intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ (1947-2017): Phần 1

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ (1947-2017): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Quê hương, con người và truyền thống; Tổ chức cơ sở đảng và quân, dân vùng đất phường Hoàng Văn Thụ trong thời kì 1947 - 1954; Chi bộ (Đảng bộ) khu phố (tiểu khu) Hoàng Văn Thụ trong thời kì 1954 - 1975. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ (1947-2017): Phần 1

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ (1947 - 2017)
  2. 02 - 25 MÃ SỐ: ĐHTN - 2018 2
  3. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ (1947 - 2017) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2018 3
  4. CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN 1 Đào Thị Hạnh Nguyên Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường: Trưởng ban 2 Phạm Thị Minh Hiền Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường: Phó ban 3 Trần Nam Thái Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: Phó ban 4 Nguyễn Thị Hoàng Ngọc Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: Thành viên 5 Nguyễn Thanh Tùng Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng Công an phường: Thành viên 6 Đàm Thị Thanh Vân Đảng ủy viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường: Thành viên 7 Phạm Minh Tú Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: Thành viên 8 Dương Khánh Trung Đảng ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường: Thành viên 9 Nguyễn Thị Tâm Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường: Thành viên 10 Nguyễn Thị Thanh Nhàn Đảng ủy viên, Kế toán - Tài chính phường: Thành viên BAN BIÊN SOẠN 1 Nguyễn Xuân Minh Mục II, III Chương IV; Chương V và (Chủ biên) Kết luận 2 Nguyễn Văn Thắng Mục II Chương II; Chương III; mục I Chương IV và Phụ lục 3 Vũ Thanh Khôi Mở đầu; Chương I và mục I Chương II 4 Nguyễn Đức Hạnh Phụ lục BIÊN TẬP Nguyễn Xuân Minh 4
  5. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 5
  6. LƯỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên 6
  7. NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ Ngày 28/4/2000, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân phường Hoàng Văn Thụ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí ban hành Quyết định số 160/KT-CTN tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (2000) 7
  8. Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đọc Báo cáo mừng công, đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Các đại biểu tham dự Lễ mừng công, đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 8
  9. LỜI GIỚI THIỆU Phường Hoàng Văn Thụ là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành (1947 - 2017), Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ đã lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đạt nhiều thành tích to lớn, vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Chiến công hạng Ba và Huân chương Lao động hạng Ba. Nhằm giáo dục truyền thống, khơi dậy và phát huy lòng tự hào cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong phường, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ khóa XIV nhiệm kì 2015 - 2020 tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và phát hành cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ (1947 - 2017). Cấu trúc cuốn sách gồm Lời giới thiệu, Mở đầu, 5 chương (I, II, III, IV, V) và các phần Kết luận, Phụ lục. Nội dung cuốn sách dựng lại một cách trung thực quá trình 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ kể từ khi có cơ sở Đảng đầu tiên trên địa bàn; nêu rõ những đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên, nhân dân và các lực 9
  10. lượng vũ trang qua các thời kì lịch sử. Cuốn sách cũng ghi lại những mặt thành công và chưa thành công của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên chặng đường lịch sử 70 năm. Trên cơ sở đó, cuốn sách nêu 4 bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Địa bàn phường Hoàng Văn Thụ ngày nay tương ứng với địa bàn xã Phù Liễn và một phần địa bàn của các xã Quang Vinh, Đồng Quang trước đây. Vì vậy, trước khi xuất hiện tên gọi khu phố (tiểu khu, phường) Hoàng Văn Thụ thuộc thị xã (thành phố) Thái Nguyên, nhằm giúp người dọc dễ theo dõi, Ban Biên soạn sử dụng cụm từ vùng đất (khu vực) Hoàng Văn Thụ để viết về địa bàn phường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách, Đảng ủy phường, Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, trực tiếp là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Thái Nguyên; sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của các đồng chí cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, đặc biệt là của các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo của Tỉnh, của Thành phố và của Đảng ủy phường Hoàng Văn Thụ các thời kì. 10
  11. Nhân dịp xuất bản và phát hành cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ (1947 - 2017), Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ xin trân trọng cảm ơn sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo của Tỉnh, của Thành phố và của Phường qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ; trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành uỷ, trực tiếp là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Thái Nguyên. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn, do nguồn tư liệu lịch sử của Đảng bộ, nhất là nguồn tư liệu lịch sử từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX trở về trước còn lưu lại rất ít, nên chắc chắn nội dung cuốn sách không tránh khỏi khiếm khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ rất mong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường cùng các bạn đọc góp ý. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Bí thư Đào Thị Hạnh Nguyên 11
  12. 12 Đền thờ Đội Cấn (Di tích lịch sử xếp hạng cấp Tỉnh năm 1997)
  13. MỞ ĐẦU QUÊ HƯƠNG, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG Hoàng Văn Thụ là một phường trung tâm, được bao bọc bởi 4 tuyến đường chính nội thành thành phố Thái Nguyên; phía đông bắc giáp phường Quang Vinh ranh giới là suối Mỏ Bạch và sông Cầu, phía đông giáp phường Trưng Vương có ranh giới là Đường Bắc Kạn, phía đông nam giáp phường Phan Đình Phùng có ranh giới là Đường Hoàng Văn Thụ, phía tây giáp phường Quang Trung có ranh giới là Đường Lương Ngọc Quyến. Địa hình của vùng đất phường Hoàng Văn Thụ xưa kia là những đồi bát úp xen giữa là những thung lũng với những con lạch nhỏ. Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên địa bàn tỉnh, cùng với việc mở rộng các cơ sở dịch vụ, diện mạo đô thị của tỉnh Thái Nguyên từng bước hình thành và mở rộng dần về phía tây nam, trong đó có một phần nhỏ thuộc khu vực phía đông phường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Khi đó, nhà cửa ở đây được xây dựng trên những mỏm đồi xung quanh có ao, lạch bao bọc. Vào khoảng những năm 1910 - 1912, thực dân Pháp huy động dân phu và bắt nhưng người tù bị giam giữ ở nhà tù Thái Nguyên đến san lấp, bằng phẳng dần. Tuy vậy, khu vực phía tây phường vẫn là những đồi bát úp, những thung lũng nhỏ và khe lạch dưới 13
  14. chân đồi, được cư dân khai phá, san lấp thành những thửa ruộng trồng lúa và hoa màu... Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) cho tới thời gian gần đây, do yêu cầu xây dựng của thành phố Thái Nguyên, việc san lấp các đồi gò trên địa bàn phường tiếp tục được thực hiện. Đến nay, địa hình của phường đã tương đối bằng phẳng, dốc dần từ phía tây bắc xuống đông nam. Là một phường thuộc khu trung tâm của Thành phố, trước yêu cầu của việc đô thị hóa cao, phần diện tích đất nông nghiệp trước đây được thu hẹp nhanh chóng. Đến nay, 42,47% diện tích đất của phường được quy hoạch là đất ở đô thị, 44,32% đất chuyên dùng, đất sản xuất nông, lâm nghiệp chỉ còn 0,26%(1). Các ao, hồ, khe, lạch trên địa bàn phường đã được san lấp. Nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân và các cơ quan công sở; nước sản xuất cho các công ty, xí nghiệp đều do Công ty Cấp nước của tỉnh cung cấp. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều được dẫn theo hệ thống mương thoát của Thành phố. Trải qua các thời kì lịch sử, quá trình hình thành và phát triển, ranh giới, tên gọi của vùng đất phường Hoàng Văn Thụ ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Theo sách Đồng Khánh địa (1) Theo: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015. Tài liệu lưu tại Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên. 14
  15. dư chí, từ cuối thế kỉ XIX, vùng đất phường Hoàng Văn Thụ ngày nay thuộc tổng Túc Duyên(1) huyện Động Hỉ. Trong đó, nửa phần đất phía đông thuộc xã (làng) Phù Liễn, nửa phần đất phía tây của phường thuộc làng Sắn(2). Đến đầu thế kỉ (1) Theo sách Đồng Khánh địa dư chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, khi đó tổng Túc Duyên có 9 xã, thôn, trang, phường là: Xã Túc Duyên, xã Đồng Mỗ, xã Phù Liễn, xã Thịnh Đán, xã Sa Kệ (Sà Cạt), xã Lưu Xá, thôn Xuân Quang, trang Mỗ Thượng và phường Đồng Hòa. Theo sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vy Liễn, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1999, tổng Túc Duyên lúc này có 15 xã: Túc Duyên, Thái Ninh, Cam Giá, Lưu Xá, Đồng Mỗ, Phù Liễn, Quang Vinh, Thịnh Đán, Sà Cạt, Tân Cương, Ỷ Na, Tân Thành, Thịnh Đức, Cương Lăng, Phúc Xuân. Không thấy có tên tổng Đồng Quang và làng Sắn. Vì thế làng Sắn có thể là tên gọi dân dã của nhân dân trong vùng. (2), (3) Theo sách Lịch sử Đảng bộ phường Quang Trung 1994 - 2014 xuất bản 2014, tr. 16, 17. Tuy nhiên theo tài liệu Thông kê niên giám Đông Dương tháng 6/1938 do chính quyền thực dân Pháp lập thì thời gian này, tại khu vực Đồng Quang có 2 đồn điền: Đồn điền Coumans (Cumăng) có 903ha, đồn điền Coumans và Duquesnay (Cumăng và Đuykétxnây) có 288ha, cùng thành lập ngày 13/4/1923. Đồn điền Keppler (Képle) được thành lập năm 1937 trên cơ sở sáp nhập 2 đồn điền nói trên. Đồn điền này có 2 tên gọi, một cách gọi: theo tên chủ đồn điền (Képle), một cách gọi theo địa danh đồn điền (Đồng Quang). Tương tự như vậy ở Gia Sàng có 1 đồn điền 2 tên gọi. đồn điền Becna Hiếu - gọi theo tên chủ đồn điền, đồn điền Gia Sàng - gọi theo địa danh. Ở Phú Lương có 1 đồn điền có 2 tên gọi: Nagi (Nagi) - gọi theo tên chủ đồn điền, Đu - gọi theo địa danh. 15
  16. XX, đồn điền Đồng Quang (Képle) được thành lập(3), làng Sắn thuộc đồn điền này. Lập đồn điền, Képle xây dựng nhà riêng để ở tại làng Sắn (nay thuộc khu vực đường vào Trường Trung học cơ sở Chu Văn An), đồng thời cho bãi bỏ các chức danh quản lí đồn điền của các chủ đồn điền trước đây như lí trưởng, phó lí, chưởng bạ... và chỉ định các chức cai làm công tác quản lí thay thế. Vùng đất phường Hoàng Văn Thụ ngày nay là địa phận 2 xã: Quang Vinh, Phù Liễn thuộc tổng Túc Duyên; có một phần thuộc làng Sắn của đồn điền Képle và thị xã Thái Nguyên(1). Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới bãi bỏ toàn bộ quyền quản lí hành chính cũng như quyền quản lí đất đai của chính quyền thực dân phong kiến. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Cán bộ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 10, 11/9/1945, tổ chức (1) Theo bản đồ xã Quang Vinh lập ngày 3/1/1945 (có chữ kí của Lí trưởng và Tiên chỉ xã Quang Vinh) và bản đồ xã Phù Liễn lập ngày 5/1/1945 (có chữ kí và con dấu của Lí trưởng xã Phù Liễn): Xã Quang Vinh có ranh giới phía ngoài Đường số 3 đến bờ ngòi (gần chân đồi Chánh sứ), phía tây gần chùa Phù Liễn. Xã Quang Vinh có 3 thôn: Quang Vinh, Trại Vải và Hang Ếch. Thôn Hang Ếch hoàn toàn nằm trong địa bàn phường Hoàng Văn Thụ và chiếm phần lớn diện tích phường ngày nay; phần còn lại là diện tích của xã Phù Liễn. 16
  17. hành chính cấp tổng trên địa bàn tỉnh được bãi bỏ. Các làng trong các tổng trước đó được lựa chọn để thành lập xã, đơn vị hành chính trực tiếp dưới cấp huyện. Các làng trong đồn điền Képle cũng được sắp xếp thành các xã: Làng Trại Dự thành xã Tiến Thành, xã Tiến Ninh gồm làng Gò Lá và làng Sa Dầu; xã Cấp Tiến được thành lập gồm làng Sắn và làng Cầu Tre... Như vậy, địa giới phường Hoàng Văn Thụ ngày nay gồm một phần xã Phù Liễn(1) và một phần làng Sắn của xã Cấp Tiến. Gần một năm sau, thực hiện Sắc lệnh số 126/SL ngày 10/7/1946, các xã được thành lập trong địa bàn đồn điền Képle trước đó sáp nhập thành xã Đồng Quang; các xã này lại trở thành đơn vị làng như trước năm 1945. Tiếp đó, năm 1949, ba xã Đồng Quang, Gia Sàng và Phù Liễn nhập lại thành xã Hiệp Hòa. Năm 1953, giải thể xã Hiệp Hòa, hai xã Đồng Quang, Gia Sàng được tái lập vẫn trực thuộc huyện Đồng Hỷ (trong đó khu vực ngã ba Gia Sàng được cắt về Thị xã). Riêng xã Phù Liễn, chỉ có phố Phù Liễn trực thuộc Thị xã, còn các thôn xóm vẫn thuộc xã Đồng (1) Theo các tài liệu cũ để lại, địa giới xã Phù Liễn lúc này gồm nửa phần phía Đông phường Hoàng Văn Thụ và một phần của phường Phan Đình Phùng ngày nay (là vùng đất được bao quanh bởi các đường: Hoàng Văn Thụ, Minh Cầu, Phan Đình Phùng và Nguyễn Du). 17
  18. Quang. Thị xã Thái Nguyên lúc này được chia thành 10 phố. Địa bàn phường Hoàng Văn Thụ ngày nay gồm phố Gia Bẩy, một phần phố Phù Liễn và phố Quang Trung(1). Đến cuối năm 1958, Thị xã tổ chức lại thành 4 khu phố: Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương và Đội Cấn là đơn vị hành chính trực thuộc (tương đương cấp xã và thị trấn ở các huyện). Trong mỗi khu phố có các phố. Địa giới phường Hoàng Văn Thụ ngày nay bao gồm địa bàn 3 phố: Phố Gia Bẩy của khu phố Hoàng Văn Thụ, phố Phù Liễn và phố Quang Trung của khu phố Đội Cấn, tương ứng với diện tích của 3 phố trước đó. Để đáp ứng yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của thị xã Thái Nguyên và Khu Gang thép, ngày 19/10/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 114/CP thành lập thành phố Thái Nguyên, gồm các khu phố: Hoàng Văn Thụ, Đội Cấn, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Lưu Xá, thị trấn Trại Cau và các xã Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên, Gia Sàng, Cam Giá. Đầu năm 1965, thực hiện Quyết định tháng 2/1964 của Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái (1) Trong đó, phố Gia Bẩy nằm dọc 2 bên Quốc lộ 3 từ cầu Gia Bẩy lên cầu Mỏ Bạch. Phố Phủ Liễn nằm dọc 2 bên đường cũ từ Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ra ga Thái Nguyên. Phố Quang Trung nằm dọc 2 bên đường từ Bến xe (cũ) lên ngã 3 Mỏ Bạch. Ba phố có 683 hộ; trong đó phố Phủ Liễn 282 hộ, Gia Bẩy 280 hộ, Quang Trung 121 hộ. 18
  19. Nguyên giải thể 5 khu phố, tổ chức thành 18 tiểu khu(1), với 35 khối phố. Theo đó, phố Chiến Thắng được tách khỏi khu phố Hoàng Văn Thụ để thành lập tiểu khu Chiến Thắng, phố Quán Triều cũng tách khỏi khu phố Hoàng Văn Thụ để thành lập tiểu khu Quán Triều. Còn lại phố Gia Bẩy của khu phố Hoàng Văn Thụ sáp nhập với hai phố Phù Liễn và Quang Trung của khu phố Đội Cấn thành tiểu khu Hoàng Văn Thụ. Sau ngày hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái và chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới (1/7/1965), Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Thái chia nội thành thành phố Thái Nguyên thành 3 khu: Bắc, Trung Tâm và Nam.Tiểu khu Hoàng Văn Thụ thuộc khu Trung Tâm(2). (1) - 18 tiểu khu gồm: 1- Hoàng Văn Thụ, 2 - Phan Đình Phùng, 3- Bắc Nam (tách ra từ khu phố Phan Đình Phùng), 4 - Hùng Vương, 5- Tân Long (hai bên Quốc lộ 3 từ phố Quán Triều đến Cầu số 5), 6- Quán Triều (phố Quán Triều tách ra từ khu phố Hoàng Văn Thụ), 7- Thống Nhất, 8 - Chiến Thắng (phố Chiến Thắng tách ra từ khu phố Hoàng Văn Thụ), 9- Trưng Vương, 10- Độc Lập, 11- Trung Thành, 12- Ba Cống, 13- Tân Quang, 14- Hương Sơn, 15- Tích Lương, 16- Vó Ngựa, 17- Phú Mỹ, 18- Lưu Xá (sau ngày máy bay đánh phá cầu Gia Bẩy (17/10/1965) tiểu khu Bắc Nam sáp nhập vào tiểu khu Phan Đình Phùng và tiểu khu Hoàng Văn Thụ tách thành 2 tiểu khu Hoàng Văn Thụ và Đội Cấn sơ tán). (2) - 6 tiểu khu Trung tâm gồm: 1 - Hoàng Văn Thụ, 2 - Hùng Vương, 3 - Trưng Vương - sơ tán Linh Sơn, 4 - Chiến Thắng, 5 - Phan Đình Phùng, 6 - Bắc Nam. 19
  20. Sau ngày máy bay đánh phá cầu Gia Bẩy (17/10/1965), tiểu khu Hoàng Văn Thụ tách thành 2 tiểu khu: Tiểu khu Đội Cấn (sơ tán ở các xã Thịnh Đán, Thịnh Đức và Quyết Thắng thuộc huyện Đồng Hỷ) và tiểu khu Hoàng Văn Thụ gồm các phố Gia Bẩy, Phù Liễn, Quang Trung. Thực hiện Quyết định số 21/TCCQ, ngày 23/1/1973 của Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Thái, tháng 3/1973, thành phố Thái Nguyên tiến hành giải thể 18 tiểu khu, tạm thời tổ chức lại thành 10 tiểu khu và thành lập 10 Ban Hành chính Tiểu khu (trong đó, có tiểu khu và Ban Hành chính tiểu khu Hoàng Văn Thụ)(1). Tiếp theo, thực hiện Quyết định số 388/TCCQ, ngày 7/8/1974 của Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên chính thức thành lập 10 tiểu khu(2) (mỗi tiểu khu thành lập 1 cơ quan đại diện của Ủy ban Hành chính Thành phố gọi là Ban Đại diện Hành chính tiểu khu). Theo đó, Ban Hành chính tiểu khu Hoàng Văn Thụ đổi tên thành Ban Đại diện Hành chính tiểu khu Hoàng Văn Thụ. (1) - 10 tiểu khu, gồm: Tân Long, Quán Triều, Chiến Thắng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Trung Thành, Tân Sơn và Hương Sơn. (2) 10 tiểu khu, gồm: Tân Long, Quán Triều, Chiến Thắng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Trung Thành, Hương Sơn, Tân Thành (Tân Sơn). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2