intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp đối với một số cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá được chất lượng đất, các tổn thương tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Sơn La làm cơ sở đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp tăng hiệu quả, tạo sinh kế bền vững, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai và ổn đ nh cư dân của vùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp đối với một số cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN BÁ HỌC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VỚI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƢỜNG TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Môi trƣờng và Phát triển bền vững Mã số: 9440301.04 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải Phản biện 1:................................................... Phản biện 2: ................................................... Phản biện 3: ................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Vào hồi..... giờ..... phút, ngày......tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 1.412.349 ha, bằng 4,28% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, kinh tế Sơn La phát triển chủ yếu dựa vào ngành Nông Lâm nghiệp với 30,42% trong tổng sản phẩm trên đ a bàn và giá tr 28.716,29 tỷ đồng 2015 Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2016 . Phần lớn diện tích Sơn La có độ dốc lớn, đ a hình hiểm trở và chia cắt, khí hậu của vùng có lượng mưa lớn lại tập trung vào những tháng nhất đ nh, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu như đốt nương làm rẫy, phá rừng trồng những cây có độ che phủ thấp như ngô, lúa nương, đời sống thấp, hệ sinh thái nông nghiệp mong manh... đã làm cho quá trình tổn thương trượt lở, xói mòn và rửa trôi diễn ra mạnh làm mất đất canh tác, giảm độ dày tầng canh tác và thoái hóa độ phì nhiêu của đất. Như vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng của người dân sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất nông 1
  4. nghiệp đối với một số cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được chất lượng đất, các tổn thương tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Sơn La làm cơ sở đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp tăng hiệu quả, tạo sinh kế bền vững, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai và ổn đ nh cư dân của vùng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tài nguyên đất nông nghiệp của tỉnh Sơn La. - Đánh giá được các nguyên nhân, quá trình và xu hướng thoái hóa, tổn thương tài nguyên đất nông nghiệp do tai biến thiên nhiên và con người ở vùng nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và sinh kế bền vững. - Xây dựng được 02 mô hình sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của người dân và doanh nghiệp vùng nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu giới hạn trong phạm vi đất sản xuất nông nghiệp và vùng đất có khả năng khai thác vào mục đích nông nghiệp tỉnh Sơn La. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu - Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học tin cậy xây dựng được giải pháp đa lợi ích trong quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, phòng tránh thoái hóa đất. Đề xuất đ nh hướng quy hoạch, chuyển 2
  5. d ch cơ cấu cây trồng bền vững và chuyển giao tiến bộ khoa hoc kỹ thuật trong sản xuất có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. 4,2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Đề xuất được các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp hiệu quả trên đ a bàn Sơn la. - Xây dựng mô hình thực nghiệm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với trình độ canh tác người dân trên vùng nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Đánh giá được các nguyên nhân, quá trình và xu hướng thoái hóa, tổn thương tài nguyên đất nông nghiệp do tai biến thiên nhiên và con người ở vùng nghiên cứu. -Điều tra đánh giá thoái hóa tài nguyên đất, được điều tra lấy ý kiến chuyên gia bằng phiếu theo phương pháp đa chỉ tiêu MEC , phân hạng AHP phục vụ đánh giá. i mức độ và tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong đánh giá suy giảm độ phì đất và ii mức độ tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong đánh giá thoái hóa tài nguyên đất. - Đề xuất được một số mô hình nhằm phát triển cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường đối với một số cây trồng chính ngô, cà phê và cây ăn quả thông qua kết quả nghiên cứu lý thuyết và mô hình thực nghiệm ngoài đồng ruộng. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phần Tổng quan tài liệu luận án đã đánh giá khái quát các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nghiên cứu môi trường đất; nghiên cứu về tai biến thiên nhiên gây tổn thương, thoái 3
  6. hóa tài nguyên đất . Nghiên cứu về đánh giá tổn thương, thoái hóa tài nguyên đất, các giải pháp sử dụng đất hợp lý đối với những vùng đất dễ b tổn thương và thoái hóa, nghiên cứu về sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Làm rõ các khái niệm, thuật ngữ liên quan sử dụng trong luận án. Luận án cũng biện luận các nghiên cứu nổi bật của các tác giả ngoài nước về phân loại đất, đánh giá đất theo FAO. Luận án cũng đánh giá khái quát công tác phân hạng lập bản đồ đất của Việt Nam. Đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về ảnh hưởng của đất đai đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên các loại đất chính của Việt Nam và Sơn La. Luận án cũng biện luận các nghiên cứu nỗi bật các nghiên cứu ô nhiễm đất do điều liện thiên nhiên, bùng nổ dân số, kỹ thuật canh tác lạc hậu không cân bằng đươc dinh dưỡng, rửa trôi, xói mòn, thoái hóa, phèn hóa, thoái hóa hữu cơ, xói lở...từng nghiên cụ cụ thể. Luận án nghiên cứu các tai biến thiên gây tổn thương, như lũ quét, trượt lở đất đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu đã tập trung đánh giá được thực trạng và nguyên nhân và bước đầu đề xuất được các giải pháp cũng như các mô hình thích ứng với phát triển bền vững. Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là đất, các tính chất vật lý, hóa học đất 4
  7. liên quan đến sự thoái hóa đất nông nghiệp. - Cây trồng nghiên cứu là các cây trồng sản xuất hàng hóa của tỉnh Sơn La như : ngô, cây ăn quả và cà phê. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm: 1 Khái quát chung về vùng nghiên cứu; 2 Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Sơn La; 3 Xác đ nh các nguyên nhân thoái hóa; 4 Đánh giá thoái hóa; 5 Xây dựng bả đồ thoái hóa tài nguyên đất; 6 Đánh giá hệu quả của các loại sử dụng đất và đề xuất hướng bố trí cây trồng hợp lý; 7 Xây dựng các 2 mô hình thực nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp bền vững thích ứng với các tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu và phù hợp với đ a bàn tỉnh Sơn La. 2.3. Phƣơng pháp ngiên cứu - Cách tiếp cận: Nghiên cứu dùng cách tiếp cận cận hệ thống, tổng hợp, đa ngành và có sự tham gia của người dân đ a phương Đề tài đặc biệt nhấn mạnh đến tương tác và biến động giữa các điều kiện tự nhiên của vùng và ứng xử nhân sinh thông qua các phương thức canh tác, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu trên 3 phương diện: kinh tế, xã hội - môi trường. Các phương pháp tiếp cận cụ thể sau: (1) Tiếp cận l ch sử; (2) Tiếp cận văn hoá và dân tộc; (3) Tiếp cận với sự tham gia của người dân đ a phương; 4 Tiếp cận theo hướng kinh tế th trường , sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đ a phương, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương 5
  8. pháp nghiên cứu chính sau: (1) Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu (số liệu thứ cấp); (2) ) Phương pháp điều tra khảo sát thực đ a (số liệu sơ cấp); (3) Phương pháp phân tích đất, láy mầu theo các TCVN và QCVN hiện hành; (4) Phương pháp đánh giá thoái hóa đất chiếu theo Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT về Ban hành quy đ nh kỹ thuật điều tra thoái hóa đất; (5) Phương pháp thực nghiệm, xây dựng mô hình: Các mô hình được xây dựng theo các phương pháp thông dụng tại Việt Nam. Mô hình thiết kế theo phương pháp ô lớn, nhắc lại trên các hộ nông dân với chỉ tiêu đánh giá là năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, mỗi mô hình rộng từ 1 - 5 ha với việc lựa chọn đ a điểm xây dựng đáp ứng các tiêu chí: Cây trồng phải có quy mô diện tích lớn và tập trung, đại diện cho khu vực xây dựng, phải là cây trồng chủ lực của đ a phương. (6). Phương pháp xây dựng các loại bản đồ: Sử dụng các phần mềm ArcGIS, MapInfo,... để xây dựng và số hóa bản đồ. Bộ cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng hệ thống thông tin đ a lý (GIS). Các loại bản đồ được biên soạn, chỉnh lý và tổng hợp từ bản đồ tỉnh (tỷ lệ 1/100.000). (7). Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm thu thập các thông tin, ý kiến đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về đất, cây trồng và môi trường thông qua hội thảo khoa học, tọa đàm và phỏng vấn sâu. Ngoài thu thập thông tin, phương pháp này còn cho phép xác minh, kiểm tra mức độ tin cậy của các tài liệu - sự kiện được thu thập qua các phương pháp khác. (8). Điều tra ý kiến chuyên gia phục vụ đánh giá thoài hóa tài nguyên đất: 6
  9. Được thu thập bằng phiếu điêu tra theo phương pháp đa chỉ tiêu MEC , phân hạng AHP phục vụ đánh giá: i mức độ và tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong đánh giá suy giảm độ phì đất và ii mức độ tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong đánh giá thoái hóa tài nguyên đất. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát chung về vùng nghiên cứu Sơn La có tổng diện tích tự nhiên 1.412.349 ha, thuộc vùng Tây Bắc, gồm 12 đơn v hành chính: 1 thành phố Sơn La và 11 huyện, gồm 12 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Thái chiếm 55%, dân tộc Kinh chiếm 18%, dân tộc Mông chiếm 12%, dân tộc Mường chiếm 8,4%, dân tộc Khơ Mú chiếm 1,89%, dân tộc Dao chiếm 1,82%, Mật độ dân số trung bình 84 người/km2. Lao động chiếm khoảng 63% dân số toàn tỉnh, trong đó khu vực thành th chiếm khoảng 13%, khu vực nông thôn chiếm khoảng 87% số lao động trong độ tuổi, lực lượng lao động nông thôn lớn có điều kiện để phát triển nông nghiêp hàng hóa. 3.2. Đánh giá đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Sơn La Kết quả cho thấy Sơn La có 7 nhóm đất, phân chia được 11 đơn v đất và 25 đơn v đất phụ, được thể hiện trong bảng 3.1 Dung trọng của các loại đất ở mức trung bình, nằm trong khoảng 0,93 - 1,51 g/cm3; trừ nhóm đất mùn trên núi cao có dung trọng thấp, trung bình chỉ đạt 0,69 g/cm3. Tỷ trọng đều ở mức khá 7
  10. cao, nằm trong khoảng 2,11 - 3,13; đây là tỷ trọng đặc trưng có các nhóm đất hình thành từ quá trình phong hóa mạnh, trừ nhóm đất mùn trên núi cao có tỷ trọng thấp, trung bình đạt 1,31. Độ xốp tầng mặt dao động trong khoảng 51,48 - 52,74 %. Thành phần cơ giới đất từ th t pha sét và cát đất xám, đất dốc tụ, đất phù sa đến sét đất đỏ, đất nâu tím, đất đen . Hầu hết các nhóm đất đều có phản ứng rất chua, pHKCl của các nhóm đất dao động 4,08 - 5,06; pH H2O của các nhóm đất dao động 5,35 - 6,15. Dung tích hấp thu cation CEC của các nhóm đất đều ở mức trung bình, dao động 16,56 - 18,18 meq/100 g đất. Độ bão hòa bazơ của hầu hết các nhóm đất đều ở mức trung bình, dao động trong khoảng 30,14 – 35,19 %. Riêng nhóm đất đen đạt mức cao với giá tr trung bình là 41,90 %. Bảng 3.1. Bảng phân loại đất tỉnh Sơn La Diện tích Tỷ lệ TÊN ĐẤT VIỆT NAM (ha) (%) 1 ĐẤT TẦNG MỎNG 717,57 0,2 1.1 Đất tầng mỏng điển hình 717,57 0,2 2 ĐẤT PHÙ SA 5594,31 1,55 2.2 Đất phù sa đọng nước 2650,34 0,74 2..3 Đất phù sa điển hình 2943,97 0,82 3 ĐẤT NÂU ĐỎ 44197,32 12,28 3.4 Đất nâu đỏ điển hình 44197,32 12,28 4 ĐẤT MÙN TRÊN NÚI CAO 523,32 0,15 4.5 Đất mùn núi cao điển hình 523,32 0,15 5 ĐẤT XÁM 294832 81,9 5.6 Đất xám nghèo bazơ 10912,83 3,03 5.7 Đất xám đọng nước 3452,88 0,96 5.8 Đất xám điển hình 280466,3 77,91 8
  11. TÊN ĐẤT VIỆT NAM Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) 6 ĐẤT ĐEN 12409,61 3,45 6.9 Đất đen điển hình 12409,61 3,45 7 ĐẤT DỐC TỤ 1725,92 0,48 7.10 Đất dốc tụ đọng nước 1502,27 0,42 7.11 Đất dốc tụ điển hình 223,65 0,06 Tổng diện tích điều tra 360000 100 3.3. Nguyên nhân thoái hóa đất Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của thoài hóa đất của Sơn La gồm những yếu tố sau: 1 Anh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, 2 Ảnh hưởng của đ a; 3 Trượt đất, sạt lở đất; (4) Lũ và lũ quét 3.4. Kết quả xây dựng bản đồ xói mòn đất tỉnh Sơn La và kiểm chứng - Kết quả xây dựng bản đồ bằng mô hình RUSLE Từ kết quả xây dựng bản đồ thành phần (hình 3.3; hình 3.4; hình 3.5; hình 3.6; hình 3.7; hình 3.8 trong báo cáo chính), sử dụng công thức (1) : A = R x K x (L x S) x (C x P để tính toán lượng đất b xói mòn. Kết quả xây dựng bản đồ xói mòn được thể hiện tại hình 3.1. Số liệu thống kê dữ liệu raster cho thấy, lượng đất mất do xói mòn trung bình trên đ a bàn tỉnh Sơn La là 30,04 tấn/ha/năm. Bảng 3.2. Quy mô và mức độ xói mòn đất tỉnh Sơn La Lƣợng đất Diện tích Mức độ xói mòn (*) mất tấn/ha (ha) (%) Xói mòn rất ít 0-1 51.223,60 38,74 Xói mòn nhẹ 1-5 19.462,78 14,72 Xói mòn trung bình 5-10 7.488,48 5,66 Xói mòn mạnh 10-50 8.611,23 6,51 Xói mòn rất mạnh > 50 45.424,45 34,36 9
  12. Hình 3.1 Bản đồ xói mòn đất tỉnh Sơn La 3.5. Kết quả xây dựng bản đồ thoái hóa do xói mòn đất Sử dụng công cụ Raster Caculator trong ArcGIS để chồng xếp các bản đồ xói mòn, suy giảm độ phì, kết von - đá ong theo trọng số và giá tr được xác đ nh tại (bảng 3.25 và thang phân cấp đánh giá mức độ thoái hóa tại bảng 3.26 trong báo cáo chính). Kết quả được bản đồ thoái hóa đất của vùng nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.2 và mức độ thoái hóa đất được thể hiện ở bảng 3.3 Bảng 3.3. Quy mô, phân bố mức độ thoái hóa đất vùng nghiên cứu Tổng cộng STT Mức độ thoái hoá Diện tích ha Tỷ lệ %) 1 Không thoái hóa 552.145,07 41,76 2 Thoái hóa nhẹ 349.161,68 26,41 3 Thoái hóa trung bình 312.850,22 23,66 4 Thoái hóa nặng 107.948,43 8,16 10
  13. Hình 3.2 Bản đồ thoái hóa đất tỉnh Sơn La 3.6. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và đề xuất hƣớng bố trí cây trồng hợp lý tỉnh Sơn La Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Sơn La Diện tích Tỷ lệ Loại hình sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 1.022.255 100 Đất sản xuất nông nghiệp 355.898 34,81 Đất trồng cây hàng năm 305.685 29,9 Đất trồng lúa 40.144 3,93 Đất chuyên trồng lúa nước 11.998 1,17 Đất trồng lúa nước còn lại 10.195 1,00 Đất trồng lúa nương 17.951 1,76 Đất trồng cây hàng năm khác 265.540 25,98 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 9.585 0,94 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm 255.956 25,04 khác Đất trồng cây lâu năm 50.213 4,91 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 22.094 2,16 11
  14. Diện tích Tỷ lệ Loại hình sử dụng đất (ha) (%) Đất trồng cây ăn quả lâu năm 19.593 1,92 Đất trồng cây lâu năm khác 8.526 0,83 Đất lâm nghiệp 637.993 68,79 Đất rừng sản xuất 221.461 21,66 Đất rừng phòng hộ 386.219 37,78 Đất rừng đặc dụng 55.275 5,41 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.246 0,32 Đất nông nghiệp khác 156 0,02 Bảng 3.5. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ lực tỉnh Sơn La. Đơn vị tính (ha) Cây trồng 2010 2011 2013 2015 Cây lương thực có hạt 228.350 225.290 219.550 219.550 + Lúa 58.150 58.000 56.770 52.140 + Ngô 170.200 167.290 162.780 159.910 Sắn 24.640 28.510 28.050 31.220 Mía 3.265 4.208 4.838 5.452 Bông 729 2.801 451 129 Cây có hạt chứa dầu 9.538 9.695 4.866 3.259 Rau đậu các loại 7.282 7.600 8.423 7.799 Cây hàng năm khác 2.222 2.297 3.391 445 Cây ăn quả Cam 190 187 306 408 Xoài 3.510 3.436 3.478 3.695 Táo 75 52 61 65 Nhãn 7.490 7.411 7.467 7.900 Mận 2.574 2.604 2.534 2.965 Mơ 413 367 313 251 Cây CN lâu năm Cao Su 5.357 6.357 6.577 6.178 Cà phê 7.259 8.310 10.621 11.793 Chè 3.745 3.465 3.820 4.123 12
  15. 3.6.2. Hiệu quả sử dụng đất a. Các loại sử dụng ((LUTs) và kiểu sử dụng (LUT) đất nông nghiệp chính tỉnh Sơn La. - LUTs chuyên lúa: lúa xuân - lúa mùa, lúa mùa, lúa nương. - LUTs luân canh lúa - màu: đậu tương xuân - lúa mùa, lạc xuân - lúa mùa, ngô xuân hè - lúa mùa. - LUTs chuyên màu: Ngô xuân hè, ngô xuân hè - ngô hè thu, khoai lang xuân - khoai lang mùa, rau xuân - rau mùa - rau đông, mía tím - LUTs chuyên cây công nghiệp ngắn ngày (CCNNN): đậu tương xuân - đậu tương mùa, lạc xuân - lạc mùa, sắn, mía công nghiệp - LUTs cây công nghiệp dài ngày (CCNDN): chè, cà phê chè, cao su - LUTs cây ăn quả: cam, dứa, mận, đào, nhẵn, xoài. b. Hiệu quả kinh tế Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La (tính trên 1 ha) Loại sử dụng đất/ GTSX CPTG TNHH HSĐV (1.000 (1.000 (1.000 Kiểu sử dụng đất lần đ đ đ 1. Chuyên lúa Lúa nương 14,84 2,68 11,90 4,4 Lúa mùa 32,37 13,41 18,56 1,4 Lúa xuân - Lúa mùa 70,00 27,16 42,09 1,6 2. Luân canh lúa - màu 0,00 0,00 0,00 Đậu tương xuân - Lúa mùa 54,80 21,98 32,32 1,5 Lạc xuân - Lúa mùa 71,08 24,29 46,28 1,9 Ngô xuân - Lúa mùa 64,03 25,61 37,92 1,5 3. Chuyên màu 0,00 0,00 0,00 Ngô xuân hè 30,82 12,57 18,00 1,4 Ngô xuân - Ngô mùa 58,36 23,66 34,20 1,5 13
  16. Loại sử dụng đất/ GTSX CPTG TNHH HSĐV (1.000 (1.000 (1.000 Kiểu sử dụng đất lần đ đ đ Khoai lang xuân - Khoai lang 2,3 mùa 130,87 39,57 91,00 Rau xuân - Rau mùa - Rau 3,3 đông 217,85 50,53 166,42 Mía tím 132,92 45,38 87,04 1,9 4. Chuyên cây CN ngắn ngày 0,00 0,00 0,00 Đậu tương xuân-Đậu tương 1,2 mùa 38,74 17,17 21,07 Lạc xuân-Lạc mùa 71,77 20,77 50,50 2,4 Sắn 25,08 6,99 17,80 2,6 Mía công nghiệp 88,94 33,58 45,10 1,3 5. Chuyên cây CN dài ngày 0,00 0,00 0,00 Chè 42,97 15,13 27,34 1,8 Cà phê chè 131,25 38,67 92,08 2,4 Cao su 0,00 0,00 0,00 6. Cây ăn quả 0,00 0,00 0,00 Cam 255,66 62,09 193,07 3,1 Dứa 73,88 18,71 54,83 2,9 Đào 93,00 17,16 75,34 4,4 Mận 81,63 16,70 64,50 3,9 Nhãn 107,34 16,14 90,71 5,6 Xoài 66,50 14,54 51,66 3,6 c. Hiệu quả xã hội Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về mặt xã hội được thể hiện qua mức thu hút lao động và giá tr ngày công của mỗi loại hình sử dụng đất. Mức thu hút lao động càng cao sẽ giải quyết được nhiều lao động giản đơn. Giá tr ngày công lao động càng lớn 14
  17. xã hội sẽ càng dễ chấp nhận và sẽ thu hút được nhiều lao động bên ngoài tham gia đối với các LUTs như: cao su, cà phê, cây ăn quả...) d. Hiệu quả môi trường Về mức độ che phủ: Các LUTs chuyên lúa, luân canh Lúa - màu, chuyên màu và chuyên cây công nghiệp ngắn ngày là 30 - 50%, các LUTs Chuyên cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả là 50 – 70%. Mức độ sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật hân thực tế trên đ a bàn tỉnh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì mức đầu tư phân bón cho loại các loại cây trồng trên đ a bàn tỉnh không vượt quá tiêu chuẩn. 3.7. Đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp cho tỉnh Sơn La Bảng 3.7. Định hƣớng phát triển cây trồng đến năm 2020 của Sơn La Diện tích Tỷ lệ TT Cơ cấu cây trồng (ha) (%) 1 Chuyên lúa 10.199,69 2,83 Chuyên trồng lúa 10.199,70 2,83 2 Luân canh lúa - màu 3.454,51 0,96 Lúa - ngô 1.601,60 0,44 Lúa - cây trồng khác 1.852,90 0,51 3 Chuyên màu 162.392,61 45,11 Chuyên trồng ngô 158.057,80 43,9 Ngô và cây trồng cạn khác 4.334,80 1,2 4 Chuyên cây CNNN 28.600,03 7,94 Sắn 19.976,80 5,55 Mía công nghiệp 8.623,20 2,4 5 Chuyên cây CNDN 51.008,88 14,17 Chè 8.836,10 2,45 Cà phê chè 9.935,10 2,76 15
  18. TT Cơ cấu cây trồng Diện tích Tỷ lệ Cao su (ha) 32.237,70 (%) 8,95 6 Cây ăn quả 35.392,08 9,83 Cây ăn quả nhiệt đới 27.492,70 7,64 Cây ăn quả ôn đới 7.899,40 2,19 7 Đất trồng cây NN khác 47.195,04 13,11 Quỹ đất cho cây trồng khác 47.195,00 13,11 8 Đất rừng 21.757,18 6,04 Đất cần cải tạo, phục hồi 21.757,20 6,04 Tổng DT điều tra: 360.000,00 100 Tổng DT không điều tra: 1.052.349,00 Tổng DT tự nhiên: 1.412.349,00 3.8. Xây dựng 02 mô thực nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp bền vững 3.8.1. Mô hình sinh kế bền vững cho hộ gia đình với cây trồng ngắn ngày: Cây ngô, quy mô 1 ha - Đ a điểm: xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Bảng 3.8. Lƣợng đất xói mòn tại các công thức thí nghiệm trồng xen ở Sơn La năm 2017 So với đối Giảm so Khối lƣợng Công thức chứng đối chứng đất (tấn/ha) (tấn/ha) (%) C 19,71 0 0 T1 12,72 6,99 35,46 T2 15,39 4,32 21,92 T3 11,16 8,55 43,37 LSD0,05 3,47 CV(%) 5,1 Ghi chú: C (Đối chứng): canh tác theo nông dân (khoảng cách trồng 0,7 x 0,4 m, phân bón 7 tạ NPK bón lót + bón thúc 150 kg đạm ure); T1: Ngô + đậu, bón 100% ngô (1 hàng ngô/1 hàng đậu; khoảng cách trồng ngô: 0,7 m 16
  19. x 0,4 m; đậu 0,5 x 0,25 m); T2: Ngô + đậu, bón 100% ngô + 100% đậu (hàng ngô/hàng đậu; khoảng cách trồng ngô 0,7 x 0,4 m; đậu 0,5 x 0,25 m); T3: Ngô + đậu nho nhe, bón 100% ngô + 100% đậu (2 hàng ngô/2 hàng đậu, khoảng cách trồng ngô 0,7 x 0,4 m; đậu 0,5 x 0,25 m). b. Sinh trưởng, phát triển của ngô trong các công thức trồng xen Bảng 3.9. Năng suất ngô hạt trong các công thức trồng xen Năng suất Tăng so với Tăng so với đối Công thức thực thu đối chứng chứng (%) (tấn/ha) (tấn/ha) C 6,7 0 0 T1 7,1 0,4 5,97 T2 7,6 0,9 13,43 T3 7,4 0,7 10,44 LSD0,05 0,6 CV(%) 6,2 Bảng 3.10. Khả năng sinh trƣởng và năng suất chất xanh của các cây trồng xen Chiều cao Khả năng tạo sinh Năng suất Công thức cây (cm) khối (kg/ha) quả (tạ/ha) C 0 0 0 T1 56,4 2.500 2,6 T2 61,2 3.300 3,1 T3 89,3 5.600 2,8 Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen Công thức C T1 T2 T3 Tổng thu triệu đồng/ha 36.85 46.949 55.898 49,199 Tổng chi triệu đồng/ha 20,118 28,688 30,198 29,438 Lợi nhuận triệu đồng/ha 16,732 18,261 25,7 19,761 Tăng so đối chứng triệu 0 1,529 8,968 3,029 đồng/ha 17
  20. 3.8.2. Mô hình nông lâm kết hợp: nhằm hạn chế xói mòn, tăng hiệu quả sử dụng đất ở vùng đất b thoái hóa mạnh quy mô từ 5 ha. - Đ a điểm: xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Bảng 3.12. Khả năng kiểm soát xói mòn của các công thức % giảm Lƣợng đất bị Giảm so với đối so với Công thức rửa trôi (tấn/ha) chứng (tấn/ha) đối chứng C 35,65 - - T1 26,39 9,26 25,97 T2 15,77 19,88 55,76 T3 16,48 19,17 53,77 LSD0.05 18,96 CV(%) 7,8 Ghi chú: C (đối chứng): canh tác như của nông dân; T1: cà phê + băng cỏ ghine; T2: Cà phê + băng cỏ ghine + đậu đen; T3: Cà phê trồng theo đường đồng mức + băng cỏ ghine + bón phân cân đối (4 tấn hữu cơ vi sinh + 260 kg N + 120 kg P2O5 + 260 kg K2O). Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của một số loại cây che phủ che bóng tới sinh trƣởng và phát triển cà phê Tăng Tăng Tăng trƣởng trƣởng Số cặp Công trƣởng chiều cao chiều dài cành/cây thức ĐK gốc (cm/tháng) cành (cặp ) ( cm) (cm/tháng) C 6,7 2,1 2,76 19,9 T1 7 2,6 2,82 20,2 T2 7,4 3,4 2,94 22,5 T3 7,2 3,2 2,88 20,9 LSD0.05 0,5 1,1 0,1 1,7 CV% 1,3 4 1,6 3,2 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2