intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: BẠCH MAO CĂN

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Rhizoma Imperarae. Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv Họ Lúa (Gramineae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là rễ). Rễ hình trụ tròn nhỏ, hơi cong queo, sắc vàng ngà, chất nhẹ, mà dai. Thứ mập đốt dài khô không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn tạp chất (rễ cỏ may) là tốt.Thứ gầy, đốt ngắn, mốc ẩm là xấu. Tính vị: vị ngọt tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị. Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện. Chủ trị: giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: BẠCH MAO CĂN

  1. BẠCH MAO CĂN Tên thuốc: Rhizoma Imperarae. Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv Họ Lúa (Gramineae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là rễ). Rễ hình trụ tròn nhỏ, hơi cong queo, sắc vàng ngà, chất nhẹ, mà dai. Thứ mập đốt dài khô không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn tạp chất (rễ cỏ may) là tốt.Thứ gầy, đốt ngắn, mốc ẩm là xấu. Tính vị: vị ngọt tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị. Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện. Chủ trị: giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu mủ, đái ra máu, thổ ra máu, chảy máu mũi, suyễn gấp. - Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Trắc bá diệp, Tiểu kế và Bồ hoàng. - Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Xa tiền tử và Kim tiền thảo.
  2. Liều dùng: Ngày dùng từ 12-40g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Không dùng thứ rễ nổi trên mặt đất, đào lấy rễ dưới đất, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con ở ngoài mà dùng. Theo kinh nghiệm VN: Để nguyên rễ khô, rửa sạch, cắt ngắn 2-3cm, phơi khô dùng sống. Bảo quản: dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo, trước mùa mưa cần phơi sấy, phòng chống mọt mốc. Kiêng kỵ: người Hư hỏa, mà không thực nhiệt kiêng dùng. BẠCH PHÀN (Phèn Chua, Phèn Phi) Tên thuốc: Alunit. Tên khoa học: Alumen Phèn chua (SO2)3AL2 - SO4K2 + 2H2 0 thấy ở thiên nhiên, hiện nay công nghiệp sản xuất bằng hoá hợp. Phèn chua có tinh thể không màu, trong, đóng từng cục, dễ tan trong nước. Chảy ở 92oC trong nước kết tinh; để nguội đông đặc lại thành vô định hình; trên 100oC thì mất 5 phân tử nước, ở 120oC mất thêm 4 phân tử nước,
  3. đến 200oC thì hết nước, sùi lên như nấm trên miệng dụng cụ: trên 250o mất acid sunfuric và cho kali alumiat. Tính vị: vị chua, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ. Tác dụng: sát trùng, giải độc, táo thấp, thu liễm. Chủ trị: a) Theo Tây y: phèn chua thu liễm tại chỗ nhưng nếu để lâu thì gây viêm. Phèn phi cũng thu liễm b) Theo Đông y: phèn chua giải độc, tiêu đờm, trị sốt rét và kiết lỵ, ngày dùng 1 - 4g. Phèn phi trị sang lở, sát trùng, thu liễm. Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g. Cách bào chế: Theo Trung y:
  4. - Cho vào nồi đất nung lửa cho đỏ rực cả trong ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tổ ong lộ thiên mà đốt (phèn 10 lạng, tổ ong 6 lạng), đốt cháy hết lấy ra để nguội tán bột, gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm, lấy ra dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). - Nay chỉ nấu cho khô hết nước gọi là khô phàn, không nấu gọi là sinh phàn. Nếu uống thì phải chế đúng cách (Lý Thời Trân) Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng một cái chảo gang có thể chứa được gấp 5 lần thể tích phèn chua muốn phi để tránh phèn bồng ra. Cho phèn chua vào chảo, đốt nóng cho chảy, nhiệt độ có thể lên tới 800 - 900oC. Phèn bồng lên, đến khi không thấy bồng nữa thì 'rút lửa, để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen, vàng bám xung quanh, chỉ lấy thứ trắng, tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm trong nước. Theo Tây y: nung trong chậu, đốt nhẹ, không được quá 250oC. Phèn chảy sùi ra miệng dụng cụ. Phèn phi trắng, nhẹ, xốp, tan rất chậm trong nước (30% ở 15oC). Bảo quản: cần tránh ẩm, đựng trong lọ kín. BẠCH PHỤ TỬ Tên dược: Rhizoma Typhonii Gigantei.
  5. Tên khoa học: Typhonium gigantenum Engl. hoặc Aconitum coreanum (Levl.) Raip. Bộ phận dùng: Rễ củ. Tính vị: Vị cay, ngọt, ấm, có độc. Quy kinh: Vào kinh Tỳ và vị. Tác dụng: Thẩm thấp trừ đờm, Khu phong, chống co thắt, giải độc và tán kết. Chủ trị: - Phong đờm thịnh biểu hiện chuột rút, co giật và liệt mặt: Bạch phụ tử hợp với Thiên nam tinh, Bán hạ, Thiên ma và Toàn yết. - Co giật và co thắt trong bệnh uốn ván: Bạch phụ tử hợp với Thiên nam tinh, Thiên ma và Phòng phong. - Ðau nửa đầu: Bạch phụ tử hợp với Xuyên khung và Bạch chỉ. Chế biến: đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ củ xơ và bỏ vỏ, củ được xông lưu huỳnh một hoặc hai lần. Sau đó phơi nắng cho khô và thái miếng Liều lượng: 3-5g
  6. Kiêng kỵ: Không dùng khi có thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2