intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y dược part 9

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

83
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae). Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 - 10. Quả nang thon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánh mỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước ta, phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y dược part 9

  1. Tên khoa học: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae). Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 - 10. Quả nang thon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánh mỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước
  2. ta, phổ biến ở vùng rừng núi. Bộ phân dùng: lá, rễ Phân bố: Cây mọc hoang ở một số vùng đồi, núi nước ta. Thành phần hoá học: Alcaloid (gelsemin, gelmicin...) Công dụng: Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn. Cách dùng, liều lượng: Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau. Ghi chú: Cây Lá ngón là nguyên nhân của rất nhiều vụ ngộ độc ở các vùng rừng, núi. Alcaloid của Cây lá ngón có độc tính rất mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhün, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu. 180. CÂY MỎ QUẠ
  3. Tên khác: Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch. Tên khoa học: Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, họ Dâu tằm (Moraceae). Mô tả: Cây nhỏ, thân mềm yếu, nhiều cành, tạo thành bụi, có khi mọc thành cây nhỡ, chịu khô hạn rất khỏe, có nhựa mủ trắng, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, nếu gặp đá có thể xuyên qua được (do đó có tên xuyên phá thạch có nghĩa là phá chui qua đá). Vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng, thân và cành có rất nhiều gai, gai già hơi cong xuống trông như mỏ con quạ (do đó có tên cây mỏ quạ). Lá mọc cách, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên. Nhấm có vị tê tê ở lưỡi (đặc điểm). Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc. Mùa hoa tại Hà Nội là tháng 4. Quả màu hồng họp thành quả kép. Mùa quả tháng 10-11. Bộ phận dùng: Lá, rễ. Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Thường dùng lá tươi, có khi hái cả cành về nhà mới bứt lá riêng. Còn
  4. dùng rễ, đào về rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm, phơi hay sấy khô. Vỏ ngoài màu vàng đất, vết cắt màu vàng nhạt, vị hơi tê tê. Thành phần hoá học: Flavonoid. Công dụng: Chữa vết thương phần mềm. Cách dùng, liều lượng: Lá mỏ quạ tươi đã được dùng chữa vết thương phần mềm theo kinh nghiệm của cụ lang Long (Hải Dương) như sau: Chủ yếu dùng lá mỏ quạ tươi, rồi tùy theo vết thương, thêm một hai vị khác. Lá mỏ quạ tươi lấy về rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp vào vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì phải đắp cả hai bên, băng lại. Mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Thuốc rửa vết thương là lá trầu không nấu với nước (40g lá trầu, 2 lít nước, nấu sôi để nguội, thêm vào đó 8g phèn phi, hòa tan, lọc và dùng rửa vết thương). Sau 3-5 ngày đã đỡ, khi đó hai ngày mới cần rửa và thay băng một lần. Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thì thay thuốc sau: Lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong, hai vị bằng nhau, giã lẫn cả hai thứ đắp lên vết thương, mỗi ngày rửa và thay băng một lần. 3-4 ngày sau lại thay thuốc sau: lá mỏ quạ tươi, lá thòng bong, lá hàn the (Desmodium heterophyllum DC.) ba thứ bằng nhau, cứ 3 ngày mới thay băng một lần để vết thương chóng lên da non. Sau 2-3 lần thay băng bằng 3 vị trên thì rắc lên vết thương thuốc bột chế bằng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, ô long vĩ (bồ hóng) 8g, phèn phi 4g. Các vị tán mịn, trộn đều rắc lên vết thương rồi để yên cho vết thương đóng vẩy và róc thì thôi. Rễ được dùng trong nhân dân ta và ở Trung Quốc (Quảng Tây) làm thuốc khứ phong, hoạt huyết phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, bị đả thương, phụ nữ kinh bế. Ngày dùng 10-30g rễ dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm nhân dân, phụ nữ có thai không dùng được.
  5. 181. CÂY MÙI Tên khác: Hồ tuy, Nguyên tuy. Tên khoa học: Coriandrum sativum L., họ Cần (Apiaceae). Mô tả: Dạng thảo nhỏ mọc hằng năm, cao 20 đến 60 cm hay hơn, nhẵn, thân mảnh, lá bóng màu lục tươi; các lá ở dưới chia thành phiến hình trái xoan, có răng; các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm hoa tán kép. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Quả hình cầu màu vàng sẫm.
  6. Bộ phận dùng: Quả (Fructus Coriandri) Phân bố: Cây được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc. Thành phần hoá học: Quả mùi có tinh dầu (0,3 - 1,0% ), chất béo (13 - 20%), protein (16 - 18%), chất xơ (38%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Linalol quay phải (70-90), còn gọi là Coriandrol. 5% D-pinen, limonen, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geraniol và bocneol. Trong lá thân cüng chứa trên dưới 1% tinh dầu. Công dụng: Thúc đậu sởi mọc, làm thuốc giúp tiêu hoá. Cách dùng, liều lượng: Lấy khoảng 50g quả giã nát, hoà vào một ít nước, vẩy lên người. Uống trong 4 - 8g/ngày. Bài thuốc: 1.Chữa bệnh sởi trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. -Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi ( hoặc cả thân lá) 100 - 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ ( theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt ( để nước thuốc hơi ấm mà dùng). -Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 - 2 lần. 2.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy đau do thực tích: Dùng bài: Hồ tuy 8g, Đinh hương 4g, Quất bì 4g, Hoàng liên 4g, sắc nước uống.
  7. 3.Kinh nghiệm trị những chứng khác: -Phụ nữ sau đẻ cạn sữa: Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. -Trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần. -Trị lòi dom: Quả mùi đốt hun khói xông hâïu môn. -Trị lãi kim: Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ. -Trị buồn nôn ợ hơi: dùng hạt Hồ tuy, hạt củ cải, mỗi thứ 40g, tán bột mịn trộn lẫn, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 lần. -Phòng bệnh sởi: sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 - 10 ngày. Ghi chú: Không dùng thuốc lúc sởi đã mọc đều, thời kz toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhiễm mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược, bệnh nhân có lóet dạ dày không dùng uống trong. 182. CÂY NGOI
  8. Tên khác: Cà hôi, La rừng, Cà bi. Tên khoa học: Solanum erianthum D. Don= Solanum verbascifolium auct. no L., thuộc họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Cây bụi nhỏ, cao từ 2-5m, có khi là cây gỗ cao tới 10m. Thân hình trụ, vỏ thân non có màu xanh và phủ một lớp lụng che chở. Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm, thuôn nhọn ở hai đầu, toàn lỏ phủ một lớp lụng mịn. Cuống lá dài 2-5 cm, phiến lá to (rộng 4-9 cm, dài 10-23 cm) có mép nguyên, gân lá lông chim, gân lồi cả mặt trên và dưới. Cụm hoa mọc ở ngọn cành, kiểu xim hai ngả, có hiện tượng lôi cuốn, thẳng đứng thường xuất hiện ở đỉnh cành; cuống chung to và chắc dài 3- 12 cm; cuống hoa dài 3-5mm. Hoa lưỡng tính đài hình chuông đường kính 1 cm, phủ đầy lụng mềm. Đài 5-7 dính nhau, phát triển cùng quả, màu xanh; thuz đài hình trứng, dài 3 mm. Tràng hoa gồm 5-7 cánh hoa hình müi mác màu trắng, thuz tràng cỡ 6-8 x 3-4mm. Nhị 5-7, màu vàng có chỉ nhị rất ngắn (dài 1mm), bao phấn dài 2mm mở bằng khe dọc. Bộ nhuỵ gồm 2 lá noãn dính nhau tạo thành bầu trên,
  9. có 2 ô, nhiều hơn có thể do có vách giả, mỗi ô nhiều noãn. Quả mọng hình cầu, đường kính 0,8-1cm, có màu xanh khi chín màu vàng. Hạt rất nhiều, đường kính 1-2 mm. Mựa hoa quả gần như quanh năm, mọc ở nơi đất hoang bụi rậm, rải rác ở ven rừng. Bộ phận dùng: Lá Phân bố: mọc hoang trên khắp đất nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Hoà Bình, Lạng Sơn và ngay tại Hà Nội cüng phát triển tốt. Tác dụng dược lý: - Độc tính cấp: Cao chiết toàn phần bằng ethanol 400 từ lá Ngoi cho kết quả liều LD50 là 185 g dược liệu/kg thể trọng động vật thí nghiệm. - Tác dụng chống oxy hoá bảo vệ tế bào gan: Phân đoạn glycoalcaloidTP có hoạt tính chống oxy hoá tốt nhất 31,49%, phân đoạn ethylacetat có hoạt tính chống oxy hoá 22,92%. - Tác dụng chống viêm cấp: Phân đoạn glycoalcaloidTP và phân đoạn nước còn lại (liều tương đương 10g dược liệu/kg thể trọng/ngày) có tác dụng chống viêm cấp. Tác dụng mạnh nhất ở thời điểm sau khi gây phù 3 giờ và 4 giờ. - Tác dụng trên ruột chuột lang cô lập: Phân đoạn glycoalcaloidTP và phân đoạn nước còn lại: ở nồng độ 0,15% và 0,30% đều có tác dụng tăng trương lực cơ. Phân đoạn ethyl acetat có tác dụng giãn trương lực cơ. Thành phần hóa học: - Rễ và lá Ngoi chứa solasonin, solamargin, solasodin, solaverbascin, solaverin, khasianine, solaverol A, B, solaverin I, II, III. - Lá Ngoi có chứa flavonoid: 6,8-di-C-methylkaempferol 3-O-α-L-
  10. rhamnopyranoside, myricitrin, kaempferol 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1->2)- -D- glucopyranoside]-7-O-α-L-rhamnopyranoside, kaempferol 3-O-β-D- glucopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside, kaempferol-3-β-D-(6-O-trans-p- coumaroyl)-glucopyranoside (Tiliroside). - Lá Ngoi có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu quả là carryophylen và germacren D. Công năng: Tiêu thüng, chỉ thống, thu liễm, sát trùng. Công dụng: Chữa bệnh trĩ, tràng nhạc, hắc lào. Liều dùng, cách dùng: + Sa trực tràng: Lá tươi ngắt bỏ cuống và gân giã nát sao cho nóng rồi đắp vào hậu môn sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên lá hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn. Làm buổi tối truớc khi đi ngủ để tránh đi lại. Bệnh nhân bị sa trực tràng thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường 2-3 năm sau không thấy tái phát. (Bệnh viện Hà Giang-1996). + Chứng kết hạch ở cổ: Lá hoặc quả cây Ngoi 10 g, lá dâm bụt 10 g, vỏ rễ hoặc vỏ thân cây gạo (cạo sạch vỏ ngoài) 20 g. Tất cả giã nát để ngập xâm xấp nước vo gạo đặc, đun sôi nhỏ lửa đến khi sền sệt. Để nguội đắp vào chỗ bị kết hạch ở cổ, băng lại, ngày thay 1 lần. Kinh nghiệm cho thấy có thể chữa chứng kết hạch ở cổ chưa mưng mủ hoặc đã có mủ. + Chữa hắc lào: Lá Ngoi tươi giã nát, vắt lấy nước đặc bôi, ngày làm một lần. 183. CÂY NGỌT NGHẸO
  11. Hoa cây Ngọt nghẹo CÂY NGỌT NGHẸO Tuber et Folium Gloriosae Tên khác: Vinh quang rực rỡ Tên khoa học: Gloriosa superba L. = Gloriosa symplex Don., họ Hành (Liliaceae). Mô tả: Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, m p nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách. Mùa hoa tháng 5-11. Bộ phận dùng: Thân rễ, lá. Phân bố: Thường mọc ở các đồng cát dựa biển và trên các đất trống, trảng nắng ở
  12. các tỉnh Nam Trung bộ Việt Nam. Cüng được trồng ở nhiều nơi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm cây cảnh vì hoa đẹp. Thành phần hoá học: Thân rễ chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N- formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan. Tác dụng dược lý: Thân rễ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus. Công dụng: Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc, lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi). Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Có thể dùng làm nguồn nguyên liệu chiết Colchicin. 184. CÂY NHÀU
  13. Tên khác: Cây ngao, Nhầu núi, cây Giầu. Tên khoa học: Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có müi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhü cứng. Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá, hạt của cây Nhàu (Morinda citrifolia). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam. Thành phần hoá học: Anthranoid: morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin a-methyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Công dụng:
  14. Quả nhàu Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thüng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều. Rễ nhàu: Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ). Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu. Cách dùng, liều dùng: Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g. Bài thuốc: 1. Chữa huyết áp cao: rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng. 2. Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml. 3. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày. Chú ý: - Một số cây chi Morinda cüng được gọi là cây Nhàu. - Nước ta đã sản xuất được một số chế phẩm từ quả Nhàu dưới các dạng bào chế khác nhau.
  15. 185. CÂY RÂU MÈO Tên khác: Cây bông bạc. Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.3 – 0.5m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình trứng, dài 4 – 6cm, rộng 2,5 – 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, m p khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới; cuốn lá dài 3 – 4cm. Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8 – 10cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; dài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài; tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2 cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 – 3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài hơn nhị. Quả bế tư, nhỏ, nhẵn. Mùa hoa quả:
  16. tháng 4 – 7. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Thu hái: khi cây chưa có hoa, phơi khô. Tác dụng dược lý: Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch vơi liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0.179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 = 196g/kg. Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cüng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiếc tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viên. Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa,
  17. Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’ – hydroxy -3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu. Về dược l{ lâm sàn, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thüng.Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich. Thành phần hoá học: Bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β– sitosterol, ∂-amyrin, inositol, còn có glycosid orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất thấp tinh dầu (0,02 – 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của cây râu mèo và gồm: các phenylpropanoid (acid rosmarinic, acid dicafeytartric), các flavonoid (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin, rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen ( β – elemen, β – caryophylen, β – selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran là metyl ripariochromen A. Công năng: lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp. Công dụng: Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.
  18. Cách dùng, liều lượng: Ngày 5-6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4 ngày. Bài thuốc: + Chữa viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: Râu mèo 40g, tz giải và rễ { dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. + Chữa đái ra sỏi, đái ra máu và đái buốt: Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày. 186. CÂY SỮA
  19. Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua. Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R.Br., họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cüng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25- 50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 12. Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su. Bộ phận dùng: Vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô của cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp. Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô. Tác dụng dược lý: Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những alcaloid chiết từ vỏ cây sữa và kết luận rằng tác dụng gần giống như chất quinin. Năm 1926, Jos K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philippin (Philipin J Sci., 3:31). Thành phần hoá học: Alcaloid. Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thüng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2