intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953-2018): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953-2018)" nhằm tổng kết quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong cuộc đấu tranh đầy cam go, quyết liệt của lực lượng Công an Thành phố; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng; làm tài liệu tuyên truyền và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần rèn luyện, bồi dưỡng ý chí cách mạng tiến công, tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953-2018): Phần 1

  1. CÔNG AN TỈNH THÁI NGUYÊN CÔNG AN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LỊCH SỬ CÔNG AN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (1953 - 2018) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2020
  2. 03 - 13 MÃ SỐ: ĐHTN - 2020 2
  3. Chỉ đạo nội dung: ĐẢNG ỦY, CHỈ HUY CÔNG AN THÀNH PHỐ Trưởng ban chỉ đạo: Đại tá PHẠM THANH HẢI Uỷ viên Ban Thƣờng vụ Thành uỷ, Bí thƣ Đảng uỷ, Trƣởng Công an thành phố Thái Nguyên Chỉ đạo biên soạn: Thƣợng tá LÊ VIẾT THẮNG Phó Bí thƣ Đảng uỷ, Phó trƣởng Công an thành phố Thái Nguyên Thiếu tá NGÔ THANH TÚ Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Đội trƣởng Đội Chính trị - Hậu cần Biên soạn: Thƣợng tá NGÔ MINH THƢỜNG (Chủ biên) Nguyên Chuyên viên Công an tỉnh Thái Nguyên Thƣợng úy ĐỖ ANH TRUNG Cán bộ Đội Chính trị - Hậu cần Tham gia tư liệu: Thiếu tá TRƢƠNG HÙNG TUYẾN Phó Đội trƣởng Đội Tổng hợp Thiếu tá NGUYỄN THỊ LAN ANH Cán bộ Đội Tổng hợp Trung uý LÊ THỊ THU HUYỀN Cán bộ Đội Chính trị - Hậu cần 3
  4. 4
  5. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 5
  6. 6
  7. TƢ CÁCH NGƢỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ: Đối với tự mình, phải CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH. Đối với đồng sự, phải THÂN ÁI, GIÖP ĐỠ. Đối với Chính phủ, phải TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH. Đối với nhân dân, phải KÍNH TRỌNG, LỄ PHÉP. Đối với công việc, phải TẬN TUỲ. Đối với địch, phải CƢƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO. (Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công an Khu 12, ngày 11/3/1948) 7
  8. 8
  9. LỜI GIỚI THIỆU Ra đời trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, trải qua hơn sáu thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trƣởng thành, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp, mọi mặt của cấp uỷ, chính quyền và sự thƣơng yêu đùm bọc giúp đỡ của nhân dân các dân tộc địa phƣơng, Công an thành phố Thái Nguyên không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, đã lập nhiều thành tích và chiến công vô cùng to lớn, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ghi nhận, tặng thƣởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của thành phố Thái Nguyên Anh hùng. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Thái Nguyên; là trung tâm vùng các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong kháng chiến chống ngoại xâm cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng, phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Thành phố Thái Nguyên luôn là địa bàn có vị trí chiến lƣợc quan trọng, Song, đây cũng là nơi các thế lực thù địch, bọn phản cách mạng và các loại tội phạm khác thƣờng xuyên hoạt động chống phá. Vì vậy, lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên là lịch sử đấu tranh anh dũng chống phản cách mạng và bọn tội phạm khác, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; là lịch sử của tinh thần “vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ”, luôn gan dạ, mƣu trí, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống bình yên hạnh phúc của nhân dân. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/1/2018 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá XII) về tiếp tục tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; Đề án số 04-ĐA/TU ngày 10/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về tăng cƣờng công tác nghiên cứu, biên soạn; tuyên 9
  10. truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phƣơng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016- 2020; Chỉ thị số 14/CT-BCA ngày 4/11/2011 của Bộ trƣởng Bộ Công an và Kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn và tổng kết lịch sử Công an nhân dân; Đảng uỷ, Chỉ huy Công an thành phố Thái Nguyên tổ chức nghiên cứu, biên soạn để xuất bản cuốn “Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953 - 2018)”. Cuốn sách nhằm tổng kết quá trình xây dựng, chiến đấu và trƣởng thành trong cuộc đấu tranh đầy cam go, quyết liệt của lực lƣợng Công an Thành phố; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác, chiến đấu và xây dựng lực lƣợng; làm tài liệu tuyên truyền và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân, góp phần rèn luyện, bồi dƣỡng ý chí cách mạng tiến công, tinh thần “Vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ”, xây dựng lực lƣợng Công an Thành phố trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. Nghiên cứu biên soạn lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên là việc làm hết sức cần thiết, ý nghĩa. Đó còn là trách nhiệm của lớp cán bộ hôm nay đối với công sức đóng góp và những hy sinh to lớn của các thế hệ cán bộ chiến sĩ Công an Thành phố. Đây cũng là đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, lòng biết ơn và sự tri ân của lớp cán bộ chiến sĩ Công an Thành phố hôm nay. Quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn sách, Công an thành phố Thái Nguyên đã nhận đƣợc sự chỉ đạo và giúp đỡ của Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh; của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; của phòng Tham mƣu Công an tỉnh, cán bộ chiến sĩ Công an Thành phố qua các thời kỳ, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và thành phố. Nhân dịp cuốn sách xuất bản, chúng tôi xin chân thành cám ơn những giúp đỡ và đóng góp quý báu đó. 10
  11. Trải qua những năm tháng chiến tranh vô cùng gian khổ, ác liệt, những thay đổi về địa bàn hành chính và tổ chức, nhiều tài liệu, tƣ liệu bị thất lạc, hƣ hỏng, các nhân chứng lịch sử còn lại không nhiều... Mặc dù những ngƣời thực hiện đã có rất nhiều cố gắng trong thu thập tƣ liệu, nghiên cứu biên soạn, nhƣng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc những góp ý xây dựng, bổ sung của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và bạn đọc cuốn sách “Lịch sử Công an thành phố Thái Nguyên (1953 - 2018)”. TRƢỞNG CÔNG AN THÀNH PHỐ Đại tá Phạm Thanh Hải 11
  12. 12
  13. Chủ tịch nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân cho Công an thành phố Thái Nguyên (tháng 7/1998) 13
  14. Huân chƣơng Quân công hạng Ba (năm 1985) Huân chƣơng Quân công hạng Nhì (năm 1995) 14
  15. Huân chƣơng Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2006) Huân chƣơng Chiến công hạng Ba (năm 1980) 15
  16. Huân chƣơng chiến công hạng Nhì (năm 1996) Huân chƣơng chiến công hạng Nhất (năm 2005) 16
  17. Mở đầu THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN: QUÊ HƢƠNG, CON NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG I. Vị trí địa lý, đặc điểm của thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên là một trong 9 đơn vị hành chính và là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, cách Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50km về phía bắc; phía bắc giáp huyện Phú Lƣơng, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Sông Công, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía tây giáp huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên. Thành phố Thái Nguyên nằm hai bên Quốc lộ số 3, Hà Nội - Cao Bằng và Quốc lộ số 1B, Thái Nguyên - Lạng Sơn. Theo sách Dư Địa chí của Nguyễn Trãi, từ buổi đầu dựng nƣớc, các Vua Hùng chia nƣớc ta thành 15 bộ, vùng đất thành phố Thái Nguyên ngày nay thuộc bộ Vũ Định; thời nhà Lý thuộc châu Thái Nguyên, sau đó thuộc châu Vũ Lặc, phủ Phú Lƣơng. Từ đó trở đi, cùng với những biến thiên của lịch sử, địa danh và địa giới thành phố Thái Nguyên có nhiều đổi thay. Dƣới thời nhà Hán, vùng đất Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Đến thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xã) dƣới là các phủ, châu, huyện thay thế cho quận huyện thời Bắc thuộc, thành phố Thái Nguyên thuộc Nhƣ Nguyệt Giang lộ. Năm 1397, nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên, vùng đất thành phố Thái Nguyên ngày nay thuộc trấn Thái Nguyên; đầu thời Lê thuộc về Bắc Đạo, năm 1466 thuộc thừa tuyên Thái Nguyên. 17
  18. Năm 1467, nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới các thừa tuyên, hoàn thành việc lập bản đồ quốc gia Đại Việt; năm 1469 đổi thừa tuyên Thái Nguyên thành thừa tuyên Ninh Sóc. Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), thừa tuyên Ninh Sóc đổi lại thành thừa tuyên Thái Nguyên. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), Thái Nguyên đƣợc gọi là thừa tuyên xứ với 3 phủ, 9 huyện, 6 châu. Thời Lê Trung Hƣng (1533- 1788), xứ Thái Nguyên lại đổi thành trấn Thái Nguyên. Năm Gia Long thứ 12 (1813), nhà Nguyễn điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ phủ của trấn Thái Nguyên đƣợc chuyển từ xã Bình Kì, huyện Thiên Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) về đến Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (một phần đất thuộc phƣờng Trƣng Vƣơng và Túc Duyên ngày nay). Vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà Nguyễn chia đặt các tỉnh thay cho các trấn, theo đó trấn Thái Nguyên trở thành tỉnh Thái Nguyên. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), nhà Nguyễn tách một số châu, huyện để lập ra phủ mới gọi là phủ Tòng Hoá (có tài liệu viết là Tùng Hoá). Lúc này tỉnh Thái Nguyên có 3 phủ là Phú Bình, Thông Hoá và Tòng Hóa; có các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lƣơng, Tƣ Nông, Thiên Phúc, Bình Xuyên, Bạch Thông và 2 châu Định Hoá, Võ Nhai. Từ năm 1884 đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cƣờng bộ máy cai trị, mở rộng các cơ sở dịch vụ, đô thị Thái Nguyên đƣợc hình thành, mở rộng và phát triển dần về phía tây - nam, bao gồm phần đất có diện tích tƣơng ứng với phần đất phƣờng Trƣng Vƣơng, một phần nhỏ phƣờng Hoàng Văn Thụ, phƣờng Phan Đình Phùng và phƣờng Túc Duyên ngày nay. Vào những năm 1910 - 1912, thực dân Pháp huy động dân phu và bắt tù nhân ở nhà tù Thái Nguyên lao động khổ sai, san lấp bằng phẳng dần. Mặc dù đô thị tỉnh lỵ Thái Nguyên đƣợc ngƣời Pháp gọi là thành phố, nhƣng cho tới trƣớc tháng 8/1945 về hành chính vẫn chƣa phải là một đơn vị hành chính độc lập, mà vẫn thuộc huyện Đồng Hỷ. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân các cấp ra đời, trong đó có 18
  19. thị xã Thái Nguyên. Từ lúc này, thị xã Thái Nguyên mới chính thức trở thành một đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên. Ngày 1/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 286/SL thành lập Khu Tự trị Việt Bắc; ngày 19/8/1956, Khu Tự trị Việt Bắc chính thức đƣợc thành lập. Thị xã Thái Nguyên - tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên đƣợc chọn là Thủ phủ của Khu Tự trị. Ngày 19/10/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 114/CP về việc thành lập thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên gồm thị xã Thái Nguyên cũ (có 10 phố), tiếp nhận thêm các xã: Cam Giá, Gia Sàng, Túc Duyên, Quang Vinh, Đồng Bẩm thuộc huyện Đồng Hỷ; một số xóm của xã Lƣơng Sơn, xã Đồng Quang, xã Tích Lƣơng thuộc huyện Đồng Hỷ; một số xóm của xã Thƣợng Đình, xã Trần Phú, xã Lƣơng Sơn thuộc huyện Phú Bình; xóm Tân Long của xã Sơn Cẩm thuộc huyện Phú Lƣơng. Từ lúc này, diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là hơn 100km2, dân số khoảng 60.000 ngƣời. Ngày 21/4/1965, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (khoá III) phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1965. Thành phố Thái Nguyên trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Thái. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, ngày 9/9/1972, Bộ trƣởng Phủ Thủ tƣớng ra Quyết định số 41/QĐ-TTg, thành lập thị trấn Núi Voi trực thuộc thành phố Thái Nguyên. Cuối năm 1976, xã Lƣơng Sơn từ huyện Phú Bình sáp nhập vào thành phố Thái Nguyên. Ngày 21/10/1982, Hội đồng Chính phủ ra quyết định đổi thị trấn Núi Voi thành phƣờng Núi Voi, sáp nhập thị trấn Trại Cau vào huyện Đồng Hỷ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Thái nói chung, thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ nói riêng, ngày 2/4/1985, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ra 19
  20. Quyết định số 102/HĐBT, theo đó thành phố Thái Nguyên tiếp nhận thêm bảy xã phía tây, tây - bắc do huyện Đồng Hỷ bàn giao là: Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Thịnh Đán, Thịnh Đức, Tích Lƣơng; đồng thời chuyển xã Đồng Bẩm, phƣờng Chiến Thắng, phƣờng Núi Voi thuộc huyện Đồng Hỷ. Tiếp đó, ngày 8/4/1985, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 109/HĐBT, thành lập phƣờng Tân Thịnh, giải thể các xã Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng để thành lập các phƣờng Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng. Theo Quyết định số 25/HĐBT ngày 13/2/1987 của Hội đồng Bộ trƣởng, xã Túc Duyên đổi thành phƣờng Túc Duyên, xã Quang Vinh thành phƣờng Quang Vinh; phƣờng Tân Thịnh chia tách thành phƣờng Tân Thịnh và phƣờng Tân Lập. Thực hiện Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, phƣờng Đồng Quang chia tách thành phƣờng Đồng Quang và phƣờng Quang Trung. Ngày 30/10/1996, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 802/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên và công nhận thành phố Thái Nguyên là Trung tâm vùng Việt Bắc. Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX), từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái chia tách thành tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn. Thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2002, thành phố Thái Nguyên đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định công nhận là Đô thị loại II. Theo Nghị định số 14/NĐ-CP, ngày 9/1/2004 của Chính phủ, thành lập phƣờng Thịnh Đán; đồng thời thành lập lại xã Quyết Thắng. Ngày 2/11/2005, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 278/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020. Ngày 31/7/2008, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 84/NĐ- CP, điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ, mở rộng địa giới hành chính 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2