intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dừa “treo” - Đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Song, điều đáng lo ngại là trong vài năm gần đây, hiện tượng này trở nên bất thường hơn, năng suất giảm qua từng năm đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chuyên môn, các nhà nghiên cứu. Như vậy, tổng số tháng dừa “treo” trong năm không tăng nhưng gần đây, sự suy giảm về năng suất trong thời gian đang có dấu hiệu tăng. Sự suy giảm đột biến về năng suất vườn dừa đang có xu hướng sớm hơn, có thể bắt đầu từ tháng 5, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 9....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dừa “treo” - Đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

  1. Dừa “treo” - Đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục? Song, điều đáng lo ngại là trong vài năm gần đây, hiện tượng này trở nên bất thường hơn, năng suất giảm qua từng năm đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chuyên môn, các nhà nghiên cứu. Như vậy, tổng số tháng dừa “treo” trong năm không tăng nhưng gần đây, sự suy giảm về năng suất trong thời gian đang có dấu hiệu tăng. Sự suy giảm đột biến về năng suất vườn dừa đang có xu hướng sớm hơn, có thể bắt đầu từ tháng 5, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 9. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Yếu tố nào tác động trực tiếp đến hiện tượng dừa “treo”? Ngoài yếu tố sâu bệnh còn có nhiều nguyên nhân quan trọng khác, đó là sự biến đổi bất thường về thời tiết, do độ màu mỡ của đất, việc bón phân không đúng cách... Cụ thể như, khô hạn kéo dài, lượng mưa ít, mưa to kéo dài, nhiệt độ tăng cao bất thường. Có hai thời điểm trong năm ảnh hưởng lớn đến năng suất vườn dừa là từ tháng 3 - 5 và tháng 10 - 11 (dương lịch). Thời điểm thứ nhất là vào cao điểm của nước mặn xâm nhập sâu và nắng nóng kéo dài. Ngoài ra, còn có thể do những cơn mưa giông đầu mùa làm dừa rụng trái non, nhất là dừa từ 2 - 4 tháng tuổi. Thứ hai, vào thời điểm cuối mùa mưa, xuất hiện nhiều đợt
  2. mưa to kéo dài, thiếu ánh sáng, dừa rụng trái non nhiều. Việc người dân bón phân không đúng kỹ thuật, qui trình, số lần bón phân... Theo thói quen, nông dân thường chỉ bón tập trung từ 1 - 2 lần/năm, bón vào lỗ đào, nên không đảm bảo dinh dưỡng cho cây dừa trong cả 12 tháng, dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Khi bón, không chú trọng đến thời tiết và thành phần, liều lượng chưa cân đối. Điều đáng quan tâm là nhiều hộ dân còn lạm dụng hóa chất (thuốc trừ cỏ) thay các biện pháp thủ công; ít áp dụng biện pháp bồi dưỡng đất như: giữ cỏ, bồi bùn, che phủ gốc, làm cho cho đất dễ bị suy thoái. Mặt khác, giống dừa tuy từng bước có cải thiện nhưng chưa có kế hoạch tuyển chọn giống phù hợp, có khả năng chống chịu với khô hạn, dịch bệnh. Hoặc nhiều nhà vườn trồng quá dày, có nơi trồng tới 20 cây/công, nên khả năng đậu trái rất kém, hiện tượng rụng trái khá nhiều, nhất là vào thời điểm tháng 10 - 11 (dương lịch). Ngoài ra, việc trồng xen, nuôi xen chưa hợp lý đã tác động xấu đến việc cạnh tranh nước, dinh dưỡng. Qua những nguyên nhân nêu trên, có thể rút ra biện pháp kỹ thuật tốt nhất để hạn chế tình trạng dừa “treo” là: nên tăng số lần bón phân, có thể định kỳ 2 tháng/lần. Bón đều trên vùng rễ dừa, dùng các phương pháp như bón đều trong phạm vi bán kính 2m, rồi dùng lá, mụn dừa phủ gốc để giữ độ ẩm. Nên chọn các giống dừa dâu xanh, dâu vàng, vì các giống này ít bị “treo” và khả năng bù đắp năng suất sau khi “treo” tốt hơn các giống dừa khác. Trồng xen cũng là vấn đề cần lưu ý, nếu trồng xen đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng năng suất dừa, bởi nó sẽ kết hợp che phủ đất trống, giữ độ ẩm, hạn chế cỏ dại, chống
  3. xói mòn, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Cây trồng xen hiệu quả nhất hiện nay là cacao. Đồng thời, có thể áp dụng các biện pháp khác như bồi bùn, quản lý cỏ dại, tưới nước….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2