intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Tỉnh ủy Quảng Nam và Thành ủy Đà Nẵng đã phối hợp chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn và xuất bản tập sách “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975)” vào năm 2005. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996): Phần 1

  1. TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
  2. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG: BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG BAN BIÊN SOẠN: Đồng Chủ biên: Ngô Văn Hùng, Võ Công Trí, Nguyễn hanh Quang - Bùi Xuân: Lời giới thiệu, Kết luận - Phan Xuân Quang: Chương Một - Lưu Anh Rô: Chương Hai - Ngô Văn Hùng: Chương Ba - Nguyễn Văn Nghĩa: Chương Bốn SƯU TẦM TƯ LIỆU: Lê Năng Đông, Nguyễn Văn Tươi, Võ Hà, Lê Minh Chiến,
  3. LỜI GIỚI THIỆU Q uảng Nam - Đà Nẵng là một trong những địa phương sớm tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chỉ chưa đầy hai tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 28 tháng 3 năm 1930, Đảng bộ tỉnh được thành lập, đánh dấu một mốc lớn, một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và mở ra thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, với muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh và mất mát, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng luôn thể hiện tinh thần cách mạng sáng tạo, kiên cường, bất khuất, chiến đấu chống quân xâm lược và bọn phản động tay sai vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, lập nên những chiến công hào hùng, góp phần tô thắm những trang sử vàng của dân tộc. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng Nam - Đà Nẵng là một trong những địa phương khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất trong cả nước (đêm 17 rạng ngày 18 tháng 8 năm 1945). Trong kháng
  4. chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã làm nên chiến thắng Núi Thành - trận đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ (đêm 25 rạng ngày 26 tháng 5 năm 1965). Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và tài tình của Đảng bộ, ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Tam Kỳ được giải phóng; ngày 29 tháng 3 năm 1975, với khí thế thần tốc, thừa thắng xông lên, quân và dân ta đã đập tan căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất miền Trung của Mỹ và quân đội chính quyền Sài Gòn, giải phóng thành phố Đà Nẵng, góp phần vào thắng lợi chung của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc chiến tranh do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng đã để lại những hậu quả rất nặng nề: hàng trăm ngàn người chết và bị thương, ruộng đồng hoang hóa, kinh tế què quặt, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, tàn dư của văn hóa, lối sống cũ còn nặng nề, nhất là đối với vùng đô thị. Sau ngày quê hương giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách do hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, bên cạnh đó, tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến địa phương… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương, nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khắc phục hậu quả chiến tranh, nỗ lực phấn đấu và giành được những thành tựu
  5. quan trọng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1997, Quảng Nam, Đà Nẵng trở thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Từ đó đến nay, hai địa phương đã kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, những thành quả đã có và hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Tỉnh ủy Quảng Nam và Thành ủy Đà Nẵng đã phối hợp chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn và xuất bản tập sách “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975)” vào năm 2005. Kế thừa thành quả nghiên cứu từ công trình trên và những công trình lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử các ngành… với tinh thần “cùng một cội nguồn” về mặt văn hóa, lịch sử của đất Quảng Nam - Đà Nẵng anh hùng, đồng thời ghi lại những trang sử vẻ vang trong 21 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975-1996), Tỉnh ủy Quảng Nam và Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục phối hợp chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn tập sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1975-1996)”. Đây là một công trình lịch sử, vừa phải bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, thể hiện một cách trung thực, phong phú, sinh động, toàn diện chặng đường 21 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tiến hành công cuộc Đổi Mới dưới sự lãnh đạo của Đảng; vừa tổng kết, rút ra những bài học
  6. kinh nghiệm quý báu nhằm phục vụ, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của mỗi Đảng bộ trong thời gian tới. Công trình góp phần khơi dậy niềm tự hào, động viên cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Nam, Đà Nẵng tiếp tục phấn đấu, vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển ở mỗi địa phương. Để thực hiện tập sách này, Ban Biên soạn đã tuân thủ các phương pháp nghiên cứu lịch sử Đảng; thu thập, nghiên cứu các tư liệu có liên quan của Trung ương và địa phương, tham khảo các công trình lịch sử của nhiều tỉnh, thành phố và các ngành, địa phương của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, cố gắng đảm bảo tính chính xác của các sự kiện lịch sử, tái hiện một cách chân thực, khách quan, sinh động, những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu nổi bật từ sau ngày quê hương giải phóng cho đến khi chia tách tỉnh, thành lập hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, các nguồn tài liệu chưa được thu thập đầy đủ, cũng như một số nguyên nhân khác nên tập sách không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng bào, đồng chí và bạn đọc xa gần, để lần tái bản sách được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn công trình này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã nhận được sự giúp đỡ, cộng tác nhiệt tình của Viện Lịch sử Đảng, các đồng chí lão thành cách mạng, nhất là các đồng chí đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ, các ngành, đoàn thể, các nhà nghiên cứu khoa học ở Trung ương, địa
  7. phương và các cơ quan có liên quan; xin ghi nhận và cảm ơn tất cả các đồng chí. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh 2-9 (2/9/1945-2/9/2015), chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xin trân trọng giới thiệu tập sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1975-1996)” đến đồng bào, đồng chí và bạn đọc gần xa. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG
  8. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 11 Chương Một ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, BƯỚC ĐẦU CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 1979) I. ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÀ CỦNG CỐ TỔ CHỨC ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, MẶT TRẬN, ĐOÀN THỂ (3/1975-5/1977) 1. Quê hương những ngày đầu sau giải phóng (3/1975-10/1975) Sau khi giải phóng Tây Nguyên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Khu ủy Khu V, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Tỉnh ủy Quảng Nam và Đặc khu ủy Quảng Đà đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực liên tục tiến công địch, giải
  9. 12 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG phóng thị xã Tam Kỳ vào ngày 24 tháng 3 năm 1975 và giải phóng thành phố Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 3 năm 1975, kết thúc thắng lợi thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trên quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng trung dũng, kiên cường. Từ ngày 30 tháng 3 năm 1975 đến khi hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà để thành lập tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, về tổ chức Đảng, Tỉnh ủy Quảng Nam vẫn giữ ổn định: đồng chí Hoàng Minh hắng làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Đỗ hế Chấp, Võ Văn Quỳnh làm Phó Bí thư. Để làm tốt công tác quản lý xã hội sau chiến tranh, Bộ Tư lệnh Quân khu V thành lập Ủy ban Quân quản tỉnh Quảng Nam. Ủy ban Quân quản tỉnh Quảng Nam do đồng chí Đỗ hế Chấp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự, Chính trị viên Tỉnh đội làm Chủ tịch; đồng chí Lê Hải Lý, Quyền Tỉnh đội trưởng làm Phó Chủ tịch. háng 4 năm 1975. Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Nam do đồng chí Võ Văn Quỳnh làm Chủ tịch. Đối với Đặc khu Quảng Đà, để tăng cường lãnh đạo về công tác Đảng, ngày 30 tháng 3 năm 1975, Ban hường vụ Khu ủy khu V quyết định chỉ định đồng chí Hồ Nghinh, Ủy viên Ban hường vụ Khu ủy làm Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà; các đồng chí Trần hận, Phạm Đức Nam làm Phó Bí thư. Để làm tốt công tác quản lý xã hội sau chiến tranh, nhất là vùng đô thị Đà Nẵng,
  10. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 13 Bộ Tư lệnh Quân Khu V thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng do đồng chí Hồ Nghinh, Ủy viên Ban hường vụ Khu ủy Khu V làm Chủ tịch; các đồng chí Nguyễn Chánh - Phó Tư lệnh Quân Khu V, Trần hận - Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà, Phạm Đức Nam - Phó Bí thư Đặc khu ủy làm Phó Chủ tịch. háng 4 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Đặc khu Quảng Đà do đồng chí Phạm Đức Nam làm Chủ tịch. Trong hơn hai tháng, từ ngày 30 tháng 3 năm 1975 đến ngày 31 tháng 5 năm 1975, Ủy ban Quân quản các cấp của tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà đã ra lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại các thành phố, thị xã; ra lệnh cho tất cả sĩ quan, binh sĩ, công chức, viên chức, nhân viên chính quyền Sài Gòn, đảng viên các đảng phái phản động ra trình diện và giao nộp vũ khí để hưởng chính sách khoan hồng của chính quyền cách mạng(1). Kết quả, đã tổ chức đăng ký, quản lý 173.834 đối tượng; tập trung cải tạo 8.595 đối tượng, trong đó có 4.129 sỹ quan do Quân khu V quản lý, 4.466 nhân viên, cảnh sát và đảng phái phản động do cơ quan an ninh quản lý, 8.307 đối tượng là hạ sỹ quan, nhân viên do cấp quận, huyện, xã, phường quản lý. Đồng thời, các lực lượng vũ trang tổ chức truy quét số ngoan cố không Ngày 31 tháng 5 năm 1975, Ủy ban Quân quản các cấp đã hoàn (1) thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, kết thúc hoạt động và tổ chức bàn giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp vừa được thành lập.
  11. 14 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG ra trình diện, kịp thời trấn áp bọn phản động dùng chất nổ mưu sát cán bộ, phá hoại các cơ sở kinh tế, nơi đông người ở hăng Bình, Quế Sơn, Tam Kỳ, Điện Bàn, Hòa Vang...; nhanh chóng thu hồi, bảo quản, khai thác hồ sơ tài liệu do địch để lại, nhằm phục vụ cho công tác đấu tranh lâu dài, chống lại các thế lực phản động, thù địch. Chính sách khoan hồng, nhân đạo của cách mạng được Ủy ban Quân quản các cấp nghiêm chỉnh thực hiện đã nhận được sự đồng tình của các tầng lớp nhân dân, đập tan luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng sẽ có “một cuộc tắm máu” để trả thù những người từng cộng tác với chính quyền cũ. Về công tác thu gom, quản lý số vũ khí của địch, tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà đã thu 63.616 khẩu súng các loại, trong đó có 35 khẩu pháo 105 mm, 8 khẩu 155 mm, hàng trăm cối 81mm, 60 mm, 12.255 tấn đạn, hàng chục máy bay, tàu chiến, quân xa và nhiều quân trang, quân dụng của quân đội và chính quyền Sài Gòn để lại(1). Qua tuyên truyền, vận động đã có nhiều ngụy quân, ngụy quyền trình diện, đăng ký với chính quyền cách mạng quản lý, nhưng vẫn còn nhiều ngụy quân, nhân viên ngụy quyền, đảng viên các đảng phái phản (1) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam: Lịch sử Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam - 30 năm xây dựng và trưởng thành (1975-2005), Tập 3, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 21.
  12. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 15 động vẫn ngoan cố không ra trình diện, lén lút tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu chế độ ta, ngấm ngầm chờ cơ hội nổi dậy chống chính quyền cách mạng. Một số phần tử cơ hội, lợi dụng các hoạt động tôn giáo, ra sức tuyên truyền những luận điệu sai trái, gây ảnh hưởng không tốt trong quần chúng. Trước tình hình đó, các địa phương, ban ngành của tỉnh đã xây dựng các phương án tác chiến, giao nhiệm vụ cho các đơn vị bộ đội bố trí thế trận phòng thủ bảo vệ địa bàn, đồng thời phát triển lực lượng du kích, động viên thanh niên tham gia lực lượng vũ trang tập trung của huyện, tỉnh, thành lập Lực lượng An ninh vũ trang Biên phòng, bước đầu thành lập các đồn, trạm an ninh vũ trang biên giới, bờ biển, cửa khẩu, cảng biển, sân bay để ngăn chặn các hoạt động phản cách mạng và các phần tử tìm cách vượt biên, vượt biển ra nước ngoài. Nhiệm vụ cấp bách của những ngày đầu sau giải phóng là ổn định tình hình an ninh chính trị, đưa nhân dân từ các khu dồn của địch, nhân dân các nơi di tản vào các thành phố, thị xã về quê cũ, ổn định đời sống nhân dân... thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, mít tinh mừng quê hương giải phóng, tổ chức quần chúng ở các cấp để triển khai ngay một số nhiệm vụ cần thiết, trước mắt. Các địa phương đã tích cực huy động hàng ngàn lượt phương tiện giao thông giúp nhân dân từ các thành phố, thị xã, thị trấn và khu dồn đưa gia đình về lại quê
  13. 16 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG hương. Đồng thời, các cấp ủy cũng chỉ đạo tăng cường công tác vận động giúp đỡ đồng bào từ các khu dồn, các đô thị về lại làng cũ ổn định cuộc sống, tổ chức sản xuất, từng bước khắc phục tình trạng không có nhà cửa, ruộng vườn, lương thực và tư liệu sản xuất. Chính nhờ biện pháp tích cực đó, nên quy mô dân số của Quảng Nam và Quảng Đà đã giảm từ 2,1 triệu người khi vừa giải phóng xuống còn 1,32 triệu người vào cuối năm 1975; cuộc sống của người dân sau khi về lại quê hương dần dần ổn định(1). Đây là một chủ trương sáng suốt, kịp thời của Đảng bộ Quảng Nam và Quảng Đà nhằm giảm áp lực dân số tại các đô thị, nhanh chóng ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, đồng thời giúp đỡ người dân các địa phương nhanh chóng quay về quê hương bản quán, xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh. Lúc này, các cơ quan của Đặc khu Quảng Đà chuyển về đóng ở thành phố Đà Nẵng, các cơ quan của tỉnh Quảng Nam chuyển về đóng ở thị xã Tam Kỳ. Cơ quan Khu ủy V từ Phước Trà chuyển về đóng ở thị xã Hội An, đến tháng 5 năm 1975, chuyển ra thành phố Đà Nẵng. hắng lợi to lớn của quân và dân Quảng Nam, Quảng Đà, nhất là giải phóng thành phố Đà Nẵng đã góp phần đẩy nhanh quá trình giải phóng các tỉnh (1) Trong thời kỳ chiến tranh, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An và các thị trấn của tỉnh là những nơi tập trung khá đông người dân ở các địa phương chạy đến lánh nạn, riêng thành phố Đà Nẵng có gần 1 triệu người, trong đó hơn 5 vạn dân của các tỉnh Quảng Trị, hừa hiên…
  14. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 17 duyên hải miền Trung, giúp Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong mùa Xuân năm 1975. heo sự chỉ đạo của Ban hường vụ Khu ủy V, Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam và Quảng Đà một mặt ổn định tình hình, mặt khác, ra sức chi viện sức người, sức của cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Với khẩu hiệu “Sài Gòn chưa giải phóng, Đà Nẵng chưa yên”, Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng huy động 300 xe các loại để đưa bộ đội và chuyển vũ khí vào Nam phục vụ cho chiến dịch. Những binh đoàn từ miền Bắc ngày đêm qua địa bàn Quảng Nam, Quảng Đà để đi về phía Nam, đã được chính quyền và nhân dân tiếp thêm lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, ta bố trí lực lượng đi theo đoàn người di tản vào Sài Gòn để vận động ngụy quân đào rã ngũ, làm lung lay tinh thần của binh lính địch. Đồng thời, với khẩu hiệu “tiến về Sài Gòn”, hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các lực lượng vũ trang, sẵn sàng bổ sung cho chiến trường. Trong khi đó, từ Đà Nẵng, Sư đoàn 2 của Quân khu V đã điều bộ phận pháo mặt đất thuộc Trung đoàn 368, Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 38 và đơn vị đặc công phối hợp với lực lượng hải quân tiến ra tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Sự đóng góp sức người, sức của của quân và dân Quảng Nam, Quảng Đà đã góp phần cùng cả nước đưa chiến dịch Hồ Chí Minh đến toàn thắng, giải phóng
  15. 18 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.hắng lợi vĩ đại ngày 30 tháng 4 năm 1975 kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975) đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam, giai đoạn hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Những tháng đầu sau ngày giải phóng, Đảng bộ và nhân dân địa phương luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, động viên kịp thời và có hiệu quả của Trung ương Đảng cùng các bộ, ngành của Trung ương, của Khu ủy V. Đặc biệt, trong tháng 4 và 5 năm 1975, Quảng Nam và Quảng Đà liên tiếp được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thăm, chỉ đạo công việc và động viên tinh thần: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu họ (ngày 6 và ngày 7 tháng 4 năm 1975); Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn và Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp (ngày 7 và ngày 8 tháng 5 năm 1975). Ngay sau đó, trong tháng 6 và tháng 7 năm 1975, Chủ tịch nước Tôn Đức hắng; Chủ tịch Ủy ban hường vụ Quốc hội Trường Chinh; hủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm và làm việc với tỉnh.  Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng và tỉnh hanh Hóa là hai địa phương kết nghĩa đã cử Đoàn đại biểu đến thăm, trao đổi kinh nghiệm và động viên.
  16. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 19 Để nhanh chóng ổn định về mặt hành chính trong tình hình mới, ngay từ tháng 4 và 5 năm 1975, tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà tiến hành sáp nhập các huyện, xã và giải thể một số cơ quan. Ở tỉnh Quảng Nam, hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My sáp nhập thành huyện Trà My; huyện Bắc Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ sáp nhập thành huyện Tam Kỳ; giải thể huyện Quế Tiên, Ban Cán sự Khu Nam Trà. Ở Quảng Đà, hợp nhất hai huyện Đông Giang và Tây Giang thành huyện Hiên, đổi tên huyện Nam Giang thành huyện Giằng; hợp nhất các Khu I, II, III thành huyện Hòa Vang; giải thể Ban Cán sự Khu Lam Sơn; sáp nhập Ban Cán sự hượng Đức vào Đảng bộ huyện Đại Lộc. Quảng Nam và Quảng Đà cùng giải thể Ban Miền núi, Ban Đấu tranh chính trị và Ban Binh địch vận. Đồng thời, căn cứ các quy định về xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền của Ban hường vụ Khu ủy V, Ban hường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà và Ban hường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã quyết định thay đổi tên gọi các Ban thành Ty và thành lập mới các Ty thuộc Ủy ban Nhân dân cách mạng. Đổi Ban Giáo dục thành Ty Giáo dục; Ban Lương thực - hực phẩm thành Ty Lương thực - hực phẩm; Ban An ninh thành Ty An ninh; Ban Tài mậu tách thành Ty Tài chính, Ty hương nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng; Ban Giao vận thành Ty Giao thông - Vận tải; Ban Giao bưu thành Ty Bưu điện; Ban Dân y thành Ty Y tế; Ban Sản xuất thành Ty Nông nghiệp.
  17. 20 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG hành lập các Ty mới: Ty Lâm nghiệp, Ty Lao động, Ty Vật tư kỹ thuật, Ty Công nghiệp, Ty Xây dựng và Quản lý nhà đất, Ty huế quan, Ty huế vụ, Ty hông tin - Văn hóa và Ủy ban Kế hoạch. Từ tháng 3 năm 1975 đến tháng 10 năm 1975, tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà về mặt hành chính là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh riêng biệt. Tuy nhiên, trong thời gian này, hai địa phương vừa có nhiệm vụ riêng nhưng trên hết vẫn cùng thực hiện một nhiệm vụ chung sau ngày giải phóng dưới sự lãnh đạo của Khu ủy V. Cùng lúc với việc thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau chiến tranh, tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà đã tiến hành các biện pháp để ổn định kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, thực hiện việc chuyển đổi nhằm xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và củng cố xây dựng Đảng. Trong không khí hân hoan, phấn khởi khi quê hương được giải phóng, với truyền thống “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam và Quảng Đà đã hăng hái bước vào thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới với những thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Quảng Nam, Quảng Đà nằm ở trung độ cả nước, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, thuận lợi trong việc giao lưu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2