intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự phòng nhiễm HIV dành cho nhân viên y tế

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:43

133
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu bài giảng Các cơ sở để cho nhân viên y tế phải quan tâm đến dự phòng lây nhiễm HIV Các đường lây truyền HIV & các đặc tính Lây nhiễm HIV trong giới NCMT & dự phòng Tình hình lây truyền HIV qua đường tình dục tại Châu Á & Việt Nam Các yếu tố chính tác động lên đường lây truyền HIV qua tình dục tại Việt Nam và các phương cách thích hợp để khuyến khích hành vi an tòan tình dục & khuyến khích sử dụng bao cao su. Phơi nhiễm nghề nghiệp, phòng lây nhiễm và dự phòng phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự phòng nhiễm HIV dành cho nhân viên y tế

  1. Dự phòng nhiễm HIV  dành cho nhân viên y tế VCHAP Ch­¬ng tr×nh hîp t¸c vÒ AIDS gi÷a ViÖt Nam – CDC – tr­êng §H Y Harvard 1
  2. Nội dung trình bày • Mục tiêu bài giảng • Các cơ sở để cho nhân viên y tế phải quan tâm đến dự phòng lây nhiễm HIV • Các đường lây truyền HIV & các đặc tính • Lây nhiễm HIV trong giới NCMT & dự phòng • Tình hình lây truyền HIV qua đường tình dục tại Châu Á & Việt Nam • Các yếu tố chính tác động lên đường lây truyền HIV qua tình dục tại Việt Nam và các phương cách thích hợp để khuyến khích hành vi an tòan tình dục & khuyến khích sử dụng bao cao su. • Phơi nhiễm nghề nghiệp, phòng lây nhiễm và dự phòng phổ quát 2
  3. Mục tiêu bài giảng • Bảo đảm tất cả học viên hiểu các đường lây HIV chính yếu tại Việt nam. • Bảo đảm tất cả học viên hiểu rõ các biện pháp phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là những người chăm sóc BN HIV/AIDS. • Cung cấp chính xác các thông tin về hành vi, khả năng lây truyền & phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục kể cả các thông tin liên quan đến bao cao su nam và nữ • Nhận diện các phương cách mà nhân viên y tế có thể giúp làm giảm lây nhiễm HIV 3
  4. Tại sao nhân viên y tế phải quan tâm đến dự phòng nhiễm HIV? • HIV là bệnh dễ lây, ảnh hưởng đến các cá nhân và toàn bộ cộng đồng • Có thể dự phòng nhiễm HIV 100% • Cách tốt nhất để ngăn chặn dịch HIV ở Việt nam là thông qua dự phòng • Các bệnh nhân và gia đình họ có thể có nhiều câu hỏi về lây truyền HIV và cách dự phòng • Các bệnh nhân và gia đình họ tin tưởng các bác sỹ và lắng nghe lời khuyên của bạn 4
  5. Ba đường lây truyền HIV 1. Đường máu • Tiêm chích ma túy • Truyền máu • Phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể • Phơi nhiễm nghề nghiệp 1. Quan hệ tình dục • Khác giới • Đồng giới 1. Mẹ sang con 5
  6. Lây truyền HIV có đặc điểm gì? • HIV KHÓ nhiễm. – Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch của cơ thể, máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và sữa mẹ. • HIV KHÔNG lây qua – giọt nhỏ (như vi rút gây cảm lạnh, sởi, influenza, SARS) – qua không khí (như lao) – qua đường tiêu hóa (như các enterovirus) 6
  7. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường ? Để giúp giảm kỳ thị liên quan đến nhiễm HIV, sẽ là tốt nếu giải thích cho bệnh nhân và gia đình họ là HIV KHÔNG lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như : – Ôm hoặc hôn – Ho hoặc hắt hơi – Dùng chung đồ dùng, chén hoặc bát – Dùng chung nhà vệ sinh – Chung bể bơi – Côn trùng đốt 7
  8. Ước tính nguy cơ nhiễm HIV qua một lần phơi nhiễm với nguồn lây HIV Truyền máu 95% Mẹ sang con 25-30% Chích MT chung kim tiêm 0.6% Kim đâm do nghề nghiệp 0.3% Tình dục hậu môn có nhận 0.1 – 0.3% Tình dục âm đạo có nhận 0.08 – 0.2% Tình dục âm đạo xâm nhập 0.03 – 0.09% Tình dục hậu môn xâm nhập 0.03% Tình dục miệng ? (Bamberger, AJM,81999; Royce, NEJM, 1997)
  9. HIV lây truyền như thế nào ở Việt Nam? Others Unknown  12% 8% Army recruiment 2% AI DS suspect 7% Blood donor 1% TB  STDs  SW Drug User 4% 2% 4% 60% (Viet Nam MOH, 2001) 9
  10. Tình hình lây truyền HIV qua đường tình dục ở châu Á MSW IDUs FSW MSM Low risk males Clients Low rish females • Dịch TCMT ảnh hưởng đến dịch tình dục đồng giới • Mại dâm nam & nữ và khách hàng của họ đóng vai trò như “cầu nối” đưa HIV vào cộng đồng • Trùng lặp giữa quần thể tình dục đồng10giới và khác giới
  11. Lây truyền HIV qua đường tình dục ở châu Á • Nhìn chung, lây truyền qua đường tình dục là đường lây truyền phổ biến nhất (~ 90% trường hợp) • Ở các nước đang phát triển, đa số nhiễm HIV qua quan hệ tình dục khác giới • Ở nhiều nước châu Á, quan hệ tình dục đồng giới dẫn đến tỷ lệ lây truyền HIV cao : – Úc, Niu Dilân: ~ 80% – Nhật, Đài Loan: ~ 50% – Hồng Kông, Singapo, Inđônêxia, Philipin: ~ 20-30% 11
  12. Lây truyền HIV ở VIệt Nam • Ở một số tỉnh phía nam (An Giang, Cần Thơ): tỷ lệ cao nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn • Số người có hoạt động tình dục cao hơn số người TCMT • Rất nhiều người TCMT có hoạt động tình dục và có thể lây truyền HIV cho các bạn tình của họ • Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam đồng tính luyến ái (MSM) ở tp. Hồ Chí Minh là 8%. 12
  13. Lây truyền HIV qua đường máu Các yếu tố làm lây truyền HIV qua TCMT: • Sử dụng các bơm kim tiêm đã dùng rồi để tiêm chích ma túy • Thiếu tiếp cận với các bơm/kim tiêm sạch • Thiếu tiếp cận với các dịch vụ điều trị lạm dụng ma túy hiệu quả • Thiếu thông tin về các đường lây truyền 13
  14. Các bác sỹ có thể giúp làm giảm lây truyền HIV như thế nào? Phát hiện ra việc sử dụng ma túy : • Hỏi tất cả bệnh nhân về việc sử dụng ma túy • Khuyến cáo xét nghiệm HIV cho những người TCMT Giúp những người TCMT giảm nguy cơ lây truyền HIV: • Giáo dục bệnh nhân về lây truyền HIV • Sử dụng các bơm hoặc kim tiêm • Không dùng chung bơm kim tiêm • Phát miễn phí bơm kim tiêm cho người TCMT • Chuyển hoặc cung cấp điều trị nghiện ma túy • Trình diễn cách làm sạch bơm kim tiêm 14
  15. Làm sạch kim tiêm 2 x 2 x 2 (nước, thuốc sát trùng, nước) • Thuốc sát trùng (lý tưởng) cho 30 giây mỗi lần • Nếu không có thuốc sát trùng, có thể dùng cồn (nhưng không dùng rượu hoặc bia) • Luộc sôi 5-10 phút cũng diệt được HIV • Nếu không thể dùng thuốc sát trùng, cồn hoặc luộc sôi, thì nên sử dụng nước sạch: 30 giây cho mỗi lần x 3 lần. 15
  16. Lây truyền HIV: Phơi nhiễm nghề nghiệp • Nguồn phơi nhiễm phổ biến nhất là máu • Nguy cơ lây truyền HIV phụ thuộc đường lây và mức độ nặng của phơi nhiễm – Nguy cơ lớn nhất với tổn thương kim đâm dưới da – Tăng nguy cơ với: kim rỗng nòng, kim tiêm đọng máu, kim đâm sâu. • Nguy cơ lây truyền HIV ít hơn 100 lần so với viêm gan B – chỉ khoảng 1/300-400 từ nguồn nhiễm HIV 16
  17. Dự phòng Phơi nhiễm Những khái niệm chính #1 Xem tất cả các sản phẩm máu đều có khả năng lây nhiễm Theo Dự phòng Phổ quát #2 Dự phòng bị kim đâm phải Quản lý an toàn các vật sắc nhọn 17
  18. Dự phòng Phổ quát • Mục đích: Giảm phơi nhiễm với máu – Sử dụng nhữung lớp chắn bảo vệ – Vệ sinh tay – Kiểm soát môi trường – Quản lý các vật sắc nhọn 18
  19. Sử dụng các dụng cụ bảo vệ chuyên biệt để phòng tiếp xúc với máu Thủ thuật y khoa Găng tay Áo choàng Kính bảo vệ mắt/mặt Tiêm chích Không Không Không Lấy máu Có Không Không Rửa vết thương Có Có Có Thực hiện phẫu thuật Có Có Có 19
  20. Vệ sinh tay • Phòng lây truyền các vi sinh vật kháng thuốc và nhiễm trùng – Trước khi chăm sóc bệnh nhân – Sau khi tiếp xúc với máu/dịch cơ thể, tháo găng tay • Các phương pháp – Rửa tay • (Nước + xà phòng) x >10 giây  khăn dùng một lần – Sử dụng thuốc sát trùng cho tay • 50-95% chất cồn ethyl hoặc isopropyl http://www.cdc.gov/handhygiene 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2