intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động vật đáy (crustacea, gastropoda và bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày nghiên cứu về động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 168 loài và phân loài động vật đáy thuộc 49 họ, 93 giống và 3 lớp Giáp xác (Crustacea), Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động vật đáy (crustacea, gastropoda và bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1, pp. 76-89 ĐỘNG VẬT ĐÁY (CRUSTACEA, GASTROPODA VÀ BIVALVIA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM Đỗ Văn Nhượng1, Hoàng Ngọc Khắc2 và Nguyễn Văn Thường1 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt. Bài báo trình bày nghiên cứu về động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 168 loài và phân loài động vật đáy thuộc 49 họ, 93 giống và 3 lớp Giáp xác (Crustacea), Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Nhóm Giáp xác có số lượng loài nhiều nhất, chiếm tới 41,6% tổng số loài, các nhóm khác tỉ lệ thấp hơn (Thân mềm Chân bụng 33,4% và Hai mảnh vỏ 25%). Hầu hết các loài động vật đáy đã phát hiện ở rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ là những loài phân bố rộng ở ven bờ Tây Thái Bình Dương và rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Khu vực rừng ngập mặn Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế có số lượng loài phong phú hơn khu vực giữa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Mật độ của Thân mềm Chân bụng thường ở ngoài rừng nhiều hơn trong rừng, Giáp xác có mật độ trong rừng cao hơn ngoài rừng, Thân mềm Hai mảnh vỏ ở ngoài rừng ít hơn trong rừng. Từ khóa: Bắc Trung Bộ, Thân mềm Chân bụng, Hai mảnh vỏ, Giáp xác, rừng ngập mặn, nền đáy. 1. Mở đầu Rừng ngập mặn ven biển là nơi tiếp giáp giữa môi trường nước và cạn, là một hệ sinh thái đa dạng, phong phú có số lượng loài lớn và nhiều chuỗi thức ăn, đặc biệt chuỗi thức ăn được mở đầu bằng mùn bã thực vật. Cho đến nay, các dẫn liệu về động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển nước ta đã có ở nhiều vùng (đồng bằng sông Hồng, ven biển Quảng Ninh [4], Cần Giờ, t.p. Hồ Chí Minh [3]), tuy nhiên dẫn liệu động vật đáy ở khu vực Bắc Trung Bộ còn ít (chỉ có nhóm Giáp xác từ Tĩnh Gia, Thanh Hoá đến Hội An, Quảng Nam [6] phát hiện được 36 loài). Vì vậy cần các dẫn liệu về động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ để giúp cho việc bảo tồn nguồn gen, khai thác có hiệu quả các nhóm có giá trị kinh tế, phát triển bền vững tài nguyên biển. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi nhân loại đang đứng trước những mối Ngày nhận bài: 26/12/2013. Ngày nhận đăng: 25/2/2014. Liên hệ: Đỗ Văn Nhượng, địa chỉ e-mail: dvnhuong@hotmail.com 76
  2. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... đe doạ nghiêm trọng về môi trường toàn cầu, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế đóng góp làm giảm hạn chế biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nên việc nghiên cứu về đa dạng sinh học vùng ven biển có ý nghĩa quan trọng. Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế (Hình 1). Ven biển Bắc Trung Bộ kéo dài từ 20o 00 vĩ Bắc (Nga Sơn, Thanh Hoá) đến 16o 00 vĩ độ Bắc (đèo Hải Vân, Thừa Thiên - Huế). Phía Bắc là cửa Lạch Trường (Thanh Hoá), phía Nam là khu vực Chân Mây (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Do đặc điểm kiến tạo địa hình được hình thành trong phạm vi địa máng có chế độ kiến tạo mạnh trong thời kì Paleozoi, tạo nên các dãy núi song song với bờ biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, núi không cao nên bị ảnh hưởng các khối khí từ phía Tây tới, gió nóng vượt dãy Trường Sơn tràn đến ven biển. Bờ biển gần theo hướng Bắc - Nam, vì vậy gió mùa Đông Bắc trong mùa đông qua vịnh Bắc Bộ đến ven biển Bắc Trung Bộ đã biến tính, gió theo hướng Bắc và Tây Bắc, gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9. Chế độ khí hậu phức tạp do trải dài trên nhiều vĩ tuyến, mùa mưa có xu hướng chậm dần về phía Nam. Từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12, trong khi đó từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Hình 1. Bản đồ Việt Nam và khu vực Sông ngòi ngắn, nhỏ, độ dốc lớn, mùa Bắc Trung Bộ lũ thường khớp với mùa mưa, chậm dần từ Bắc vào Nam, bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11. Do sông ngòi ngắn và dốc, khi lũ lên rất nhanh, sau mưa rất ngắn nước sông có thể cạn kiệt. Ở hạ lưu, vùng cửa sông thường mở rộng, tổng lượng nước trong mùa kiệt nhỏ làm cho nước thuỷ triều vào sâu trong nội địa, gây ra độ mặn cao vùng duyên hải [1]. Trầm tích nền đáy vùng cửa sông chủ yếu do bồi tụ của sông và biển, tuỳ thuộc vào từng khu vực mà nền đáy có nguồn gốc khác nhau. Khu vực cửa sông Mã và sông Cả, trầm tích nền đáy có thành phần cơ giới nặng hơn so với các khu vực khác, nguồn gốc chính do hai con sông bắt nguồn sâu trong lục địa. Khu vực các cửa sông duyên hải từ Diễn Châu đến Hà Tĩnh và Quảng Bình chủ yếu là trầm tích phù sa biển. Vùng Thừa Thiên – Huế và một phần của Quảng Bình, các vùng trũng được lấp đầy các trầm tích đầm phá, ngăn cách với biển bằng các cồn cát, thành phần chủ yếu là sét và cát pha. Độ mặn nước bề mặt và dải ven bờ dao động trong khoảng 20,5 đến 31,2%. Các 77
  3. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thường tháng mùa mưa độ mặn giảm tới 5% ở vùng cửa sông. Bắc Trung Bộ có rừng ngập mặn không phong phú cả về diện tích và thành phần loài, là nơi ít đa dạng nhất, chủ yếu là rừng trồng (Diễn Châu, Thạch Hà, Thừa Thiên - Huế) có ít loài cây ngập mặn và cây tham gia vào thảm thực vật ngập mặn thuộc một số họ (Myrsinaceae, Avicenniaceae, Rhizophoraceae, Euphorbiaceae, Sonneratiaceae,. . . ). Đặc biệt ở Thừa Thiên - Huế còn giữ được gần 5 ha rừng tự nhiên toàn cây giá biển (Excoecaria agallocha) gọi là Rú Chá. Ở vùng cao còn gặp khá phổ biến loài Tra làm chiếu (Hibiscus tiliaceus). Mặt khác, nhiệt độ trung bình năm cao, tác động của biên độ triều không lớn, chịu tác động của gió bão mạnh nên phát triển thấp. Các quần xã chủ yếu gồm: Quần xã tiên phong trên các bãi triều là mắm biển (Avicennia marina), mắm đen (Avicennia officinalis); Quần xã mắm biển và đước (Rhizophora apiculata) trồng theo các dự án; Quần xã đước, vẹt khang (Bruguiera cylindrica) và mắm trắng; Quần xã trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), mắm biển (Avicennia marina), cóc kèn (Deris trifoliata),... và Quần xã bần (Sonneratia ovata). Thảm thực vật với đặc trưng nhiều kiểu rễ (rễ chống, rễ hô hấp, bạnh ở gốc) có chức năng giữ cho cây vững chắc trên nền bùn, ổn định với tác động của thủy triều, sóng và gió biển. Đây cũng là nơi cư trú của nhiều nhóm động vật đáy. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu * Thời gian thu mẫu: Tháng 5/2013, trong chương trình nghiên cứu về động vật đáy ven biển miền Trung Việt Nam. * Xác định các sinh cảnh thu mẫu: Mẫu được thu trong các sinh cảnh sau: - Trong và ngoài rừng ngập mặn vùng cửa sông; - Bãi triều thiếu cây ngập mặn và ven sông; - Cây bụi vùng cao triều; - Bờ đường, bờ đầm. * Cách thức tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu: - Thu mẫu định tính. Mẫu định tính được thu trong tất cả các sinh cảnh, có tính chất đại diện nhằm bổ sung cho mẫu định lượng về thành phần loài. - Thu mẫu định lượng. Mẫu định lượng được thu trong ô tiêu chuẩn diện tích 1 m2 , ở các loại sinh cảnh, nằm ở giữa sinh cảnh. * Phân tích mẫu và sắp xếp trong các đơn vị phân loại - Các tài liệu chính dùng trong định loại: + Nhóm Cirripedia theo Diana S. Jones, Melissa A. Hewitt and Alison Sampey, 2000. + Nhóm Brachyura theo Peter K. L. Ng., Daniele Guinot & Peter S. F. Davie, 2008, Dai Ai-yun and Yang Si Liang, 1991 [7] và các tác giả khác như Martin and George E. 78
  4. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... Davis, 2001. His-Te and Hiroshi Suzuki, 2008; Listyo Rahayu and Jheng-Jhang Li, 2013. + Nhóm Anomura theo Peter K. L. NG and Nigel K. C. Goh, 1996 và Tomoyuki Komai, 2004. - Hệ thống phân loại theo Joel W. Martin and George E. Davis, 2001 [8]. - Tất cả các mẫu được lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu Động vật đất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Từ các kết quả nghiên cứu và tập hợp dẫn liệu trong các tài liệu [2, 6] đã phát hiện được 168 loài và phân loài động vật đáy (Bảng 2) thuộc 3 lớp Giáp xác (Crustacea), Thân mềm Chân bụng (Gastropopda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) thuộc 49 họ, 93 giống. Trong 3 lớp này, Giáp xác chiếm tỉ lệ lớn nhất (41,6% tổng số loài), Thân mềm Chân bụng 33,3% và Hai mảnh vỏ 25%. Tỉ lệ này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tỉ lệ các loài Giáp xác trong các rừng ngập mặn ven biển khu vực Đông Nam Á (Thái Lan [10], Indonesia [9], Hong Kong) và ven biển nước ta [2-6]. Bảng 1. Số lượng loài động vật đáy ở rừng ngập mặn ven biển một số khu vực Đông Nam Á và Việt Nam Phân bố ở rừng ngập mặn Nhóm Việt Nam Stt động vật Bắc Thái Hồng đáy Quảng Đồng bằng Ven biển Indonesia Trung Lan Kong Ninh sông Hồng Nam Bộ Bộ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Crustacea 89 70 70 117 36 19 46 2 Gastropoda 61 26 56 48 20 32 18 3 Bivalvia 70 39 42 37 13 5 7 Nguồn: (1, 2): Đỗ Văn Nhượng và nnk, 2005; (4): Đỗ Văn Nhượng, 2003, Hoàng Ngọc Khắc và nnk, 2012; (5): Takao Suzuki và nnk, 1997; (6): Nora F. Y. Tam, 2000; (7): Keiji Wada, 1986. Bảng 2. Thành phần loài Giáp xác Mười chân (Decapoda) và Thân mềm (Mollusca) ở rừng ngập mặn ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên- Huế Phân bố Stt Thành phần loài TT- TH NA HT QB QT H CIRRIPEDIA 1. Balanidae 1* Balanus amphritrite amghritrite Dawin, 1854 + + + + + + MACRURA 2. Alpheidae 2 Alpheus malabaricus (J.C.Fabricius, 1775) + + + 3. Penaeidae 79
  5. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thường 3 Penaeus japonicus (Bate, 1888) + + + + STOMATOPODA 4. Squillidae 4* Anchisquilla fassciala (De Haan, 1844) + + + + BRACHYURA 5. Portunidae 5 Thalamita spinimana Dana 1852 + 6* Scylla serrata (Forskal, 1775) + + + + + 7* Charybdis helleri (A. Milne Edwards, 1867) + + 8* Charybdis japonica A. Milne-Edwards, 1861 + 9* Portunus pelagicus (Linnaeus, 1776) + 10 Portunus trituberculatus (Miers, 1876) + + + + + + 6. Camptandriidae 11 Paracleistostoma crassipilum Dai, 1994 + + + 12 * Paracleistostoma cristatum De Man, 1895 + 13 Paracleistostoma depressum De Man, 1895 + + 7. Mictyridae 14 * Mictyris brevidactylus Stimpson, 1858 + 8. Leucosiidae 15 Phylira biprotubera Dai at Guan, 1986 + 16 * Phylira olivacea Rathbun, 1909 + + + + 9. Ocypodidae 17 Ocypode ceratophthalmus (Pallas, 1772) + + + + + 18 Ocypode stimpsoni Ortmann, 1897 + + 19 * Ocypode sinensis Dai & Yang, 1985 + + 20 Uca (Deltuca) arcuata (De Haan, 1835) + + + + 21 Uca (D. ) borealis Crane, 1975 + + 22 Uca chlorophthalmus crassipes Crane, 1975 + + + 23 Uca (D. ) dussumieri H. Milne Edwards, 1852 + 24 Uca (D. ) dussumieri spinata Crane, 1975 + 25 Uca lactea (De Haan, 1835) + + 26 * Uca urvillei (Milne Edwards, H. 1852) + 10. Grapsidae 27 Metopograpsus quadridentatus Stimpson, 1858 + + + + 28 * Metopograpsus latifrons (White, 1847) + 29 * Metopograpsus thukuhar (Owen, 1839) + 11. Sesarmidae 30 * Clistocoeloma merguiensis De Man, 1888 + + Episesarma chengtongense (Serene & Soh, 31 + 1967) 32 Parasesarma plicatum (Latreille, 1806) + + + + 33 Parasesarma pictum (De Haan, 1835) + 80
  6. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... 34 Parasesarma tripectinis Shen, 1940 + 35 Perisesarma bidens (De Haan, 1835) + + + + + 36 * Perisesarma guttatum (A. Milne-Edwards, 1869) + 37 Perisesarma maiponense (Soh, 1978) + + 38 Sesarmops impressum (H. Milne-Edward, 1837) + 39 * Neoepisesarma lafondi (Jaquinot & Lucas, 1853) + Neoepisesarma mederi (H. Milne-Edwards, 40 + 1854) 41 Neosarmatium smithi (H. Milne-Edwards, 1853) + 42 Sesarma sinensis H. Milne-Ewards, 1853 + 43 * Sesarma dehaani (H. Milne-Ewards, 1853) + 44 * Chiromantes tangi (Rathbun, 1931) + 45 * Sarmatium germaini (A. Milne-Edwards, 1869) + 12. Varunidae 46 * Eriocheir japonica (De Haan, 1835) + 47 * Metaplax elegans De Man, 1888 + + + 48 Metaplax longipes Stimpson, 1858 + + + + 49 * Metaplax sheni Gordon, 1931 + 50 * Parapyxidognalhus deianira De Man, 1888 + 51 Varuna litterata (Fabricus, 1798) * + + + 52 Hemigrapsus penicillatus (De Haan, 1835) + 53 Hemigrapsus sinensis Rathbun, 1939 + 54 * Helice latimera Parisi, 1918 + + 13. Dotillidae 55 Dotilla wichmanni De Man, 1892 + + + + + + 56 Ilyoplax ningpoensis Shen, 1940 + + + 57 * Ilyoplax pingi Shen, 1932 + 58 llyoplax serrata Shen, 1931 + + 59 Scopimera globosa (De Haan, 1835) + 60 Scopimera tuberculata Stimpson, 1858 + + + 61 Scopimera bitympana Shen, 1930 + + 62 Tmethypocoelis ceratophora (Kobel, 1897) + + + + + 14. Macrophthalmidae 63 Macrophthalmus definitus Adam & White, 1848 + + 64 * Macrophthalmus tomentosus (Souleyet, 1841) + + 65 * M. abbreviatus (Manning et Holthuis, 1981) + + 66 * M. pacificus Dana, 1851 + 67 Macrophlhalmus sp. + 15. Parathelphusidae 68 Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902) + 16. Paguridae 69 Propagurus gaudichaudii (Milne Eward, 1836) + + 81
  7. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thường 17. Pinnotheridae 70 * Anomalifons lightana (Rathbun, 1931) + GASTROPODA PROSOBRANCHIA 18. Neritidae 71 Clithon oualaniensis Lesson, 1831 + + + + + + 72 Clithon faba Sowerby, 1836 + + + 73 Neritina violacea Gmelin, 1791 + + + + 74 N. plumbea Sowerby, 1855 + 75 * N. communis (Quoy & Gaimard, 1832) + 19. Trochidae 76 Chlorostoma turbinatum A. Adams, 1853 + 20. Assimineidae 77 Assiminea lutea (A. Adams, 1861) + + + + 78 * Assiminea latericea (A. Adams, 1863) + 79 Assiminea brevicula (Pfeiffer, 1854) + + 21. Littorinidae 80 * Littoraria audouiriana (Gray, 1839) + 81 * Littoraria intermedia (Philipi, 1836) + 82 Littoraria scabra (Linnaeus, 1758) + + + 83 Littoraria melanostoma (Gray, 1833) + + + + 22. Potamididae 84 Cerithidea cingulata (Gmelin, 1791) + + + 85 Cerithidea ornata (A. Adams, 1861) + + + + 86 Cerithidea rhizophorarum (A. Adams,1861) + + + 87 Cerithidea microptera (Kiener, 1842) + + 88 Cerithidea djadjariensis (K. Martin, 1899) + + + + + 89 Cerithidea sinensis (Gmelin, 1791) + 90 Terebralia sulcata (Born, 1778) + 23. Batillariidae 91 Batillaria zonalis (Bruguiere, 1792) + 24. Naticidae 92 * Natica tigrina (Roding, 1798) + 93 * Polinices didyma (Roding, 1798) + 94 Neverita albumen (Linnaeus, 1758) + 25. Rissoilinidae 95 * Alvania ligata Gould, 1861 + 26. Stenothyridae Stenothyra messageri Bavey & Dautzenberg, 96 * + 1899 97 * Katayama nosophora Robson, 1915 + 27. Thiaridae 82
  8. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... 98 * Melanoides tuberculata (M¨uller, 1774) + 99 * Tarebia granifera (Lamarck, 1822) + 100 * Sermyla riqueti (Grateloup, 1840) + 101 Sermyla tornatella (Lea, 1850) + + 102 28. Turridae 103 * Turricula javana (Linnaeus, 1758) + 29. Conidae 104 Conus sp. + 30. Nassariidae 105 * Nassarius dorsatus (Roding, 1798) + 106 * Nasarius foveolatus (Dunker, 1847) + 107 * Nassarius stolatus (Gmelin, 1791) + 108 Nassarius venustus (Dunker, 1847) + OPISTHOBRANCHIA 31. Haminoeidae 109 Diniatys dentifer (A. Adams, 1850) + 110 Haminoea tenella (A. Adams, 1850) + PULMONATA 32. Ellobiidae - Melampidae 111 Auriculastra duplicata (Pfeiffer, 1854) + 112 Cassidula sowerbyana Pfeiffer, 1853 + + + 113 Cassidula plecotrematoides Mollendorff, 1901 + + 114 Cassidula nucleus (Gmelin, 1971) + + + 115 * Cassidula aurisfelis (Bruguiere, 1789) + 116 * Cassidula mustelina (Deshayes, 1830) + 117 * Cassidula rugata (Menke, 1843) + 118 * Ellobium aurisjudae (Linnaeus, 1758) + 119 Ellobium chinense Pfeiffer, 1856 + 120 Melampus fasciatus (Deshayes, 1830) + + 121 Melampus caffer (Kuster, 1844) + 122 * Melampus olivaceus Carpenter, 1857 + 123 Melampus sp. + + 124 Laemodonta siamensis (Morelet, 1875) + 33. Onchidiidae 125 Onchidium hongkongense Britton, 1984 + 126 Onchidium sp. + + + + BIVALVIA 34. Arcidae 127 * Scapharca inaequivalvis (Bruguiere,1789) + 128 Scapharca globosa (Reeve, 1844) + 129 Scapharca subcrenata (Lischke, 1869) + + 35. Noetiidae 83
  9. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thường 130 Estellacar olivacea (Reeve, 1844) + 36. Mytilidae 131 * Brachyodontes emarginatus (Benson, 1858) + 132 Modiolus atrata (Lischke, 1871) + + 133 * Perna viridis (Linnaeus, 1758) + 134 * Musculista senhousia (Benson, 1842) + 135 * Limnoperna fortunei (Dunker, 1857) + 136 * Mytilopsis sallei (Récluz, 1849) + 37. Ostreidae 137 Crassostrea lugubris (Sowerby, 1871) + + + 138 Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) + + + 139 * Saccostrea glomerata (Gould, 1850) + 140 Saccostrea cuculata (Gould, 1850) + + + + 141 * Ostrea denselamellosa Lischke, 1869 + 142 * Ostrea rivularis Gould, 1861 + 143 * Ostrea paulucciae Crosse, 1869 + 144 Planostrea pestigris (Hanley, 1846) + 38. Anomiidae 145 * Anomia aenigmatica (Chemnitz, 1859) + 39. Aloidae 146 Aloidis laevis (Hind,1843) + + 40. Mactridae 147 * Mactra quadrangularis (Deshayes, 1853) + 148 * Mactra nitida Gmelin, 1791 + 149 Mactra veneriformis Reeve, 1847 + 150 Mactra alta (Dehayes, 1855) + 151 Mactra cunneata Gmelin, 1791 + 41. Tellinidae 152 Psammotreta praerupta (Salisbury, 1934) + 42. Corbiculidae 153 Geloina coaxans (Gmelin, 1791) + + + 154 Geloina expansa (Mousson, 1849) + + 155 * Cyrenobatissa subsulcata (Clessin, 1878) + 156 * Corbicula fluminea (M¨uller, 1744) + 157 * Corbicula sandai Reinbardt, 1878 + 43. Veneridae 158 * Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) + + 159 Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) + + + + + 160 * Cyclina sinensis (Gmelin, 1791) + + 44. Glauconomidae 161 Glauconome angulata Reeve, 1844 + 162 * Glauconome chinensis Gray, 1828 + 84
  10. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... 45. Solenidae 163 * Sinonovacula constricta Lamarck, 1818 + 46. Psammobiidae 164 Soletellina diphos (Linnaeus, 1771) + 47. Crassatellidae 165 Crenocrassatella foveolata (G.B.Sowerby, 1870) + 48. Donacidae 166 Donax cuneatus (L, 1758) + + 167 Donax semigranosus Dunker, 1877 + + 49. Pteriidae 168 Isognomon perna (Linnaeus, 1767) + Tổng 102 49 52 34 6 58 Ghi chú. TH: Thanh Hóa; NA: Nghệ An; HT: Hà Tĩnh; QB: Quảng Bình; QT: Quảng Trị; TT-H: Thừa Thiên Huế “ * ” theo Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc (2005, 2006), Bùi Thị Thu Hà và nnk, (2011) Đối với từng nhóm động vật đáy đã phát hiện ở rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ có thể cho các nhận xét sau: * Nhóm Giáp xác: Đã phát hiện 70 loài Giáp xác thuộc 17 họ, 38 giống. Họ Cáy (Sesarmidae) có16 loài (chiếm tỉ lệ cao nhất - 22,8% tổng số loài Giáp xác), cua Cát (Ocypodidae) 10 loài (chiếm 14,2%), cua Rạm (Varunidae) 9 loài (chiếm 12,8%), Dã tràng (Dotillidae) 8 loài (chiếm 11,4%), các họ khác có số loài ít hơn (Bảng 3). Bảng 3. Độ phong phú của giống và loài trong các họ Giáp xác Tỉ lệ % Tỉ lệ % Stt Họ Stt Họ Giống Loài Giống Loài 1 Balanidae 2,63 1,42 10 Grapsidae 2,63 4,28 2 Alpheidae 2,63 1,42 11 Sesarmidae 26,31 22,85 3 Penaeidae 2,63 1,42 12 Varunidae 15,78 12,85 4 Squillidae 2,63 1,42 13 Dotillidae 10,52 11,42 5 Portunidae 10,52 8,57 14 Macrophthalmidae 2,63 7,14 6 Camptandriidae 2,63 4,28 15 Paguridae 2,63 1,42 7 Mictyridae 2,63 1,42 16 Pinotheridae 2,63 1,42 8 Leucosiidae 2,63 2,85 17 Parathelphusidae 2,63 1,42 9 Ocypodidae 5,26 14,28 Tổng: 100,00 100,00 Từ đa dạng thành phần loài Giáp xác có trong rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ có thể rút ra một số nhận xét sau: - Thành phần loài và số lượng cá thể Giáp xác ở trong và ngoài rừng ngập mặn phong phú và đa dạng, có hầu hết các đại diện phổ biến ở ven biển nước ta, không kém so với các rừng ngập mặn ở đồng bằng Bắc Bộ (70 loài ở ven biển đồng bằng sông Hồng [4, 85
  11. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thường 5]) và Nam Bộ (117 loài ở Cần Giờ và Sóc Trăng). - Số loài trong họ Cáy (Sesarmidae) phong phú là phù hợp với quy luật chung về phân bố của nhóm cua trong rừng ngập mặn ven biển Việt Nam và thế giới. Đây là họ điển hình về sự gắn bó chặt chẽ với rừng ngập mặn trong quá trình tiến hoá thích nghi cao với môi trường cạn và ngập triều của rừng ngập mặn, leo trèo quanh gốc cây và ăn lá cây ngập mặn. - Phong phú các loài trong họ cua Cát (Ocypodidae) và Dã tràng (Dotillidae) thể hiện tính chất của nền đáy cát bùn, lẫn nhiều trầm tích có nguồn gốc hữu cơ từ rừng ngập mặn ven biển và thảm mục từ đất liền theo các dòng chảy ra cửa sông. - Trong phạm vi Bắc Trung Bộ, số loài phong phú tập trung ở phía Bắc (Thanh Hoá) và phía Nam (Thừa Thiên Huế). Điều này thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa rừng ngập mặn với đa dạng các loài Giáp xác, phía Bắc và phía Nam có diện tích rừng ngập mặn lớn dẫn đến phong phú các loài Giáp xác. - Nhóm loài đặc hữu ở khu vực này không có điều gì đặc biệt, tuy nhiên giới hạn về phân bố của một số loài đã cho những nhận xét bước đầu như đã gặp loài Episesarma chentongense vốn là loài được phát hiện ở Singapore, nay chỉ gặp ở Quảng Bình trên lãnh thổ nước ta; loài Perisesarma maipoense phát hiện lần đầu và được coi là loài đặc hữu của Hồng Kông có giới hạn đến Thừa Thiên Huế. * Thân mềm Chân bụng: Đã phát hiện ở hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ 56 loài thuộc 16 họ và 28 giống. Các họ có số loài nhiều nhất là Ellobiidae (Melampidae) có tới 14 loài (chiếm 25% tổng số loài Chân bụng), Potamididae có 7 loài (chiếm 12,5%), các họ còn lại chiếm tỉ lệ thấp từ 1 đến 5 loài (Bảng 4). Bảng 4. Độ phong phú của giống và loài trong các họ Chân bụng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Stt Họ Stt Họ Giống Loài Giống Loài 1 Neritidae 7,14 8,92 9 Stenothyridae 7,14 3,57 2 Trochidae 3,57 1,78 10 Thiaridae 10,71 7,14 3 Assimineidae 3,57 5,35 11 Turridae 3,57 1,78 4 Littorinidae 3,57 7,14 12 Conidae 3,57 1,78 5 Potamididae 7,14 12,50 13 Nassariidae 3,57 7,14 6 Batillariidae 3,57 1,78 14 Haminoeidae 7,14 3,57 7 Naticidae 10,71 5,35 15 Ellobiidae 17,85 25,00 8 Rissoilinidae 3,57 1,78 16 Onchididae 3,57 3,57 Tổng: 100,00 100,00 Nhìn chung số loài Thân mềm Chân bụng không nhiều, các loài đã gặp hầu hết thuộc nhóm Mang trước (Prosobranchia), chỉ có 1 họ (Haminoeidae) gồm 2 loài thuộc nhóm Mang sau (Opisthobranchia); nhóm Có phổi (Pulmonata) có 2 họ Ellobiidae và Onchididae là những họ thích nghi khá cao với môi trường cạn hoàn toàn ở vùng cao triều ven biển các khu vực nhiệt đới. Thân mềm Chân bụng thuộc nhóm Mang trước là những loài ăn tảo và mùn bã, 86
  12. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... khác với nhóm Mang sau thường là những loài ăn thịt. Vì vậy tảo thường phân bố nơi có nhiều ánh sáng (ngoài rừng ngập mặn) đã gặp phổ biến các loài ốc ở bãi triều thiếu cây, có độ ngập nước rất thấp. Nhóm ăn rêu trên cây ngập mặn thường bám vào lá và thân cây (Littoraria, Cerithidea ornata, Cerithidea rhizophorarum. . . ). Các loài Chân bụng ở rừng ngập mặn vùng cửa sông là những loài thích nghi rộng với độ mặn dao động lớn nhất là mùa lũ, nước cửa sông nhạt muối, nhiều phù sa. Số lượng loài vẫn tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc (Thanh Hoá), nhóm loài phân bố rộng trong suốt ven biển Bắc Trung Bộ thuộc các họ Potamididae, Littorinidae, Neritidae. * Hai mảnh vỏ: Số lượng loài thuộc Hai mảnh vỏ phát hiện ở trong và ngoài rừng ngập mặn không nhiều, đã gặp 42 loài thuộc 16 họ, 27 giống. Trong số các loài đã phát hiện chỉ có 2 họ Mytilidae và Ostreidae là những họ sống trên mặt bùn, còn lại tất cả các loài khác đều sống vùi trong nền đáy. Trong số các họ Hai mảnh vỏ, nhiều loài nhất là họ Hàu (Ostreidae) có 8 loài (chiếm 19% tổng số loài Hai mảnh vỏ), Mytilidae 6 loài (chiếm 14,2%), 2 họ Mactridae và Corbiculidae mỗi họ có 5 loài (chiếm 11,9%), các họ còn lại chiếm tỉ lệ thấp (Bảng 5). Phần lớn các loài Hai mảnh vỏ là các loài sống ở ven bờ, trong tầng nước triều thấp. Đặc biệt có nhiều loài trong họ Hến (Corbiculidae) phân bố ở nước lợ và mặn như Geloina coaxans, Corbicula sandai. Nhóm sống bám vào giá thể có Hàu (Ostreidae) và Vẹm (Mytilidae) chỉ gặp nơi có giá thể chắc như đá hoặc vật liệu xây dựng mà không bám vào cây ngập mặn như ở ven biển đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. Bảng 5. Độ phong phú của giống và loài trong các họ Hai mảnh vỏ Tỉ lệ % Tỉ lệ % Stt Họ Stt Họ Giống Loài Giống Loài 1 Arcidae 3,70 7,14 9 Corbiculidae 11,11 11,90 2 Noetiidae 3,70 2,38 10 Veneridae 13,50 7,14 3 Mytilidae 22,22 14,28 11 Glauconomidae 3,70 4,76 4 Ostreidae 14,81 19,04 12 Solennidae 3,70 2,38 5 Anomiidae 3,70 2,38 13 Psammobidae 3,70 2,38 6 Aloidae 3,70 2,38 14 Crassatellidae 3,70 2,38 7 Mactridae 3,70 11,90 15 Donacidae 3,70 4,76 8 Tellinidae 3,70 2,38 16 Pteriidae 3,70 2,38 Tổng: 100,00 100,00 Về mật độ động vật đáy ở trong và ngoài rừng ngập mặn trên 1 m2 có thể khái quát những đặc điểm sau: - Số lượng cá thể Thân mềm Chân bụng ở ngoài rừng thường cao hơn trong rừng, ngược lại số lượng Giáp xác (cua và tôm) trong rừng cao hơn ngoài rừng (Bảng 6), đối với nhóm Hai mảnh vỏ tuỳ thuộc vào tính chất của nền đáy và giá thể chúng có thể bám được (đáy bùn cát thường ít gặp, đáy cát bùn phổ biến hơn). 87
  13. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thường Bảng 6. Mật độ cá thể động vật đáy ở trong và ngoài rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ trong 1m2 Phân bố Nhóm Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Thừa Thiên Stt động vật - Huế đáy T N T N T N T N T N 1 Giáp xác 12 2 36 7 18 4 15 0 14 2 2 Chân bụng 116 136 36 102 67 272 26 755 689 66 Hai mảnh 3 0 0 0 0 0 0 2 2 0 0 vỏ - Nhóm gặp số lượng lớn ngoài rừng phần lớn là các loài Cerithidea djadjaen- sis, Cerithidea microptera. Nhóm gặp trong rừng nhiều là các loài thuộc họ Neritidae (điển hình là Clithon oualanensis, Neritina violacea), họ Littorinidae và các loài Cerithidea ornata, Cerithidea rhizophorarum. Nhóm gặp ở nền đáy cứng và cả trên cây là Terebralia sulcata. - Nhóm cua gặp nhiều trong rừng là các loài thuộc họ Sesarmidae, ngoài rừng thuộc họ Ocypodidae, Dotillidae, Macrophthalmidae. - Số lượng cá thể định lượng cao nhất ở ngoài rừng ngập mặn là 755 cá thể/1 m2 , trong rừng là 689 cá thể/1 m2 (chủ yếu ở rừng mới trồng) đối với Chân bụng. Giáp xác nhiều nhất trong rừng ngập mặn là 36 cá thể/1 m2 , thấp nhất là 2 cá thể/1 m2 (Bảng 6). 3. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu về các nhóm động vật đáy cỡ lớn ở hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ, có thể rút ra các kết luận như sau: 1- Đã phát hiện 168 loài và phân loài động vật đáy thuộc 3 lớp: Giáp xác (Crus- tacea), Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia), trong 49 họ, 93 giống. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là Giáp xác tới 41,6% tổng số loài, Thân mềm Chân bụng 33,3% và Hai mảnh vỏ 25%. Hầu hết các loài động vật đáy đã phát hiện ở rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ là những loài phân bố rộng ở ven bờ Tây Thái Bình Dương và rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. 2- Khu vực rừng ngập mặn Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ có số lượng loài phong phú hơn khu vực giữa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Sự phong phú này liên quan đến độ lớn của rừng ngập mặn cửa sông và tính chất của nền đáy. 3- Mật độ của các nhóm động vật đáy ở trong và ngoài rừng ngập mặn tuỳ thuộc vào từng nhóm. Thân mềm Chân bụng có mật độ cao ở ngoài rừng, Giáp xác có mật độ cao trong rừng. Nhóm Hai mảnh vỏ tuỳ thuộc vào tính chất của nền đáy và giá thể ở hệ sinh thái. 88
  14. Động vật đáy (Crustacea, Gastropoda và Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Tự Lập, 2000. Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 345. [2] Đỗ Văn Nhượng, 1997. Dẫn liệu bước đầu về nhóm động vật Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Giáp xác (Crustacea) ở khu vực trồng cây ngập mặn Thạch Môn, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thông báo khoa học, ĐHSP HN, 4: tr. 97-103. [3] Đỗ Văn Nhượng, 2003. Dẫn liệu bước đầu về cua (Brachyura) ở rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Sinh học, 25 (4): tr. 6-10. [4] Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, 2004. Dẫn liệu bước đầu về các loài cua ở rừng ngập mặn vùng cửa sông Hồng. Tạp chí Sinh học, 24(4): tr. 13-19. [5] Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, 2005. Đa dạng động vật đáy ở rừng ngập mặn ven biển phía bắc Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học & Kĩ thuật, tr. 1007-1009. [6] Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, 2006. Dẫn liệu bước đầu về nhóm cua (Brachyura, Crustacea) ở rừng ngập mặn ven biển từ Tĩnh Gia (Thanh Hoá) đến Hội An (Quảng Nam). Tạp chí Sinh học, 28 (1), tr. 35-39. [7] Dai Ai-yun and Yang Si Liang, 1991. Crabs of the China seas. China Ocean Press Beijing. p.: 118-558. [8] Joel W. Martin and George E. Davis, 2001. An Updated Classification of the Recent Crustacea. Natural History Museum of Los Angeles County. Science Series 39: 1-75. [9] Keiji Wada, 1986. Ecology and behavior of Benthic fauna, crab and Molluscs. Bio- logical System of Mangroves. A report of east Indonesian mangrove Expedition, 1986. p.: 45-48; 153-156. [10] Tomoyuki Komai, Seiji Goshima and Minoru Murai, 1995. Crabs of the genus Macrophthalmus of Phuket, Thailand (Crustacea: Decapoda: Ocypodidae). Bulletin of Marine Science. 56(1): 103-149. ABSTRACT Zoobenthos in the coastal mangrove ecosystem of North Central Vietnam A study of the zoobenthos in the coastal mangrove ecosystem of North Central Vietnam was carried out in May 2013. The result has recorded 168 species and subspecies belonging to 49 families, 93 genera and 3 classes (Crustacea, Gastropoda and Bivalvia). Crustacea is most abundant in terms of number of species (41.6%), while for Gastropoda it is 33.4% and for Bivalvia it is 25%. Most of the species recorded in this areas are widely distributed in Vietnamese mangrove forests and on coastal areas on the western shore of the Pacific Ocean. It was also found that more species live in the mangrove forests of Thanh Hoa and Thua Thien Hue provinces than in Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh and Quang Tri provinces. The population density of Gastropoda is greater outside mangrove forests than inside mangrove forests while for Crustaceans and Bivalves, the population density is greater inside mangrove forests than outside mangroves forests. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2