intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

Chia sẻ: Phan Van Cong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

1.229
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm (phần lớn được truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch) với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại, nồng độ khác nhau, ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

  1. Phan văn công CDDD 3A
  2. DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN
  3. 1.Đại cương Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm (phần lớn được truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch) với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại, nồng độ khác nhau, ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu.
  4. Dịch truyền được sử dụng: • Nâng huyết áp cơ thể, để cân bằng các chất điện giải có trong máu khi người bệnh bị mất máu, mất tân dịch do tai nạn chấn thương, do phẩu thuật, ĩa chảy, nôn mửa kéo dài, bỏng.... • Cung cấp năng lượng khi không dinh dưỡng được qua đường tiêu hóa. • Giải độc trong một số trường hợp ngộ độc thuốc, thức ăn, nhiễm khuẩn cấp tính do dịch truyền làm tăng bài tiết nước tiểu.
  5. Dịch truyền được chia thành 3 loại • Các dung dịch bù nước và cân bằng điện giải: NaCl 0,9 – 5 – 10%; KCl 2%, NaHCO3 1,4%; dung dịch Ringer. • Các dung dịch cung cấp dinh dưỡng: Glucose, 5 – 10 – 15 – 30%; Sorbitol 5 – 10%; Acid amin, Lipid. • Các dung dịch thay thế huyết tương, dung dịch huyết tương, tăng áp lực keo, dung dịch cao phân tử: Gelatin đã biến chất, Polyvinyl – Pyrrolidon, Dextran.
  6. Các dịch truyền thường dùng NATRI CLORID 0,9% ( Đẳng trương) • DT: Chai 500 ml; ống tiêm 5 – 10 – 20 ml • CĐ: Bù nước, bù điện giải Na+ và Cl -, tăng huyết áp khi mất nhiều máu, nhiều nước do mổ xẻ, ĩa chảy, còn dùng làm môi pha các bột thuốc tiêm, rữa vết thương, vết mổ. • LD: Tiêm truyền tĩnh mạch, liều dùng tùy theo yêu cầu điều trị, trung bình 200 – 500 ml
  7. NATRI CLORID 5–10% (Ưu trương) • DT: Ống 20 – 250 ml. • CĐ: Cấp cứu bù điện giải chữa tắc ruột, liệt ruột cấp, lợi tiểu, chống sốc, rữa vết thương có mủ. • LD: Tiêm tĩnh mạch chậm 10 – 20 ml, sau vài giờ tiêm một lần tùy theo yêu cầu điều trị. • CCĐ: Suy thận, viêm thận, phù thũng, huyết áp cao.
  8. RINGGER LACTAT TK: Dung dịch Harman, Lactate Ringer’s. DT: Chai 500 ml. Thành phần: Trong 1000 ml dung dịch có chứa: Natri Clorid 6,0g; Natri lactat 3,1g; Kali clorid 0,3g; Cali clorid 0,2g.
  9. GLUCOSE 5% (Đẳng trương) TK: Dextrose 5%. DT: Chai 500 ml hoặc ống 250 ml. CĐ: Nuôi dưỡng bằng đường tiêm truyền (100 gam glucose cung cấp 400 kilô calo), còn dùng để bù nước, lợi tiểu, giải độc trong các bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn. LD: Tiêm truyền tĩnh mạch, liều dùng tùy theo yêu cầu điều trị.
  10. GLUCOSE 30% ( Ưu trương) TK: Dextrose 30%. DT: Chai 300 ml, ống 5 – 10 – 250ml. CĐ: Cung cấp năng lượng, chống ngộ độc thuốc, thức ăn, ngộ độc Cyanid, ngộ độc Insulin, phù phổi, viêm gan, xơ gan, suy nhược cơ thể. LD: Truyền IV: 300 ml/ lần. Tiêm IV: 5 – 10 – 20 ml/ lần. Không tiêm Sc và IM.
  11. NATRI HYDROCARBONAT 1,4% DT: Chai 300 ml CĐ: Chống toan huyết trong bệnh đái tháo đường hoặc do nguyên nhân ngộ độc thuốc, ngộ độc thức ăn. LD: Tiêm truyền tĩnh mạch chậm, liều lượng tùy theo yêu cầu điều trị. Thông thường từ 500 – 1000 ml.
  12. ALVESIN 40 CĐ: Dự phòng và điều trị thiếu Protein trong các trường hợp bỏng, xuất huyết, phẩu thuật, ung thư, sau phẩu thuật, rối loạn hấp thu protein do đường tiêu hóa. Dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. LD: Truyền nhỏ giọt IV chậm. Người lớn: 25 – 50 ml/ kg/ ngày. Trẻ em: 50 – 60 ml/ kg/ ngày. CCĐ: Choáng, cung cấp oxy tế bào không đủ.
  13. LIPOFUNDIN 10 – 20% DT: Nhũ dịch tiêm truyền 10 – 20%, chai 100 – 250 – 500 ml. CĐ: Dinh dưỡng qua đường tiêm truyền, cung cấp acid béo thiết yếu. LD: Người lớn: 15 phút đầu: 0,5 – 1 ml/ kg/ giờ (loại 10%) 0,25 – 0,5 ml/ kg/ giờ (loại 20%) Nếu ổn định có thể tăng lên: 2 ml/ kg/ giờ (loại 10%) 1 ml/ kg/ giờ (loại 20%) Trẻ sơ sinh: 1,5 ml/ kg/ giờ (loại 10%) 0,75 ml/ kg/ giờ (loại 20%)
  14. • CCĐ: Rối loạn chuyển hóa mỡ, nhiễm ceton – acid, giảm oxy và sốc cấp tính • PƯP: Khó thở, tím tái, phản ứng dị ứng, tăng lipid máu, tăng khả năng đông máu, nôn mữa, đổ mồ hôi, nhức đầu, lạnh, đau lưng và ngực, vàng da, gan to, giảm tiểu cầu và bạch cầu. • BQ: Tránh ánh sáng.
  15. • DEXTRAN • Là một polysaccharid có trọng lượng phân tử cao. Được tạo ra do vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides với saccharose. • DEXTRAN 40: Có trọng lượng phân tử trung bình khoảng 400.000 • BD: Ingukoll M40. Gentran 40, Rheoslander • DT: Lọ 250 – 500ml dung dịch 10% • TD: Làm tăng thể tích huyết tương trong 6 giờ, tăng lưu lượng máu, điều chỉnh tính tăng kết hợp tiểu cầu và tăng lượng nước tiểu.
  16. • CĐ: Giảm thể tích máu tuần hoàn trong trường hợp sốc, chấn thương, hoặc nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Phòng chống triệu chứng phù nề khởi đầu ở các thể nhồi máu não nặng. • LD: • Sốc: Truyền IV nhanh: 10 – 12 ml/ kg • Phòng huyết khối tĩnh mạch: 50 ml tiêm sau khi bắt đầu gây mê với tốc độ 70 giọt/ phút và sau khi mổ 500 ml với tốc độ trên. Tiếp theo 2 ngày sau đó, mỗi ngày tiêm 500 ml • Phù nề ở nhồi máu não: 500 ml/ ngày trong 3 – 4 ngày.
  17. • DEXTRAN 70 – 75 – 110 – 150: Trọng lượng phân tử trung bình khoảng 70.000 – 150.000. • BD: Macrodex, Gentran 75, Hemodex 70 • DT: Ống tiêm, lọ 100 – 250 – 400 – 500 ml dung dịch 6%. • CĐ: Giảm thể tích máu tuần hoàn, để pha loãng máu trước khi phẩu thuật ở người có thể tích máu bình thường.
  18. • LD: Bắt đầu tiêm IV chậm, liều 1 – 1,5 lít/ 24 giờ. Trẻ em cứ 1 kg thể trọng tiêm 10- 20ml • CCĐ: Ứ tuần hoàn, máu khó đông (nhất là do nguyên nhân ở tiểu cầu), mẫn cảm với các loại Dextran, suy mạch vành, suy tim nặng. • BQ: Tránh ánh sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2