intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Địa chí Khánh Hòa: Phần 1

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Địa chí Khánh Hòa: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: giới thiệu địa lý tự nhiên, dân cư và địa lý lịch sử-hành chính Khánh Hoà qua các thời kỳ; trình bày các giai đoạn lịch sử phát triển của Khánh Hoà từ thời tiền sử và sơ sử đến năm 2000. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Địa chí Khánh Hòa: Phần 1

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA A Í ĐỊ CH 96 6 KHÁNH HÒA 77 60 SI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
  2. ARIS
  3. ĐỊA CHÍ KHÁNH HÒA
  4. 913(V226) Mã số: CTQG - 2003
  5. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA A Í ĐỊ CH H ÁN A KH HÒ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2003
  6. GRAD DS 559.92 окиб 053 2003 Đồng Chủ nhiệm - Đồng Chủ biên Thạc sĩ NGUYỄN VĂN KHÁNH - Nhà thơ GIANG NAM Ban Biên tập - GIANG NAM - CAO DUY THẢO - BÙI HỮU HỒNG - PHẠM HỒNG KHÁNH - NGUYỄN KHOA DIỆU HƯƠNG - NGUYỄN CÔNG BẰNG - NGUYỄN CÔNG LÝ - NGUYỄN TÁM - NGUYỄN VĂN KHÁNH Chủ nhiệm các đề tài - BÙI HỮU HỒNG : Địa lý và dân cư - PHẠM HỒNG KHÁNH : Lịch sử và truyền thống đấu tranh - NGUYỄN KHOA DIỆU HƯƠNG : Kinh tế · Văn hoá - xã hội - NGUYỄN HỮU BÀI : - NGUYỄN VĂN KHÁNH : Tổng luận Các tác giả Giang Nam , Nguyễn Hữu Bài , Lý Khương , Lê Văn Thỉnh , Nguyễn Viết Trung , Mai Văn Thắng , Nguyễn Công Bằng , Trần Văn Trường , Thái Thị Hoàn , Lưu Thị Ánh Tuyết, Phạm Tiến Thọ , Phạm Hồng Khánh , Đinh Hữu Lạc , Mai Xuân Thương , Bùi Công Khánh , Nguyễn Văn Khánh , Phạm Văn Giác , Võ Thiên Lăng , Trần Đình Thai , Võ Chí Trường , Nguyễn Văn Chánh , Phan Thanh Trúc , Hoàng Lệ Dung , Nguyễn Ngọc Trợ , Nguyễn Văn Ánh , Nguyễn Hữu Mẫn , Đặng Thị Tuyết Trinh , Nguyễn Khoa Diệu Hương , Nguyễn Thiện Dự, Ngô Văn Ban , Nguyễn Thế Sang , Trần Việt Kinh , Lê Khánh Mai , Cao Duy Thảo , Hình Phước Liên , Nguyễn Sĩ Chức , Ngô Toàn , Hà Bình , Đặng Minh Châu , Bùi Hữu Hồng , Võ Thanh Danh , Đặng Ngọc Dung , Bùi Kim Sơn , Nguyễn Công Lý , Đỗ Kim Cuông , Đào Xuân Quý , Phạm Văn Hoán , Nguyễn Thế Đoàn , Lâm Quang Trực , Hoàng Ngọc Lại , Đào Minh Sơn , Hồ Thế An , Trần Viết Chấn , Võ Minh Hoà .
  7. GRAD 42417648 Seas ! 1217103 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Công trình ĐỊA CHÍ KHÁNH HOÀ được xuất bản, ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm Khánh Hoà 350 năm hình thành và phát triển . Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp , toàn diện , quy mô , được biên soạn công phu với sự phối hợp , tham gia góp sức của đông đảo các tác giả , các nhà nghiên cứu , các đồng chí lão thành cách mạng , các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương . Cuốn sách có bài giới thiệu Địa chỉ Khánh Hoà - tâm nguyện và khát vọng của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ , bài Tổng luận của Chủ nhiệm công trình và các phần chính sau : Phần thứ nhất : Địa lý và dân cư , gồm 3 chương , giới thiệu địa lý tự nhiên , dân cư và địa lý lịch sử - hành chính Khánh Hoà qua các thời kỳ . Phần thứ hai: Lịch sử và truyền thống đấu tranh , gồm 6 chương , trình bày các giai đoạn lịch sử phát triển của Khánh Hoà từ thời tiền sử và sơ sử đến năm 2000. Nội dung phần này giới thiệu, nêu bật được truyền thống đoàn kết , đấu tranh anh dũng , vượt qua nhiều khó khăn , thử thách của đồng bào các dân tộc Khánh Hoà góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc . Phần thứ ba: Kinh tế, gồm 9 chương , giới thiệu các lĩnh vực kinh tế : nông nghiệp và lâm nghiệp ; thuỷ sản ; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ; xây dựng ; thương mại - du lịch ; giao thông vận tải và thông tin liên lạc ; tài chính - ngân hàng ; khoa học và công nghệ ; hàng hoá và đầu tư . Phần thứ tư : Văn hoá - xã hội, gồm 11 chương , giới thiệu một cách sinh động các hoạt động sinh hoạt văn hoá như tín ngưỡng , tôn giáo ; phong tục tập quán và lễ hội dân gian ; văn hoá ẩm thực - trang phục - cư trú ; văn học ; nghệ thuật ; báo chí - xuất bản , phát thanh - truyền hình và hoạt động văn hoá thông tin ; giáo dục và đào tạo ; y tế ; thể dục , thể thao ; di tích lịch sử và danh lam
  8. 6 ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ thắng cảnh ; các nhân vật lịch sử . Cuốn sách còn có nhiều phụ lục , bản đồ , bảng biểu và hình ảnh phong phú , sinh động. Cuốn sách còn trân trọng giới thiệu danh sách các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ , Chủ tịch Hội đồng nhân dân , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân qua các thời kỳ , đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa XI , các Anh hùng lực lượng vũ trang , các Anh hùng lao động , các Bà mẹ Việt Nam anh hùng . Với những nội dung trên đây , ĐỊA CHÍ KHÁNH HOÀ thực sự là một tài liệu quý , là một “ bách khoa thư” về địa lý tự nhiên , dân cư, lịch sử và truyền thống đấu tranh yêu nước, những thành tựu tiêu biểu về các lĩnh vực kinh tế , văn hoá - xã hội của tỉnh Khánh Hoà . Đây là những kiến thức rất cơ bản và quan trọng giúp bạn đọc hiểu về một vùng đất giàu tiềm năng, giàu truyền thống cách mạng . ĐỊA CHÍ KHÁNH HOÀ góp phần tích cực giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng, tự hào dân tộc, qua đó phát huy truyền thống đoàn kết , nâng cao tinh thần trách nhiệm , khắc phục khó khăn , xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp . Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc . Tháng 3 năm 2003 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
  9. ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ - TÂM NGUYỆN VÀ KHÁT VỌNG Ngay khi đọc những trang đầu tiên của bản thảo Địa chí Khánh Hoà , tôi đã cảm nhận một cách sâu sắc và ấm áp rằng , đây không chỉ là một công trình khoa học nghiêm cẩn và hữu ích , mà nó còn phản ánh một cách nồng nhiệt tâm nguyện và khát vọng của các thế hệ người Khánh Hoà : tập hợp tư liệu, tài liệu từ các nguồn thư tịch cổ , các di tích văn hoá - lịch sử , các trước tác đã được thực hiện từ xưa đến nay liên quan đến sự hình thành , phát triển của Xứ Trầm Hương ; tổ chức biên khảo , lượng định một cách khoa học, trung thực một vùng đất trên phương diện “ địa chỉ” . Từ đó , phác hoạ ra chân dung của quê hương Khánh Hoà , đánh giá tiềm năng đất đai , sản vật , tài nguyên , trên cơ sở đó đưa ra những dự báo về triển vọng phát triển của quê hương , cổ xuý tinh thần phấn chấn và lòng tự tin cho chúng ta tiến bước mạnh mẽ đến tương lai ... Càng đọc các bài viết trong Địa chí Khánh Hoà , tôi càng tự hào , phấn khởi và vững tin hơn . Quả thật , qua từng trang trong bộ sách này, diện mạo quê hương Khánh Hoà trên phương diện “ địa chỉ” càng hiện ra sắc nét, sinh động, phong phú ... Địa chí Khánh Hoà không chỉ là công trình khoa học tổng hợp nhằm giới thiệu một cách toàn diện về lịch sử tự nhiên và xã hội của tỉnh Khánh Hoà trong sự phát triển chung của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay , qua đó khẳng định vị thế , tiềm năng kinh tế , truyền thống lịch sử , văn hoá và tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của nhân dân các dân tộc Khánh Hoà qua các giai đoạn đấu tranh dựng nước , giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội , mà còn là tâm nguyện và khát vọng của các thế hệ người dân Khánh Hoà dày công xây dựng nên . Là một vùng đất nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ nước ta , Khánh Hoà có diện tích tự nhiên 5.197 km2 , bao gồm cả đất liền , đảo và quần đảo . Do đặc điểm
  10. 8 ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ về địa lý có rừng núi , đồng bằng, sông , biển , đảo và quần đảo nên có thể nói Khánh Hoà là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam . Nằm ở vị trí thuận lợi , cùng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ , đường thuỷ và đường hàng không , đồng thời có các cảng biển Cam Ranh , Nha Trang , Vân Phong ... nên kinh tế , văn hoá , xã hội Khánh Hoà có điều kiện thuận lợi để phát triển . Với hệ sinh thái rừng - biển - đảo phong phú và đa dạng, lại có hệ thống dịch vụ và du lịch phát triển , Khánh Hoà được xác định là một trong mười điểm du lịch trọng điểm của quốc gia . Ngoài những tiềm năng thế mạnh về kinh tế nêu trên , vùng đất Khánh Hoà còn có những loại đặc sản tiêu biểu như trầm hương , yến sào ... Bởi vậy , Khánh Hoà còn được mọi người biết đến với tên gọi Xứ Trầm Hương . Đến nay , các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của những tộc người cổ có nguồn gốc bản địa sinh sống trên vùng đất này từ khoảng 4.000 năm trước với nền văn hoá cổ nổi tiếng: Văn hoá Xóm Cồn . Trong quá trình phát triển , những thế hệ cư dân cổ đã có những đóng góp quý báu trong việc tạo dựng nên những di sản văn hoá thật đặc sắc, mà ngày nay đã trở thành một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn hoá truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam . Kể từ thời điểm mùa xuân năm Quý Ty , cho đến nay vừa tròn 350 năm ( 1653-2003 ) . Biết bao thế hệ ông cha đã cùng đoàn kết chung sức , chung lòng trong lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những truyền thống cao quý đó của các dân tộc trong tỉnh Khánh Hoà đã được phát triển lên tầm cao mới trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược , thống nhất đất nước vào Mùa Xuân Đại Thắng 1975 lịch sử. Nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược : xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới của Đảng, phát huy truyền thống đoàn kết , tự lực tự cường , Đảng bộ và nhân dân Khánh Hoà đã vượt qua mọi khó khăn , thử thách, phát huy những tiềm năng và thế mạnh của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế công nghiệp , du lịch, dịch vụ , giành được những thành tựu quan trọng và toàn diện về kinh tế - xã hội . Đặc biệt , trong năm 2002 , mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và tác động tiêu cực do những khó khăn trong nước cũng như những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới , nền kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao với GDP đạt 10,5 % . Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực , tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 12,9 % . Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 25,15 % , doanh thu du lịch tăng 16,5 % . Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.770 tỷ đồng , vượt 38,6 % so với kế hoạch . Việc xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm nhằm triển khai cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đã được hoàn thành ;
  11. ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ - TÂM NGUYỆN VÀ KHÁT VỌNG 9 trong đó một số chương trình đã đi vào thực hiện và bước đầu phát huy hiệu quả , góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nâng cao năng lực sản xuất. Lĩnh vực văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư và tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, GDP bình quân đầu người đạt hơn 400 USD . An ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội được tăng cường . Các tổ chức Đảng, chính quyền , Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân không ngừng được củng cố , xây dựng ngày càng trong sạch , vững mạnh . Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , Đảng bộ và nhân dân Khánh Hoà đang nỗ lực đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội , khai thác mọi tiềm năng, tăng cường hợp tác và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước . Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế , Khánh Hoà vừa phải tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu với nước ngoài, vừa phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá , lịch sử truyền thống của các dân tộc trong tỉnh ; tất cả vì mục tiêu “ Dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng, dân chủ , văn minh ” . Nhận thức được tầm quan trọng của việc biên soạn công trình Địa chí Khánh Hoà là để góp phần giáo dục truyền thống yêu nước , phát huy truyền thống đoàn kết , truyền thống văn hoá và nhân văn , khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên quê hương Khánh Hoà , đồng thời để giới thiệu những tiềm năng to lớn của Khánh Hoà với bè bạn trong nước và quốc tế , từ năm 1990 , Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức triển khai thực hiện . Quá trình sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, dịch thuật và biên soạn gặp không ít khó khăn , nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương , của các đồng chí lão thành cách mạng, với sự nỗ lực của lãnh đạo Tỉnh uỷ , Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân , của cán bộ các ban , ngành trong tỉnh , đến nay công trình Địa chí Khánh Hoà đã hoàn thành . Công trình Địa chí Khánh Hoà thực sự là nguồn tư liệu quý có giá trị khảo cứu cho các nhà nghiên cứu , cho cán bộ và nhân dân Khánh Hoà , cho tất cả những ai yêu mến Khánh Hoà , yêu mến Xứ Trầm Hương . Có lẽ không chỉ riêng tôi cảm nhận bộ sách Địa chí Khánh Hoà là sự phản ánh một tâm nguyện và khát vọng thiết tha , chắc rằng, bất cứ ai , là người yêu thương , trân trọng , nâng niu mỗi tấc đất của quê hương , đất nước , mỗi giá trị tinh thần - đạo lý - văn hoá của tổ tiên , ông cha mình , thì khi được hiểu thêm , khám phá thêm một khía cạnh lịch sử - văn hoá - địa lý trong tiến trình hình thành và phát triển của quê hương nói riêng và xứ sở nói chung , trong lòng ắt
  12. 10 ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ hẳn dấy lên mạnh mẽ tình cảm yêu nước, niềm tự hào và khát vọng càng cháy bỏng hơn . Đó là khát vọng xây dựng, tô điểm cho Đất nước - Quê hương ngày càng giàu hơn , đẹp hơn và bền vững hơn . Viết đến đây tôi nhớ đến câu đối trong Lăng Kinh Dương Vương ở Á Lữ Luy Lâu ( Gia Lâm - Hà Nội ) : Vạn cổ giang sơn tư tụy tổ Nhất khâu phong vũ ngật hồng bi ! ( Đất nước vạn năm còn suy ngẫm về tổ tiên gốc gác của mình Một nấm mồ dù trải qua bao gió mưa vẫn sáng lên tấm bia hồng) . Tâm nguyện , khát vọng khi thực hiện công trình này là như thế , nhưng trong quá trình sưu tầm , nghiên cứu , biên soạn kéo dài nhiều năm , nguồn tư liệu thành văn còn hạn chế nên việc thực hiện công trình gặp không ít khó khăn . Do đó , Địa chỉ Khánh Hoà chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và có mặt còn hạn chế , rất mong sự cảm thông của bạn đọc và mong nhận được sự góp ý , bổ sung để lần xuất bản sau công trình sẽ hoàn chỉnh hơn . Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà , tôi chân thành cảm ơn các cơ quan , ban, ngành ở Trung ương và địa phương , các nhà khoa học, các đồng chí và các bạn đã có những đóng góp quan trọng để công trình Địa chí Khánh Hoà kịp ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm Khánh Hoà 350 năm hình thành và phát triển . NGUYỄN VĂN TỰ Uỷ viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà
  13. PHẦN THỨ NHẤT ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ
  14. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền , CHƯƠNG tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển , vùng thềm lục địa , các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa . ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Hình dạng - diện tích Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa , ba mặt là núi , phía đông giáp biển . Nếu tính theo đường chim bay , chiều dài của tỉnh theo hướng bắc nam khoảng 160km , còn VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - GIỚI HẠN theo hướng đông tây , nơi rộng nhất HÌNH DẠNG - DIỆN TÍCH khoảng 60km , nơi hẹp nhất từ 1 đến 2 km ở phía bắc , còn ở phía nam từ 10 Vị trí địa lý - giới hạn đến 15km . Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là Nam Trung Bộ của nước ta , có phần 5.197km2 ( kể cả các đảo , quần đảo ) , lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về đứng vào loại trung bình so với cả nước . phía biển Đông. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên , điểm cực liền2 . Bờ biển dài 385km , có khoảng 200 bắc : 12052 15” vĩ độ bắc . hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, hô trong quần đảo Trường Sa. điểm cực nam : 11042 50 ” vĩ độ bắc. Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận Phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk , Lâm tiện về giao thông đường bộ , đường sắt , Đồng , điểm cực tây : 108040 33 ” kinh đường biển và đường hàng không . độ đông . Thành phố Nha Trang , trung tâm hành Phía đông giáp biển Đông, điểm cực chính , kinh tế , văn hóa của tỉnh Khánh đông: 109°27′ 55 ” kinh độ đông ; tại mũi Hòa, là đô thị loại II , một trung tâm du Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện lịch lớn trong cả nước . Vạn Ninh , cũng chính là điểm cực đông Việc giao lưu kinh tế , văn hóa giữa trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội Khánh Hòa và các tỉnh trong Nam , chủ nghĩa Việt Nam . ngoài Bắc thuận lợi nhờ đường sắt 1. Nghị quyết của Quốc hội khóa VII , kỳ họp thứ tư, ngày 28-12-1982 , đã sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh . Hiện nay , Trường Sa là một huyện của tỉnh Khánh Hòa . 2. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : “ Vùng biển ấy có độ rộng bao gồm : vùng nội thủy ( từ đường bờ biển đến đường cơ sở ) , vùng lãnh hải rộng 12 hải lý ( tính từ đường cơ sở trở ra ) ; vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý (từ mép ngoài đường lãnh hải trở ra ) , vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý ( kể từ đường cơ sở trở ra )” ( một hải lý tương đương 1.852m ) . Vùng biển tỉnh Khánh Hòa là một bộ phận vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
  15. 14 ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt Trong nền cổ này có địa khối Kon Tum chiều dài của tỉnh . ngày nay là khu vực chịu ảnh hưởng Về phía tây , tỉnh Khánh Hòa tựa mạnh mẽ của chu kỳ uốn nếp Calêđôni lưng vào Tây Nguyên , là cửa ngõ thông xảy ra ở kỷ Silua , đầu Đêvôn . ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua Chu kỳ uốn nếp Calêđôni đã tạo ra quốc lộ 26 . những nếp uốn mạnh quanh khu vực Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng biển , địa khối cổ Kon Tum , hình thành đặc biệt Cam Ranh là một cảng thiên những gò núi bao quanh rìa đông nam nhiên vào loại tốt nhất trong nước và của địa khối này , tạo nên những nét địa thế giới . hình cơ bản , các dãy núi , hướng núi Về đường hàng không , thành phố chính trong tỉnh Khánh Hòa đều theo Nha Trang và vùng phụ cận có thời tiết hướng tây bắc - đông nam và tạo ra các thuận lợi để phát triển ngành hàng đèo trên trục đường quốc lộ Bắc - Nam . không , đồng thời là một trạm tiếp vận Chu kỳ uốn nếp này cũng tạo thành thuận lợi cho các đường bay trong và các phức hệ đá xâm nhập hoặc phún ngoài nước . xuất kiểu mới như : đaxit , granit , riôlit . Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có Sau chu kỳ uốn nếp Calêđôni là chu ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên kỳ uốn nếp Hecxini ở đại Cổ sinh , với sự khác như : khí hậu, đất trồng , sinh vật. xâm nhập mạnh mẽ của các phức hợp Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn đá xâm nhập , về sau đã củng cố vững có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, chắc địa hình của tỉnh Khánh Hòa . vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng đại Trung sinh , hai chu kỳ tạo núi hải quốc tế , có huyện đảo Trường Sa , là Inđôxini và Kimêri có ảnh hưởng một cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây phần đến tỉnh Khánh Hòa . Chu kỳ Nguyên thông ra biển Đông . Inđôxi được thể hiện dưới hình thức những đứt gãy nâng lên , hạ xuống kèm theo các hoạt động mắcma , phun trào riôlit , đaxit . Chu kỳ Kimêri cũng tạo LỊCH SỬ KIẾN TẠO ĐỊA CHẤT nên những pha uốn nếp nhẹ . Hai chu kỳ tạo sơn này đã góp phần tạo nên các dãy núi ở phía tây tỉnh Khánh Hòa . Cho đến Phần đất của tỉnh Khánh Hòa ngày cuối đại Trung sinh , cấu trúc địa hình cơ nay là một bộ phận thuộc rìa phía đông bản trong phần đất của tỉnh Khánh Hòa nam của khối nền cổ Kon Tum ( còn gọi ngày nay đã được hình thành . là đới Đà Lạt ), được nổi lên khỏi mặt Ở đại Tân sinh , phần đất lãnh thổ biển từ đại Cổ sinh . Khối nền cổ Kon Việt Nam , trong đó có tỉnh Khánh Hòa Tum nằm ở rìa đông nam của khối nền đã chấm dứt giai đoạn địa tào và bước cổ lớn hơn , đó là khối Inđôxini , ăn lan sang giai đoạn lục địa , chịu ảnh hưởng sang Lào và Campuchia . Vào thời tiền mạnh mẽ của quá trình ngoại lực : hạ Cambri thuộc đại Cổ sinh cách đây thấp , san bằng địa hình , bồi tụ . khoảng 570 triệu năm , khối nền cổ Vào cuối đại Tân sinh có chu kỳ tạo Inđôxini đã nhô lên khỏi mặt biển . sơn Hymalaya . Chu kỳ này tuy mạnh
  16. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ 15 nhưng chỉ ảnh hưởng nhẹ đến địa hình địa hình miền núi, bán sơn địa . Núi bao của phần đất tỉnh Khánh Hòa ngày nay , bọc 3 phía tạo thành một vòng cung lớn , vì bề mặt địa hình đã được củng cố vững lồi về phía tây , lõm về phía đông, ôm lấy chắc nhờ cấu trúc hecxini ở đại Cổ sinh . hai cánh đồng duyên hải nhỏ hẹp , núi Tuy vậy , ảnh hưởng của sóng kiến tạo non chiếm trên 70% diện tích , còn lại là đã gây ra những biến động nhất định , đồng bằng. Cao trình biến đổi mạnh từ góp phần làm cho địa hình trẻ lại . Các 100m đến 1000m , vì vậy nhiều nơi pha uốn nếp Hymalaya đã làm cho toàn không có miền trung du chuyển tiếp như bộ gờ núi Trường Sơn , trong đó có phần ở một số tỉnh miền núi tây bắc , đông bắc đất Khánh Hòa tự nâng cao đứt gãy ở Bắc Bộ . Độ cao trung bình 60m , độ nhiều nơi , sườn Đông Trường Sơn trở nghiêng chung của địa hình từ tây sang thành vách đứng về phía biển , trong khi đông. Hướng núi chính tây nam - đông đó vùng thềm lục địa tiếp cận lại bị tụt bắc và tây bắc - đông nam. xuống thấp hơn tạo thành dạng bờ biển So với một số tỉnh trong cả nước , cao với nhiều vách đứng về phía biển . Khánh Hòa có địa hình tương đối cao . Hiện tượng lún sụt cũng tạo thành các Toàn tỉnh có đến 25 đỉnh núi cao từ đường đứt gãy sâu chạy dọc bờ biển , 1.000m đến trên 2.000m . Đỉnh núi cao làm cho thềm lục địa của tỉnh Khánh nhất của tỉnh Khánh Hòa là Hòn Giao Hòa rất hẹp . Chu kỳ tạo sơn Hymalaya (2.062m ) . có nhiều chu kỳ lắng đọng trầm tích ven Địa hình được cấu tạo chủ yếu bằng bờ, tạo thành nhiều vũng , vịnh rải rác đá mắcma axit : granit , riôlit , đaxit . trong tỉnh . Từ sau vận động tạo sơn Ngoài ra , còn có các loại đá biến chất , đá Hymalaya đến nay là thời kỳ yên tĩnh , trầm tích , sa diệp thạch. ổn định của bề mặt địa hình . Tuy vậy , do Đặc điểm địa hình và tính chất đất tỉnh Khánh Hoà nằm gần khu vực ảnh đá có ảnh hưởng rõ nét đến diện mạo bề hưởng của vành đai núi lửa Thái Bình mặt địa hình của tỉnh Khánh Hòa như: Dương nên những chấn động nhẹ do núi non trùng điệp , có dạng hình khối , hoạt động núi lửa cũng có thể xảy ra ở đồ sộ , nặng nề , đỉnh cao , nhọn , sườn vùng thềm lục địa . dốc , thung lũng sâu . Do quá trình phong Lịch sử kiến tạo địa chất của vùng hóa vật lý , hóa học diễn ra trên nền đá đất đã nêu trên có liên quan đến đặc granit , riôlit ... đã tạo cho núi non điểm địa hình . Khánh Hòa những dạng địa hình độc đáo như Đá Chồng , Bàn Cờ Tiên và rất nhiều khối đá sót với nhiều hình dáng phong phú mà hình ảnh của chúng phụ ĐỊA HÌNH thuộc vào trí tưởng tượng của người quan sát , góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng . Đặc điểm chung Khánh Hòa là một tỉnh có đầy đủ các Tỉnh Khánh Hòa nằm ở đoạn cuối dạng địa hình cơ bản : vùng núi bán sơn của gờ núi nam Trường Sơn , do vậy cấu địa , đồng bằng duyên hải , biển , bờ biển trúc địa hình của tỉnh chủ yếu là dạng và các đảo , quần đảo . Đặc điểm này tạo
  17. 16 ĐỊA CHỈ KHÁNH HOÀ điều kiện cho Khánh Hòa phát triển với Đắk Lắk . Quốc lộ số 26 Ninh Hòa - kinh tế toàn diện và quan trọng nhất là Buôn Ma Thuột cắt qua vùng núi này . thế tổng hợp kinh tế biển . Dãy Vọng Phu - Tam Phong là ranh Đặc điểm địa hình cấu tạo đất đá của giới tự nhiên giữa ba tỉnh Khánh Hòa , Khánh Hòa có ảnh hưởng quan trọng Đắk Lắk và Phú Yên. đến đặc điểm về khí hậu , thủy văn , đất Dãy Vọng Phu còn là “bức tường khí trồng và lớp phủ sinh vật . hậu ” tạo nên nét riêng biệt về khí hậu thời tiết giữa Khánh Hòa , Phú Yên với Địa hình vùng núi và bán sơn địa các tỉnh phía Bắc . Trong vùng núi này - Vùng núi phía bắc - tây bắc còn có nhiều tên đèo , tên núi có ý nghĩa lịch sử hoặc gắn với các truyền thuyết Phía bắc và tây bắc tỉnh Khánh Hòa dân gian như Dốc Mỏ - đường giao liên có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu , trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp trong đó dãy Tam Phong gồm ba đỉnh và chống Mỹ ; núi Phú Như ( núi Ổ Gà ) , núi cao hợp lại là Hòn Giữ ( 1.264m ) , Hòn xưa nổi tiếng có nhiều hổ , heo rừng ; núi Ngang ( 1.128m) và Hòn Giúp ( 1.127m ) Đá Đen có sắc đá màu đen như cháy , nên còn có tên gọi là núi Ba Non . còn dấu tích thành lũy Chiêm Thành Dãy Vọng Phu là một hệ thống núi cao thời xưa , nơi đã từng diễn ra các trận trên 1.000m , cấu tạo bằng đá mắcma , có đánh của nghĩa quân Cần Vương thời nguồn gốc phún xuất . Nhìn từ xa , dãy chống Pháp ... Vọng Phu đứng sừng sững như một “bức tường thành ” đồ sộ với nhiều đỉnh cao - Vùng núi ở giữa tỉnh từ 1.000m đến trên 2.000m như : Mẫu Từ vùng thượng nguồn sông Chò , Tử ( 2.042m ) nay thuộc Đắk Lắk , Hòn sông Đa Mác thuộc phía tây nam huyện Chảo ( 1.564m ) , Đại Đa Đa ( 1.709m ) ... Ninh Hòa , có một dãy núi phát triển Hướng của dãy Vọng Phu - Tam Phong theo hướng tây bắc - đông nam ra tận là hướng tây nam - đông bắc , kéo dài bờ biển , kết thúc ở mũi Khe Gà ( Con trên 60km , phát triển ra đến bờ biển , Rùa ) . Quốc lộ 1A cắt qua núi Hòn Khô kết thúc tại mũi Nạy . Quốc lộ 1A cắt qua của dãy núi này tạo thành đèo Rù Rì đoạn cuối của dãy Vọng Phu tạo thành cao 84m . Đèo Cả , cao 333m . Một bộ phận của vùng núi này lan Trong vùng núi này còn có nhiều tỏa lên phía Bắc , có nhánh núi chạy nhánh núi phát triển theo hướng tây song song với quốc lộ 1A như Hòn Khô , bắc - đông nam , tạo thành các dãy núi Hòn Duệ Ba , Hòn Son ... Có nhánh núi thấp hoặc bị chia cắt thành cụm núi , hòn nhỏ đâm ra phía biển như Hòn Giốc núi thấp nằm xen kẽ , rải rác trong đồng Thơ , quốc lộ 1A cắt qua núi này tạo bằng, hoặc ăn lan ra biển , cắt qua quốc thành đèo Rọ Tượng . Nhiều nhánh núi lộ 1A tạo thành các đèo Cổ Mã , dốc Đá ăn lan lên phía tây , tây nam của huyện Trắng , dốc Thị … thuộc huyện Vạn Ninh . Ninh Hòa , phía bắc và tây bắc của Phần cuối về phía tây nam của dãy thành phố Nha Trang và huyện Diên Vọng Phu là vùng đồi núi thấp , thuộc Khánh . Đây là một vùng núi thấp , có độ thượng nguồn sông Cái Ninh Hòa , giáp cao dưới 1.000m , trừ một vài đỉnh cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2