intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930-2016): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930-2016): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Vùng đất và con người; đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930-2016): Phần 1

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LỘC VĨNH (1930 - 2016) 1
  2. 2
  3. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LỘC VĨNH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LỘC VĨNH (1930 - 2016) NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUẾ - 2020 3
  4. BAN CHỈ ĐẠO NGUYỄN VĂN THỪA : BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, TRƯỞNG BAN HOÀNG VĂN PHƯƠNG : PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC ĐẢNG ỦY, CHỦ TỊCH HĐND XÃ LÊ CÔNG MINH : PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, CHỦ TỊCH UBND XÃ BAN BIÊN SOẠN NGUYỄN ĐÌNH NAM - Chủ biên NGUYỄN VĂN MINH 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Ngày 19 - 7 - 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 73 - HĐBT thành lập xã Lộc Vĩnh trên cơ sở tách ra từ xã Lộc Tụ. Xã Lộc Vĩnh ra đời là sự kế tục truyền thống lao động vẻ vang và truyền thống cách mạng hào hùng của các làng, ấp thuộc tổng An Cư xưa; xã Đại Hải, rồi Vĩnh Lộc và Lộc Tụ trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Lộc Vĩnh đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc và thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lộc Vĩnh tiến hành tổ chức biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930 - 2016). Công trình nhằm ghi lại quá trình hình thành, những chặng đường lịch sử phát triển, đặc biệt là sự nghiệp cách mạng vẻ vang từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam của Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Vĩnh. Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930 - 2016) có sự kế thừa về mặt nội dung công trình nghiên cứu Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Lộc Tụ anh hùng do Nhà nghiên cứu lịch sử đã quá cố Ngô Kha và một số sinh viên Khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Huế, dưới 5
  6. sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc và Đảng ủy xã Lộc Tụ trước đây biên soạn và ấn hành vào tháng 8/1982. Quá trình biên soạn, chúng tôi nhận sự chỉ đạo, cộng tác hiệu quả của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc; các vị cách mạng lão thành; các đồng chí từng tham gia các hoạt động cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ cùng bà con các họ tộc đang sinh sống tại địa phương cũng như khắp mọi nơi. Các đồng chí và bà con đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, tích cực tham gia ý kiến đóng góp để công trình hoàn thành đảm bảo tính chính xác, khoa học và kịp thời ra mắt, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc gần xa. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của đồng chí và bạn đọc gần xa để công trình sưu tầm biên soạn về Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930 - 2016) ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau. Xin chân thành cám ơn và trân trọng giới thiệu đến các đồng chí, đồng bào và bạn đọc gần xa cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930 - 2016). BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LỘC VĨNH 6
  7. CHƯƠNG MỞ ĐẦU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI I. Điều kiện tự nhiên Xã Lộc Vĩnh nằm ở vùng phía nam huyện Phú Lộc; cách thành phố Huế khoảng 60 km theo quốc lộ 1A về hướng nam và thành phố Đà Nẵng 40 km về phía bắc. Phía đông, xã Lộc Vĩnh giáp biển Đông; phía tây giáp xã Lộc Bình và Lộc Thủy; phía nam giáp xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô; phía bắc giáp biển Đông. Tổng diện tích là 33,28km². Trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, huyện Phú Lộc nói chung và xã Lộc Vĩnh là khu vực chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nam - bắc, giữa khí hậu gió mùa nội chí tuyến và gió mùa á xích đạo. Nhiệt độ bình quân 24°C, biểu độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau 2 - 3°C. Độ ẩm không khí 85%. Lượng mưa bình quân 3.436 mm/năm, số ngày mưa trung bình trong năm là 162 ngày. Trong năm, xã Lộc Vĩnh có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mưa thường lớn, kéo dài hàng tuần lễ và kèm theo đó là rét và lụt bão với cao điểm là vào thời điểm tháng 9, tháng 10. Mùa nắng bao gồm những tháng còn lại trong năm, từ tháng 1 đến tháng 8(1). Vịnh Chân Mây có cửa rộng 7 km, diện tích mặt nước khoảng 20 km2, độ sâu từ 6 - 14 mét, phần có độ sâu từ 9 - (1) Trường Đại học Khoa học Huế, Bùi Thị Thu, Đỗ Thị Việt Hương, Nghiên cứu sự phân hóa vùng đất tự nhiên huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế  7
  8. 14 mét chiếm 65% diện tích của vịnh. Theo Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, vào năm 359 bến Ôn Công, mũi Choumay (Chân Mây) là ranh giới giữa Nhật Nam với Lâm Ấp thuộc Vương quốc Champa. Vào tháng 4 năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Ánh đã đi thuyền ra đóng ở vũng Chu Mãi (Chân Mây) để đại binh tiến đánh quân Tây Sơn qua cửa Tư Dung.  Vịnh Chân Mây có 2 mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông. Mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông vươn xa ra biển không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và duy trì vịnh biển tương đối sâu thích hợp cho việc xây dựng cảng biển mà còn góp phần phát triển bãi tắm Cảnh Dương rộng lớn nhất trong số các bãi biển ở Thừa Thiên Huế. Bãi biển Cảnh Dương nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông, thuộc xã Lộc Vĩnh, được coi là bãi biển có phong cảnh đẹp nhất Thừa Thiên Huế. Trải dài hơn 8.000 mét, rộng khoảng 200 mét, bãi cát trắng mịn trải dài, những hàng phi lao rợp bóng, nước biển trong xanh như ngọc… Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng làm say lòng bao du khách. Bãi biển Cảnh Dương có hình vòng cung, bờ biển có độ dốc thoai thoải và tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao. Đến với biển Cảnh Dương là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, tận hưởng không khí trong lành mát dịu, xua đi những oi bức, mệt mỏi, những hối hả của cuộc sống thường nhật. Là khu vực đất liền tiếp giáp chủ yếu với vịnh Chân Mây, Lộc Vĩnh nhìn chung chủ yếu là vùng đồng bằng duyên hải khá bằng phẳng, nhỏ hẹp với các đặc điểm: bị phân cắt khá manh mún; độ cao có xu hướng giảm dần; độ nghiêng mặt đất phổ biến từ 0,0005 đến 0,0001; đó đây vẫn 8
  9. bị biến động do sự xuất hiện những trảng cát nội đồng và những đầm phá, lạch biển… Trảng cát nội đồng được cấu tạo từ cát vàng nghệ hệ tầng Phú Xuân và cát trắng xám Nam Ô liên quan đến đợt biển tiến Holocen. Vào mùa mưa lũ, nước ngầm từ trảng cát chảy thành dòng lớn, lôi theo cát bụi vùi lấp ruộng đồng. Tuy nhiên, nhờ địa hình bằng phẳng, đất đai tương đối màu mỡ cùng với nhiều thuận lợi khác so với các vùng trên, đây là nơi thu hút đại bộ phận cư dân sinh sống(1). Sông Bù Lu bắt nguồn từ sườn bắc của dãy Bạch Mã - Hải Vân tại nơi có độ cao tuyệt đối khoảng 500 m, chảy theo hướng gần nam tây nam - bắc đông bắc. Từ thượng nguồn có hai nhánh Thừa Lưu và Nước Ngọt. Đến cách cửa biển Cảnh Dương chừng 7 km hai nhánh sông này hội lưu thành sông chính mang tên Bù Lu và chảy ra biển Đông. Sông Bù Lu có chiều dài dòng chính 17 km, diện tích lưu vực 118 km2 và độ dốc bình quân lòng sông 58,8m/km (so với độ dốc lòng sông vùng đồi núi 129,4m/km)(2). Bị bao vây bốn mặt bởi sông Bù Lu và biển nên ở Lộc Vĩnh hình thành nên ngôi làng biệt lập với thế giới bên ngoài như một ốc đảo (cù lao) Cù Dù. Địa hình Cù Dù không “thua” bất kỳ một địa phương miền núi nào về độ hiểm trở. Rừng núi xen lẫn kênh rạch nước mặn. Phát triển trên một địa hình phức tạp, đất đai xã Lộc Vĩnh khá đa dạng, bao gồm các loại đất chủ yếu: đất cát ven (1)  Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, phần tự nhiên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.44 - 49. (2)  Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, phần tự nhiên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr 117. 9
  10. biển (C), đất mặn (M), đất phèn mặn (SM), đất phù sa ngòi suối (Py), đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất vàng đỏ trên đá granit (Fa), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl)… Xã Lộc Vĩnh là nơi có nhiều núi đồi cao và khá hiểm trở. Núi (hòn) Giòn nằm sát phía nam vịnh Chân Mây, dài khoảng 6 km chạy theo hướng đông - tây, độ cao trung bình từ 100 - 250m, đặc biệt ở đây còn có nhiều hang đá tự nhiên lớn ăn sâu vào lòng núi từ 100 đến 200m. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình hiểm trở, núi Giòn là địa điểm lý tưởng để các lực lượng cách mạng chọn làm căn cứ địa trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1954) của Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Lộc nói chung và nhân dân xã Lộc Vĩnh nói riêng. Hang Đá Nhà - núi Giòn là nơi in đậm nhất tinh thần đấu tranh anh dũng, mưu trí, là nét son trong bản anh hùng ca của nhân dân Lộc Tụ. Đây là một hang thiên nhiên do những tảng đá granite chồng lên nhau tạo nên. Hang có chiều dài 200m, nằm ở độ cao 250m của núi Giòn. Hang Đá Nhà là hệ thống gồm nhiều hang nhỏ. Sông Bù Lu và các khe, suối ở Lộc Vĩnh có những đặc trưng thủy văn của tiểu vùng thủy văn phía đông Trường Sơn. Phân phối dòng chảy trong năm có các dạng: 2 tháng cao (tháng 6 và 10) và 2 tháng thấp (tháng 5 và 8). Do có địa hình chia cắt, độ dốc khá lớn, khe suối ở đây có khả năng xảy ra lũ quét. Chế độ thủy văn như thế nên sản xuất của nhân dân địa phương gặp khó khăn do lũ xảy ra quá nhanh, cũng như nguồn nước quá cạn 10
  11. kiệt khiến cho ao hồ, ruộng vườn lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hệ thống sông Bù Lu và các khe suối ở Lộc Vĩnh có thành phần cá khá đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài cho sản lượng cao và khai thác liên tục trong năm, được xếp vào những loại cá có giá trị kinh tế, góp phần hình thành sản lượng khai thác nghề cá, đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho nhân dân vùng ven sông. Dân gian xưa kia có câu “có nước thì có cá”. Đặc biệt vào mùa hè, nước khô cạn, cá tập trung vào các khe suối, vũng nước, bụi cây, khóm cỏ còn đọng nước, chỉ cần lấy vợt, thau chậu, mũ đồng là có thể xúc được cá đủ để có thực phẩm cho một bữa ăn ngon lành. Đó là sự ưu ái rất lớn mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. II. Quá trình hình thành làng xã và địa giới hành chính Muộn nhất là vào thời kỳ đá mới, cách ngày nay chừng 5.000 năm, con người cổ xưa đã xuất hiện và sinh sống trên mảnh đất Thừa Thiên Huế. Giới nghiên cứu khảo cổ học tiếp tục phát hiện được những dấu tích của nền văn hóa Sa Huỳnh tương ứng với thời đại kim khí, từ sơ kỳ đồ đồng đến sơ kỳ đồ sắt ở Thừa Thiên Huế. Cách không xa xã Lộc Vĩnh, khu di tích lịch sử Bãi Trảng Đình thuộc thôn Thủy Yên, xã Lộc Thủy, được ông Võ Quý (Viện Khảo cổ học) phát hiện vào tháng 12 - 1997. Diện tích khu cư trú của người tiền sử nay còn lại khoảng 500m2, có mật độ phân bố di vật không đều, càng thấp di vật càng đậm đặc hơn. Tuy chưa phát hiện ra tầng văn hóa 11
  12. nhưng qua đồ đá và đồ gốm thu được, ông Võ Quý đã xếp Bãi Trảng Đình vào giai đoạn muộn (đồ đồng) của văn hóa Bàu Tró và đang trong quá trình phát triển thành giai đoạn đầu của văn hóa Sa Huỳnh(1). Những phát hiện này cho thấy sự có mặt rất sớm của con người trên vùng đất phía nam Thừa Thiên Huế, trong đó có vùng đất Lộc Vĩnh. Thư tịch cổ cho biết, vùng đất Thừa Thiên Huế xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong số 15 bộ của nước Văn Lang xưa. Thời nhà Hán đô hộ nước ta vào năm 111 trước Công nguyên, Thừa Thiên Huế thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Khu Liên cùng nhân dân Chămpa nổi dậy đánh đuổi quân Hán lập nên Nhà nước Lâm Ấp và chia thành 5 châu: Địa Lý, Mê Linh, Bố Chính, Ô và Rí (Lý)(2). Vương quốc Chămpa ra đời từ năm 192, lần lượt có các tên gọi Lâm Ấp (192 - 758), Hoàn Vương (758 - 866), Chiêm Thành (866 - 1471), trong đó tồn tại tình trạng các tiểu quốc dọc theo các hệ thống sông. Thừa Thiên Huế bấy giờ được xem thuộc tiểu quốc Ulik(3). Cách đây không lâu, ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc), các nhà nghiên cứu phát hiện địa điểm khu mộ vò của người Chămpa có niên đại khoảng thế kỷ XI - XV và được Bộ Văn hóa cấp giấy phép khai quật năm 1997 trên diện tích 100 m2. Cũng tại Khu di tích lịch sử Bãi Trảng Đình thuộc thôn Thủy Yên, xã Lộc Thủy, cán bộ Viện Khảo cổ học đã phát hiện 3 ngôi mộ và 3 ngôi do nhân dân phát hiện cho (1)  Bản đồ khảo cổ học Bình - Trị - Thiên thời đại đá và sơ kỳ kim khí. (2)  Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1994, tr.62. (3)  Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 3, phần dân cư và hành chính, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2013, tr.14. 12
  13. thấy mật độ mộ táng ở khu vực này là trung bình. Việc xác định chủ nhân của khu mộ gặp khó khăn vì đa số mộ táng trong đợt khai quật không phát hiện được xương cốt cũng như di vật chôn theo. Tuy nhiên, dựa vào những tiêu chí như địa bàn cư trú, cách thức mai táng, có thể cho rằng chủ nhân khu mộ cổ ở Bãi Trảng Đình là của tộc người Cờ Tu, ở vào thế kỷ XI-XIV(1). Tháp Linh Thái (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc) nằm ở một trong năm đỉnh của núi Linh Thái, có độ cao hơn 100m. Tháp này do người Chămpa xây dựng vào khoảng thế kỷ XI – XII nhưng đã hoang phế từ lâu. Những năm đầu thế kỷ XX, dấu tích của tháp được De Lason Quiere khảo sát và lập bản đồ, sau đó được Cadière nhắc lại trong bài viết năm 1905. Ở đây đã tìm được nhiều bức tượng (tượng giáo sỹ Ấn Độ giáo (Khishi), chim thần Garuda, tượng vũ công, đầu bò thần Nan đin…) hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Chàm Đà Nẵng và Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học Huế). Tháp Linh Thái hiện nay chỉ còn là phế tích nhưng vẫn còn một số hiện vật đá: Một hiện vật hình chóp nhọn 8 cạnh, 4 chính lồi ra, 4 cạnh dẹt độ nhô thấp, một bệ hình vuông 0,95m x 0,95m, dày 0,37m, có trang trí hình cánh hoa, mặt bệ đục hình vuông. Năm 2001, tháp Chămpa được phát hiện ở Mỹ Khánh, xã Phú Diên (Phú Vang) thuộc vùng biển, ở bên kia Tam Giang - Cầu Hai và cách không quá xa xã Lộc Vĩnh. Được Bộ Văn hóa Thông tin cho phép, từ ngày 5 đến 21 - 9 - 2001, Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện (1) Bản đồ khảo cổ học Bình - Trị - Thiên thời đại đá và sơ kỳ kim khí.  13
  14. Khảo cổ học tiến hành khai quật tháp Mỹ Khánh. Tháp nằm ở độ sâu 5m so với mặt đất, lọt thỏm giữa vùng cát trắng ven biển, một vị trí rất hiếm đối với các tháp Chămpa được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Theo các nhà chuyên môn, tháp Chămpa Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong số những tháp Chămpa hiện nay, niên đại xác định theo PPC14 là 750 + -40 năm - thế kỷ VIII. Tháp có kiến trúc hình chữ nhật, dài 8,22 m, rộng 7,12 m, giật cấp thu nhỏ dần phần thân tháp phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Tháp Mỹ Khánh được xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 52/2001QÐ-BVHTT ngày 28 - 12 - 2001. Những phát hiện khảo cổ học và dấu tích văn hóa ở khu vực lân cận xã Lộc Vĩnh vừa nêu tiếp tục cung cấp những bằng chứng củng cố cho sự có mặt rất sớm của con người trên vùng đất này. Năm 1306, vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chămpa (Chế Mân). Vua Chămpa đã cắt 2 châu Ô và Lý (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân) để làm lễ vật cầu hôn. Đây được xem là sự kiện mang tính bước ngoặt của lịch sử, mở đầu cho hành trình “Nam tiến “ của dân tộc. Từ đây, vùng đất châu Ô và châu Lý, trong đó có xã Lộc Vĩnh, trở thành một bộ phận lãnh thổ lâu dài của quốc gia Đại Việt và Nhà nước phong kiến Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách di dân vào vùng đất mới khẩn ấp lập làng. Thời Trần - Hồ (1307 - 1407) cho lập châu Thuận và châu Hóa. Châu Thuận nay là tỉnh Quảng Trị và châu Hóa là tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và một phần 14
  15. phía bắc tỉnh Quảng Nam. Dưới thời nhà Trần, đất Thừa Thiên Huế chia làm 7 huyện là Bồ Đài, Sạ Lệnh, Bồ Lãng, Trà Khệ, Thế Vang, Lợi Bồng và Tư Dung. Địa bàn xã Lộc Vĩnh và huyện Phú Lộc nay thuộc huyện Tư Dung. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thắng lợi, Nhà Lê (Lê Sơ) được thành lập vào năm 1428,. Thuận Hóa với tư cách là vùng phên giậu của Tổ quốc, là nơi cung cấp nguồn lực quan trọng cho công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, giải phóng đất nước đã được triều đình đặc biệt chú ý khai thác và phát triển. Vua Lê đã cử các trọng thần vào trấn giữ nơi đây với nhiệm vụ bảo vệ vùng trọng trấn phía nam, tăng cường di dân bằng nhiều hình thức do Nhà nước tổ chức và di dân tự do. Theo tài liệu dân gian, từ đời Lê Thái Tổ (1428 - 1433), triều đình đã ban lệnh ở phía bắc, ai mộ được 20 người thì cấp giấy cho vào lập ấp dựng làng, mở ruộng, sau đó 3 năm mới phải nộp thuế. Thế nên, tuy tình hình Thuận Hóa chưa thực sự ổn định nhưng đã có một số lượng khá lớn các làng xã được thành lập ven các dòng sông và dọc theo bờ biển ven cửa sông. Địa bàn xã Lộc Vĩnh thuộc huyện Tư Dung. Tháng 6 năm Bính Tuất (1446), vua Lê Thánh Tông bắt đầu cải tổ hành chính, cho đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu, chia nước thành 12 thừa tuyên và đến năm 1469 thì định bản đồ các phủ, châu, huyện, xã. Xứ Thuận Hóa có 2 phủ, 7 huyện, 4 châu. Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay thuộc phủ Triệu Phong, có 3 huyện lần lượt là Đan Điền, Kim Trà và Tư Vinh. Các thôn, làng của xã Lộc Vĩnh thuộc huyện Tư Vinh. Ngày 5 tháng 4 năm Canh Tuất, Hồng Đức 21 (1490), “bản đồ thiên hạ” được điều chỉnh, thừa tuyên 15
  16. Thuận Hóa quản 2 phủ Tân Bình và Triệu Phong, gồm 8 huyện, 4 châu. Riêng địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn duy trì 3 huyện, gồm huyện Đan Điền có 8 tổng, 65 xã; Kim Trà 8 tổng, 71 xã và Tư Vinh có 8 tổng, 52 xã. Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dưới thời nhà Mạc (1527 - 1592) cơ bản vẫn giữ như dưới thời nhà Lê, thuộc phủ Triệu Phong, có 3 huyện và 1 châu, gồm các huyện Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh và châu Thuận Bình. Sách Ô châu cận lục (thế kỷ XVI), tập sách khảo cứu toàn diện đầu tiên về vùng đất Thừa Thiên Huế, do Tiến sĩ Dương Văn An hiệu đính đã cho ta danh sách cụ thể tên của từng xã ở 3 huyện thuộc phủ Triệu Phong vừa nêu. Không tìm thấy những tên làng, ấp của xã Lộc Vĩnh nay trong tổng số 67 xã của huyện Tư Vinh, sau đó được Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng đổi thành Phú Vang, nhưng đã thấy xuất hiện các xã (làng) cận kề thuộc các địa phương ở huyện Phú Lộc, như Cao Đôi (thị trấn Phú Lộc), Vinh Hoà, Đông Dương (xã Vinh Hiền) hay xa hơn một tý là các làng Diêm Trường, Phụng Chánh (xã Vinh Hưng), Minh Nông (Nong, tức Lộc Bổn), Ba Lỗi (Truồi, tức Lộc An, Lộc Điền). Năm 1558, vâng lệnh vua Lê, Đoan Quốc quân Nguyễn Hoàng đem thủ hạ, bộ tốt vào trấn thủ đất Thuận Hóa và sau đó kiêm luôn Quảng Nam (1570). Thực chất, đây là một cuộc chạy trốn nhằm tránh bị tiêu diệt của chúa Tiên Nguyễn Hoàng trước thủ đoạn loại trừ nham hiểm của anh rể là Trịnh Kiểm. Đây là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt mang tính lịch sử trong hành trình mở cõi về phương Nam của tổ tiên ta. Với quyết tâm xây dựng vùng kiểm soát của mình thành nơi “hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” 16
  17. (một dải Hoành Sơn dung thân muôn thuở), ngay từ khi mới ổn định tình hình, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã bắt tay vào việc cải tổ hành chính và khẩn hoang lập làng. Sau khi làm chủ vùng đất Đàng Trong từ sông Gianh đến Cà Mau, năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập 13 đơn vị chính quyền địa phương được quân sự hóa gọi là dinh (12 dinh) và trấn (Hà Tiên). Các dinh nặng về tổ chức và quản lý quân đội, an ninh, quốc phòng nên để quản lý về phương diện quản lý hành chính, chúa Nguyễn lại phân ở vùng Thuận Quảng các cấp: xứ, phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường… Xứ Thuận Hóa có 2 phủ Quảng Bình và Triệu Phong. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn trong tác phẩm nổi tiếng Phủ Biên tạp lục, vào thế kỷ XVIII, khi quân Lê - Trịnh đánh chiếm Thuận Hóa - Phú Xuân, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay thuộc phủ Triệu Phong có 3 huyện là Hương Trà (9 tổng), Quảng Điền (8 tổng) và Phú Vang (6 tổng). Sáu tổng thuộc huyện Phú Vang có diện tích tương đương với huyện Phú Vinh cũ thời Lê - Mạc, lần lượt là: Mậu Tài, Dương Nỗ, Đường Pha, Dã Lê, Sư Lỗ và Diêm Trường. Các phường Cảnh Dương, Phú Hải, Trở Dù, Đông An và Phú Hải thuộc tổng Diêm Trường (có 7 xã, 5 thôn, 21 phường, 3 sách)(1). Gây ra bởi 2 thế lực phong kiến, cuộc nội chiến kéo dài mà lịch sử gọi là Trịnh - Nguyễn phân tranh khiến cho tình hình xứ Đàng Trong ngày càng rối ren, chế độ phong kiến lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng sâu sắc. Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ ở đất Quy Nhơn. Nghĩa (1)  Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Ngô Lập Chí dịch, Khoa Xã hội Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1959. 17
  18. quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài giỏi của Nguyễn Huệ nhanh chóng phát triển, chiếm gần nửa đất Đàng Trong và cô lập Thuận Hóa. Hay tin về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn làm lung lay chính quyền xứ Đàng Trong, chúa Trịnh đã đem quân vượt sông Gianh. Ngày 30 - 1 - 1775, dinh phủ Phú Xuân thất thủ, xứ Thuận Hóa nhanh chóng rơi vào tay quân Trịnh. Tuy nhiên chỉ sau hơn 10 năm cai trị, cuối cùng quân Trịnh cũng đã bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại. Năm 1786, toàn bộ vùng đất từ Hải Vân đến sông Gianh hoàn toàn giải phóng, thuộc về quyền kiểm soát của triều đình Tây Sơn. Triều đại Tây Sơn kết thúc và thay vào đó là sự ra đời của triều Nguyễn (năm 1802). Cũng bắt đầu từ thời điểm này, đất nước thực sự được thống nhất và đi vào ổn định, không còn những biến động lớn mà chỉ diễn ra quá trình điều chỉnh địa bàn hành chính. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho tách 3 huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang ra khỏi phủ Triệu Phong để thành lập dinh Quảng Đức. Huyện Phú Vang có 6 tổng (Dã Lê, Diêm Trường, Dương Nỗ, Đường Hoa, Mậu Tài, Sư Lỗ), 162 làng (xã), thôn, ấp, phường, sách. Trong danh sách 50 xã, thôn, ấp, phường, sách thuộc tổng Diêm Trường có các tên đất thuộc xã Lộc Vĩnh nay, gồm thôn Cảnh Dương, Đông An, Phú Hải, Trở Dù và ấp Bình An…(1) Địa bạ thời Gia Long (1810 -1818)(2) giới thiệu về một số xã, (làng, ấp, phường, sách) thuộc xã Lộc Vĩnh như sau: (1)  Dương Phước Thu, Qua sông nhìn lại bến bờ, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2005, tr 123. (2)  Theo Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, phần tỉnh Thừa Thiên, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. 18
  19. - Cảnh Dương khách hộ phường: Đông giáp phường Đông An khách hộ, có cột đá làm giới. Tây giáp phường Phú Xuyên khách hộ và núi. Nam giáp thôn Phước An khách hộ (tổng Dương Nỗ), có cột đá làm giới. Bắc giáp phường Trở Dù và núi. Toàn diện tích 106.6.0.4 (tức 106 mẫu, 6 sào, 0 thước, 4 tấc). Tư điền 34.4.0.0. Tư điền của người nơi khác 1.0.6.2. Quan thổ tam bảo 0.1.0.0. Mộ địa 7.8.0.0. Hoang nhàn, cát trắng 61.8.6.2. Quan lộ 300 tầm. Khe 513 tầm(1). - Phú Hải khách hộ phường: Đông giáp phường Lập An khách hộ, lấy cây sầu đâu lớn làm giới. Tây giáp phường Bình An khách hộ, Đông An khách hộ, núi. Nam giáp châu Mỹ Gia khách hộ và núi. Bắc giáp phường Bình An khách hộ, sông biển và núi. Toàn diện tích 649.5.4.8. Tư điền 54.9.13.9. Tư thổ 2.6.6.9. Diêm điền 0.3.0.0. Mộ địa 15.6.0.0. Hoang nhàn (16 khoảnh) 575.9.14.0. Khê cừ 976 tầm, 2 thước. - Đông An khách hộ phường: Đông giáp phường Phú Hải, phường Bình An, có cột đá làm giới. Tây giáp Phước An Đông, phường Cảnh Dương, có cột đá làm giới. Nam giáp châu Mỹ Gia, phường Kiền Kiền, phường Phú Hải. Bắc giáp biển. Toàn diện tích 81.7.0.9. Tư điền 14.7.6.6. Tư điền của người nơi khác 0.7.3.9. Quan thổ tam bảo 0.3.0.0. Tư thổ 0.5.1.4. Hoang nhàn, cát trắng 64.3.4.0. Quan lộ 137 tầm, 3 thước. Khê cừ 944 tầm. - Làng Bình An và Trở Dù (tức Cổ Dù) mất địa bạ. (1)  Chiều dài đo bằng thước mộc, gọi là mộc xích gồm thước bằng 0m424 - tầm bằng 5 thước bằng 2m12 - trượng bằng 2 tầm bằng 4m24; đo diện tích bằng thước ruộng, gọi là điền xích gồm thước bằng 0m4664; thước ruộng bằng 32, 639344 m² - sào bằng 15 thước vuông - mẫu bằng 10 sào. Dưới thước ruộng lần lượt là tấc, phân, ly, hào, hốt, ty, miếng, than, ghế, gang. 19
  20. Năm 1822, vua Minh Mạng cho đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên và năm 1835 lại chia thành 6 huyện: Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Lộc và Phong Điền. Đơn vị phường trong dân gian trước khá nhiều nay bị bãi bỏ hết, đổi thành ấp, thôn, xã tùy mức độ. Huyện Phú Lộc nguyên là một phần đất thuộc huyện Phú Vang, bao gồm 4 tổng là An Cư, An Nông, Lương Điền và Diêm Trường, gồm 87 xã, thôn, phường. Huyện lỵ đóng tại xã Sư Lỗ Đông. Các thôn, ấp thuộc xã Lộc Vĩnh thuộc địa phận tổng An Cư, huyện Phú Lộc. Không thấy ghi Cổ Dù. Theo sách Đồng Khánh địa dư chí do Hoàng Hữu Xứng làm tổng tài (chủ biên), soạn xong vào năm 1886, dưới triều vua Đồng Khánh (1885 - 1888), tỉnh Thừa Thiên Huế bấy giờ vẫn giữ nguyên 6 huyện là Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc. Thôn Cảnh Dương và các ấp Phú Hải, Bình An, Đông An thuộc tổng An Cư (có 22 thôn, ấp, sách). Đến triều Bảo Đại, nhà Nguyễn thực thi một số chính sách, như cải cách hành chính, giáo dục, pháp luật, trong đó có việc lập danh sách tên tỉnh, phủ, huyện, tổng xã, thôn, ấp, giáp của Trung Kỳ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tỉnh (phủ) Thừa Thiên lúc ấy gồm có 6 huyện và thành phố Huế với 31 tổng, 432 xã (làng), thôn, bản, sách, trang, phường. Địa bàn Lộc Vĩnh nay có các xã (làng) Bình An, Đông An, Phú Hải, Cảnh Dương (không thấy ghi Cổ Dù) thuộc tổng An Cư (có 27 xã)(1). (1)  Dương Phước Thu, Qua sông nhìn lại bến bờ, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2005, tr 139. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2