intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

75
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện với các mục tiêu: khái quát và đánh giá tính đa dạng hệ thực vật tỉnh Hà Giang, khái quát và đánh giá tính đa dạng thảm thực vật tỉnh Hà Giang và thành lập được bản đồ thảm thực vật tỉnh Hà Giang trên quan điểm sinh thái phát sinh, đề xuất các tham vấn về vai trò của thực vật để góp phần quy hoạch phát triển bền vững của tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> ----//----<br /> <br /> Vũ Anh Tài<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT, THẢM THỰC<br /> VẬT TỈNH HÀ GIANG NHẰM GÓP PHẦN QUY HOẠCH<br /> PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG<br /> Chuyên ngành: Thực vật học<br /> Mã số 62 42 01 11<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn<br /> <br /> Phản biện:<br /> 1. ...............................................................................................<br /> ...................................................................................................<br /> 2. ...............................................................................................<br /> ...................................................................................................<br /> 3. ...............................................................................................<br /> ...................................................................................................<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Quốc gia<br /> tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 201<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam ;<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Hà Giang với sự phức tạp, đa dạng về các yếu tố tự nhiên hứa hẹn là một<br /> khu vực mang tính đa dạng sinh học cao. Thêm vào đó khu vực có nét đặc sắc<br /> trong văn hóa và kiến thức bản địa nhưng hiện tại mức độ phát triển kinh tế, xã<br /> hội chưa cao, chưa tận dụng hết cơ hội phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo,<br /> bền vững. Do vậy, việc phân tích, đánh giá tài nguyên thực vật, thảm thực vật<br /> của một khu vực sẽ xác định được bản chất, tính chất và qua đó dự báo được xu<br /> hướng biến đổi của chúng trong tương lai gần, làm cơ sở khoa học cho việc sử<br /> dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên ngăn ngừa những nguy cơ, tai biến tự nhiên,<br /> góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, chúng tôi chọn đề tài<br /> “Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh Hà Giang nhằm góp phần<br /> quy hoạch phát triển bền vững của địa phương” với mục tiêu chính là:<br /> −<br /> <br /> Khái quát và đánh giá tính đa dạng hệ thực vật tỉnh Hà Giang;<br /> <br /> − Khái quát và đánh giá tính đa dạng thảm thực vật tỉnh Hà Giang và thành<br /> lập được bản đồ thảm thực vật tỉnh Hà Giang trên quan điểm sinh thái phát<br /> sinh.<br /> − Đề xuất các tham vấn về vai trò của thực vật để góp phần quy hoạch phát<br /> triển bền vững của tỉnh Hà Giang.<br /> Những điểm mới và đóp góp chính của luận án:<br /> − Luận án xây dựng được danh lục các loài thực vật có mạch cho tỉnh Hà<br /> Giang gồm 2890 loài, trong đó 297 loài được thu mẫu, 265 loài được quan sát<br /> và bổ sung vùng phân bố là tỉnh Hà Giang.<br /> −<br /> <br /> Đánh giá và mô tả các quần xã thực vật trong SKH ấm - ướt và mát - ướt.<br /> <br /> − Luận án thành lập bản đồ thảm thực vật trên quan điểm sinh thái phát sinh<br /> (tỷ lệ 1:200.000) có thể ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý, quy hoạch<br /> và bảo tồn tài nguyên thực vật, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa<br /> phương.<br /> − Trên cơ sở nghiên cứu khoa học là tính đa dạng và các đặc trưng của hệ<br /> thực vật, thảm thực vật tại địa phương và sự phù hợp với điều kiện tự nhiên,<br /> hoàn cảnh xã hội của tỉnh, đưa ra những đề xuất góp phần phát triển bền vững<br /> của Hà Giang.<br /> Nội dung luận án được chia thành các phần và các chương như sau: Mở<br /> đầu (3 trang), Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (30 trang), Chương<br /> 2: Tổng quan về khu vực nghiên cứu (18 trang), Chương 3: Mục tiêu, đối<br /> tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (13 trang), Chương 4: Kết quả<br /> nghiên cứu (87 trang), Kết luận và Kiến nghị (2 trang), Danh mục các công<br /> trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo<br /> (13 trang), Phần Phụ lục (90 trang).<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC VẬT<br /> 1.1 SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI<br /> 1.1.1 Nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới<br /> 1.1.1.1 Các nghiên cứu về phân loại và hệ thống học thực vật<br /> Có nhiều quan điểm và trường phái khác nhau về vị trí các taxon và hệ<br /> thống học thực vật. Hệ thống APG áp dụng cho thực vật có hoa và việc xếp các<br /> thực vật có bào tử bậc cao thành 2 ngành (Thông đất, Dương xỉ) được cho là<br /> quan điểm tiến bộ nhất hiện nay.<br /> 1.1.1.2 Các nghiên cứu về đa dạng thực vật<br /> Các nước đều có các tập công trình về thành phần loài của hệ thực vật.<br /> 1.1.1.3 Các nghiên cứu về địa lý thực vật<br /> Cha đẻ của địa lý thực vật là Alexander von Humboldt. Sau này có công<br /> trình của Takhtajan (1986) được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.<br /> 1.1.1.4 Các nghiên cứu về dạng sống của thực vật<br /> Hệ thống phân loại dạng sống của Christen C. Raunkiær's được sử dụng<br /> phổ biến, rộng rãi cho đến ngày nay.<br /> 1.1.1.5 Các nghiên cứu về giá trị sử dụng của hệ thực vật<br /> Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật được tiến hành từ lâu đời, từ quy<br /> mô khu vực đến các nước, việc mô tả và đánh giá được tiến hành theo từng tiêu<br /> chí, từng nhóm đối tượng sử dụng khác nhau.<br /> 1.1.1.6 Các nghiên cứu về giá trị bảo tồn của hệ thực vật<br /> Bên cạnh giá trị sử dụng, các giá trị bảo tồn của thực vật cũng được thế<br /> giới quan tâm. Theo đó, IUCN được coi là công bố chuẩn và chung nhất trên<br /> toàn thế giới về tình trạng bảo tồn của các loài.<br /> 1.1.2 Nghiên cứu thảm thực vật trên thế giới<br /> <br /> 1.1.2.1 Các nghiên cứu phân loại thảm thực vật trên thế giới<br /> Có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau được các nước, các khu vực áp<br /> dụng trong việc mô tả và đánh giá thảm thực vật.<br /> 1.1.2.2 Các nghiên cứu về vai trò của thảm thực vật<br /> Các công trình nghiên cứu cho thấy vai trò của các thảm thực vật bản địa là<br /> cực kỳ quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng khí quyển có lợi cho<br /> sức khỏe con người, điều hòa không khí, cân bằng CO2/O2, điều hòa nhiệt độ<br /> khí quyển, ngăn chặn và hạn chế tác hại của bão lũ, thiên tai.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1.2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU THỰC VẬT Ở VIỆT NAM<br /> 1.2.1 Nghiên cứu hệ thực vật ở Việt Nam<br /> 1.1.2.1 Đa dạng hệ thực vật<br /> Các công trình ban đầu được thực hiện bởi các nhà khao học người Pháp,<br /> sau này có các công trình đáng chú ý là của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993,và<br /> 1999 - 2000) với 11.600 loài và Danh lục các loài thực vật Việt Nam (19992005) với 11.603 loài.<br /> 1.1.2.2 Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật<br /> Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố<br /> địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam., Sau này có các công trình của Pócs<br /> T. (1965) Lê Trần Chấn và cs. (1999), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)…<br /> 1.1.2.3 Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật<br /> Các công trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam<br /> áp dụng theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của Raunkiær (1934).<br /> 1.1.2.4 Nghiên cứu giá trị sử dụng của hệ thực vật<br /> Bên cạnh các công trình điều tra chung để ghi nhận giá trị sử dụng của loài,<br /> còn có các sách chuyên đề về nhóm giá trị sử dụng như: thực vật làm thuốc, cây<br /> gỗ rừng, cây có tinh dầu, tre nứa,…Trong đó đã biết 433 loài cây gỗ có giá trị<br /> sử dụng, 3.870 loài thực vật bậc cao có mạch có giá trị làm thuốc.<br /> 1.1.2.5 Nghiên cứu giá trị bảo tồn của hệ thực vật<br /> Hiện tại, Việt Nam có Sách Đỏ Việt Nam (2007), với 429 loài thực vật bậc<br /> cao có mạch. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia CITES, Ban hành Nghị định<br /> 32/NĐ-CP năm 2006 để quản lý các loài động thực vật rừng hoang dã, Luật Đa<br /> dạng sinh học ra đời năm 2008 để thể chế hóa công tác bảo vệ này.<br /> 1.2.2 Nghiên cứu thảm thực vật<br /> Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở ban đầu được thực hiện bởi<br /> các tác giả người nước ngoài. Sau này có các công trình của Trần Ngũ Phương<br /> (1970) Thái Văn Trừng (1978, 1999) và Phan Kế Lộc (1985).<br /> 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC VẬT Ở HÀ GIANG<br /> 1.3.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Hà Giang<br /> Các công trình nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật ở tỉnh Hà Giang bước<br /> đầu là những dẫn liệu báo cáo về sự có mặt của các nhóm loài quý hiếm, những<br /> loài hạt trần hoặc những loài mới phát hiện hoặc tính đa dạng của hệ thực vật<br /> tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Đáng chú ý, có 69 loài thuộc thuộc Sách đỏ<br /> Việt Nam (2007), 22 loài mới và 48 loài thực vật ghi nhận mới cho Việt Nam.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2