phí giao dịch trong quan hệ lao<br /> động của các công ty trong một “thị trường tự do”.<br /> Cần có thời gian đủ dài để phân tích hành vi của UIS, điều này có thể<br /> được biện minh theo hai cách: nghiên cứu mối quan hệ của UIS đối với tăng<br /> trưởng kinh tế và tác động của cú sốc bên ngoài đối với lao động phi chính<br /> thức. Để xem xét các giới hạn đối với sự phát triển của tình trạng phi chính<br /> thức, chúng tôi sẽ xem xét hai luận cứ này. Sau đây là tóm tắt:<br /> Trước tiên, về quan hệ giữa UIS và tăng trưởng kinh tế, Bourguignon<br /> (trong ấn phẩm này) lập luận rằng mức tăng trưởng không đủ để giảm tình<br /> trạng phi chính thức: “... tăng trưởng không đủ nhanh để loại bỏ tình trạng<br /> phi chính thức... [...], tốc độ tăng trưởng đã rất chậm trong hơn 20 năm qua,<br /> vì vậy tình trạng phi chính thức vẫn phổ biến.” Rõ ràng mối quan hệ giữa<br /> tăng trưởng kinh tế và phi chính thức cần được phân tích.<br /> Hơn nữa, nhu cầu cần xem xét tác động của cú sốc bên ngoài đối với tình<br /> trạng phi chính thức ở góc độ dài hạn gợi nhớ tới các lập luận của Boeri và<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 325<br /> <br /> van Ours (2008: 1-2) khi tiến hành phép so sánh quen thuộc tỉ lệ thất nghiệp<br /> (UR) của Hoa Kỳ và châu Âu. Nhìn lại quãng thời gian 50 năm, thay vì một<br /> thời gian ngắn hơn, có vẻ như các tỉ lệ thất nghiệp ở châu Âu cao hơn ở Hoa<br /> Kỳ do mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những<br /> năm 1970, chứ không phải do các biện pháp bảo vệ việc làm vốn vẫn thường<br /> bị chỉ trích là không hề thay đổi trong 50 năm qua. Trước cuộc khủng hoảng<br /> vào những năm 70, bất chấp sự tồn tại của hệ thống an sinh xã hội cứng<br /> nhắc, tỉ lệ thất nghiệp của châu Âu lại thấp hơn nhiều so với Mỹ. Do đó an<br /> sinh xã hội không phải là nguyên nhân gây ra gia tăng thất nghiệp ở châu Âu<br /> mà là hậu quả của cú sốc dầu mỏ tác động tới cấu trúc sản xuất của các nền<br /> kinh tế châu Âu. Do không nắm được việc này, một số tác giả gọi giai đoạn<br /> sốc dầu mỏ là sự “xơ cứng của châu Âu”, đổ trách nhiệm tăng thất nghiệp lên<br /> hệ thống an sinh xã hội. Như thảo luận dưới đây, tại SA tác động của cuộc<br /> khủng hoảng nợ nước ngoài đánh dấu giai đoạn trước và sau diễn biến của<br /> UIS trong khu vực.<br /> Định nghĩa khái niệm phi chính thức được dùng từ năm 1970 đến nay<br /> tập trung vào khía cạnh việc làm trong khu vực phi chính thức thành thị<br /> (UIS), có nguồn gốc từ Chương trình PREALC-ILO. Định nghĩa này được ước<br /> tính và công bố trong Tổng quan Lao động - ILO về khu vực Mỹ Latin và<br /> Caribbean kể từ năm 1990 đến năm 2006. Như đã biết, quy mô của UIS là do<br /> sự gia tăng nhân công và người sử dụng lao động trong các công ty có quy<br /> mô từ 5 nhân công trở xuống, bao gồm lao động tự do không chuyên nghiệp<br /> phi kĩ thuật, nhân công trong gia đình không được trả lương và người phục<br /> vụ tại gia đình2.<br /> Bài viết này đề cập tới mười nước SA, nơi chúng tôi có thông tin khá đều<br /> đặn trong 38 năm về dân số trong độ tuổi lao động (AAP), dân số hoạt động<br /> kinh tế (EAP hoặc lực lượng lao động) và về việc làm đô thị, gồm cả khu vực<br /> phi chính thức ở đô thị (UIS). Các quốc gia này là: Argentina, Bolivia, Brazil,<br /> Colombia, Chile, Ecuador, Paraguay, Peru (chỉ có thành phố Lima), Uruguay và<br /> Venezuela. Ba nước còn lại của tiểu lục địa là Guyana, Surinam và Trinidad và<br /> Tobago, không được đưa vào nghiên cứu do thiếu thông tin. Chúng tôi đã xây<br /> dựng cơ sở dữ liệu hàng năm cho mười nước này từ năm 1970 đến năm 2008.<br /> <br /> 2<br /> Định nghĩa mới của ILO về việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức bao gồm việc làm phi chính<br /> thức trong UIS và trong các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức (ILO, 2002).<br /> 326 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> Hầu hết các thông tin trình bày trong bài này được trích từ ECLAC và ILO,<br /> và các nguồn chính là các cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc (1950-1980),<br /> các ước tính của PREALC trong những năm 1980 và các cuộc điều tra hộ gia<br /> đình đô thị trong giai đoạn 1990-2008.<br /> Có thể phần nào hiểu được vì sao chưa có phân tích dài hạn về UIS ở khu<br /> vực Mỹ Latin. Các nguyên nhân gồm: 1) thiếu dữ liệu tại nhiều thời điểm về việc<br /> làm, dữ liệu chỉ đều đặn từ năm 19903; 2) các định nghĩa về UIS khác nhau giữa<br /> các quốc gia và các thay đổi về định nghĩa khái niệm để đo lường4, và 3) áp lực<br /> của cuộc tranh luận về chính sách chính thức hóa UIS, theo cách tiếp cận quản lí<br /> hoặc chính sách hỗ trợ UIS theo cách tiếp cận sản xuất. Tuy nhiên, trong số các<br /> nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận dài hạn, chúng ta có thể thấy các nghiên cứu<br /> của Ramos (1984) và của Gasparini và Tornarolli (2007). Trong các nghiên cứu<br /> này, do dữ liệu hạn chế nên không đạt được tầm nhìn dài hạn và không phân<br /> tích các yếu tố quyết định tới UIS theo nhóm nước.<br /> Bài viết này tìm hiểu quan điểm dựa trên phân tích dài hạn. Cách tiếp cận<br /> đề cập mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng phi chính thức, tác<br /> động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong khu vực, sau cuộc khủng<br /> hoảng dầu lửa trên thế giới và điều chỉnh cơ cấu diễn ra sau đó và trong sự<br /> mở rộng của UIS những năm 1990.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. Tăng trưởng việc làm trong khu vực phi chính thức<br /> đô thị (UIS), giai đoạn 1970-2008<br /> Mức tăng việc làm trong UIS tại mười quốc gia SA được nghiên cứu trong<br /> giai đoạn 1970-2008 là 4,4%, tính theo trọng số trung bình5. Do sự tăng<br /> trưởng này tỉ lệ việc làm của UIS trong tổng việc làm đô thị tăng từ 34,9%<br /> năm 1970 lên 47,8% năm 2008, tức là tăng 12,9 điểm phần trăm trong 38<br /> <br /> 3<br /> Trong số bài nghiên cứu về UIS dựa trên dữ liệu được công bố trong Tổng quan về lao động của ILO cho<br /> LAC trong giai đoạn 1990-1997, chúng ta có thể thấy các nghiên cứu của Galli và Kucera, 2008; Thomas<br /> năm 2002; 2001 Verdera, và Tokman 1999.<br /> 4<br /> Ví dụ như thay đổi quy mô của các MSEs được coi như thuộc UIS, từ 10 xuống 5 công nhân, từ năm 1997<br /> đến 1998.<br /> 5<br /> Tất cả giá trị trung bình đều có trọng số.<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 327<br /> <br /> năm. Một đặc điểm chính của sự phát triển này là sự mở rộng liên tục của UIS<br /> từ năm 1991 đến 2003, đây là kết quả của việc điều chỉnh cấu trúc sau cuộc<br /> khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982.<br /> <br /> 1.1 Các giai đoạn phát triển của UIS trong khu vực<br /> Tăng trưởng việc làm tại UIS có ít nhất năm giai đoạn tùy theo thay đổi<br /> về quy mô và đặc điểm của UIS trong từng giai đoạn. Dựa vào đồ thị 1a,<br /> chúng ta có thể xác định và mô tả đặc điểm của từng giai đoạn:<br /> <br /> <br /> Đồ thị 1a và 1b<br /> Nam Mỹ: Các giai đoạn tăng trưởng của UIS, 1970-2008<br /> <br /> <br /> Nam Mỹ: Tỉ lệ phi chính thức đô thị (UIS) Nam Mỹ: Diễn biến của EAP phi chính thức,<br /> 1970 - 2008 1970 - 2008 (%)<br /> Tỉ lệ %<br /> 55.0 100<br /> 95<br /> 52.5 90<br /> 85<br /> 50.0 80<br /> 75<br /> 47.5 70 Không có EAP và thất nghiệp<br /> 65<br /> 45.0 60<br /> 55<br /> 42.5 50<br /> 45 EAP phi chính thức<br /> 40.0 40<br /> 35<br /> 37.5 30<br /> 25<br /> 35.0 20<br /> EAP Chính thức<br /> 15<br /> 32.5 10<br /> 70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08<br /> <br /> Tỉ lệ UIS 2 per. T. Bình di động. (Tỉ lệ UIS) Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thống kê các nước<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thống kê các nước.<br /> <br /> <br /> i. Giai đoạn đầu tiên, 1970-1974, là giai đoạn “khám phá” về UIS và nhìn<br /> nhận mức tăng ban đầu của UIS, từ mức tương đối thấp trong các đo lường<br /> đầu tiên. Mức tăng từ 34,9% lên 40,6% việc làm đô thị, tức 5,7 điểm phần trăm;<br /> ii. Giai đoạn thứ hai, 1975-1979, có mức ổn định tạm thời với khoảng<br /> 40% việc làm đô thị, ban đầu giảm nhẹ, sau đó gia tăng nhanh chóng;<br /> iii. Giai đoạn thứ ba kéo dài 11 năm, từ 1980 đến 1991, là giai đoạn<br /> ổn định sau khi biến động mạnh đến 5 điểm phần trăm trong nửa cuối<br /> thập kỉ 1980, từ 37,7% đến 43,6%. Mức tăng gần 6 điểm phần trăm tỉ lệ<br /> 328 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> UIS có thể là do tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong khu<br /> vực;<br /> iv. Giai đoạn thứ tư, cũng 11 năm, từ năm 1992 đến 2003, ghi nhận sự<br /> tăng trưởng nhanh và bền vững của UIS, từ 40,7% lên đỉnh 52,6% vào năm<br /> 2003, tăng 11,9 điểm phần trăm. Giai đoạn này gồm các giai đoạn sau cuộc<br /> điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng được nhắc đến nhiều về xuất khẩu nông<br /> nghiệp và khoáng sản;<br /> v. Giai đoạn thứ năm và gần đây, từ năm 2004 đến 2008, lần đầu tiên<br /> cho thấy mức giảm đáng kể tỉ lệ UIS, từ 52,6% xuống 47,8%, giảm 4,8 điểm<br /> phần trăm. Đây là kết quả của tăng trưởng GIP cao dựa vào sự hồi phục rất<br /> quan trọng của xuất khẩu nông sản và khoáng sản. Tác động của cuộc khủng<br /> hoảng năm 2008 đối với khu vực, mặc dù không nghiêm trọng ở hầu hết các<br /> nước, đã chặn tốc độ giảm UIS.<br /> Tóm lại, chúng ta có thể phân ra hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên,<br /> từ 1970 đến 1991, chủ yếu là do yếu tố nhân khẩu quyết định (tăng EAP),<br /> và giai đoạn thứ hai, từ năm 1992 đến 2008, do các yếu tố kinh tế tác động.<br /> Ví dụ cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, điều chỉnh cơ cấu và giai đoạn tăng<br /> trưởng đáng kể từ năm 2003 đến năm 2008, trước cuộc khủng hoảng gần đây.<br /> Cần lưu ý rằng về quy mô dân số có liên quan và với tư cách là một xu hướng,<br /> việc làm UIS không bao giờ giảm, ngay cả trong giai đoạn 2003-2008, khi tỉ<br /> lệ việc làm này giảm (Đồ thị 1b).<br /> <br /> 1.2 Tỷ trọng và diễn biến của UIS theo nhóm nước<br /> Sự phát triển nêu trên của UIS tại SA trải qua các mức tăng trưởng UIS<br /> liên tiếp và có diễn biến khác nhau tại các quốc gia, các nước này có thể được<br /> phân loại thành ba nhóm.<br /> Theo mức tăng UIS cho toàn bộ giai đoạn 1970-2008, ba nhóm nước có<br /> thể được xác định (Bảng 1):<br /> i. Các quốc gia có tỉ lệ UIS tương đối thấp, ít hơn 40%: Uruguay và Chile;<br /> ii. Các nước có các tỉ lệ UIS trung bình từ 40% đến 50%: Argentina, Brazil<br /> và Venezuela, với mức độ còn tăng, và<br /> iii. Một nửa số nước tại SA có mức tương đối UIS rất cao, hơn 50%:<br /> Paraguay, Bolivia, Peru, Ecuador và Colombia. Hai nước Paraguay, Bolivia có<br /> mức phi chính thức cao nhất, với các tỉ lệ UIS trên 60% việc làm đô thị.<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 329<br /> <br /> Về tỷ trọng UIS cần lưu ý một số điểm:<br /> i. Các tỷ trọng có độ chênh lớn và tình trạng phi chính thức tồn tại dai<br /> dẳng trong suốt thời gian 38 năm tại các nước SA, từ mức ban đầu 21% của<br /> Uruguay vào năm 1970 lên đến 64% của Bolivia vào năm 1990 và 2000;<br /> ii. Mức tăng tương đối thấp của UIS tại Uruguay, tăng từ 21% năm 1970<br /> lên 40% vào năm 2000, và tại Chile, gần như không đổi ở mức dưới 40% từ<br /> năm 1970 đến năm 2000, và,<br /> iii. Tỉ lệ rất cao ở Bolivia và Paraguay, hơn 60% vào năm 2000.<br /> Những yếu tố nào quyết định mức chênh lệch giữa các nước và sự tồn tại<br /> dai dẳng của tình trạng phi chính thức, như trình bày ở trên tỉ lệ phi chính<br /> thức tương đối, hoặc thấp hoặc rất cao giữa các nhóm nước trong khu vực?<br /> <br /> <br /> Bảng 1: Nam Mỹ: diễn biến thay đổi quy mô UIS của các nước, 1970-2008<br /> <br /> Năm ? 30% > 30% và ? 40% > 40% và ? 50% > 50% và ? 60% > 60%<br /> <br /> Uruguay (20.7%) Argentina (37.6%) Colombia (43.4%) Bolivia (56.0%)<br /> <br /> 1970 Brasil (30.3%) Chile (39.9%) Ecuador (45.4%) Paraguay (57.0%) ___<br /> <br /> Perú (33.1%) Venezuela (44.0%)<br /> <br /> Chile (25.9%) Brasil (38.0%) Argentina (48.4%) Bolivia (53.7%)<br /> <br /> Uruguay (27.0%) Colombia (34.4%) Ecuador (53.0%)<br /> 1980 ___<br /> Venezuela (29.3%) Paraguay (57.0%)<br /> <br /> Perú (52.0%)<br /> <br /> Uruguay (30.7%) Chile (37.8%) Argentina (44.6%) Perú (50.8%) Bolivia (64.0%)<br /> <br /> Venezuela (33.0%) Brasil (46.0%)<br /> 1990<br /> Colombia (40.0%) Ecuador (49.6%)<br /> <br /> Paraguay (48.2%)<br /> <br /> Chile (38.9%) Brasil (48.9) Colombia (55.6%) Bolivia (63.7%)<br /> <br /> 2000 ___ Uruguay (40.4%) Venezuela (47.5) Ecuador (57.2) Paraguay (60.9%)<br /> <br /> Argentina (49.9%) Perú (58.8%)<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thồng kê các nước.<br /> <br /> <br /> Câu trả lời đầu tiên, tuy vẫn mang tính mô tả, là hầu hết các nước có tỉ<br /> lệ tăng UIS rất cao, trên mức trung bình 4,4% của SA trong cả giai đoạn. Nếu<br /> không tính mức giảm UIS trong giai đoạn 2003-2008 thì tốc độ tăng trưởng<br /> này sẽ còn lớn hơn (Đồ thị 2).<br /> Sự khác biệt tỉ lệ tăng từ mức thấp nhất của Chile (2,5%) tới vị trí hàng<br /> đầu của Peru (Lima) là 5,3%, cao gấp hai lần Chile. Peru cũng có sự khác biệt<br /> 330 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> lớn nhất về mức tăng các điểm phần trăm. Phần lớn điều này liên quan đến dữ<br /> liệu của Vùng thành phố Lima, khiến tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ trung bình tại<br /> đô thị của các nước khác. Sự khác biệt lớn về tỉ lệ phần trăm điểm của UIS tại<br /> Uruguay là do mức độ xuất phát của nước này thấp hơn, và cuối cùng ngược<br /> lại, mức gia tăng UIS chậm tại Bolivia là do mức độ xuất phát của nước này rất<br /> cao. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến yếu tố quyết định mức tăng UIS, và chúng tôi<br /> sẽ tiếp tục bàn về các lí do các nhóm nước có diễn biến UIS khác nhau.<br /> <br /> <br /> Đồ thị 2: Nam Mỹ: tăng UIS sắp xếp theo quốc gia, 1970-2008<br /> <br /> Chênh lệch điểm phần trăm theo quốc gia Tăng việc làm UIS, 1970-2008 -<br /> 1970 - 2008 (%)<br /> <br /> Perú 18.5 Perú 5.3<br /> <br /> Uruguay 16.2 Ecuador 5.2<br /> <br /> Brasil 15.7 Paraguay 5.1<br /> <br /> Colombia 14.7 Colombia 4.9<br /> <br /> South America 12.9 Venezuela 4.8<br /> <br /> Ecuador 11.5 Brasil 4.7<br /> <br /> Argentina 8.3 Bolivia 4.5<br /> <br /> Paraguay 4.1 South America 4.4<br /> <br /> Venezuela 3.5 Uruguay 3.2<br /> <br /> Bolivia 3.3 Argentina 3.0<br /> <br /> Chile - 3.9 Chile 2.5<br /> <br /> <br /> -5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thống kê các nước.<br /> <br /> <br /> <br /> 2. Yếu tố quyết định mức tăng lao động phi chính thức<br /> Hiện tại có hai quan điểm chính về lao động phi chính thức. Một mặt, phi<br /> chính thức là do năng suất thấp của cơ sở sản xuất nhỏ và của các lao động<br /> độc lập. Đây là hai thành phần của UIS (ILO 1972, Portes và Schauff 1992).<br /> Mặt khác, phi chính thức là do người sử dụng lao động không thể tuân thủ các<br /> quy định pháp luật vốn quá cồng kềnh và tốn kém (De Soto, 1996, Ngân hàng<br /> Thế giới, 2007)6 7.<br /> <br /> 6<br /> Galli y Kucera, 2008, tr.192-193 và ghi chú 3. “Định nghĩa phi chính thức thường nằm trong ranh giới của<br /> định nghĩa về năng suất hoặc pháp lí trong thị trường lao động” (2009, Khamis, tr.3).<br /> 7<br /> Một biến thể của cách tiếp cận pháp lí để giải thích tình trạng phi chính thức là cách tiếp cận của Loayza<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 331<br /> <br /> Có thể mô tả hai quan điểm này là tĩnh hoặc có tầm nhìn ngắn hạn. Các<br /> quan điểm này không nhận thấy là việc làm chính thức là một hiện tượng<br /> có quy mô lớn, như đã mô tả trong phần trước, có xu hướng gia tăng và tồn<br /> tại dai dẳng qua nhiều năm. Vì vậy, để hiểu về tình trạng phi chính thức và<br /> sự phát triển của hiện tượng này, cần một cách tiếp cận dài hạn và các chính<br /> sách phù hợp.<br /> Căn cứ vào mức độ gia tăng tình trạng phi chính thức trong một thời gian<br /> dài và mức tăng UIS khác nhau của các nhóm nước, chúng tôi có thể đưa ra một<br /> số giả thuyết về các yếu tố tạo ra, làm tăng và kéo dài UIS tại SA. Chúng ta có<br /> thể tách những yếu tố này thành ba nhóm: nhóm nhân khẩu học, kinh tế (vĩ mô<br /> và cấu trúc) và hoạt động thị trường lao động.<br /> Luận cứ chính của bài viết này là sự gia tăng và quy mô lớn của UIS tại SA<br /> là do sự gia tăng của lực lượng lao động đô thị, thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số<br /> đô thị và dân số ở độ tuổi lao động (AAP). Điều này là do ảnh hưởng của các giai<br /> đoạn liên tiếp của quá trình chuyển đổi nhân khẩu của nhóm các nước và thiếu<br /> hấp thụ mức độ gia tăng nhanh của EAP với tư cách là việc làm hưởng lương<br /> chính thức do sự trì trệ tương đối của các hoạt động kinh tế. Xu hướng thứ hai<br /> trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm<br /> 1982 đối với SA, đợt điều chỉnh cơ cấu tiếp theo sau đó và sự thu hẹp quy mô<br /> hoạt động của Nhà nước nhằm thu xếp vốn để thanh toán nợ nước ngoài.<br /> Đối với các lập luận của trường phái cấu trúc và câu hỏi liệu các UIS sẽ<br /> dần dần biến mất khi một quốc gia phát triển, Bourguignon (trong ấn phẩm<br /> này) đã đưa ra lập luận. Ông cho rằng câu hỏi chính là định nghĩ về động thái<br /> của phi chính thức là gì: “Những gì chúng ta mong đợi, trên lí thuyết, tất<br /> nhiên là tăng trưởng kinh tế sẽ dần dần loại bỏ khu vực phi chính thức. Đây<br /> là điều chúng ta đã thấy ở các nước phát triển... Tại sao tại các nước đang<br /> phát triển nơi có mức độ tăng trưởng nhất định nhưng vẫn còn tình trạng<br /> phi chính thức tương đối dai dẳng? Đồng thời, dân số đô thị vẫn tăng... Một<br /> cách giải thích là cùng lúc diễn ra tăng trưởng, có thay đổi về kĩ thuật, có<br /> nghĩa là khu vực chính thức ngày càng tăng sản lượng nhưng lại không tạo<br /> được nhiều về việc làm”.<br /> <br /> <br /> và Rigolini (2006:2): “Về lâu dài, việc làm phi chính thức được xác định bởi các xu hướng trong chi phí<br /> tương đối lợi ích và của tình trạng phi chính thức”.<br /> 332 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> Liên quan đến tác động của các cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, tương<br /> tự như các lập luận của Boeri và van Ours (2008), chúng tôi có thể cho rằng<br /> không thể hiểu được sự gia tăng của UIS trong những năm 1980 nếu không<br /> xem xét tác động của cuộc khủng hoảng và các cuộc suy thoái sau đó đối với<br /> việc làm chính thức đô thị.<br /> Lập luận được phát triển theo hai cách. Trước tiên, chúng tôi sẽ so sánh<br /> các hình thái của diễn biến và các mức độ của UIS, dựa trên giá trị trung bình<br /> của khu vực và của các nhóm nước và sẽ nêu bật sự khác biệt giữa các nước<br /> này. Diễn biến của các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế và sản xuất sẽ xác định<br /> tổng sản phẩm tỉ lệ phi chính thức đô thị và vai trò của khu vực công. Vai trò<br /> của các yếu tố này trở nên rõ ràng khi so sánh các quy mô khác nhau của UIS<br /> theo các nhóm quốc gia và các hình thái phát triển khác nhau.<br /> Diễn biến và cấu trúc của các yếu tố kinh tế xếp theo nhóm nước được<br /> xác định bởi cấu trúc của Tổng sản phẩm quốc nội (GIP) và năng suất của<br /> khu vực, hai yếu tố bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng liên tiếp. Trong<br /> số các nguyên nhân của tình trạng GIP và năng suất lao động bình quân trì<br /> trệ, chúng tôi quan tâm đến:<br /> i. Chuyển nhượng ròng để trả nợ nước ngoài;<br /> ii. Tích lũy vốn cố định gộp không đủ;<br /> iii. Vai trò của Nhà nước suy giảm, thể hiện qua sự suy giảm chi tiêu và<br /> việc làm công. Một khía cạnh cần xem xét là tỉ trọng rất thấp của chi tiêu công<br /> trong lĩnh vực quản lí nhà nước về lao động.<br /> Thứ hai, chúng tôi sẽ kiểm định một tập hợp các mối quan hệ bao gồm<br /> các yếu tố quyết định sự gia tăng UIS trong dài hạn, các quan hệ này sẽ xác<br /> định giới hạn mức gia tăng có thể đạt được. Chúng tôi đề xuất các yếu tố<br /> quyết định mức gia tăng của UIS sau đây (Xem hình 1):<br /> i. Tăng nguồn cung cấp lao động (PEA) trong dài hạn, do tăng dân số đô<br /> thị và tăng AAP và tỉ lệ lao động nữ (FAR);<br /> ii. Các yếu tố cơ cấu kinh tế dẫn đến việc suy giảm mức tăng GIP và dẫn<br /> đến tăng năng suất lao động trong khu vực chính thức, các thành tố của cầu<br /> lao động chính thức trong dài hạn. Giả định rằng chỉ có khu vực hiện đại tạo<br /> ra tăng trưởng GIP và năng suất lao động;<br /> iii. Sự ổn định tương đối của tỉ lệ thất nghiệp đô thị và khả năng khu vực<br /> chính thức (FS) không hấp thụ được dạng thất nghiệp này hoặc “tăng trưởng<br /> không tạo ra việc làm”, dẫn đến sự gia tăng nhanh về việc làm UIS.<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 333<br /> <br /> Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong việc xác định quy mô và sự phát triển của các UIS<br /> <br /> <br /> Dấn số:<br /> ▲AAP Cung lao động dài hạn:<br /> Yếu tố<br /> Dân số: ▲EAP ►▲UIS<br /> Xã hội-kinh tế Các yếu tố<br /> - dân số<br /> ▲RA nữ<br /> Kết quả thị trường lao động: ▲AAP<br /> ▲Việc làm chính thức ▲RA nữ<br /> <br /> Xu hướng cơ cấu: phi chính thức<br /> ▲Thât nghiệp Các yếu tố kinh tế:<br /> Giá xuất khẩu ▲Chênh thu nhập<br /> Giá xuất khẩu<br /> Tổng vốn Đầu tư cố định<br /> Nợ nước ngoài và Tổng vốn Đầu tư<br /> Yếu tố Chuyển nhượng ròng cố định<br /> Cầu lao động dài hạn:<br /> Kinh tế: Nợ nước ngoài và<br /> ▲GIP và ►UFS Chuyển nhượng<br /> Các cú sốc: ▲(GIP/nhân công) ròng<br /> Khủng hoảng nợ, điều<br /> chỉnh cơ cấu, và khủng<br /> hoảng tài chính<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Tác giả.<br /> <br /> <br /> Sau khi đánh giá sự phù hợp của các mối quan hệ này trong việc giải<br /> thích mức tăng việc làm UIS, bài viết sẽ đánh giá xem liệu cũng chính những<br /> yếu tố này có thể giới hạn việc mở rộng UIS:<br /> i. Mức tăng EAP sẽ chậm lại do mức tăng AAP và FAR sẽ chậm hơn, tiến<br /> qua giai đoạn cuối của quá trình chuyển đổi nhân khẩu, như ở Uruguay và<br /> Argentina;<br /> ii. Mức tăng GIP phi nông nghiệp (hoặc thành thị) cao hơn năng suất lao<br /> động trong khu vực chính thức sẽ tiếp tục làm tăng việc làm chính thức, với<br /> khả năng hấp thụ EAP lớn hơn;<br /> iii. Dư thừa nguồn cung lao động sẽ giảm nếu FS tiếp tục phát triển và<br /> việc làm trong UIS có xu hướng giảm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3. Tầm quan trọng của các xu hướng nhân khẩu<br /> <br /> Sự tăng vọt của UIS không thể diễn ra nếu không có sự tăng trưởng dài<br /> hạn rất mạnh của lực lượng lao động đô thị ở Nam Phi. Sự tăng trưởng này<br /> là do các quy trình sau: 1) việc chuyển từ giai đoạn đầu của quá trình chuyển<br /> đổi nhân khẩu sang các giai đoạn tiếp theo, 2) tăng mạnh dân số đô thị và<br /> 334 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> tăng AAP và, 3) tăng lực lượng lao động đô thị, gần như hoàn toàn do tăng<br /> AAP đô thị, và ở mức độ thấp hơn cũng do tăng FAR.<br /> <br /> 3.1 Các quốc gia xếp theo giai đoạn của quá trình chuyển đổi<br /> nhân khẩu<br /> Sự gia tăng nhanh chóng việc làm trong UIS diễn ra khi hầu hết các nước<br /> SA đang ở giai đoạn đầu và giữa của quá trình chuyển đổi nhân khẩu. Bảng<br /> 2 xếp mười nước được nhóm lại theo các giai đoạn của quá trình chuyển đổi<br /> trong năm năm đầu tiên của các giai đoạn năm năm từ 1960, 1980 và 2000.<br /> Cần lưu ý rằng các nước có tỉ lệ phi chính thức cao nhất, Bolivia, Colombia,<br /> Ecuador, Paraguay và Peru, cho đến trước giai đoạn 1980-1985 vẫn đang ở<br /> trong giai đoạn giữa của quá trình chuyển đổi, với mức sinh cao, từ 32 tới<br /> 42/1.000 người. Ngược lại, các nước với mức phi chính thức thấp hơn trong<br /> cùng giai đoạn năm năm này lại đang bước sang giai đoạn cuối của quá trình<br /> chuyển đổi với tỉ lệ sinh thấp hơn (và tăng trưởng tự nhiên thấp hơn), như<br /> Argentina, Chile và Uruguay và ở mức độ nào đó, Brazil.<br /> Giống như mức tăng trưởng dân số nhanh vào những năm 1960 và 1980<br /> đã góp phần gia tăng tình trạng phi chính thức ở một số nước, sự gia tăng này<br /> sẽ giảm khi các nước này đạt đến giai đoạn giữa và sau của quá trình chuyển<br /> đổi. Ngược lại, áp lực dân số ít hơn ở các nước đã đạt tới giai đoạn sau sẽ làm<br /> giảm tình trạng phi chính thức đô thị.<br /> Có thể nếu tổng cầu lao động giữ tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng<br /> trưởng của EAP, các quốc gia trong giai đoạn sau của quá trình chuyển đổi sẽ<br /> cần thêm nhân công. Nhu cầu này sẽ được đáp ứng, như đã diễn ra trên thực<br /> tế, thông qua nguồn lao động nhập cư từ các nước có nguồn dư thừa lao động,<br /> đó là tình trạng di cư hiện nay từ Bolivia và Peru tới Argentina và Chile và cho<br /> đến đầu năm 1980, từ Colombia, Ecuador và Peru tới Venezuela.<br /> Sự gia tăng đô thị hóa trong khu vực làm giảm tình trạng phi chính thức.<br /> Các quốc gia có đông dân cư nông thôn và có tình trạng di dân từ nông thôn<br /> ra thành thị có tỉ lệ phi chính thức cao. UIS sẽ tiếp tục tăng do tăng trưởng tự<br /> nhiên của AAP và di cư nội bộ.<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 335<br /> <br /> Bảng 2: Nam Mỹ: các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu xếp theo mức sinh<br /> của các nước<br /> <br /> Các giai đoạn chuyển tiếp dân số<br /> Đầu Giữa Sau Hoàn thành<br /> TN: trong khoảng 32 và TN: trong khoảng 22 và<br /> TN: ? 42/1000 TN: ? 22/1000<br /> 42/1000 32/1000<br /> 1960 - 1965<br /> Bolivia (2.2) Chile (2.5) Argentina (1.6) Uruguay (1.2)<br /> Brasil (3.0) Paraguay (2.7)<br /> Colombia (3.0)<br /> Ecuador (2.9)<br /> Peru (2.9)<br /> Venezuela (3.6)<br /> 1980 - 1985<br /> Bolivia (2.1) Argentina (1.5) Uruguay (0.6)<br /> Ecuador (2.7) Brasil (2.3)<br /> Paraguay (2.9) Chile (1.6)<br /> Peru (2.4) Colombia (2.2)<br /> Venezuela (2.8)<br /> 2000 - 2005<br /> Bolivia (2.0) Argentina (1.0)<br /> Colombia (1.6) Brasil (1.3)<br /> Ecuador (1.2) Chile (1.1)<br /> Paraguay (2.0) Uruguay (0.04)<br /> Peru (1.4)<br /> Venezuela (1.8)<br /> <br /> <br /> Nguồn: ECLAC, Niên giám thống kê 2009. 1/Các giá trị bên cạnh tên quốc gia ứng<br /> với tỉ lệ tăng trưởng trung bình tự nhiên của dân số hàng năm trong thời gian năm năm.<br /> (%). TN: tỉ lệ sinh/1.000.<br /> <br /> <br /> 3.2 Hai nguồn gia tăng lực lượng lao động đô thị<br /> Hai nguồn tăng EAP là tăng AAP và tỉ lệ hoạt động. Nguồn chính khiến<br /> lực lượng lao động đô thị gia tăng nhanh ở các nước trong khu vực từ năm<br /> 1980 tới 2008 là AAP, tham gia vào gần như tất cả mức tăng của EAP trong<br /> giai đoạn: 2,9% của 3,0% EAP (trung bình hàng năm cho cả hai chỉ số, Bảng 3).<br /> Con số này cho thấy mức tăng trưởng nhanh dân số đô thị trong khu vực.<br /> 336 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> Bảng 3: Nam Mỹ: Các nguồn tăng lực lượng lao động đô thị theo giới tính,<br /> 1980-2008* (Tốc độ tăng trưởng tính bằng tỉ lệ phần trăm)<br /> <br /> Tổng Nam Nữ<br /> <br /> Lực lượng lao động đô thị (EAP) 3,0 2,9 4,3<br /> <br /> Dân số ở tuổi lao động đô thị (AAP) 2,9 2,9 2,9<br /> <br /> Tỉ lệ hoạt động đô thị:<br /> <br /> - Tỉ lệ tăng 0,1 -0,1 1,3<br /> <br /> - Chênh lệch điểm % 1,8 -1,3 15,4<br /> <br /> Nguồn: ECLAC và ILO.<br /> *: Giá tính từ đầu đến cuối kì. Đường trung bình di động trung tâm cho kết quả<br /> tương tự.<br /> <br /> <br /> Tác động của tỉ lệ hoạt động đô thị (UAR), nguồn thứ hai của tăng EAP,<br /> chỉ có ý nghĩa đối với phụ nữ, và kể cả trong trường hợp này tốc độ tăng hoạt<br /> động chiếm 30% tổng mức gia tăng EAP nữ tại đô thị từ năm 1980 đến năm<br /> 2008. Tỉ lệ tăng là 15,4 điểm phần trăm. Ngược lại, tỉ lệ hoạt động của nam<br /> đã giảm nhẹ (-0,1%), giảm 1,3 điểm phần trăm.<br /> Nhóm các nước có tỉ lệ tăng EAP đô thị thấp hơn - dưới mức trung bình<br /> khu vực – là các nước có tỉ lệ phi chính thức đô thị thấp hơn và các nước có<br /> EAP tăng nhanh nhất thường có tỉ lệ phi chính thức cao hơn.<br /> Uruguay, Argentina và Chile có tốc độ tăng lực lượng lao động đô thị thấp<br /> nhất từ năm 1980 đến 2008. Các nguyên nhân chính của tỉ lệ tăng thấp hơn<br /> là sự gia tăng của EAP nữ, do gia tăng AAP nữ và cũng có thể, ở một mức<br /> độ ít hơn, tăng tỉ lệ hoạt động nữ tại ba quốc gia. Ngược lại, Paraguay, Peru<br /> (Lima), Ecuador, Venezuela, Colombia và Bolivia có tỉ lệ EAP đô thị lớn hơn<br /> hơn mức trung bình, đạt tỉ lệ tăng trưởng trên 4% mỗi năm tại 50% các nước<br /> này. Trong các trường hợp của Ecuador và Peru tăng tỉ lệ hoạt động nữ là một<br /> nguồn tăng EAP nữ quan trọng.<br /> Vì vậy, có thể thiết lập một mối quan hệ trực tiếp giữa tăng dân số, AAP<br /> và tỉ lệ tăng lao động phi chính thức đô thị tại tất cả các nước (tính theo giá<br /> trị trung bình) và theo các nhóm nước, thông qua nghiên cứu tình trạng phi<br /> chính thức và diễn biến của tình trạng này. Chúng tôi phải nhấn mạnh sự gia<br /> tăng trong PEA nữ đô thị do sự gia tăng đáng kể trong tỉ lệ hoạt động và mức<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 337<br /> <br /> gia tăng tỉ lệ này trong việc làm phi chính thức. Trong ngắn hạn, tăng AAP đô<br /> thị đã làm UIS tăng đáng kể.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4. Diễn biến của các nền kinh tế Nam Mỹ và UIS<br /> <br /> 4.1 Các giai đoạn chính của diễn biến<br /> Cho đến cuối thập kỉ 1970, áp dụng mô hình của Khu vực Mỹ Latin, SA có<br /> tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục, thể hiện bởi diễn biến tích cực của<br /> GIP. Mặc dù có những biến động rõ rệt, từ năm 1950 đến năm 1979, SA có tốc<br /> độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 6%, với tổng số 11 năm có tỉ lệ<br /> trung bình trên mức này. Chỉ có một năm tăng trưởng âm (Đồ thị 3). Vào giữa<br /> những năm 1970 tăng trưởng GIP giảm so với những năm đầu của thập kỉ này,<br /> nhưng luôn có tỉ lệ dương và cao, mức thấp nhất là gần 3%, trong năm 1974<br /> và 1977.<br /> Ngược lại, từ 1980 đến 1982, giai đoạn 1988-1989, 1998 và 2001 tăng<br /> trưởng trung bình giảm mạnh. Sự sụp giảm đầu tiên là do tác động của cuộc<br /> khủng hoảng nợ nước ngoài trong khu vực và sự sụp giảm thứ hai và thứ ba<br /> là do cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, trong đó có tác động nghiêm trọng<br /> của cuộc khủng hoảng tín dụng và ngân hàng tại hầu hết các nước trong khu<br /> vực. Từ năm 1980 đến 2002, tốc độ tăng trưởng dao động khoảng 3%, với bảy<br /> năm tăng trưởng âm, cho đến giai đoạn gần đây khi xuất khẩu nông sản và<br /> khai khoáng tăng trưởng trong giai đoạn 2003-2008, thì tốc độ tăng trưởng<br /> hàng năm dao động trở lại trong khoảng 6%, trong đó chỉ có hai năm cao hơn<br /> mức này.<br /> Tóm lại, sự kiện dẫn đến việc giảm tốc độ tăng trưởng trung bình từ 6%<br /> xuống 3% là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đầu những năm 19808. Cú sốc<br /> đầu tiên được bồi thêm bởi cú sốc thứ hai do điều chỉnh cơ cấu và cải cách cơ<br /> <br /> 8<br /> Nhiều nước đang phát triển có nhu cầu vay vốn, đã có các khoản nợ nước ngoài lớn trong những năm<br /> bảy mươi; đầu thập niên 1980 lãi suất tăng mạnh trên thị trường toàn cầu, nhiều nước đã rơi vào khủng<br /> hoảng thanh toán, “khủng hoảng nợ”. Các khoản nợ lớn buộc họ phải thắt chặt ngân sách vì phần lớn các<br /> khoản nợ là của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, sử dụng vốn vay cho các dự án có lợi nhuận<br /> thấp hoặc thời gian hoàn vốn lâu. Vào giữa thập kỉ đó hầu hết các nước bắt đầu thực hiện các cơ chế khác<br /> nhau để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài lớn và thanh toán nợ. Xem Stewart (1995) và Thomas (2002).<br /> 338 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> cấu tự do hóa vào đầu những năm 1990 ở hầu hết các quốc gia. Cuối cùng,<br /> tác động thứ ba đến từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng như trong<br /> các hệ thống ngân hàng quốc gia ở một số nước vào năm 1998.<br /> Đồ thị 3<br /> <br /> Mỹ Latin: Tổng vốn cố định, 1950 - 2008<br /> ( % GIP)<br /> % GIP<br /> 26.0<br /> <br /> 24.0<br /> <br /> 22.0<br /> <br /> 20.0<br /> <br /> 18.0<br /> <br /> 16.0<br /> <br /> 14.0<br /> <br /> 12.0<br /> <br /> 10.0<br /> 50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07<br /> <br /> Nam Mỹ Mỹ Latin<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: ECLAC.<br /> <br /> <br /> 4.2 Mối quan hệ giữa diễn biến của GIP và UIS<br /> Nếu gắn diễn biến của GIP với diễn biến UIS tại SA từ những năm 1970,<br /> được mô tả ở phần đầu của bài viết này (Đồ thị 1), chúng ta có thể thấy mối<br /> quan hệ nghịch đảo. Tốc độ tăng GIP trong khu vực giảm từ mức cao vào đầu<br /> năm 1970 trong khi UIS liên tục tăng. Các giai đoạn có thể được phân biệt<br /> thông qua kết hợp giữa hai lộ trình. Chúng ta hãy xem xét sự kết hợp này.<br /> i. Trong nửa đầu các năm 1970, GIP có tốc độ tăng cao cho đến năm 1974,<br /> tuy vậy UIS vẫn tăng 5 điểm phần trăm. Có vẻ như đợt tăng đầu tiên này của<br /> UIS là do mức tăng dân số đô thị khá nhanh;<br /> ii. Từ năm 1975 đến 1979, GIP tăng trưởng vẫn ở mức cao, ngoại trừ năm<br /> 1977 và quy mô của UIS ổn định ở tỉ lệ 40% việc làm đô thị, chỉ tăng vào năm<br /> 1979 lên khoảng 42,5%. Mức tăng nhanh cung lao động chủ yếu được hấp thụ<br /> qua các công việc hưởng lương chính thức, qua đó làm tăng mức thất nghiệp<br /> và di cư đến các nước SA khác như Venezuela và bên ngoài khu vực;<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 339<br /> <br /> iii. Từ năm 1980 đến 1985, với cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm<br /> 1982, GIP có tỉ lệ âm trong giai đoạn 1980-1983, lần đầu tiên kể từ năm<br /> 1950. Tỉ lệ UIS tăng đến 43,5% cho đến năm 1984;<br /> iv. Từ 1986 đến 1990, tỉ lệ tăng GIP giảm và âm vào năm 1988 và năm<br /> 1989, dẫn đến sự gia tăng UIS đến gần 45% việc làm đô thị. Sự hồi phục tạm<br /> thời của tăng trưởng GIP vào năm 1990, trước khi diễn ra đợt điều chỉnh vào<br /> đầu những năm 90, dẫn đến giảm tỉ lệ phi chính thức xuống dưới 40%;<br /> v. Từ năm 1991 đến 2003, mặc dù tăng trưởng GDP đạt mức trung bình<br /> và cao cho đến năm 1995, UIS tăng từ khoảng 40% đến 47,5% vào năm 1997.<br /> Điều chỉnh cơ cấu vào đầu những năm 1990, dẫn đến giảm việc làm trong<br /> lĩnh vực sản xuất và trong các cơ quan chính phủ, đã thúc đẩy bước nhảy vọt<br /> này. Mức tăng trưởng GDP âm năm 1998 và 2001 đã đẩy UIS tăng từ 47,5%<br /> năm 1998 lên đến 52,5% vào năm 2003;<br /> vi. Cuối cùng, với sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong giai đoạn 2003-2007,<br /> tỉ lệ UIS giảm 5 điểm phần trăm từ 52,5 xuống 47,5%, trở lại mức năm 1998, và<br /> thậm chí trên mức đỉnh 44% của năm 1990.<br /> Từ năm 1980 đến 1990 xu hướng tăng UIS là do cuộc khủng hoảng năm<br /> 1982. Tuy nhiên, diễn biến vừa được mô tả rõ ràng cho thấy xu hướng giảm<br /> GIP từ năm 1990 đến 2003 là kết quả của hai giai đoạn GIP có tốc độ tăng<br /> trưởng âm trong giai đoạn này, 1988-1989 và 1998-2001. Các giai đoạn này<br /> đã củng cố xu hướng đi lên của UIS, tăng hơn 12,5 điểm phần trăm trong 13<br /> năm. Kết luận là có mối quan hệ nghịch đảo giữa sự sụt giảm GIP và tăng<br /> UIS, trung bình khoảng một điểm phần trăm mỗi năm.<br /> <br /> 4.3 Tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, sự trì trệ của<br /> năng suất lao động và tác động của nó lên UIS<br /> Cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982 đã làm tăng vọt tỉ lệ nợ trên giá<br /> trị trung bình GIP của khu vực (Đồ thị 4). Từ năm 1980 đến năm 1985 tỉ lệ này<br /> tăng gấp đôi từ 24% lên 50% GIP, và giảm xuống 30% trong các năm 1995-1997.<br /> Với cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển mà khởi đầu là cuộc<br /> khủng hoảng châu Á vào cuối những năm 1990, tỉ lệ nợ nước ngoài trên GIP đạt<br /> đỉnh 55% vào các năm 2002-2003. Trong bối cảnh chuyển nhượng ròng âm trầm<br /> trọng (trừ giai đoạn 1992-1999) thì cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng tiêu<br /> cực đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế và năng suất sản xuất.<br /> 340 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> Đồ thị 4 Đồ thị 5<br /> Nam Mỹ và Mỹ Latin: Nợ nước ngoài, 1980 - 2008 Nam Mỹ: Chuyển nhượng ròng, 1980- 2008<br /> ( % GIP) (Triệu USD điều chỉnh lạm phát thời điểm năm 2000)<br /> % GIP<br /> 60.0 30000<br /> <br /> 20000<br /> <br /> 10000<br /> 50.0<br /> 0<br /> <br /> - 10000<br /> 40.0 - 20000<br /> <br /> - 30000<br /> <br /> 30.0 - 40000<br /> <br /> - 50000<br /> <br /> - 60000<br /> 20.0<br /> - 70000<br /> <br /> - 80000<br /> <br /> 10.0 - 90000<br /> 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08<br /> <br /> Nam Mỹ Đa thức (Nam Mỹ)<br /> Nam Mỹ Mỹ Latin<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.<br /> <br /> <br /> Số lượng lớn dòng tiền chuyển ra nước ngoài đã làm giảm mức tái đầu tư<br /> và đầu tư mới. Mức thanh toán nợ nước ngoài cao làm giảm chi tiêu xã hội<br /> hiện tại và đầu tư công cho cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, quy mô và năng lực của<br /> các quốc gia trong việc quản lí các nền kinh tế cũng bị suy giảm và suy yếu<br /> trầm trọng. Đặc biệt điều này đã khuyến khích tình trạng trốn thuế và lao<br /> động phi chính thức phát triển.<br /> Mặt khác, diễn biến của tổng vốn cố định (GFCF: đầu tư tư nhân và<br /> công) như là một tỉ lệ phần trăm của GIP (hệ số đầu tư/GIP), cho thấy một<br /> giai đoạn tăng kéo dài tính trung bình đạt đỉnh 25% tại khu vực trong giai<br /> đoạn 1975-1978. Tăng từ mức sàn 16% năm 1965 lên mức trần 25% vào<br /> năm 1975-1978 (Đồ thị 6), sau đó giảm xuống còn 16% vào năm 2003. Và<br /> cuối cùng, tỉ lệ này phục hồi một phần ở mức 20% năm 2008.<br /> So sánh tiến triển của GFCF với diễn biến của tình trạng phi chính thức kể từ<br /> năm 1970 (Đồ thị 1), chúng ta có thể xác định hai giai đoạn chính. Trong khi đầu<br /> tư tăng lên, đặc biệt là trong giai đoạn năm 1974 và 1977, tình hình phi chính thức<br /> đã không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ. Thay vào đó, với cuộc khủng hoảng nợ, hệ số đầu<br /> tư trên GIP giảm trong giai đoạn 1984-1985, xuống trên 16%, quay trở lại mức sàn<br /> của chu kì dài bắt đầu vào năm 1965. Trước tiên, UIS tăng trong giai đoạn 1982<br /> và 1990 và sau đó tăng tốc, trong khi hệ số đầu tư/GIP dao động quanh mức 18%.<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 341<br /> <br /> Đồ thị 6<br /> <br /> <br /> Mỹ Latin: Tổng vốn cố định, 1950 - 2008<br /> ( % GIP)<br /> % GIP<br /> 26.0<br /> <br /> 24.0<br /> <br /> 22.0<br /> <br /> 20.0<br /> <br /> 18.0<br /> <br /> 16.0<br /> <br /> 14.0<br /> <br /> 12.0<br /> <br /> 10.0<br /> 50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07<br /> <br /> Nam Mỹ Mỹ Latin<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.<br /> <br /> <br /> Kết cục diễn biến của các nền kinh tế SA là tình trạng lỗ ròng tài nguyên<br /> và hệ số đầu tư trên GIP thấp. Điều này khiến GIP bình quân đầu người và<br /> GIP trên đầu nhân công (proxy cho năng suất lao động trung bình) rơi vào trì<br /> trệ từ năm 1980 đến trước khi GIP tăng năm 2003 (Đồ thị 7). Trước khi xảy<br /> ra cuộc khủng hoảng nợ, vào đầu những năm 1980, cả hai chỉ số cho thấy xu<br /> hướng tăng trung bình của khu vực. Sau đó, GIP bình quân đầu người tăng<br /> nhẹ và năng suất lao động trung bình giảm đến năm 2003.<br /> Đồ thị 7 và 8 lần lượt cho thấy diễn biến của GIP bình quân đầu người và<br /> đầu nhân công trong giai đoạn 1950-1970, tính theo USD được điều chỉnh<br /> theo lạm phát, và các chỉ số biến động. Đồ thị 7 cho thấy mức gia tăng đáng<br /> kể GIP trên mỗi nhân công trong giai đoạn 1950 và 1980. Giữa các năm 1974<br /> và 1980, sự gia tăng đáng kể GIP trên mỗi nhân công cao hơn mức tăng GIP,<br /> và nhờ đó có thể hấp thụ được nhiều việc làm hơn và làm chậm sự gia tăng<br /> tỉ lệ UIS.<br /> Sự suy giảm GIP trên mỗi nhân công là kết quả của cuộc khủng hoảng<br /> vào đầu những năm 1980 và xu hướng đi xuống của nó cho đến năm 2003<br /> trước tiên có thể gắn với biến động của tình trạng phi chính thức cho đến<br /> năm 1991 - với điều chỉnh cơ cấu - và mức tăng nhanh liên tục cho đến<br /> 342 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> năm 2003. Cuối cùng, tình trạng phi chính thức đã giảm trong giai đoạn<br /> tăng trưởng do bùng nổ xuất khẩu nông và khoáng sản trong giai đoạn<br /> 2003-2008.<br /> Trong Đồ thị 8, chúng ta có thể quan sát thấy diễn biến của GIP bình quân<br /> đầu người nói chung đi theo xu hướng của chỉ số GIP trên mỗi công nhân, cả<br /> khi lên và xuống, nhưng chỉ số của GIP bình quân đầu người ở mức độ cao<br /> hơn, đặc biệt là kể từ khi điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1990. Điều này<br /> có thể được giải thích bởi loại hình tăng trưởng diễn ra sau đợt điều chỉnh,<br /> tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô và mở rộng các dịch vụ công cộng,<br /> đô thị công nghệ cao, GIP bình quân đầu người tăng mạnh – kèm theo bất<br /> bình đẳng lớn hơn - trong khi việc làm chính thức trong các lĩnh vực hoạt<br /> động cho năng suất cao chỉ tăng rất ít.<br /> <br /> <br /> Đồ thị 7 Đồ thị 8<br /> <br /> Nam Mỹ : GDP đầu người và đầu lao động, 1950 - 2008 Nam Mỹ: Chỉ số GDP đầu người và đầu lao động1<br /> (USD điều chỉnh lạm phát thời điểm năm 2000) và IUS2, 1970 - 2008. Chỉ số(100=1970)<br /> USD Tỉ lệ UIS Chỉ số<br /> 11000 57 180<br /> <br /> 9900 54 170<br /> <br /> 8800 51 160<br /> <br /> 7700 48<br /> 150<br /> 6600 45<br /> 140<br /> 5500 42<br /> 130<br /> 4400 39<br /> 120<br /> 3300 36<br /> <br /> 2200 33 110<br /> <br /> 1100 30 100<br /> 50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07 70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08<br /> GDP đầu người GDP đầu lao động GDP đầu người GDP đầu lao động UIS<br /> 1: USD điều chỉnh lạm phát thời điểm năm 2000)<br /> Tỉ lệ UIS 6 per. T.bình di động (Tỉ lệ UIS)<br /> 2: Tỉ lệ UIS<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.<br /> <br /> <br /> Mức độ GIP trên mỗi nhân công thấp so với GIP bình quân đầu người, và<br /> xu hướng giảm có mối liên hệ với sự gia tăng của tình trạng phi chính thức.<br /> Mức lợi nhuận thấp nhất là mức của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và<br /> năng lực đầu tư vốn cố định thấp hoặc không tồn tại của các doanh nghiệp<br /> này, được bù lại bằng khả năng hấp thụ rất lớn đối với UIS có mức lương thấp.<br /> Đồ thị 9 cho thấy mức độ và những thay đổi trong năng suất lao động<br /> ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 343<br /> <br /> quốc gia (không chỉ năng suất đô thị) của các nhóm nước9. Xem xét đồ thị cho<br /> phép chúng ta nhận thấy:<br /> i. Các quốc gia có UIS nhỏ nhất là các nước có năng suất lao động cao<br /> nhất, trên mức trung bình khu vực. Đây là trường hợp của Argentina và<br /> Uruguay, và Venezuela dù có lúc lên lúc xuống.<br /> ii. Ngược lại, các quốc gia có mức năng suất lao động bình quân thấp<br /> hơn và thấp dưới mức trung bình có tỉ lệ UIS cao hơn. Mặc dù năng suất lao<br /> động bình quân tăng lên sau điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1990, Peru<br /> và Colombia thuộc nhóm các quốc gia này, cùng với Bolivia và Paraguay, và<br /> Ecuador cho tới năm 2007.<br /> iii. Ở mức độ trung bình của GIP trên mỗi nhân công là Brazil và Chile. Năng<br /> suất lao động của Brazil tăng lên bằng mức trung bình khu vực, và của Chile tăng<br /> rất mạnh kể từ năm 1989 và đang ở trên mức trung b
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2