intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Hai Bà Trưng trong văn hóa Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Hai Bà Trưng trong văn hóa Việt Nam" tiếp tục giới thiệu lễ hội Hai Bà và những tác phẩm thơ văn về Hai Bà Trưng. Cùng tham khảo phần 2 cuốn sách tại đây để nắm được trọn vẹn nội dung nhé các bạn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Hai Bà Trưng trong văn hóa Việt Nam: Phần 2

  1. C hương III LỄ HỘI HAI BÀ Việc tôn vinh và biết ơn Hai Bà Trưng là thường trực, sâu sắc trong lòng dân Việt Nam. Từ một nhân vật thực trong cuộc đòi, Hai Bà trở thành anh hùng dân tộc, rồi trở nên những vị thần, đúng ra là những vị thánh (Trưng Vương Nữ thánh). Các bà đưỢc thờ phụng tại các đền đài. Nhiều nơi, những hình thức tế tự cúng bái ở các đền đài miếu vũ ấy, đã trở thành những ngày lễ hội kính cẩn, thiêng liêng, rồi tấp nập sôi nổi. Có thể nói là có một dòng lễ hội Bà Trưng, trong toàn bộ hệ thông lễ hội ở Việt Nam. Và việc thờ tự cũng đáng đưỢc xem là một loại tín ngưỡng: tín ngưỡng Hai Bà. Hai Bà, rồi các tưống lĩnh (nam, nữ) của Hai Bà đểu được tôn vinh. Bản chất là ở sự tôn vinh anh hùng lịch sử, nhưng dần dà các vị được nhanh chóng trở thành các dạng nhân thần. Nơi đây là phúc thần, nơi kia là thành hoàng, và cũng có nhiều trường hỢp các bà, các vỊ được gắn vối những thần nước, thần đất, thần nông nghiệp, hoặc cùng hỢp vói khuynh hướng thò mẫu. Gọi Trưng Vương Nữ thánh hay gọi là Thánh mẫu Bà Trưng đều là nhất trí. Do vậy mà nói rằng có một dòng tín ngưỡng Hai Bà Trưng là không xa sự thực trong tâm linh của dân chúng Việt Nam. 113
  2. Các hình thức lễ hội tôn vinh Hai. Bà Trưng do đó có sự đại đồng và cũng có vài tiểu dị; có nhiều sáng kiến để biểu trưng cho tinh thần chông bọn xâm lăng, hoặc đề cao vai trò phụ nữ dân tộc, ở giai đoạn thời kỳ mẫu hệ. Có cả những hình thức gỢi nhớ đến việc cầu mưa, cầu nưởc, hoặc những việc thi tài có tính chất thượng võ, giao duyên, cả những thủ thuật khéo tay hay làm v.v... Rồi với thòi gian và không gian rộng rãi, dài lâu, nhiều lốp văn hoá lại đưỢc chồng chất thêm lên, cho các lễ hội thêm phong phú mà đa dạng. Lẽ ra, chúng ta có thể sưu tầm các dạng lễ hội vê Hai Bà như vậy. Mỗi nơi đều có những đặc điểm riêng. Chẳng hạn như có câu ca dao; Chu Phan có hội bó mo, Tráng Việt có hội đi mò ban đêm v.v..." (nhiều nữa) đều gắn với các nữ tướng của Hai Bà, mà giải thích cho ra gốc gác không phải là điều đơn giản. Chúng tôi xin chọn một hướng giải quyết khác, nhằm giới thiệu một vài lễ hội tiêu biểu, đồng thời giới thiệu thêm các đền miếu thờ Hai Bà và các tướng lĩnh. Như vậy là có thể nhận đưỢc rõ hơn về văn hoá tín ngưỡng Bà Trưng. Đồng thời, chúng tôi cũng chú ý đến cả những tục lệ quen thuộc ở một vài nơi, cho sự tiếp cận đưỢc thêm toàn vẹn. Những lễ hội và những đền miếu, tập tục được kể dưới đây, chúng tôi đều đã có dịp chứng kiến qua điều tra thực địa, song để cho chắc chắn, chúng tôi xin đưỢc trích theo một sô sách vở đã đưỢc công bô, chủ yếu là dựa vào mấy cuốn của nhà xuâd bản Thanh Niên: 114
  3. - Thành hoàng làng Việt Nam. H. 2002 - Đền miếu Việt Nam. H. 2000 - Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam. H.2001 Những bài viết trong các sách trên do nhiều người biên soạn dưới sự chỉ đạo của giáo sư chủ biên Vũ Ngọc Khánh (cả ba tập). HỘI HÁT MÒN Đền Hát Môn ỏ ngay cửa sông Hát cũ, nay là sông Đáy, thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ. Từ cây sô" 26 trên đường Hà Nội - Sơn Tây rẽ theo đê sông Đáy vào 7 km là tới. Đây là nơi Hai Bà lập đàn thề khởi nghĩa. Lời hịch truyền sang sảng vang trên sông nước, ba quân cờ xí rỢp trời, đằng đằng dũng khí, đồn trại kéo dài trên bãi cát "Trường Sa Châu". Năm 43, khi tuẫn tiết Hai Bà cũng lại gửi mình trên dòng sông quê hương này. Đền Hát Môn trưốc vô"n chỉ là một am thờ nhỏ cuô"i thế kỷ 10 đầu thế kỷ 11 mới xây dựng to thêm. Tại đền có tấm bia đá đặt trên lưng rùa đá, ghi lại công tích của Hai Bà, dựng từ thời Vĩnh Tộ (1617 - 1628). Những ngày lễ, hôi tại đền Hát Môn: Dân xã Hát Môn không chỉ làm lễ kỷ niệm một ngày mồng 8 tháng 3 ngày Hai Bà mất mà kỷ niệm một năm tới 3 lần, theo ba sự kiện quân sự của Hai Bà ở vùng này. 115
  4. Ngày mồng 8 tháng 3; là ngày Hai Bà tuẫn tiết, dân làng làm giỗ Hai Bà đồng thòi kỷ niệm ngày Hai Bà ra quân trận cuôd cùng. Dân làng có tục lệ làm "bánh trôi" dâng lên Hai Bà, xuất phát từ một chuyện giản đơn mà cảm động: có một bà hàng bánh trôi nhà nghèo, ở làng Hát Môn, không còn nhớ đưỢc tên, khi Hai Bà sắp xuất quán ra cự địch, đã đem những đĩa bánh trôi mối làm xong dâng lên để tỏ lòng thành kính, Hai Bà Trưng đã vui vẻ nhận và ăn một cách ngon lành trước lúc xung trận. Theo dân làng Hát Môn, sự tích bánh trôi của Việt Nam khác hoàn toàn sự tích bánh trôi của người Tàu để kỷ niệm Giới Tử Thôi trong ngày Hàn thực (3 tháng 3). Bánh trôi Việt Nam dựa theo truyền thuyết trăm trứng nở ra trăm con của bà Âu Cơ. Bắt nguồn từ tích này mà dân làng Hát Môn nặn bánh trôi theo hình quả trứng. Để dâng Hai Bà, bánh đưỢc nặn đúng 100 viện rất nhỏ và sau khi tế thần xong, dân làng đem 49 viên đặt vào lòng một bông hoa sen thả ra sông Hát để trôi ra biển, mọi người đứng trầm ngâm suy tưởng, nhìn bông hoa sen chứa bánh trôi, trôi đi mà nhớ đến Hai Bà (có lẽ từ bánh trôi do đây mà có). Trước cửa đền Hai Bà, dưới gốc một cây đa còn miếu thờ bà hàng bánh trôi, dân làng cũng không quên đèn nhang đặt lễ cúng vào dịp này. ở Việt Nam ta, nhiều nơi có tục ăn tết mồng 3 tháng 3, nhà nào cũng làm bánh trôi. Thực ra người ta làm bánh trôi ăn từ giữa tháng hai. 116
  5. Đặc biệt dân làng Hát Môn không làm và không ăn bánh trôi trước ngày mồng 8 tháng 3. Phải chò đến ngày giỗ Hai Bà, trong khi ở đền dâng cùng, tại các gia đình cũng làm bánh trôi lễ tổ tiên, và chỉ sau khi cúng lễ rồi người ta mới ăn bánh trôi. Bánh trôi đôl với dân làng Hát Môn có nghĩa thiêng liêng như vậy, nên dù người làng có đi đâu đưỢc mời ăn bánh trôi trước ngày mồng 8 tháng 3, người ta cũng không ăn. Bánh trôi còn là biểu tưỢng cho lòng thành kính, lòng chung thuỷ của nhân dân đối với những anh hùng cứu quôc mà tiêu biêu là cử chỉ cao đẹp, bình dị của bà cụ nhà nghèo bán bánh trôi, không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của người dân Hát Môn. Dưối đây, sẽ ghi thêm một bài khảo tả của Thạc sĩ Phạm Lan Oanh trong sách Làng Văn hoá (đã dẫn). Ngày mồng 4 tháng chín: Theo truyền thuyết và thần tích thì ngày mồng 4 tháng chín âm lịch (năm 39 công lịch) là ngày mà Hai Bà Trưng cho mổ bò khao quân rút ỏ Tây Hồ về, và khích lệ 7 vạn tân binh do bà Man Thiện (Mẹ của Trưng Trắc, Trưng Nhị) mới tuyển mộ. Dân làng kéo cò đại, giết trâu, bò, dê, lợn để tế Hai Bà. Trong hội có lễ trình diện con trâu do các quan viên chức sắc nhọn mua để tế Hai Bà. Con trâu này đòi hỏi phải béo tô"t và còn có tướng quý (tướng trâu) tức là phải: lưng cầu, đầu quạ, da bình vôi, mắt ốc nhồi. Nếu được đầy đủ các đặc điểm ấy, dân làng sẽ làm ăn phát 117
  6. đạt. Con trâu đưọc uô"ng rượu sau đó mới bị chọc tiết, thui vàng và khiêng vào trước sân đền để làm lễ tế. Ngày 24 tháng chạp: Đây là ngày hội long trọng nhất trong năm của dân xã Hát Môn. Hàng nghìn trai gái trong làng đưỢc huy động để lập thành đạo tiền binh, hậu binh, tổ chức rưốc thần. Tám cô trinh nữ, nhan sắc nhất, đưỢc lựa chọn, để theo sau hầu kiệu Hai Bà. Đám rước có người đóng vai quân lính, cò, quạt, chiêng trống và những người đóng vai tưống mang gườm phù giá. Hàng lối, đi đứng diễu hành ra sao, đã đưỢc tập dượt hàng tuần trưốc. Nửa đêm hôm 24 tháng chạp, nghe tiếng trống làng, thanh niên nam nữ tập hỢp thành từng đội, rưôc tượng thần ra bờ sông làm lễ mộc dục (Lễ tắm tượng) sau đó lại rước tưỢng thần về đền. Đêm mùa đông giá lạnh, đám rước rầm rộ tiến đi giữa tiếng đàn nhạc, trong ánh đèn, đuốc tưng bừng và nỗi lòng hân hoan của dân làng. Lòng người ấm lên, át cả sương gió lạnh lùng. HỘI ĐỀN HẠ LÔI Theo truyền thuyết kể lại, Hạ Lôi là quê cha của Hai Bà, nay thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội), hồi đó là vùng đất bãi trồng dâu nuôi tằm. Đền Hạ Lôi ở gần sông Hồng, cách đền Chèm 9 km về phía tây. Đây cũng là nơi đóng đô sau khi Hai Bà giành được quyền độc lập tự chủ cho đất nước. 118
  7. Hội đền Hạ Lôi mở ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, trong ngày hội có nhiều trò vui cổ truyền như đánh cờ, đánh đu v.v... nhưng quan trọng hơn cả là Rước tập trận từ đền ra bò sông. Để cử hành rước tập trận, dán làng kén 150 thanh niên và 150 thiếu nữ đóng làm quân Hai Bà Trưng. Nam thì có dải đen, quần trắng, thắt lưng ra ngoài áo dài, buộc múi sang bên sườn, nữ thì áo dài tứ thân màu nâu, xôhg (váy) màu đen, hai vạt thắt ra đằng sau. Những người này đưỢc tập luyện trưốc, theo hiệu lệnh của người chỉ huy cho thành thạo. Đám rước bắt đầu từ đền, đi vòng dưới chân đê sông Hồng - tránh không đi trên đê vì mặt đê cao hơn mặt đền, sỢ mất sự tôn kính - nghỉ ở bò sông rồi rước kiệu xuôhg sông lấy nước, rồi lại quay về đền. Cũng như nhiều đám rước thần khác, có cờ, quạt, chiêng, trống, đàn nhạc và nhân dân đi theo rất đông vui tấp nập. Đặc biệt ở đây khi rước, đội quân nam nữ còn hát một khúc hát nói là lưu truyền từ đời Hai Bà đặt ra để cổ vũ quân lính. Bên nữ hát: Ta lên núi Ta lên núi Đuổi đàn hươu Đuổi đàn hươu Chị em ta nào quản sớm chiều 119
  8. Bên nam hát: Ta lên núi Ta lên núi Đuổi đàn nai Đuổi đàn nai Anh em ta khó nhọc bao nài Tất cả đồng ca: Nỗi niềm tăm sự than thỏ cùng ai? Đ oái trông phương Đông: nước rộng mênh mông Đ oái trông phương Tây: đá trắng gồ ghề Đ oái trông phương Nam: Mây che đầu ngàn Đ oái trông phương B ắc: núi cao ngất LÀNG ĐỐNG NHÂN VÀ LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG Tết đến, xuân về, ra Giêng tháng rộng ngày dài, già trẻ gái trai trảy hội du xuân. Theo dòng người dập dìu đi hội, chúng ta đến vối đền Hai Bà ở phường Đồng Nhân - một trong số 25 phường của quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng sau khi trầm mình trên dòng Hát Giang đã hoá thành tượng đá, ngồi xổm trên dòng nước, thường phát ra khí sáng, trôi mãi đến mặt sông Đồng Nhân châu, nhưng đêm nào cũng phát sáng làm cho dân sở tại kinh dị và 120
  9. thuyền bè không dám đến gần. Một đêm, thuyền phường chài đậu bên sông, văng vẳng nghe tiếng kêu "Thuyên bay ô uế lắm, nên lui xuống hạ lưu". Vua Lý Anh Tông biết chuyện, sai người ra đón rưốc nhưng không đưỢc. Dân làng Đồng Nhân châu (Bãi Đồng Nhân) bèn lấy vải đỏ, làm lễ đón được Hai Bà vào. TưỢng Hai Bà bằng đá, cao lốn và nặng, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay giơ cao lên tròi, một chân quỳ, một chân ngả. Nhà vua truyền chỉ cho dân làng dựng đền thò cốt tượng Hai Bà ở bên bò sông vào năm Đại Định thứ ba (1142), lại phát cho hai đôi ngà để trang trí hai pho tượng voi thò. Trải qua các triều đại, nhị vỊ anh thư khai quốc đã đưỢc phong tặng nhiều tưốc hiệu, mỹ tự ghi nhận công lao của Hai Bà vối dân, vối nước, đó là: "Trinh linh nhị phu nhân" {Trinh là trinh tiết, chỉ đức sinh thì của hai Ngài; Linh là linh thiêng, chỉ oai linh sau khi hai Ngài mất) do vua Lý Anh Tông (1138-1175) phong tặng. Năm Trưng Hưng thứ tư (1288) được phong "C hếthắng nhị Trưng phu nhân" {C hế thắng là quyết lấy được. Ý khen hai Ngài đánh đưỢc Tô Định). Năm Hưng Long thứ 21 (1313) bà Trưng Trắc được gia phong mỹ tự là "Thuần trinh" (Thuần nhất và Trinh chính là đức tô't đàn bà. Ý phong khen Ngài có nghĩa đối vối chồng), bà Trưng Nhị đưỢc gia phong mỹ tự là "Hựu thuận" {Hựu là giúp, Thuận là không trái đạo. Ý khen bà Trưng Nhị giúp chị là thuận đạo). Sang triều Trần, lại được gia phong mỹ tự là "Hiển liệt c h ế thắng thuần hảo thuận'. 121
  10. Năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), thời nhà Lê, hai Ngài được sắc "Quảng giáo viên minh linh thạch Trưng Vượt Phật", nghĩa là Phật Trưng Vương đá thiêng, giáo lý rộng lớn, viên mãn và ngời sáng. Đời Chính Hoà (Lê Hy Tông 1675 - 1705) có sắc phong: "Lĩnh Nam liệt khái, thạch hoá chân dung" (Đấng nghĩa liệt khẳng khái đất Lĩnh Nam, dung mạo kết tinh thành đá). Tưốc hiệu Phật của Hai Bà còn được ghi lại trong sắc phong năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710). Đến thời Quang Trung, nhà vua không giữ danh hiệu Phật mà gọi là "Trưng Thánh Vương" (Vua Thánh họ Trưng) đồng thời dùng những câu ca ngỢi rất đẹp: "Quế Giao p h ỉ chấn anh thanh, thập hát th ế tầng quang ư p h ả điệp. Mai Lĩnh mậu chương tuấn tích, lục thập thành kỷ phục ư Phong Đô. Trạc dương lưu vạn cổ thần quan, hồi c ố thọ thiên thu quốc mạch". Tạm dịch: Miền Quế Giao vang dậy tiếng anh linh. Mười tám đời Hùng Vương rỡ ràng sử sách; đất Mai Lĩnh ngời sáng công tuấn kiệt. Sáu mươi thành Phong đô trả lại non sông. Ánh thần bàng bạc chiếu sáng ngàn đời. Vận nưốc tài bồi, vững bền muôn thuỏ. Vào năm Gia Long thứ 18 (1819), khi bãi sông lở, nhà vua cho lấy sở tập võ cũ tức là chỗ võ miếu thuộc thôn Hương Viên (nay là phố Đồng Nhân) làm nền đền gọi là Trưng Thánh Vương điện. Đền Hai Bà toạ lạc trên khoảnh đất rộng 6 mẫu. Trưốc đền là hồ bán 122
  11. nguyệt rồi đến sân đền thoáng rộng có những cây đa cô thụ xum xuê. Tấm bia đá Trưng Vương sự tích bia ký do tiến sỹ Vũ Tông Phan soạn năm 1840 đặt tại đây. Nghi môn là hàng cột xây cao có các câu đối đắp xung quanh. Đền rộng bảy gian, trong gian tiền tế có một khánh đồng thau, hai thốt voi đen bề thế và tấm bia đá do ông Dương Duy Thanh soạn năm 1848, nội dung cũng như tấm bia đá của tiến sỹ Vũ Tông Phan soạn. Văn bia có đoạn: "... Nưốc Đại Nam ta, từ đòi Hồng Bàng đến đòi Lê, trong khoảng trên dưới mấy nghìn năm, lần lượt có những vị anh hùng xuất hiện giành giữ bò cõi, còn dựng thành chính thông, là bô"n họ Đinh, Lý, Trần, Lê. Than ôi! Đấng trượng phu đúng phải như thế. Còn trong nữ giới, xứng đáng là trưỢng phu, chỉ có Hai Bà Trưng (...). Hai Bà, Chị vì chồng, Em vì chị, vung tay, thét một tiếng mà tên Thái thú bạo tàn thua chạy. Chỉ trong mấy ngày đã lấy được hơn năm mươi thành trì. Uy danh lừng khắp Lĩnh Nam, tiếng tăm khiếp cả Hoa Hạ. Mưu trí như Phục Ba (Mã Viện) mà bị thua trận. Thanh thế quân ta đã làm cho nhà Hán phải mất ăn mất ngủ mấy năm (...). Qua các đời đến bản triều, Hai Bà được ghi trong tự điển và lập miếu riêng thờ phụng ở khắp mọi nơi, ấy là do uy thanh của Hai Bà còn lưu truyền lại vậy...". Gian hậu cung là nơi thờ cúng Hai Bà. TưỢng Hai Bà mặc áo lụa vàng và đỏ, ngồi trên ngai cao, hai tay chỉ lên trời. Hai bên ngai là bộ nữ tướng gồm 12 vỊ hộ vệ. Trong đền Hai Bà có nhiều câu đối hay được lưu giữ như; 123
  12. N hân miếu, tôn tượng túc thanh ca, hào k h í như sinh, B ắc c ố mục trung vô Hán quốc. Hán thuỷ môn, nộ đào thời chấn đãng anh phong bất tử, N am âm sử thượng hữu B à Vương. (Khuyết danh) Tạm dịch: Miếu Đồng Nhân, tượng báu trang nghiêm, hào khí như còn, ngoảnh ngó Bắc phương không nước Hán. Cửa sông Hát sóng hòn sôi sục, anh phong không dứt, tiếng vang Nam sử có vua Bà. Hoặc đôi câu đốì: K hả liên Hán đ ế xương Quang Vũ Bất đ ể quần thoa khởi nghĩa binh (Khuyết danh) Tạm dịch: Khá thương vua Hán phô văn m ẽ Khôn đọ quần thoa dấy nghĩa binh. Bên trái đền là chùa Hai Bà, có tên chữ là Viên Minh thiền tự (tên chùa lấy theo pháp hiệu của Hai Bà). Chùa chia thành hai phần. Cửa chính chùa thường ngày đóng chặt, chỉ khi có lễ hội mới đưỢc mở. Người ta thường sử dụng cửa bên phải chùa để đi vào vì lôl này thuận tiện cho cả khi đi vào đền lẫn vào chùa do kết cấu của đền và chùa gắn bó mật thiết với 124
  13. nhau. Cũng giông như đền Hai Bà, chùa Hai Bà làm theo kiểu Nội cộng ngoại quốc. Nghĩa là dãy nhà chung quanh chạy hình vuông chữ quốc bao bọc lấy hậu cung kiểu chữ công. Toà bái đường rộng bảy gian, là nơi đặt khánh đồng, bia đá chép lại việc trùng tu chùa qua các thòi kỳ khác nhau (Viên Minh thiên tự kỷ niệm bi chí). Chùa còn giữ đưỢc nhiều câu đôl, hoành phi, sơn son thếp vàng hoặc khảm xà cừ, có nội dung ca ngợi công đức hai bà. Chùa thờ Phật, Mẫu, quan hoàng mười, chư vỊ thánh tăng, chầu thủ đền... Chùa Viên Minh linh thiêng có tiếng ở đất Hà Thành, phải chăng nhò bên cạnh vẻ lộng lẫy của ngôi chùa còn có sự linh thiêng và phong phú của chư vị thần linh ngự trong đó để phù trì cho những nhu cầu khác nhau của thập phương bá tánh, đất Kinh kỳ? Điểu này là do bản thân mỗi tín chủ trả lời bằng trải nghiệm của chính họ. Bên phải đền có đình thò 3 thành hoàng làng là Cao Sơn đại vương, Đô Hồ đại vương và Quôh Vương Thiên Tử. Trong làng Đồng Nhân từ xa xưa đến nay, lễ hội làng đồng nghĩa với lễ hộ đền Hai Bà, được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 8 tháng 2 âm lịch hàng năm, với ngày chính hội mồng 6. Ngay từ sáng mồng 4, dân làng Đồng Nhân đã đến bắt đầu tế lễ gọi là tế nhập tịch, làm lễ mở cửa đền đón khách địa phương và thập phương về trảy hội, chiêm bái công đức Hai Bà. 125
  14. Sáng mồng 5, cửa đền mở sớm, cò quạt được chăng ra, kiệu đưỢc trồng trước sân đền. Cuộc rước nước long trọng bắt đầu. Long đình (kiệu) Hai Bà đưỢc rước ra sông Hồng lấy nưốc, cò lọng rực rỡ, đồ tế khí, đàn hát âm tấu nhạc vang lừng. Hai ông voi sơn đen to lớn, uy nghi trên bánh xe gỗ, được kéo đi dẹp đường. Đoàn rước diễu qua các phô", đến miếu Hai Bà ở phường Bạch Đằng - chỗ làng Đồng Nhân gô"c - thì dừng kiệu. Đôi choé thò đưỢc đưa xuông thuyền, bơi ra sông lấy nước giữa dòng tinh khiết, lọc qua vuông vải đỏ rồi lâ'y về làm lễ tại miếu. Xưa kia, khi thuyền chở đôi choé nước của làng Đồng Nhân bơi ra giữa dòng thì hội cùng thuyền của làng Phụng Công kết nghĩa anh em từ bên kia sông cùng sang lâ"y nước giúp và dự hội chung vui. Sau đó, khoảng 3 giờ chiều, đôi choé đưỢc đoàn long trọng rưốc về đền Hai Bà trong cờ lọng, đàn bát âm vang lừng, trong hương khói nghi ngút của các ban thờ vọng trên đường đoàn rước nước, diễu qua. Nước ở đôi choé thiêng này dùng làm lễ mộc dục và sẽ dâng cúng chiêu tịch quanh năm. Lễ mộc dục tiến hành vào lúc sẩm tối. Nước từ choé đã lọc bụi trần qua vuông vải điều, đem nấu với bát vị hương (tám vỊ thảo dược có hương thơm). Công việc này do một vãi già trong chùa đảm nhiệm. Lễ mộc dục Hai Bà đưỢc hai hoặc ba người phụ nữ đứng tuổi, gia đình đề huề, không bụi bặm tang chế gì trực tiếp làm dưới sự điều hành của nhà sư trụ trì chùa Viên Minh. Đồ đựng (chậu, khay, cốc, chén, bát) và đồ phục 126
  15. vụ lễ mộc dục bao giờ cũng phải mới tinh khiết. Hai Bà được thay áo mới màu vàng - áo nhà vua - và đưỢc dâng trà, rưỢu cúng, nến đại, hương thơm, hoa tươi, bánh dày (đỏ)... Cùng lúc đó, đoàn cúng mộc dục do một vị thượng toạ mặc áo cà sa vàng, cùng bôn thày cúng phụ giúp bắt đầu tiến vào nhà tổ làm lễ xin phép tổ chùa, rồi đi qua dãy hành lang, tiến vào gian chính của đền. Lễ cúng mộc dục bắt đầu bằng động tác mở cửa hậu cung. Thượng toạ và 4 thày cúng "cúng lục cúng", báo cáo lên hai Ngài tên vỊ chủ tế năm nay rồi tuyên sớ. Sớ này được trao cho chủ tế để đọc chúc ngày mai, chính hội. Lễ mộc dục kết thúc, cũng là lúc nhân dân được vào tận hậu cung lễ bái Hai Bà, chính thức từ lúc này đưỢc coi là mở đầu cho lễ,hội năm mới. Sáng mồng 6, từ tinh mơ, hai ông voi được đưa ra trước sân đền, kiệu được trồng giữa sân, trước kiệu là hai giá thờ đôi choé nước. Một choé phủ vuông vải đỏ, một chéo phủ vuông vải vàng đính kim tuyến lóng lánh. Hai bên là đồ tế khí sơn son thếp vàng cùng lọng vàng, lọng đỏ, tán tía, tán vàng, cờ ngũ hành lộng lẫy. Lá cờ đại treo trước nghi môn bay phấp phới, trông múa sư tử thì thùng, chiêng trống nổi ran như lòi hiệu triệu muôn dân về dự hội. Lễ tế tưởng niệm công đức Hai Bà xưa kia do ban tư văn soạn ra và tiến hành theo cổ lệ. Ngày nay, lễ dâng hương tưởng niệm Hai Bà do chính quỳên quận và thành phố, hoặc Trung ương tiến hành. Tiếp sau lễ dâng hương là đoàn rước cỗ ông Chủ và 4 xã anh em 127
  16. tiến vào chính điện, c ỗ ông Chủ (tức cỗ riêng của ông Chủ tế dâng lên Hai Bà) gồm một mâm xôi trắng, một Iđn (thủ ngậm đuôi) và mâm hoa quả, rưỢu... Vối tư cách chủ tế, ông vinh dự là người đầu tiên trong ngày chính hội đưỢc dâng phẩm vật lên Hai Bà. Cỗ bốn xã anh em đóng góp dâng lên Hai Bà gồm 2 mâm xôi trắng, 2 lợn, trà rưỢu, hoa quả... Đoàn dẫn lễ vào hậu cung trong tiếng sênh phách rộn ràng của 2 phụ nữ trung niên và dàn hát âm. Đặc sắc nhất trong phần tế là tế hội đồng bốh xã anh em. Sau khi lễ vật đưỢc đưa vào hậu cung, đội tế đứng sắp 2 hàng, mỗi hàng 6 người dọc theo chính điện. Đại diện 4 xã anh em đứng hàng giữa, mặt quay vào chính điện. Chủ tế đứng chếch phía trái, trên đại diện 4 xã hai, ba bưốc chân. Hai bên tả hữu có Đông xướng và Tây xướng. Hai ông hầu tế. Tổng cộng cả thảy 21 người. Chủ tế mặc áo thụng gấm đỏ, ban tế mặc áo thụng gấm xanh. Trình tự lễ tế hội đồng bô"n xã diễn ra như sau: Hiến đăng: đoàn tế theo hai hướng tiến vào hậu cung, dẫn đầu là ông cầm cờ, tiếp sau là ông cầm trống khẩu (hai trông khẩu vừa đi vừa gõ đôi điều), ông cầm giá nến (đăng), và những người còn lại tiếp sau thành kính chắp tay trước ngựa, ông chủ tế và đại diện bốn xã đi theo hàng bên tả tiến vào hậu cung. Trong lúc đoàn tế vào hậu cung, ở ngoài điện, 2 người đánh sênh tiến ra múa trước hương án trong tiếng nhạc của dàn bát âm. Đoàn tế trở ra đi theo vòng tròn để về vị trí ban đầu. 128
  17. Hiến trà: đoàn tế theo hai hướng tả hữu tiến vào hậu cung, đi đầu là ông cầm cò, tiếp sau là ông cầm trông khẩu, ông bê khay đăng, ông bê khay trà, hai ông theo sau chắp tay lên ngực. Chủ tế và đại diện bốn xã anh em đứng chò ở ngoài. Đọc chúc: đọc chúc (văn tế) do ông bồi tế đọc, ông chủ tế chấp lễ, vái (bái) Hiến tửu: trình tự như hiến trà Hiến quả: trình tự như hiến tửu Kết thúc lễ tế bằng tam vái Sở dĩ có tế hội đồng là do bô'n làng cùng chung thò Hai Bà kết nghĩa anh em và cứ đến hội của bốn làng thì đểu tiến hành lễ tế này. Mồng 6 tháng giêng, tế hội đồng tại Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) nơi quê hương Hai Bà, do Hạ Lôi làm chủ tế, ba làng là khách. Mồng 6 tháng hai, tế hội đồng ở Đồng Nhân (phường Đồng Nhân, quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội), nơi đón được linh tượng của Hai Bà, do Đồng Nhân làm chủ tế. Ngày mồng 6 tháng ba, tế hội đồng ở Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), nơi Hai Bà tự nghĩa tế cờ, truyền hịch, làm chủ tế. Ngày mồng 9 tháng tư, tế hội đồng ở Phụng Công (xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên), nơi Hai Bà đón quân làm chủ tế. Như vậy, lần lượt, vừa là chủ, vừa là khách, bốh xã anh em thay nhau ân cần tiếp đón và đưỢc ân cần tiếp đãi lại. Trưốc kia, đường sá xa xôi, hai làng ở bên này sông, hai làng 129
  18. ở bên kia sông Hồng, họ đến với nhau phải mất một ngày đường. Ngay cả đồ cúng dâng Hai Bà cũng phải chuẩn bị từ địa phương mình rồi mới mang đến, rất cầu kỳ vất vả, nhưng cũng không ngăn đưỢc tình bằng hữu giữa bô"n địa phương. Tục kết chạ này là nét đẹp lâu đời, minh chứng cho tấm lòng của người dân đối với Hai Bà. Bôn làng kết nghĩa anh em và Hạ Lôi là làng anh cả, là làng khởi đầu cho một năm thập phương tế lễ để tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ công đức Hai Bà. Sau lễ tế hội đồng là lễ tế của từng làng. Thay phiên nhau, các làng trong hội đồng lần lượt được tế trửớc. Từng làng trong hội đồng tế xong mới đến đội tế của thập phương. Xưa kia, vào chính hội, ngày mồng 6, sau khi phần tế kết thúc là đến nghi thức múa đèn theo nhịp trống con đĩ đánh bồng. Đội múa kèn có 10 hoặc 12 người là nữ giới, mặt hoa da phấn, tôb nết đẹp người được tuyển chọn trong làng. Những nữ vũ công này mặc áo dài đen, quần hồng, thắt lưng lụa điều buộc múi cạnh sườn. Đèn là một ngọn nến thắp sáng trong lòng chiến đài gỗ có dán giấy màu xung quanh. Mỗi người cầm hai đài (đèn) xếp hàng đôi trưốc hương án. Theo nhịp trông cơm bập bùng, đội múa đèn uyển chuyển vừa đi vừa múa, chuyến động qua lại, đan xen, uô"n lượn. Ánh đèn sáng lung linh theo vòng tay đưa lúc lên cao, lúc xuông thấp trông thật ngoạn mục. Con đĩ đánh bồng là một người nam giả nữ. Nhân vật mặc áo the, quần trắng, khăn lượt, thắt lưng xanh 130
  19. bỏ múi cạnh sườn. Ngang lưng đeo chiếc trống cơm được buộc choàng qua vai bằng sỢi dây màu ngũ sắc. Sau lưng thường giắt 2 hoặc 4 lá cò đuôi nheo. Môi son má phấn, con đĩ vừa đi vừa múa uốn éo, luôn dẫn đầu đoàn và tay vỗ trông làm hiệu cho cả đội múa đèn. Bên cạnh đền, trước kia là những thửa ruộng, vào ngày hội thường có các ban cờ bỏi để nhân dân đến đánh cờ, so tài góp vui cho hội thêm xôm trò. Ngày nay, những hoạt động hội diễn ra ngoài sân đền có nhiều thay đổi. Thửa ruộng có bàn cờ bỏi xưa kia không còn. Thay vào đó là sân khấu ngoài trời, nơi biểu diễn của đoàn cải lương, nơi diễn ca nhạc và hát chèo. Dưới gốc si già, túm năm tụm ba là đám chọi chim hoạ mi, dưới gốc cây đa toả bóng là đám chọi gà. Góc kia là những cụ già hoặc trurig niên chơi cờ thế. Xúm xụm vài em bé vây quanh bác nặn tò he... Sân chơi đu quay, nhà bóng cũng đưỢc uỷ ban nhân dân phường và quận cho dựng lên phục vụ lễ hội... Ngày mồng 7 tại đền, chùa, đình, miếu mở cửa từ sáng đón khách thập phương về chiêm bái. Chiều rã đám, chủ tế lễ tạ, kết thúc phần hội. Ngày mồng 8 là ngày nhà chùa đứng ra làm lễ cúng Đàn Bá (bố) Thí Mông Sơn tại đền Hai Bà. Đồ cúng do nhà chùa đảm nhiệm. Lễ vật gồm: một mâm xôi trắng, một lợn (đầu ngậm đuôi), một gà, 2 mâm bánh dày đỏ, 2 bát cơm đầy có cắm đôi đũa vót bùi nhùi, 4 mâm cỗ chay, rưỢu, hoa, nến đại, hương, tiền vàng, quần áo chúng sinh, bài vỊ giâ'y xanh đỏ vàng 131
  20. trắng. Bô"n mâm hộc thực gồm; Tiền (âm phủ, dương phủ) bỏng, chè kho, bánh đa, oản, khoai, sắn, lạc, cháo, hoa quả, ốc, hến, chim, lươn v.v... Sau khi đàn thí chuẩn bị hoàn tất, vị 'thượng toạ (mặc áo cà sa, đóng vai Phật) và bôn thày cúng phụ giúp xuống nhà tổ làm lễ xin phép tổ chùa rồi lên thẳng gian chính điện làm lễ (còn gọi là ngồi hành khoa). Kết thúc lễ cúng ở gian chính điện, thượng toạ và các thày cúng đi nhiễu ba vòng quanh gian chính điện (đàn), miệng niệm chú trong tiếng đệm của trống, phèng, cảnh, tiu, thanh la, não bạt, chuông, mõ. Thượng toạ đọc bô" cáo, báo thập loại chúng sinh cô hồn về nhận lễ vật bô" thí của nhà chùa, nhà đền và nhân dân sở tại. Bô" cáo màu vàng đưỢc hoá ngay, sau khi thượng toạ đọc xong. Tiếp đó thượng toạ đăng đàn {hành đàn), tức là ngồi trên một chiếc ghê" bắc cao, mặt hướng về hậu cung. Lễ cúng cô hồn thập loại chúng sinh bắt đầu. Lễ cúng kết thúc sau khoảng 2 giò đồng hồ và cỗ chay đưỢc nhà sư, vỊ chủ tế, thượng toạ, các thày cúng cùng quan khách, những người phục vụ thụ lộc. Đồ cúng đưỢc đem ra ngoài sân đền, thí thực cho khách hành hương. Tiền vàng, quần áo chúng sinh, bài vị được hoá đi, ô"c hến đem phóng sinh... vối ước vọng gửi đến cõi bên kia lời ưốc mong độ trì cho hạnh phúc dương gian ngày càng dài lâu, như ý sở cầu, như tầm sỏ nguyện. Theo tục lệ thò phụng Hai Bà ở đền Hát Môn thường kiêng màu đỏ (màu máu - vì quan niệm hai Bà chết trận). Vào dịp lễ hội, người ta không dùng 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2