intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng thuốc kháng sinh thế nào cho đúng?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

102
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ bệnh nhân, việc kê đơn thuốc kháng sinh của một số bác sĩ cũng tùy tiện, không làm các xét nghiệm cần thiết mà chỉ đoán bệnh rồi kê đơn, nhiều khi lại dùng thuốc theo kiểu "bảo vậy". Những hệ lụy của việc dùng thuốc bừa bãi Theo luật dược của Việt Nam thì kháng sinh là loại thuốc phải được bác sĩ khám bệnh, kê đơn mới được mua (hoặc cấp) và sử dụng. Nhưng do việc chấp hành luật ở nước ta còn tùy tiện, nên cứ ai cần dùng thuốc thì đến các điểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng thuốc kháng sinh thế nào cho đúng?

  1. Dùng thuốc kháng sinh thế nào cho đúng? Không chỉ bệnh nhân, việc kê đơn thuốc kháng sinh của một số bác sĩ cũng tùy tiện, không làm các xét nghiệm cần thiết mà chỉ đoán bệnh rồi kê đơn, nhiều khi lại dùng thuốc theo kiểu "bảo vậy". Những hệ lụy của việc dùng thuốc bừa bãi Theo luật dược của Việt Nam thì kháng sinh là loại thuốc phải được bác sĩ khám bệnh, kê đơn mới được mua (hoặc cấp) và sử dụng. Nhưng do việc chấp hành luật ở nước ta còn tùy tiện, nên cứ ai cần dùng thuốc thì đến các điểm bán lẻ hợp pháp (nhà thuốc, quầy thuốc) mua bao nhiêu cũng được. Nhưng sự tùy tiện đó đã làm cho: Vi trùng nhờn thuốc, kháng lại thuốc kháng sinh, ngày càng nhiều. Người bệnh kiệt quệ sức lực và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, có khi còn phải hứng chịu những tai biến như: dị ứng, rối loạn tiêu hóa; hại gan, thận; suy tủy; đứt gân gót; sinh quái thai... và thậm chí tử vong.
  2. Mê cung tên và dạng thuốc Thuốc kháng sinh Tính đến năm 2009, thuốc kháng sinh có 17 nhóm với gần 500 tên thuốc (trong đó có 4 nhóm chuyên biệt gồm chống nấm, chống lao, chống bệnh phong, trị ung thư; còn lại 13 nhóm là thuốc trị các bệnh khuẩn thông thường). Mỗi nhóm lại có các phân nhóm hoặc các thế hệ khác. Ví dụ, nhóm Penicillin có 7 phân nhóm, mỗi nhóm lại có nhiều tên
  3. thuốc gốc khác nhau. Ví dụ, nhóm Penicillin có 7 phân nhóm, mỗi nhóm lại có nhiều tên thuốc gốc khác nhau, mỗi tên thuốc gốc lại có nhiều tên biệt dược khác nhau; nhóm Cephalosporin có 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ lại có nhiều tên thuốc gốc khác nhau (khoảng 40 tên) và nhiều tên biệt dược khác nhau. Ngoài ra còn nhiều biệt dược phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh với nhau hoặc kháng sinh với thuốc chống viêm mạch (các loại corticoid) để tăng tác dụng. Dạng thuốc thì có thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ. Trong mỗi dạng lại có những dạng khác nhau. Thuốc dùng tại chỗ có: dung dịch (nhỏ tai, nhỏ mắt, nhỏ mũi, xịt mũi), mỡ, kem, gel (thuốc bôi ngoài da), trứng (thuốc đặt âm đạo). Thuốc uống có: các loại thuốc viên (viên nên thường, viên nén bao phim, viên phộng), thuốc nước (bột đóng lọ để pha dung dịch, bột gói để uống, hỗn dịch, sirô). Các đối tượng cần đặc biệt lưu ý: Phụ nữ có thai (đặc biệt là 90 ngày đầu tiên), phụ nữ cho con bú, trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi, người có bệnh gan thận, người có cơ địa dị ứng, người cao tuổi là những nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi dùng kháng sinh. Đối với phụ nữ có thai và cho
  4. con bú, một số loại kháng sinh có thể ảnh hưởng không tốt tới sự phát của thai nhi, có thể gây sảy thai, đẻ non. Đối với những người có bệnh gan thận, kháng sinh có thể gây suy gan, thận. Đối với nhóm có cơ địa dị ứng, kháng sinh có thể gây phản ứng dị ứng mà nặng nhất là sốc phản vệ. An toàn, hiệu quả cho người dùng thuốc kháng sinh Với người bệnh: Khi cần chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh, phải được bác sĩ khám bệnh, kê đơn. Trước khi dùng thuốc, phải xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng trong ngày, cách dùng, kiêng kỵ; sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, kiêng kỵ, tác dụng phụ, để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc. Với bác sĩ: phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân (có thai, tiền sử dị ứng thuốc, thuốc đang sử dụng...), xác định đúng tác nhân gây bệnh và chọn loại thuốc thích hợp, tránh điều trị kiểu bao vây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2