intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015): Phần 1

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về phường Nguyễn Trãi; Sơ lược về Tiểu khu hành chính Đoàn Kết và Tiểu khu hành chính Việt Trung giai đoạn tiền thân của phường Nguyễn Trãi 1945-1981. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI (GIAI ĐOẠN 1981 - 2015) Xuất bản năm 2017
  2. LỜI GIỚI THIỆU Phường Nguyễn Trãi được thành lập theo Quyết định số 213/QĐ-UB ngày 9/5/1981 của UBND tỉnh Hà Tuyên, là một trong 8 phường, xã của thành phố Hà Giang; nơi đặt trụ sở lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và hầu hết các Sở, Ban, Ngành của tỉnh. Trải qua các giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của tổ Đảng khu phố (1950-1959); của các Chi bộ Đảng Tiểu khu hành chính Đoàn Kết và Việt Trung (1959-1981); của Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015); cán bộ và nhân dân các dân tộc phường Nguyễn Trãi luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, học tập công tác; xây dựng phường Nguyễn Trãi vững về chính trị, giàu về kinh tế, sáng về văn hóa xã hội, mạnh về Quốc phòng - An ninh; trở thành phường trung tâm, trọng điểm, động lực cho sự phát triển của Thành phố qua các giai đoạn lịch sử. Thực hiện chủ trương của Thành ủy về biên soạn lịch sử Đảng bộ các phường, xã; Ban Thường vụ Đảng ủy phường tổ chức nghiên cứu biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi giai đoạn 1981-2015”. Cuốn sách giới thiệu khái quát sự hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc phường Nguyễn Trãi qua các thời kỳ lịch sử: Nêu bật quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trên tất cả các mặt, làm tài liệu nghiên cứu, vận dụng thực tiễn, góp phần giáo dục bồi dưỡng lòng tự 3
  3. hào về truyền thống cách mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc: Trên cơ sở đó kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong quá trình nghiên cứu biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy phường luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, của phòng nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Giang, cùng với sự tham gia đóng góp quý báu của các đồng chí cán bộ đảng viên và nhân dân đã từng hoạt động, công tác tại phường Nguyễn Trãi và thành phố Hà Giang qua các thời kỳ. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng do nguồn tư liệu thất lạc nhiều, khả năng biên soạn còn hạn chế, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các cán bộ, đảng viên và nhân dân để nâng cao chất lượng cuốn sách trong lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi giai đoạn 1981-2015” với toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc cùng bạn đọc. Nguyễn Khương Hà Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nguyễn Trãi 4
  4. CHƯƠNG MỞ ĐẦU KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI Phường Nguyễn Trãi nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang, có diện tích 4,4 km2. Phía Đông giáp dòng sông Lô dài khoảng 3 km từ đồi Tỉnh ủy đến Cầu Mè, cũng là đường ranh giới tiết giáp phường Trần Phú và phường Minh Khai; phía Tây giáp xã Phương Độ; phía Nam giáp xã Phương Thiện, phía Bắc giáp phường Quang Trung. Trước khi trở thành đơn vị hành chính cấp phường, địa bàn Nguyễn Trãi đã qua nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính: Giai đoạn 1945-1947 thuộc thị xã Hà Giang; giai đoạn 1947-1957 thuộc xã An Cư huyện Vị Xuyên; giai đoạn 1957-1981 thuộc 2 tiểu khu hành chính Đoàn Kết và Việt Trung, thị xã Hà Giang. Phường Nguyễn Trãi khi thành lập ngày 15/07/1981 có 5 cụm dân cư, 30 tổ nhân dân với 3.650 nhân khẩu: Năm 2001 có 9 cụm dân cư, 27 tổ nhân dân: Năm 2005 giải thể các cụm dân cư, chia 27 tổ nhân dân thành 17 tổ nhân dân: Năm 2008 tách tổ 17 thành 2 tổ (tổ 17 và tổ 18). Đến năm 2015 phường Nguyễn Trãi có 18 tổ nhân dân, 2.619 hộ, 9.691 nhân khẩu1 với 17 dân tộc, đông nhất là dân 1. Theo kết quả điều tra dân số ngày 29/01/2015 của UBND thành phố Hà Giang. 5
  5. tộc Kinh rồi đến dân tộc Tày, Dao, Giấy, Hoa và các dân tộc ít người khác. Địa hình phường Nguyễn Trãi nằm trong một thung lũng bao bọc xung quanh bởi các dãy núi: Phía Đông Nam có dãy núi Mỏ Neo và dãy núi Hàm Hổ cao 773 mét và 708 mét (so với mực nước biển): Phía Tây Nam có dãy núi cao trên 300 mét chạy từ Cầu Mè đến km 4 xã Phương Độ: Phía Bắc có dãy núi cao trên 200 mét chạy từ đồi Tỉnh uỷ đến km3 xã Phương Độ. Giữa lòng phường Nguyễn Trãi có Núi Cấm cao 409 mét nổi lên như một kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ, được ví như con Sư Tử nằm dài theo dốc Mã Tim. Trên đỉnh núi có một hang sâu như cái Giếng Trời không đáy. Thực dân Pháp đã chọn địa thế thiên hiểm, độc đáo này để xây dựng các chòi canh giữ bảo vệ Thị xã. Trên Núi Cấm hiện vẫn còn dấu tích của những thành, vách, hệ thống hầm hào, lô cốt của thực dân Pháp. Núi Cấm (còn gọi là Cấm Sơn) là nơi linh thiêng, huyền bí, nơi ngự trị của vô số vong hồn nghĩa sĩ chết trận trong các cuộc binh đao thời tiền sử nhằm xâm chiếm và bảo vệ vùng đất thị xã Hà Giang. Ngày nay, tọa lạc trên đỉnh Núi Cấm là Tháp Truyền hình của tỉnh và ngôi Chùa Hộ Quốc Tự, là nơi thờ cúng vong hồn các nghĩa binh tử trận trên đỉnh Núi Cấm. Lưng chừng núi là các thiết chế văn hóa du lịch thuộc quần thể "Khu du 6
  6. lịch văn hóa tâm linh Núi Cấm"2 đang được xây dựng. Lên đỉnh Núi Cấm vào mùa hè oi bức, du khách sẽ gặp ngay không khí trong lành, cỏ cây xanh mát, gió trời lồng lộng; được ngắm nhìn những tường thành cũ kỹ, rêu phong, có giếng không đáy đầy vẻ hoang sơ kỳ thú và chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Hà Giang đẹp như một bức họa với những mảng màu lấp lánh, phố phường trải dài bên dòng sông Lô mềm mại được bao bọc bởi những dãy núi cao uốn lượn, càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng của thành phố trẻ Hà Giang. Dưới chân Núi Cấm là ngôi Đền Mẫu3 linh thiêng, (còn gọi là Cấm Sơn Linh Từ) được xây dựng từ năm 1889, nằm ở trung tâm phường Nguyễn Trãi (tổ 6). Quần thể Đền Mẫu được kiến tạo độc đáo, hội tụ cảnh vật núi rừng Ngũ Hành Sơn: Là nơi tôn thờ Đức Thánh Mẫu Thiên Tiên, Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và các vị Phật, Thánh, Đức Phật; nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Lễ tế Thánh Mẫu tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm ở Đền Mẫu là Lễ 2. Theo Tờ trình số 25 ngày 26/12/2011 của Thành ủy thì "Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi Cấm" hoàn thành sẽ là nơi tham quan du lịch mang lại giá trị kinh tế, văn hóa lâu dài cho Thành phố; là quần thể khép kín kết nối từ Chùa Hạ (chân núi Cấm) - Chùa Chung (lưng chừng núi) - Chùa Hộ Quốc Tự - Pho tượng Phật (đỉnh núi). 3 Ngày 05/12/2007 UBND tỉnh ra Quyết định số 3796/QĐ-UB công nhận Đền Mẫu là "Di tích lịch sử". 7
  7. hội truyền thống tiêu biểu cho những giá trị văn hóa tốt đẹp của bao thế hệ con người đã gìn giữ và bảo tồn mảnh đất này; từ năm 2012 Lễ tế Thánh Mẫu được tổ chức với quy mô cấp Thành phố, thu hút đông đảo người dân quanh vùng và du khách thập phương. Hàng năm Núi Cấm và Đền Mẫu đón khoảng 3 vạn lượt khách đến tham quan, hành lễ. Hệ thống giao thông nội thị, ngoại thị trước đây rất khó khăn; ngày nay được xây dựng cơ bản với các trục đường chính trên địa bàn phường như đường Nguyễn Trãi, đường 20/8, đường 19/5 và hệ thống các trục đường ngang, đường ngõ tới tổ dân phố và các thôn, bản giáp ranh của các xã Phương Thiện, Phương Độ đều được trải nhựa, bê tông hóa; rất thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo QP-AN. Trong 4,4 km2 diện tích đất tự nhiên thì có 50% diện tích đất đô thị, còn lại là đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Dòng sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua cửa khẩu Thanh Thủy về thành phố Hà Giang, hợp lưu với sông Miện, xuôi về Tuyên Quang. Hệ thống giao thông, đồi núi, sông suối trên địa bàn phường rất thuận lợi cho khai thác tiềm năng phát triển sản xuất, xây dựng các điểm du lịch sinh thái. Hệ thống Điện - Đường - Trường - Trạm, Thông tin viễn thông, Nước sạch… được xây dựng cơ bản, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. 8
  8. Là một phường trung tâm nội thành, địa phận phường Nguyễn Trãi là nơi đặt trụ sở làm việc của gần 100 cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các Công ty, Doanh nghiệp với nhiều công trình kiến trúc vừa hiện đại, vừa cổ xưa như Quảng trường 26/3, di tích lịch sử Kỳ Đài4, Trung tâm hành chính tỉnh, đồi Tỉnh ủy, Bảo Tàng tỉnh, Trạm Viễn thông; Công viên cây xanh, cầu Yên Biên 1, 2; Khu du lịch sinh thái Bồng Lai, Hà Yên…và hệ thống các nhà hàng, siêu thị, nhà nghỉ, khách sạn trên các tuyến phố lung linh sắc màu. Tất cả đều do ý chí của con người, là thành quả không thể tưởng tượng trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Dưới thời Pháp thuộc (1858-1945), đời sống của đồng bào các dân tộc rất nghèo khổ, lạc hậu; cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không được học hành, ốm đau không có thuốc chữa bệnh, dẫn đến tuổi thọ trung bình rất thấp; ở Hà Giang có nơi tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 35 - 40 tuổi5. Thị xã chỉ có một trường tiểu học 4 Kỳ Đài, nơi đặt nhóm tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang; nơi chứng kiến Bác Hồ lên thăm nói chuyện với 16.800 cán bộ, nhân dân các dân tộc Hà Giang ngày 26/3/1961. Quảng trường 26/3 là nơi vui chơi, tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa của tỉnh Hà Giang; tên Quảng trường 26/3 vừa có ý nghĩa kỷ niệm ngày Bác Hồ lên thăm Hà Giang, vừa là ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1993 di tích Kỳ Đài được công nhận là "Di tích lịch sử Quốc gia". 5 Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế ngày 1/2/2006 thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 1945 khoảng 45 tuổi, năm 1998 là 65 tuổi, năm 2006 là 71,3 tuổi. Theo cuốn Truyền thống Ngành Y tế tỉnh Hà Giang 1945- 2013; xuất bản năm 2013, trang 14. 9
  9. với vài trăm học sinh nhưng chủ yếu là con em công chức, nhà giàu, quyền quý của chế độ phong kiến mới được học; kết quả là có tới trên 90% dân số Thị xã mù chữ. Về Y tế, Thị xã có một Nhà Thương nhưng chỉ để khám, chữa bệnh cho người Pháp và quan chức của chế độ phong kiến. Bọn thực dân phong kiến không quan tâm gì đến vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; chúng còn khuyến khích những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan nhằm thực hiện chính sách "ngu dân" để dễ bề cai trị6. Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu Chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707. Hà Giang, phát âm tiếng An Nam là Hà Dương, tiếng quan hoả là Ho Yang, tiếng Tày là Hà Rang. Địa danh Yên Biên lần đầu được nhắc đến trong Hồi ký của nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Xuân Bảng Tri phủ Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) nói về việc Thổ ty Hoàng Kim Thuận trấn giữ đồn binh Yên Biên năm 1833. 6 Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, chỉ tính ở 6 xã xung quanh thị xã Hà Giang đã có 510 người bị Pháp - Nhật đánh, 88 người chết, 44 người thành tật, 47 phụ nữ bị hãm hiếp, 117 nhà bị đốt cháy, chúng cướp 561 con trâu, bò, lợn, 873 bộ quần áo, chăn màn, 137 vòng bạc, 17.476 đồng bạc già). Theo sách "Hà Giang, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954": Trang 35. 10
  10. Khi thị xã Hà Giang chưa hình thành, địa bàn thị xã Hà Giang thuộc phủ Tương Yên (tỉnh Tuyên Quang). Dân cư bản địa chủ yếu là người Tày, Dao, Mông với nghề trồng lúa ruộng, lúa nương, ngô, khoai, sắn và chăn nuôi; một số làm nghề thủ công. Ngày 20/8/1891 Toàn quyền Đông Dương Quyết định thành lập tỉnh Hà Giang trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang). Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận tính pháp lý Quyết định trên của Toàn quyền Đông Dương; kể từ đó tỉnh Hà Giang mới có tên trên bản đồ hành chính của nước Việt Nam. Trung tâm hành chính tỉnh Hà Giang đặt tại trung tâm Phủ Tương Yên (thuộc phường Nguyễn Trãi ngày nay): Thị xã Hà Giang hình thành từ đây. Sau khi thị xã Hà Giang được xác lập, cư dân ở nhiều nơi tìm đến cư trú làm ăn buôn bán; trong đó có cả người Việt gốc Hoa và người Kinh ở miền xuôi lên, thị xã Hà Giang dần dần đông đúc nhộn nhịp lên. Trên địa bàn phường Nguyễn Trãi ngày nay, thực dân Pháp bắt hàng ngàn dân phu xây dựng nhiều công trình kiên cố như Dinh Thống sứ, Đồn binh, Nhà Thương, Khách sạn Riviere Claire (Sông Lô), Trại lính lê dương, Trại lính An Nam, Nhà thờ tin lành, Chợ trung tâm… Đường phố được người Pháp quy hoạch khá gọn gàng, có vỉa hè lát gạch bên hàng cây xanh phủ bóng xuống dòng sông Lô phẳng lặng. 11
  11. Để bảo vệ người Pháp và chính quyền phong kiến bảo hộ ở Thị xã, thực dân Pháp cho xây dựng Pháo đài lớn ở trung tâm, hầm ngầm và hệ thống lô cốt, tường thành kiên cố trên các tuyến đường vào Thị xã và trên các điểm cao bao quanh Thị xã. Thực dân Pháp đã bắt hàng ngàn đồng bào Thị xã và các nơi khác đến để xây dựng pháo đài, tường thành cho chúng. Để giữ bí mật hầm ngầm, chúng đã giết hại hàng trăm đồng bào ta. Lực lượng của Pháp đóng tại Thị xã gồm có một tiểu đoàn lính Lê Dương, một tiểu đoàn lính An Nam, một Sở Cẩm. Ngoài ra chúng còn có mạng lưới mật thám để săn lùng, trấn áp các hoạt động chống đối. Đến cách mạng tháng 8 năm 1945, thị xã Hà Giang có hai khu phố chính: Phố Tỉnh và phố Yên Biên (còn gọi là bên tỉnh và bên sông). Phố tỉnh (thuộc phường Nguyễn Trãi ngày nay) là nơi công sở của bộ máy cai trị của thực dân Pháp và quan lại phong kiến cấp tỉnh, các gia đình công chức, binh lính và một bộ phận dân cư làm nghề thủ công, buôn bán, làm nông nghiệp, chăn nuôi ở khu phố Cầu Trắng; khu Mã Tim (đường 20/8 ngày nay); khu Bông Bạc (đường 19/5 ngày nay); khu Cầu Mè; khu Lạc Đì (thuộc phường Quang Trung). Sau thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga (1917), chủ nghĩa Mác-LêNin được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng truyền bá vào trong 12
  12. nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Ngày 19/5/1941 Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc. Thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945, ngoài ách kìm kẹp của thực dân Pháp và phong kiến, thị xã Hà Giang còn chịu ách bóc lột của phát xít Nhật (1942-1945) và bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch và tay sai của chúng. Ngày 9/3/1945 phát xít Nhật làm đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Ở thị xã Hà Giang, quân Pháp chạy sang Trung Quốc, một số bị lính Nhật tiêu diệt. Phát xít Nhật nhanh chóng củng cố lại chính quyền tay sai ở địa phương, thực hiện chính sách bóc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Lúc này cơ sở cách mạng và lực lượng du kích của Việt Minh từ Bắc Quang, Yên Minh, Bắc Mê được mở rộng đến các vùng giáp ranh Thị xã như Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ. Tại thị xã Hà Giang, do Pháp - Nhật kiểm soát gắt gao nên cán bộ Việt Minh chưa tổ chức xây dựng được cơ sở cách mạng. Tuy nhiên, sự hoạt động của các tổ chức Việt Minh ở các vùng nông thôn lân cận đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quần chúng nhân dân các khu phố. Dựa vào các mối giao thương buôn bán giữa Thị xã với 13
  13. các vùng nông thôn, nhiều tiểu thương các khu phố đã dán tiếp, rồi trực tiếp cung cấp tin tức của địch ở Thị xã cho Việt Minh, cung cấp các mặt hàng thiết yếu như giầu, muối, vải cho các vùng căn cứ Việt Minh, tuyên truyền chủ trương chính sách của mặt trận Việt Minh cho quần chúng ở các khu phố. Tháng 8 năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh; nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi cả nước. Ngày 2/9/1945 Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố Nước nhà độc lập. Tại Hà Giang, lực lượng Việt Minh đã dùng áp lực quân sự kết hợp với vận động thu phục lực lượng Quốc dân đảng giải phóng thị xã Hà Giang. Ngày 8/12/1945 Tiểu đoàn khố đỏ do đại úy Nguyễn Duy Viên lãnh đạo tổ chức binh biến, bắt toàn bộ chỉ huy và binh lính Quốc dân Đảng, giao thị xã Hà Giang cho Việt Minh7. Ngày 25/12/1945 Ủy ban hành chính (UBHC) lâm thời tỉnh và tỉnh Đảng bộ Việt Minh Hà Giang ra mắt trước toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 7 Tìm đọc: Lịch sử Đảng bộ thị xã Hà Giang 1945-1995, BCH Đảng bộ thị xã Hà Giang xuất bản năm 1996 . 14
  14. Từ đây, dưới chính quyền dân chủ nhân dân, đồng bào các dân tộc các khu phố trở thành người chủ của quê hương đất nước. Một thời kỳ mới đã mở ra, thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân. Lực lượng thanh niên các khu phố được tổ chức thành một trung đội tự vệ cứu quốc, vừa làm nhiệm vụ tiếp quản bảo vệ các cơ quan công sở, giữ vững trật tự trị an. Quần chúng nhân dân các khu phố hết sức phấn khởi, hăng hái tham gia các công việc của cách mạng. Thi đua tăng gia sản xuất, học tập công tác, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. 15
  15. CHƯƠNG MỘT SƠ LƯỢC VỀ TIỂU KHU HÀNH CHÍNH ĐOÀN KẾT VÀ TIỂU KHU HÀNH CHÍNH VIỆT TRUNG GIAI ĐOẠN TIỀN THÂN CỦA PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI 1945-1981 I- THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1945-1954. Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đã phải đương đầu ngay với thù trong giặc ngoài, cùng vô vàn khó khăn thử thách. Nạn đói khủng kiếp hoành hành, nạn “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” cùng những tàn dư của xã hội cũ, hậu quả của gần một thế kỷ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến để lại rất nặng nề. Đảng bộ và chính quyền lâm thời của tỉnh và thị xã Hà Giang vừa mới thành lập đã phải đương đầu ngay với sự quấy phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Để hợp pháp hoá chính quyền dân chủ nhân dân, TW Đảng chủ trương tổng tuyển cử trong toàn quốc. Ngày 6/1/1946 nhân dân các khu phố hăng hái đi bầu cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất và UBHC các cấp. UBHC thị xã Hà Giang được thành lập ngày 2/5/1946 do ông Nguyễn Văn Trạch làm Chủ tịch. Mọi hoạt động vẫn duy trì theo tổ chức khu 16
  16. phố. Các khu phố đều có Trưởng phố và các cán bộ giúp việc về Quân sự, An ninh, Mặt trận, Phụ nữ, Thanh niên; tổ chức đội du kích tự vệ giữ gìn an ninh trật tự. Phong trào “Thi đua Ái quốc” với mục đích diệt giặc đói, giệt giặc dốt, giệt giặc ngoại xâm do Hồ Chủ Tịch phát động được nhân dân các khu phố hưởng ứng tích cực; nhân dân các dân tộc đã ra sức khai hoang phục hoá, làm thêm nhiều nương rẫy, trồng ngô, khoai, sắn và các loại rau, quả ngắn ngày. Ngay trong khu vực nội thị, những vườn hoa, bến bãi và xung quanh các công sở đều trở thành vườn rau tự túc. Phong trào “giệt giặc dốt” phát triển mạnh, nhân dân các khu phố đã tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công để dựng thêm trường lớp; thanh niên, phụ nữ, thiếu niên nhi đồng hăng hái cắp sách đến các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ. Các hủ tục lạc hậu dần dần bị đẩy lùi. Ngày 20/11/1946 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng. Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Ngày 22/12/1946 Thường vụ TW Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến là "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”. Nghe theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này số người Việt gốc Hoa cư 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2