intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 4)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn lọc tinh hoa lâm sàng: 4.1. Theo kinh nghiệm của Lý Kỳ : Tác giả tổ chức bài thuốc gồm 2 bài: “tăng dịch thang” và “sinh mạch tán”, gia thêm các vị thuốc: hoàng kỳ, sơn dược, thương truật, huyền sâm. “Tăng dịch thang” gồm: mạch đông, sinh địa, huyền sâm (củng cố âm dịch cho 3 tạng, thanh táo nhiệt ở thượng trung và hạ tiêu). “Sinh mạch tán”: đẳng sâm, mạch đông, ngũ vị tử (nguyên bổ ích khí, sinh tân liễm tinh của 3 tạng: phế, tỳ, thận). Hoàng kỳ + sơn dược là kiện tỳ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 4)

  1. Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 4) 4. Chọn lọc tinh hoa lâm sàng: 4.1. Theo kinh nghiệm của Lý Kỳ : Tác giả tổ chức bài thuốc gồm 2 bài: “tăng dịch thang” và “sinh mạch tán”, gia thêm các vị thuốc: hoàng kỳ, sơn dược, thương truật, huyền sâm. “Tăng dịch thang” gồm: mạch đông, sinh địa, huyền sâm (củng cố âm dịch cho 3 tạng, thanh táo nhiệt ở thượng trung và hạ tiêu). “Sinh mạch tán”: đẳng sâm, mạch đông, ngũ vị tử (nguyên bổ ích khí, sinh tân liễm tinh của 3 tạng: phế, tỳ, thận).
  2. Hoàng kỳ + sơn dược là kiện tỳ ích khí sinh tân, bổ thận ích tinh chỉ di. Thương truật phối hợp với huyền sâm để tư âm giáng hoả, kiện tỳ, liễm tinh. Toàn phương có tác dụng: tư âm thanh nhiệt, kiện tỳ ích khí, bổ thận cố tinh. Căn cứ vào nghiên cứu dược lý hiện đại, trùng phương cơ bản có: thương truật, hoàng kỳ, huyền sâm, sinh địa, mạch môn...đều có tác dụng hạ đường máu, hoạt huyết và kháng khuẩn rất tốt (có quan điểm dùng tạng để bổ tạng) (Lý Dục Tài, tạp chí Trung y Liên Ninh, 1986). 4.2. Theo báo cáo của Lý Kỳ dùng bài thuốc gồm: Sơn thù nhục, ngũ vị tử, đan sâm ,mỗi vị đều30g, hoàng kỳ 40g. Nếu thể âm hư dùng thêm “sinh mạch tán” gia giảm. Nếu nhiệt thịnh dùng “nhân sâm bạch hổ thang” gia giảm. Nếu khí hư thêm “thăng hãm thang” gia vị. Nếu huyết ứ dùng hạ đường huyết thang (đan sâm, xích thược, hồng hoa, xuyên ngưu tất, mộc qua, quế chi). Trong thời gian uống thuốc không dùng tụy
  3. đảo tố (insulin), 1 tháng là 1 liệu trình,Tác giả nhận thấy: tỷ lệ điều trị có hiệu quả là 85% (theo Lý Thảo Lâm, tạp chí Trung y Liên Ninh 1992). 4.3. Bài thuốc Trương Mãnh Lâm: Sao thương truật, sinh địa, ngọc trúc, mỗi vị đều 20 - 40g; sao bạch truật, thục địa, huyền sâm, mỗi vị đều 15g - 30g; hoài sơn, hoàng kỳ, mỗi thứ đều 30 - 50g; bắc sa sâm 30 - 40g, ngũ vị tử 15 - 25g, tang phiêu tiêu 10 - 15g; mỗi ngày 1 thang sắc 3 lần, uống từ từ kiểu uống trà. Bài thuốc trên đã điều trị cho 80 bệnh nhân: trước điều trị có Glucôza máu = 10,08 - 15,68 mmol/l; sau khi uống thuốc 10 thang thì glucôza máu= 5,6 - 6,72 mml/l được 39 bệnh nhân ; hạ đường từ glucôza máu = 8,4 - 9,52 mml/l được 41 bệnh nhân, các triệu chứng chủ yếu và đường niệu cũng được khống chế (báo Dược học Trung y, 1987). 4.4. Theo tạp chí Trung y, 1997 (tài liệu của Trọng Thị Hoa). -Bài thuốc gồm có: Sinh hoàng kỳ 30g, sinh địa 30g, thương truật 15g, nguyên sâm 30g, cát căn 15g, đan sâm 30g. - Gia giảm: Nếu có biến chứng võng mạc, giảm thị lực thì gia thêm: xuyên khung, bạch chỉ, cúc hoa, thanh tương tử, cốc tinh thảo.
  4. Nếu biến chứng võng mạc xuất huyết thì gia thêm: đại tiểu kế, tây thảo, quỉ hoa, tam thất hoặc Vân Nam bạch thược. Nếu bước đầu có biến chứng thận thì dùng thuốc hạ đường máu là chính; nếu albumin tăng cao phải dùng: sinh hoàng kỳ và gia thêm: sơn dược, ích mẫu thảo, bạch mao căn, bạch hoa xà thiệt thảo;Nếu đái máu thì thêm: sinh hà diệp, sinh trắc bá, sinh ngải diệp, sinh địa du;Nếu niệu ít thủy thũng thì thêm sa tiền tử, hạn liên thảo, tỳ giải, thạch vĩ; nếu huyết áp cao thì thêm ngưu tất, tang ký sinh, hạ khô thảo, hoàng cầm, câu đằng hoặc dùng “kỷ cúc địa hoàng hoàn thang” gia vị. Bệnh ở thời kỳ sau xuất hiện phù thũng, thường dùng “phòng kỷ hoàng kỳ thang” hợp với “lục vị địa hoàng thang” hoặc “quế phụ địa hoàng thang” gia giảm. Nếu thiếu máu nghiêm trọng dùng “sâm kỳ tứ vật thang” gia thêm: chế thủ ô, nữ trinh tử, tang thầm tử, kỷ tử, bạch truật, tiên cước thảo; nếu ure niệu tăng cao, rêu lưỡi nhờn thì dùng “hương sa lục quân” gia thêm: xương bồ, phong lan, trúc nhự, phương phức hoa, đại xích thạch. Nếu có biến chứng huyết quản ngoại vi, tê nhức tứ chi thì thêm: quế chi, uy linh tiên, chế phụ tử, tế tân, khương hoạt hoặc tô mộc, lạc thông, lưu kỷ nữ, địa long, sinh sơn tra, xuyên sơn giáp.
  5. Nếu có biến chứng thần kinh ngoại vi thì thêm “hợp phương tứ đằng tiên thang” (kê huyết đằng, lạc thạch đằng, hải phong đằng, câu đằng và uy linh tiên). Nếu có phúc tả thì phương thuốc trên bỏ: huyền sâm, sinh địa; giab thêm: thục địa, bạch truật, tô ngạnh, bạch chỉ, sinh ý dĩ, kha tử nhục, nhục đậu khấu, sơn dược, khiếm thực. Nếu nặng dùng “tứ thần hoàn” hợp phương “cát căn cầm liên thang” hoặc “bạch đầu ông thang”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2