intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án “Trạm Chạm…” phục vụ cộng đồng dành cho những cô gái lầm lỡ tại mái ấm Mai Tiến

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án “Trạm Chạm…” phục vụ cộng đồng dành cho những cô gái lầm lỡ tại mái ấm Mai Tiến là sản phẩm của hoạt động thiết kế dự án phục vụ cộng đồng dành cho những cô gái lầm lỡ tại mái ấm Mai Tiến. Ý tưởng thực hiện dự án bắt nguồn từ việc nhóm tác giả mong muốn hỗ trợ tinh thần và công việc cho các cô gái tại mái ấm, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng giúp họ có thể hiểu về thai kỳ, giáo dục con cái. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án “Trạm Chạm…” phục vụ cộng đồng dành cho những cô gái lầm lỡ tại mái ấm Mai Tiến

  1. DỰ ÁN “TRẠM CHẠM…” PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO NHỮNG CÔ GÁI LẦM LỠ TẠI MÁI ẤM MAI TIẾN Ngô Trần Uyển Nhi, Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Vũ Ngọc Quý, Lê Thị Phương, Mai Lý Cẩm Tú*, Hồ Thị Thảo Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Dự án “Trạm Chạm…” là sản phẩm của hoạt động thiết kế dự án phục vụ cộng đồng dành cho những cô gái lầm lỡ tại mái ấm Mai Tiến. Ý tưởng thực hiện dự án bắt nguồn từ việc nhóm tác giả mong muốn hỗ trợ tinh thần và công việc cho các cô gái tại mái ấm, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng giúp họ có thể hiểu về thai kỳ, giáo dục con cái. Theo đó, “Trạm Chạm…” có thể trở thành chỗ dựa tinh thần để các cô gái có thể tiếp tục bước tiếp con đường phía trước của họ. Từ khóa: Hỗ trợ tinh thần, mái ấm Mai Tiến, những cô gái lầm lỡ, Trạm Chạm 1. TỔNG QUAN Dự án ra đời dựa trên cơ sở thực tế do nhóm tác giả quan sát được trong chuyến đi thực tế tại Mái ấm Mai Tiến. - Nhìn thấy nỗi bâng khuâng, lo lắng, sợ hãi của các bạn trẻ lần đầu mang thai tại các mái ấm và không biết phải làm gì. - Nhìn thấy những nỗi thắc mắc về hình ảnh bản thân, không nhận được sự quan tâm của gia đình người thân, nỗi trăn trở về tương lai của bản thân. - Linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch – Mái ấm Mai Tiến đã từng chia sẻ: Việc nặng lòng nhất ở ngôi nhà tạm lánh này là khi mang những người phụ nữ mang thai về, họ đầy những uất hận, bế tắc. Mình phải tìm cách “thông não” cho họ, “thông tim” cho họ để họ sống được. Hiểu được những khó khăn mà các bạn gặp phải, nhóm tác giả quyết định thiết kế dự án hỗ trợ cộng đồng cho các bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn tại mái ấm nhằm hỗ trợ tinh thần và công việc cho các chị em, kết nối các chuyên viên tâm lý hỗ trợ về mặt chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các chị em phụ nữ nhằm giúp họ tự tin phát triển bản thân. 2. PHƯƠNG PHÁP Nhóm tác giả thực hiện ý tưởng qua 7 bước từ chọn đối tượng, địa bàn; quan sát thực trạng vấn đề; xây dựng ý tưởng, điều tra nhu cầu các bên liên quan, tìm kiếm các giải pháp hiện có trên thực tế; xác định nguyên nhân gây ra khó khăn, định kiến trong chấp nhận việc mang thai; đánh giá và đề xuất lựa chọn giải pháp. Mục tiêu hướng đến: - Các mẹ bầu được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Từ đó không còn nghĩ rằng bản thân đang một mình chống chọi lại với những áp lực từ mọi thứ xung quanh. - Các mẹ bầu nhìn thấy được những nguồn lực xung quanh và tự nhìn nhận lại bản thân và tìm ra những cách giải quyết tốt hơn. 1833
  2. - Các mẹ bầu được nâng đỡ về mặt tinh thần. Các mẹ bầu tìm ra cơ hội việc làm tạo thu nhập cá nhân. 3. KẾT QUẢ - Nghiên cứu thực trạng Theo Tổng cục dân số, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn ở độ tuổi vị thành niên/thành niên vẫn chưa được cải thiện. Một số nghiên cứu khác của tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI) ước tính có trên 10% nữ giới Việt Nam chưa kết hôn ở độ tuổi từ 15-24 đã ít nhất 1 lần mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, khu công nghiệp tập trung có tỉ lệ cao hơn. Giám đốc PSI cho biết “Những định kiến và sự e ngại trở thành rào cản khiến người trẻ không được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tình dục. Việc này dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn”. Phó Tổng cục dân số cũng cho thấy rằng việc giáo dục về sức khoẻ sinh sản - tình dục tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống và chưa theo kịp với nhu cầu cũng như tình hình thực tế ở giới trẻ. Việc tiếp cận cung cấp thông tin, cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành về sức khoẻ sinh sản cho nhóm này còn hạn chế. Nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện ở 36 quốc gia, có 2/3 số phụ nữ có phát sinh quan hệ tình dục mà chưa sẵn sàng cho việc mang thai, đã ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai vì lo ngại về các tác dụng phụ, các tác động đến sức khỏe và khả năng thụ thai sau khi ngừng các biện pháp. Điều này dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn gia tăng, theo đó, phản ánh một bức tranh thực trạng rất đáng lo ngại. Theo số liệu của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, có tới 16 triệu trẻ em trên thế giới trong độ tuổi 15 - 19 sinh con hàng năm. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300,000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn theo nghiên cứu tình hình phá thai đến 12 tuần và đánh giá sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai của tác giả Đặng Văn Hải (2014), 41,7% sử dụng biện pháp tránh thai tự nhiên, 32,9% sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại không đúng và 25,4% không sử dụng biện pháp tránh thai. Hướng giải quyết khi mang thai ngoài ý muốn chủ yếu là nạo, phá thai, phần còn lại là sinh - nuôi và sinh - bỏ. Đối tượng phá thai do mang thai ngoài ý muốn có đến 29,3% kết hôn, 70,7% chưa kết hôn. Qua những nghiên cứu và số liệu trên cho thấy rằng câu chuyện tình dục và sức khoẻ sinh sản vẫn đã và đang là vấn đề cần sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình và xã hội. Những người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn vẫn còn bị nhiều định kiến từ nhiều phía và ít được công nhận nếu họ chưa kết hôn, họ phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau về chính sức khoẻ sinh lý lẫn tinh thần, các mối quan hệ, gia đình và kinh tế bị ảnh hưởng, theo đó, họ rất cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng như nâng đỡ cảm xúc. - Tìm hiểu nguyên nhân Mang thai là một điều hạnh phúc đối với người mẹ nhưng đối với một số người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thì không như vậy. Khi biết tin mình mang thai, họ thường cảm thấy tội lỗi, lo lắng, sợ hãi. Những cảm xúc này thường đến từ các yếu tố sau: + Cá nhân thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ Trong một số mối quan hệ giữa bạn trai và bạn gái không có sự trao đổi và đồng thuận trong quan hệ tình dục; cả hai không có sự thông cảm, cởi mở. Các bạn trai không chia sẻ trách nhiệm tránh thai với bạn gái. Nhìn vào thực tế cho thấy, số nam giới chủ động sử dụng biện pháp tránh thai còn ít. Việc sử dụng bao cao su vừa đơn giản, an toàn nhưng cánh mày râu viện lý do “giảm cảm giác” để đẩy việc tránh thai sang cho nữ giới. Còn với người chấp nhận dùng bao cao su, họ luôn làm mình làm mẩy như cằn nhằn, không chủ động đi mua, không chủ động sử dụng… Bạn nữ cũng ngần ngại trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho biết: “Khi 1834
  3. tôi hỏi các bạn gái đó về các biện pháp tránh thai, họ kể vanh vách. Tôi hỏi tại sao không tránh mà lại để mang thai ngoài ý muốn thì các bạn gái nói rằng 'không dám nói với bạn trai vì sợ bị đánh giá từng trải, thành thạo, kinh nghiệm”. + Gia đình và xã hội Có thể thấy, nhiều gia đình vẫn còn thiếu sự chấp nhận những người phụ nữ có thai ngoài ý muốn. Đa số các gia đình sẽ chọn biện pháp phá thai hoặc đuổi khỏi nhà nếu người phụ nữ muốn giữ lại đứa trẻ chỉ vì sợ bị hàng xóm bàn tán, dị nghị, làm mất mặt gia đình. Theo đó, người phụ nữ không nơi nương tựa, cũng không có được sự yêu thương, đồng hành từ gia đình. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của họ. Những người phụ nữ mang thai trước khi cưới còn phải chịu những lời nói bóng gió, ánh nhìn soi xét, sự khinh thường từ nhà chồng. Thực tế cho thấy, dù quan điểm xã hội có thoáng hơn trước nhưng trinh tiết và đức hạnh vẫn luôn là những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá một người phụ nữ. Những người phụ nữ có thể giữ gìn trinh tiết tới khi kết hôn luôn được gia đình người chồng tôn trọng và đánh giá cao hơn những phụ nữ không làm được điều đó. Từ những điều trên, có thể thấy việc các người mẹ chối bỏ thai nhi phần lớn đến từ việc họ bị bỏ rơi, thiếu hiểu biết, e ngại nên dẫn đến quyết định đau lòng như vậy. - Thực trạng hướng giải quyết khi mang thai ngoài ý muốn Qua quan sát có thể thấy chủ yếu là nạo, phá thai, phần còn lại là sinh - nuôi và sinh - bỏ. Đối tượng phá thai do mang thai ngoài ý muốn: đã kết hôn (29,3%), chưa kết hôn (70,7%). Thực tế cho thấy, các nhà tạm lánh được xây nên nhằm giúp cho các chị em mang thai ngoài ý muốn có thể ở lại tạm lánh đến khi sanh được bé. Nhà tạm lánh không chỉ là hỗ trợ các mẹ bầu mang thai ngoài ý muốn mà còn mong muốn giúp cho các sinh linh bé nhỏ có cơ hội được chào đời. Cha Giuse Nguyễn Văn Tịch tại nhà tạm lánh Mai Tiến chia sẻ rằng mái ấm chỉ có thể hỗ trợ được về mặt vật chất, cũng như bảo vệ sinh mạng cho cả mẹ và bé nhưng chưa thể hỗ trợ chăm sóc tinh thần nhiều cho các mẹ. Các mẹ ở nhà tạm lánh thường rất cô đơn, tuổi thân và thật sự rất cần được chăm sóc tinh thần một cách chu đáo, bài bản. Các mẹ giữ con lại không chỉ do nghe lời khuyên mà còn chính trong lòng của các chị em thực sự muốn giữ đứa bé lại. - Sản phẩm của dự án + Thiết kế sách “9 Tháng 10 Ngày – Đong Đầy Yêu Thương” với 09 câu chuyện và 09 thông điệp ý nghĩa đồng hành với các mẹ bầu giúp họ cảm thấy như được lắng nghe, chia sẻ để từ đó có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống và nhất là giúp thay đổi góc nhìn của mọi người về những lầm lỡ của các mẹ bầu. Cung cấp một số thông tin của các mái ấm nhà tạm lánh nhằm hỗ trợ thông tin về địa điểm có thể hỗ trợ và nhận chăm sóc các mẹ bầu. + Lập fanpage truyền tải những thông điệp yêu thương, lắng nghe những câu chuyện từ các mẹ bầu có hoàn cảnh khó khăn. Tạo podcast với những câu chuyện được gửi đến nhóm từ bất kỳ ai với mong muốn được chia sẻ. + Hướng đến kết nối với các chuyên gia tham vấn tâm lý nhằm hỗ trợ về hòa nhập xã hội, nâng đỡ tinh thần và chữa lành tổn thương tâm lý; các chuyên viên công tác xã hội hỗ trợ các mẹ bầu có cơ hội việc làm. 1835
  4. Quyển sách “9 Tháng 10 Ngày – Đong Đầy Yêu Thương” là 09 câu chuyện do nhóm tác giả tự biên soạn lấy cảm hứng dựa trên những gì được nhìn thấy từ những bài báo, được nghe từ chính những chị em là những người mang thai ngoài ý muốn chia sẻ. Và đi cùng với 09 câu chuyện là 09 thông điệp được đúc kết sau mỗi câu chuyện nhằm gửi gắm niềm tin tích cực vào cuộc sống, sự yêu thương để các mẹ bầu có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn tâm lý. Điển hình là những thông điệp như: • “Trong quá trình khao khát và tìm kiếm hạnh phúc, bạn sẽ cảm nhận vui vẻ, lại cũng có những buồn đau, chán nản và thất vọng. Chỉ có trải qua hết những vui, buồn, chán nản và thất vọng chúng ta mới học được cách trưởng thành và nhìn thấy hạnh phúc quanh mình”. • “Dù bạn có mạnh mẽ tới đâu thì cũng có lúc bạn cũng phải yếu đuối trước cuộc đời. Vì vậy việc của bạn là chấp nhận hiện thực và thay đổi cuộc sống của chính mình”. • “Với con, mẹ là mặt trời ấm áp – Với mẹ, con là cả bầu trời”. 4. KẾT LUẬN “Trạm Chạm…” là một dự án phục vụ cộng đồng được nhóm tác giả thực hiện với mong muốn hỗ trợ các bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn tại các mái ấm về tinh thần, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng giúp chị em có thể hiểu về thai kỳ, giáo dục con cái và tự tin phát triển bản thân cũng như cung cấp thông tin để thuận lợi hơn trong việc tìm việc làm cho các chị em. Dự án bao gồm thiết kế sách “09 Tháng 10 Ngày – Đong Đầy Yêu Thương” với 09 câu chuyện và 09 thông điệp ý nghĩa đồng hành với các mẹ bầu cũng như cung cấp một số thông tin của các mái ấm nhà tạm lánh nhằm hỗ trợ thông tin về địa điểm có thể hỗ trợ và nhận chăm sóc các mẹ bầu; lập fanpage truyền tải những thông điệp yêu thương, tạo podcast với những câu chuyện được gửi đến nhóm; hướng đến kết nối với các chuyên gia tham vấn tâm lý nhằm hỗ trợ về hòa nhập xã hội, nâng đỡ tinh thần và chữa lành tổn thương tâm lý; các chuyên viên công tác xã hội hỗ trợ các mẹ bầu có cơ hội việc làm. Đặc biệt, cuốn sách "09 Tháng 10 Ngày – Đong Đầy Yêu Thương" là điểm nhấn với hầu hết các câu chuyện đều dựa trên câu chuyện có thật, chứa đựng những cảm xúc chân thật, yêu thương mà nhóm tác giả muốn gửi đến các mẹ bầu và mọi người với thông điệp chính là sự kết nối từ trái tim đến trái tim, từ sự chân thành đến sự chân thành, từ yêu thương đến yêu thương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VietNamNet News. (n.d.). Gia đình chồng khinh ghét vì có bầu trước khi cưới. VietNamNet News. https://vietnamnet.vn/gia-dinh-chong-khinh-ghet-vi-co-bau-truoc-khi-cuoi-203618.html 2. S. (2021, December 15). Cô dâu có bầu trước, nhà chồng tuyên bố Không tổ chức, chỉ đón về. 2Sao.vn. https://2sao.vn/co-dau-co-bau-truoc-nha-chong-tuyen-bo-khong-to-chuc-chi-don-ve-o- n- 288922.html 3. Có tới 53,6% các ca phá thai là mang thai ngoài ý muốn. (n.d.-b). Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Tỉnh Đồng Nai. http://www.dongnaicdc.vn/co-toi-53-6-cac-ca-pha-thai-la-mang-thai-ngoai-y-muon 4. Mỗi năm, hơn 41% ca mang thai ngoài ý muốn - Chương trình mục tiêu quốc gia - Cổng thông tin Bộ Y tế. (n.d.). https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/- /asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/moi-nam-hon-41-ca-mang-thai-ngoai-y- 1836
  5. muon?inheritRedirect=false 5. D. (2022, August 14). Quan hệ tình dục sớm, trên 10% nữ giới chưa kết hôn có thai ngoài ý muốn. https://nld.com.vn. https://nld.com.vn/suc-khoe/quan-he-tinh-duc-som-tren-10-nu-gioi-chua-ket- hon- co-thai-ngoai-y-muon-20220813235628355.htm 6. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đến phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (n.d.). https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/3741/34 1837
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2