intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Tiên Yên (1945-2015)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách nhằm ghi lại truyền thống của nhân dân các dân tộc Tiên Yên, quá trình hoạt động cách mạng tiến tới sự ra đời và phát triển của Đảng bộ xã, là giai đoạn nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp và Quốc dân Đảng, góp phần bảo vệ biên giới Tổ quốc và tích cực phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Tiên Yên (1945-2015)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUANG BÌNH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TIÊN YÊN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ TIÊN YÊN 1945 -2015 Tiên Yên, tháng 9 năm 2017 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Tiên Yên là xã thuộc huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, nằm phía Nam cách trung tâm huyện 24 km, với 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn để xây dựng quê hương. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến, Tiên Yên là một trong những địa bàn được Pháp xây dựng đồn trạm để kiểm soát, bóc lột nhân dân trong vùng, nhân dân xã Tiên Yên đã phải chịu vô vàn khó khăn, khổ cực về vật chất và tinh thần, nhưng không cam chịu, khuất phục trước sự cai trị của kẻ thù, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống lại thực dân Pháp và tay sai. Đi theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khắc phục mọi khó khăn thử thách để bảo vệ, xây dựng quê hương. Góp phần vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc, biết bao đồng bào, đồng chí của xã Tiên Yên đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tiếp nối và phát huy truyền thống vẻ vang đó, Đảng bộ xã Tiên Yên đang ra sức lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy sức mạnh của nhân dân xây dựng nông thôn mới... để xây dựng quê hương Tiên Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh. Để tổng kết, rút kinh nghiệm và phát huy truyền thống của Đảng bộ và nhân dân xã Tiên Yên trong giai đoạn cách mạng mới, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tiên Yên chỉ đạo sưu tầm tư liệu và biên soạn cuốn "Lịch sử Đảng bộ Tiên Yên 1945 - 2015". Cuốn sách nhằm ghi lại truyền thống của nhân dân các dân tộc Tiên Yên, quá trình hoạt động cách mạng tiến tới sự ra đời và phát triển của Đảng bộ xã, là giai đoạn nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp và Quốc dân Đảng, góp phần bảo vệ biên giới Tổ quốc và tích cực phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng. Đồng thời, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và lao động sản xuất, góp phần giáo dục truyền thống, niềm tự hào về quê hương, đất nước, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ xã Tiên Yên không ngừng kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ, của các thế hệ đi trước. Đây còn là dịp tổng kết những kinh nghiệm quý báu về sự lãnh đạo của Đảng bộ qua các giai đoạn lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 2
  3. Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy xã, Ban chỉ đạo và Ban biên tập đã cố gắng sưu tầm tư liệu và biên soạn, tuy nhiên, do nguồn tài liệu lưu trữ thiếu, việc nghiên cứu và biên soạn còn hạn chế nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tiên Yên xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang; Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng ủy, HĐND - UBND - UB MTTQ xã, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã Tiên Yên đã đóng góp, giúp đỡ để cuốn "Lịch sử Đảng bộ xã Tiên Yên 1945 - 2015" được hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Trân trọng giới thiệu đến đồng chí và bạn đọc! TM. BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Long Đức Trung CHƯƠNG I MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN XÃ TIÊN YÊN; SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ XÃ TIÊN YÊN I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Tiên Yên là xã vùng thấp thuộc huyện Quang Bình, cách trung tâm huyện lỵ 24 km về phía Nam; phía Đông Nam giáp xã Hương Sơn, phía Đông Nam giáp xã Vĩ Thượng, phía Bắc giáp xã Xuân Giang, Yên Hà huyện Quang Bình, phía Tây Nam giáp xã Khánh Thiện (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái). Xã Tiên Yên được bao bọc bởi bốn ngọn núi cao là Khau Pù, Khău Poao, Khau, Én và Khuổi Sáng bao bọc toàn xã, giữa bốn ngọn núi này có hai ngọn đồi độc lập là Pù Che và Pù Toóc, núi đá vo nằm ở trung tâm xãlà khi vực thung lũng bằng phẳng, là nơi để nhân dân tập trung sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp. 3
  4. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Tiên Yên nằm trong Tổng Tiên Yên (tiếng địa phương gọi là Mường Lèng), thuộc Tiểu quân khu Bắc Quang (huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang ngày nay), dân cư sống thưa thớt, toàn xã có 03 thôn, Đon Ngoan, Đon Cọ, Đon Giường 23 hộ với 118 khẩu trong đó đa số là dân tộc Tày; đến đầu năm 1946, sau khi giành được chính quyền thực hiện quyết định của cấp trên Ủy ban hành chính xã Tiên Yên được thành lập, Tiên Yên trở thành đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Năm 1960, xã Tiên Yên chia tách thêm 01 thôn (thôn Buông) nâng tổng số thôn trên địa bàn xã lên 04 thôn. Năm 2000, xã Tiên Yên chia tách thêm hai thôn là thôn Chung và thôn Yên Chàm nâng tổng số thôn của toàn xã lên 06 thôn. Đến năm 2003, huyện Quang Bình được thành lập theo Nghị định 146 của Chính phủ, xã Tiên Yên được tách về huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang), với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.167,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.576,31 ha; đất ở 37,68 ha; đất lâm nghiệp 242,76 ha. Xã gồm 06 thôn: Yên Chàm; Tân Bể; Yên Chung; Yên Ngoan; Thôn Kem và Thôn Buông. Trước đây đồi núi trên địa bàn xã có nhiều loại gỗ quý như: đinh, chò chỉ, lát hoa, trai, sến, táu, các loại tre nứa và nhiều loại cây thuốc nam quý hiếm. Diện tích rừng đa dạng là môi trường sống thuận lợi của các loại động vật quý hiếm như: Hổ, báo, gấu, sơn dương, hươu, nai, khỉ và nhiều loài chim... Tuy nhiên, do quá trình khai thác và bảo vệ không hợp lý nên một số loại động, thực vật quý hiếm bị khai thác cạn kiệt, diện tích rừng nguyên sinh hầu như không còn, chủ yếu là rừng tái sinh, chỉ còn một số loại động vật như Khỉ, Nai, Lợn Rừng với số lượng tương đối ít. Để phát huy tiềm năng, lợi thế từ rừng, Đảng bộ, chính quyền xã Tiên Yên đã tích cực triển khai Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình về cải tạo vườn đồi tạp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung bảo vệ khu vực rừng đầu nguồn, quy hoạch diện tích đất rừng để trồng một số loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng để trồng và chăm sóc tập trung như cây cao su, cam, keo, xoan... vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hệ thống sông suối đa dạng được nhân dân tận dụng phục vụ tưới tiêu cho 2.576,31 ha đất nông nghiệp của toàn xã, với 2 suối lớn gồm một suối bắt nguồn từ thôn Buông ở núi Đán Bạc giáp Lâm Thượng (Lục Yên, Yên Bái) và suối Khău Poao bắt nguồn từ Khău Poao giáp xã Xuân Giang chảy qua địa bàn xã Tiên Yên sang xã Hương Sơn và các khe suối nhỏ chảy trên địa bàn xã bắt nguồn từ khe Đán 4
  5. Cắm, khe Lung Mu, khe Khau én, Khuổi Lịa, Tát Sáng... Trước kia, nhân dân đã biết lợi dụng sức nước để làm những chiếc cọn dẫn nước lên đồng để phục vụ cho sản xuất của nhân dân; sau đó để đảm bảo chủ động nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên, sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân xã Tiên Yên đã đóng góp một phần vật liệu, công sức, chung tay xây dựng các đập trung thủy nông như đập trung thủy nông Yên Chàm, đập Nà Đán thôn Kem, đập Pú Nông, Phai Kim thôn Tân Bể, đập Khuổi Cáp thôn Buông góp phần đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự hỗ trợ của Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã đóng góp công sức, vật liệu để xây dựng hệ thống mương phai kiên cố giúp nhân dân chủ động nguồn nước tưới tiêu, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản của nhân dân. Thời tiết, khí hậu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân ra hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c. Lượng mưa trung bình năm trên 4000 mm, nhưng phân bố không đều các tháng trong năm. Trước đây, thời tiết khí hậu theo mùa thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân, tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường như lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã tương đối phát triển thuận lợi cho thông thương phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Trong đó tuyến giao thông huyết mạch là Tỉnh lộ 183 nối trung tâm huyện Quang Bình đến xã Tiên Yên đi xã Vĩ Thượng qua địa bàn xã Tiên Yên với chiều dài 7km được rải nhựa, đường bộ liên xã Tiên Yên đi Hương Sơn rải nhựa 5 km, đường liên thôn trung tâm xã Tiên Yên đi thôn Buông dài 4,1 km bê tông. Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Đảng bộ, nhân dân xã Tiên Yên đã xây dựng hệ thống đường liên thôn thuận tiện với chiều dài 19,45 km, đường từ trung tâm xã đến các thôn được xây dựng bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại của nhân dân và giao thương phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn xã. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự 5
  6. nhiên để phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là tiềm năng, lợi thế để Đảng bộ và nhân dân xã Tiên Yên tiếp tục khai thác, phát huy để xây dựng quê hương Tiên Yên ngày càng giàu mạnh, văn minh. II. Tình hình kinh tế - xã hội Năm 1945, xã Tiên Yên có 68 hộ với 405 nhân khẩu, có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Tày 59 hộ, dân tộc Kinh 03 hộ, dân tộc Dao 06 hộ. Đến nay, toàn xã có 889 hộ, với 3.874 khẩu, gồm 10 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm (Tày, Kinh, Dao, Nùng, La Chí, H’ Mông, Mường, Cao Lan, Hán, Pà Thẻn), trong đó dân tộc Tày chiếm đa số. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán và nét văn hóa đặc trưng song nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã luôn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù trong lao động sản xuất, luôn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong từng giai đoạn và thời kỳ cách mạng. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, gần như 100% dân số mù chữ lại bị thực dân Pháp và tay sai áp đặt văn hóa nô dịch nhưng đời sống văn hóa tinh thần (chủ yếu là văn hóa dân gian) của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã khá đa dạng, một số lễ hội được tổ chức thu hút được sự tham gia của nhân dân như Lễ hội Lồng Tông cầu an của dân tộc Tày, thường tổ chức vào ngày mồng 3 - 4 tháng giêng hàng năm nhằm mục đích cầu cho mọi người được bình yên, mùa màng bội thu, nhân dân được mạnh khỏe. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, Lễ cúng Đình tế thần của dân tộc Tày vào dịp lễ tết, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho con người bình an... Tuy nhiên, từ khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị, do tác động chính sách ngu dân của thực dân, phong kiến, cùng với sự kìm kẹp về kinh tế - văn hóa nên đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bàn xã Tiên Yên chưa có điều kiện phát triển; đa số nhân dân mù chữ, tình trạng mê tín, cúng bói thay cho khám chữa bệnh được duy trì, các hủ tục lạc hậu ma chay, cưới xin dài ngày tốn kém, nạn tảo hôn, rượu chè, hút sách được khuyến khích phát triển... kìm hãm nhân dân trong vòng tối tăm, lạc hậu. Sau khi giành được chính quyền, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách y tế, văn hóa, giáo dục đã góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân; công tác khám chữa bệnh, vệ sinh phòng bệnh thay cho việc cúng bói hoang phí, các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Đến nay, văn hóa - xã hội của nhân dân trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực, giáo dục phát triển, đa số dân biết chữ, 6
  7. nhiều con em của xã Tiên Yên đã được tham gia học tập có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhiều cá nhân đã trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế. Các Lễ hội truyền thống của nhân dân đang được bảo tồn và phát triển, cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo xây dựng làng văn hoá du lịch dân tộc Dao ở Thôn Buông. Cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vào các ngày kỷ niệm, lễ, tết tạo sân chơi lành mạnh cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; các phương tiện thông tin hiện đại như truyền thanh, truyền hình, Internet, điện thoại di động được nhân dân sử dụng rộng rãi góp phần cung cấp, trao đổi thông tin, nâng cao nhận thức của nhân dân. Các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thường xuyên, trạm y tế xã được biên chế y, bác sỹ và tủ thuốc đảm bảo khám, chữa bệnh cho nhân dân. Các hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới xin dài ngày tốn kém, nạn tảo hôn... dần được loại bỏ trong đời sống của nhân dân. Là xã miền núi nên sản xuất nông - lâm nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng hàng đầu của xã. Trong chiến tranh, với tinh thần vừa sản xuất, vừa chiến đấu, nhân dân xã Tiên Yên đã đóng góp lương thực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hòa bình thống nhất đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã biết tận dụng tiềm năng về sản xuất nông, lâm nghiệp để phát triển sản xuất, trong đó nhân dân xã Tiên Yên tập trung vào sản xuất và chăn nuôi một số cây, con có thế mạnh của xã như: cây lúa, ngô, lạc, cây ăn quả cam, quýt và trồng rừng kinh tế như cao su, xoan, keo, và các vật nuôi trâu, lợn, gà vịt, nuôi thủy sản... Nhân dân từ chỗ đói ăn từ 3-4 tháng/ năm, đến nay đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 23 triệu đồng/người. Từ năm 2010, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, Đảng bộ, chính quyền xã Tiên Yên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", "Dễ làm trước, khó làm sau", sự tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm của các xã đi trước, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Tiên Yên quyết tâm chung tay xây dựng nông thôn mới, đến tháng 9 năm 2017 đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và về đích đúng hạn. Thông qua xây dựng nông thôn mới hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện để phát triển những cánh đồng lúa mẫu và trồng một số cây lương thực như: Ngô, khoai, sắn, lạc, rau...; 7
  8. rừng và vườn đồi tạp được cải tạo theo hướng tập trung và sản xuất hàng hóa; chăn nuôi tập trung vào thế mạnh là trâu, lợn và gia cầm. Nhận thức của nhân dân về sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới được nâng lên, đã tích cực đóng góp sức người, sức của, chung tay xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng gia thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa 06/06 thôn. Tiên Yên là một trong những xã được cấp ủy, chính quyền huyện ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong lộ trình xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Căn cứ vào điều kiện, tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, về nguồn nhân lực, tại Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ xã Tiên Yên, nhiệm kỳ 2015 - 2020 với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, phát huy nội lực, đột phá và phát triển giảm nghèo bền vững” đã đề ra mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ là: Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại nâng cao giá trị sản phẩm. Thực hiện hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Tăng cường đạt hiệu quả công tác quốc phòng an ninh, gắn việc phát triển kinh tế với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn toàn xã. Làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Để thực hiện được mục tiêu này, Đảng bộ xã Tiên Yên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cổ vũ, động viên, khơi dậy sức mạnh toàn dân để tổ chức thực hiện. III. Truyền thống của nhân dân xã Tiên Yên trước khi có Đảng lãnh đạo Trải qua các giai đoạn lịch sử, cùng với nhân dân cả nước vừa đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược, đấu tranh chống lại sự khắc nghiệt của tự nhiên đã hình thành nên truyền thống và bản sắc độc đáo riêng có của nhân dân xã Tiên Yên. Ngoài những đặc trưng đã trở thành truyền thống của người dân Việt Nam như: yêu nước nồng nàn, cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu, nhân dân xã Tiên Yên đã xây dựng và hình thành nên những nét văn hóa mang bản sắc riêng có như đoàn kết quyết tâm bám trụ giữ làng, xây dựng làng xóm quê hương đoàn kết đánh đuổi Pháp - Nhật, giải phóng quê hương; lối ứng xử hòa đồng với tự nhiên; Phong tục tập quán đặc sắc của từng dân tộc, văn hóa vật 8
  9. thể và phi vật thể độc đáo, sự sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu... đang được nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã kế thừa và phát huy. Sống dưới chế độ phong kiến hà khắc, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên luôn cần cù lao động sản xuất, thể hiện mong muốn, nguyện vọng của nhân dân vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Truyền thống đó được hun đúc và phát huy trong quá trình nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng nhân dân cả nước làm nên những chiến thắng vĩ đại, giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hoàn thành chặng đường đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đang cùng nhân dân cả nước phát huy trí tuệ sức sáng tạo để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Từ cuối thế kỷ XVIII, ngay sau khi chiếm đánh, thực dân Pháp đã thiết lập chế độ quân sự quản chế, duy trì, củng cố đội ngũ tay sai cấp cơ sở ở các địa bàn của Hà Giang. Trên địa bàn xã Tiên Yên lúc bấy giờ thực dân Pháp xây dựng một đồn trạm Kinh Lý, trạm này gồm căn nhà ba gian trình tường, địa điểm tại trụ sở xã Tiên Yên ngày nay và 01 bốt xây bằng đá xanh để kiểm soát nhân dân đi lại trên địa bàn. Tại đồn trạm này có quan Pháp trực tiếp cai quản, chỉ huy đội ngũ địa chủ, tay sai người Việt thường xuyên đi lại kiểm tra, kiểm soát nhân dân địa phương, thu các loại thuế, phí của nhân dân để cống nộp cho thực dân Pháp. Theo lời kể của các bậc tiền bối, có thể thực dân Pháp đóng quân trên địa bàn xã Tiên Yên từ trước năm 1893, xuất phát từ sự việc khi một hộ người dân tại xã Tiên Yên đã đào được 01 viên gạch trước đây Pháp xây đồn trạm, trên viên gạch khắc số 1893, đây được cho là năm sản xuất của viên gạch. Như vậy, có thể nói ngay từ rất sớm, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã bị thực dân Pháp cai trị, bóc lột. Bằng việc đặt trạm kinh lý trên địa bàn xã, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã bị thực dân Pháp và tay sai bóc lột với chính sách thuế khoá nặng nề, hà khắc như: Thuế đinh, thuế điền thổ, thuế rượu... Ngoài ra, chúng còn để các tầng lớp trên duy trì những hình thức bóc lột phong kiến “địa tô lao dịch, địa tô cống vật”, bắt nhân dân phải bỏ công việc đồng áng để đi phu làm đường, xây dựng đồn bốt; nhân dân phải nộp lương thực, thực phẩm cho bọn quan lại khi chúng dừng chân ở trạm kinh lý. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân bị kìm hãm, đa số nhân dân không biết chữ, trên địa bàn không có trường học, chúng khuyến khích tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, hút thuốc phiện, hạn chế hội họp và mọi quyền tự do, dân chủ... Trong suốt mấy chục năm sống dưới ách thống trị, bóc lột, kìm kẹp của thực dân phong kiến, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên sống trong tình trạng 9
  10. khó khăn, cùng cực, đói khổ về kinh tế, bị đánh đập, hành hạ về thể xác, tối tăm về văn hóa tinh thần, các quyền tự do cơ bản bị khống chế và thủ tiêu. Năm 1901, không cam chịu sự đô hộ, bóc lột của thực dân Pháp và tay sai, hai anh em họ Triệu ở Thượng Lũng (xã Vĩ Thượng ngày nay) đã vận động, lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai. Phong trào nhanh chóng gây được ảnh hưởng và thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia. Với sự lớn mạnh của phong trào, nhân dân xã Tiên Yên tích cực hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của hai anh e họ Triệu chiến đấu, bảo vệ tính mạng, tài sản của mình và bảo vệ quê hương. Sau một thời gian tập hợp lực lượng, nghĩa quân đã tấn công đồn Nậm Hóp (Thông Nguyên), tiến đánh đồn Nghĩa Đô và đồn Binh (Bắc Hà - Lào Cai). Sau khi Triệu Tiến Kiên anh dũng hy sinh trong lúc chỉ huy nghĩa quân đánh Pháp, em trai ông là Triệu Tiến Lộc đã tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai; đến năm 1913, trước sự tập trung lực lượng của thực dân pháp và tay sai đàn áp phong trào, phong trào yêu nước của nhân dân Thượng Lũng tạm thời lắng xuống. Với sự đàn áp của thực dân Pháp và tay sai, lực lượng tay sai của Pháp trên địa bàn xã Tiên Yên đã tăng cường kiểm soát, cô lập người dân, bưng bít mọi thông tin về phong trào đấu tranh cách mạng trên địa bàn khác, vì vậy những thông tin về phong trào cách mạng sau khi Đảng ra đời và lãnh đạo chưa đến được với nhân dân xã Tiên Yên. Mặc dù vậy, dưới sự cai trị và bóc lột của Pháp và tay sai, từ năm 1930 - 1938, trên địa bàn xã Tiên Yên nổ ra nhiều cuộc đấu tranh, phản kháng của nhân dân chống bắt lính, bắt phu, chống thu thuế... mâu thuẫn giữa nhân dân trên địa bàn xã với thực dân Pháp và tay sai ngày càng tăng. Vì vậy, sau khi được Đảng tuyên truyền và giác ngộ về tư tưởng cộng sản, về đấu tranh cách mạng và xây dựng xã hội mới đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã đoàn kết dưới lá cờ cách mạng, quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn. CHƯƠNG II NHÂN DÂN XÃ TIÊN YÊN THAM GIA ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) I. Nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đấu tranh giành chính quyền năm 1945 - 1946 10
  11. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại, quyết định toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ đây, Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện sứ mệnh lịch sử, lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên do là tỉnh miền núi, đất rộng, người thưa, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, nhân dân lại bị sự kiểm soát gắt gao của bọn Chánh tổng, Lý trưởng - tay sai của thực dân Pháp, nên việc gây dựng phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang gặp nhiều khó khăn, phong trào cách mạng phát triển muộn hơn so với các địa bàn khác trên cả nước. Trên địa bàn xã Tiên Yên, từ sau khi hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của hai anh em họ Triệu năm 1901 - 1913, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai tạm lắng xuống. Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân Pháp tăng cường củng cố lực lượng tay sai, tăng cường các hoạt động kiểm soát, trấn áp và bóc lột, đời sống của nhân dân đã cực khổ nay càng bần hàn, cơ cực và tối tăm hơn. Năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, cán bộ Việt Minh đã tích cực mở rộng địa bàn hoạt động, vận động, tuyên truyền, giác ngộ đồng bào tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. Phong trào mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Phát huy truyền thống yêu nước, đồng bào các dân tộc xã Tiên Yên đã đoàn kết đi theo tiếng gọi của Đảng, tập hợp trong mặt trận Việt Minh tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống lại ách áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, đánh đuổi các đảng phái phản động. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, trên địa bàn tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang nói riêng, phát xít nhật đã thiết lập hệ thống tay sai, tuy nhiên chủ yếu dựa vào lực lượng tay sai của Pháp đã có từ trước để duy trì bóc lột và cai trị nhân dân. Trên địa bàn xã Tiên Yên không có lực lượng quân Nhật chiếm đóng, mà Nhật chủ yếu vẫn sử dụng tay sai của thực dân Pháp để tăng cường quản lý và bóc lột, vì vậy đời sống của nhân dân đã khổ cực nay càng bần hàn, cơ cực và tối tăm hơn. Cuối tháng 7 năm 1945, Đội tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hồng Quang, Nam Long đã vào địa bàn xã Tiên Yên, tổ chức tập hợp những người có vai vế, uy tín và tầng lớp thanh niên tiến bộ tại nhà ông Hoàng Văn Thảo là Lý trưởng ở Tiên Yên lúc bấy giờ để tuyên truyền quán triệt về “Chương trình điều lệ và 10 chính sách của mặt trận Việt Minh - Phương pháp lãnh đạo của các ngành các giới - 11
  12. Những hiểu biết cơ bản về chỉ huy và chiến đấu du kích” (Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Hà Giang 1945 - 2005, trang 34). Đồng thời, họp bàn và nhất trí bầu ra Ủy ban hành chính lâm thời xã Tiên Yên gồm 5 thành viên: Hoàng Văn Thảo, Hoàng Văn Thăng, Nông Văn Noạn, Nông Văn Tổng, Nguyễn Văn Quân. Quyết định thành lập đội võ trang gồm bốn người: Hoàng Văn Quý, Hoàng Văn Viên, Lộc Văn Mặn, Lộc Thị Séng. Đây là những cá nhân tiến bộ trên địa bàn, tiếp cận sớm với cán bộ Việt Minh, nắm bắt tin tức về phong trào cách mạng và là những cá nhân đầu tiên của xã tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dưới sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng ở khu vực Vĩnh Phúc, Vị Thượng, Tiên Yên, Hương Sơn, nhiều quần chúng đã tích cực hưởng ứng tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, tháng 7-1945, chi bộ liên chi Vĩnh Phúc được thành lập gồm 8 đảng viên có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở các xã Hương Sơn, Vị Thượng, Vĩnh Phúc, Tiên Yên. Tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", tuyên bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính quyền cách mạng mới ra đời còn non trẻ đã phải giải quyết những hậu quả nặng nề về kinh tế và văn hóa - xã hội do chế độ cũ để lại, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đang tràn ngập trên đất nước ta nhất là giặc ngoại xâm đặt vận mệnh dân tộc trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". Trước tình hình đó, để tránh phải đối phó với nhiều giặc ngoại xâm trong cùng một lúc, Đảng và Chính phủ chủ trương hòa với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam. Thực hiện chủ trương Hoa - Việt thân thiện, khi quân Tưởng theo đường Thanh Thủy tiến vào Hà Giang, ta đã đáp ứng yêu sách của quân đội Tưởng, cung cấp lượng thực và một số quyền hạn nhất định cho quân đội Tưởng. Sau khi vào địa bàn Hà Giang, quân đội Tưởng dung dưỡng cho lực lượng Việt Nam quốc dân Đảng tiến hành cai trị, bóc lột nhân dân. Ngày 30/8/1945, quân Tưởng theo đường Thanh Thủy vào chiếm đóng thị xã Hà Giang, theo sau quân Tưởng là lực lượng Việt Nam quốc dân Đảng về nước để chống phá phong trào cách mạng của nước ta. Tiếng là vào giải giáp quân Nhật nhưng ngay sau khi chiếm được thị xã Hà Giang, chúng tung quân đi chiếm các đồn lẻ ở dọc biên giới, dựng lên chính quyền tay sai ở các địa phương do bọn cường hào, địa chủ, thổ ty nắm giữ đi đến đâu chúng cũng cướp bóc của cải, hãm hiếm phụ nữ, đánh đập nhân dân. 12
  13. Trên địa bàn xã Tiên Yên, quân Quốc dân Đảng do Vũ Hồng Khanh trực tiếp cai quản, chỉ huy, thường xuyên đưa quân đi cướp bóc của cải, đàn áp nhân dân, lùng bắt cán bộ của Ủy ban hành chính lâm thời xã. Cuối tháng 9 năm 1945 để tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng, Xứ ủy Bắc kỳ điều động một đơn vị vũ trang do đồng chí Anh và Thông chỉ huy từ Yên Bái tiến sang giải phóng Đồng Yên, Vĩnh Phúc và tiến sang phối hợp với nhân dân Vị Thượng, Tiên Yên mở cuộc đấu tranh vũ trang chống lại bọn phản động Việt Nam quốc dân Đảng. Sau khi giải phóng Vị Thượng, Tiên Yên, nghĩa quân tiến đánh đồn Yên Bình nhưng bị bọn Quản Lộc đánh úp, làm cho một đội viên hy sinh, 30 cán bộ chiến sỹ bị bắt. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng, tháng 11 năm 1945 quân đội giải phóng thuộc Trung đoàn 165 do đồng chí Lê Thùy lãnh đạo đã đã đến Vị Thượng xây dựng căn cứ cách mạng, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cách mạng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống lại quân Quốc dân Đảng tại Tiên Yên, Yên Bình. Sau khi phối hợp với đội tự vệ của xã Tiên Yên tiễu trừ bọn phỉ, truy quét bọn phản động địa phương còn sót lại; tổ chức phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt. Cuối năm 1945, quân đội Tưởng ra sức quấy phá ở vùng Bắc Quang, để thực hiện âm mưu thâm độc nhằm dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Tưởng, chúng thành lập các tổ chức phản động như “Nam Dương hoa kiều hiệp hội” để chống lại chủ trương “Hoa - Việt thân thiện” của ta. Tới đâu quân Tưởng đều bắn giết cán bộ cách mạng, quần chúng trung kiên, cướp bóc của cải của nhân dân ta. Quân Quốc dân Đảng do Triệu Quốc Lộc chỉ huy đã khống chế cả vùng Yên Bình, Xuân Giang, Tiên Yên, Vị Thượng, chúng cấu kết với các toán phỉ ở vùng biên giới cướp bóc nhân dân, phá hoại chính quyền cách mạng. Chúng dựng lên chính quyền tay sai Chánh phó lý, Chánh mật thám, lợi dụng một số nhân dân chưa giác ngộ cách mạng để vận động đi làm tay sai chỉ điểm cho chúng. Trước tình hình đó để bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân, Ủy ban hành chính lâm thời Tiên Yên đã chỉ đạo nhân dân vận chuyển toàn bộ lương thực, thực phẩm vào nơi an toàn, chỉ đạo đội tự vệ tổ chức tuần tra canh gác, khi thấy bọn Quốc dân Đảng tiến xuống đánh chiếm sẽ báo động cho nhân dân sơ tán vào rừng dựng lán trại để ở và tổ chức lực lượng dân quân tự vệ chiến đấu chống lại các cuộc càn quét của bọn Quốc dân Đảng. 13
  14. Ngày 20/12/1945, quân Quốc dân Đảng từ Tiên Yên tiến đánh Mường Chạt - Vị Thượng, Trung đoàn 165 và đội võ trang tự vệ địa phương chiến đấu kiên cường chống lại sự càn quét của bọn Quốc dân Đảng. Trước tình hình đó, Ủy ban hành chính lâm thời xã Tiên Yên đã chỉ đạo, vận động nhân dân, đội tự vệ của xã phối hợp với quân giải phóng Trung đoàn 165 tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường, giải phóng đồn Tiên Yên; tháng 2 năm 1946, đồn Tiên Yên được giải phóng buộc bọn Quốc dân Đảng phải tháo chạy về Xuân Giang, nhân dân được giải phóng phấn khởi chuyển từ nơi sơ tán về nhà, tích cực tham gia phong trào thi đua phát triển sản xuất để ủng hộ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 3 năm 1946, Ủy ban hành chính xã Tiên Yên chính thức được thành lập do ông Hoàng Văn Nguyên làm chủ tịch. Đây là mốc đánh dấu sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giành chính quyền của nhân dân xã Tiên Yên, chuyển sang giai đoạn xây dựng, bảo vệ chính quyền, gây dựng phong trào cách mạng, phát triển tổ chức Đảng và đảng viên, tổ chức các phong trào thi đua phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp công sức cùng nhân dân cả nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đầu năm 1946, Pháp ký với quân đội Tưởng hiệp ước Hoa - Pháp với điều kiện Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật, thực chất là thực hiện dã tâm muốn cướp nước ta lần nữa. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chủ trương hòa với Pháp để đuổi nhanh Tưởng về nước. Tuy nhiên, sau thời gian tạm hòa hoãn để xây dựng lực lượng, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Bắc Quang, Chi bộ Vĩnh Phúc đã chỉ đạo tổ chức củng cố xây dựng chính quyền cách mạng, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia cách mạng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, tiết kiệm để chi viện cho bộ đội đánh giặc. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh và huyện, Uỷ ban hành chính xã Tiên Yên đã họp và đổi tên thành Ủy ban kháng chiến hành chính xã Tiên Yên để đáp ứng yêu cầu tổ chức, chỉ đạo nhân dân hành động trong tình hình mới. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng an ninh địa phương, thành lập đội tự vệ cứu quốc để đối phó với những âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng còn non trẻ, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, thanh niên các dân tộc xã Tiên Yên hăng hái tham gia bộ đội, dân quân du kích. Trên cơ sở các phong trào 14
  15. cách mạng của quần chúng, theo dõi, bồi dưỡng những cán bộ, quần chúng hăng hái, có tinh thần cách mạng để giới thiệu cho Đảng. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Bắc Quang, Ủy ban kháng chiến hành chính xã Tiên Yên đã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực, thực phẩm ủng hộ cho cách mạng. Tăng cường củng cố lực lượng tự vệ địa phương và chỉ đạo lực lượng tự vệ địa phương tăng cường canh phòng, tuần tra, phòng gian bảo mật để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân địa phương; vận động nhân dân tham gia dân công làm đường tổ chức phục vụ tiếp lương cho bộ đội đánh Quốc dân Đảng và Pháp ở đồn Yên Bình, Nghĩa Đô, vận động nhân dân gây quỹ “Lọ gạo nuôi quân”. Như vậy, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), ánh sáng cách mạng của Đảng chưa đến được với nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên, nhưng với truyền thống yêu nước, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã đoàn kết, quyết tâm không đi theo địch. Sau khi được cách mạng giác ngộ, nhân dân các dân tộc Tiên Yên đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm chống thực dân Pháp và tay sai và từ năm 1945, đoàn kết chống lại sự áp bức, bóc lột của quân Quốc dân Đảng. Với đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện địa phương, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên, đội tự vệ xã đã phối hợp với Trung đoàn 165 giải phóng xã Tiên Yên tháng 2 năm 1946. Sau khi được giải phóng, chính quyền và các đoàn thể xã đã chính thức được thành lập và tuyên truyền, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, tích cực ủng hộ kháng chiến, góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. II. Thành lập Chi bộ Đảng, củng cố chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1947 - 1954) Do phong trào cách mạng trên địa bàn huyện Bắc Quang phát triển mạnh, sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, dưới sự dẫn dắt của cán bộ cách mạng, nhân dân các xã trên địa bàn đã đấu tranh thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của quân Tưởng và trực tiếp là lực lượng Quốc dân Đảng. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương, trước mắt là đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 20/02/1947, Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ cơ quan huyện Bắc Quang do đồng chí Phương Lâm làm Bí thư. 15
  16. Ngày 15/5/1947, Huyện ủy Bắc Quang được thành lập, đồng chí Phạm Gia Tuân được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Sau khi thành lập, để phát huy vai trò lãnh đạo cách mạng từ huyện đến cơ sở, Huyện ủy Bắc Quang tiếp tục kiện toàn tổ chức Đảng ở cơ sở, thành lập một số Chi bộ liên xã ở các tiểu khu thuộc huyện Bắc Quang như: Tiểu khu Yên Bình, Tiểu khu Trọng Con... Các Chi bộ Tiểu khu được thành lập có nhiệm vụ vừa tổ chức phong trào, tuyên truyền cách mạng trong địa bàn Tiểu khu, vừa phát triển lực lượng, thông qua các phong trào ở cơ sở, phát hiện, bồi dưỡng những quần chúng có tinh thần cách mạng, tham gia hoạt động tích cực để bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng. Với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Bắc Quang, hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính xã Tiên Yên và các đoàn thể trên địa bàn, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên đã tích cực tăng gia sản xuất để giải quyết cơ bản nạn đói, nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích gieo cấy, tu sửa, nạo vét kênh mương; tận dụng đất ở soi, bãi, các thửa ruộng không đủ nước cấy lúa gieo trồng các loại cây hoa màu như ngô, khoai, sắn... Đi đôi với sản xuất là thực hiện chủ trương “Tiết kiệm”, tiết kiệm gạo, cấm nấu rượu gạo, giảm các cuộc ăn uống hoang phí... để giải quyết nạn đói trước mắt và có thêm lương thực ủng hộ kháng chiến. Phong trào bình dân học vụ tiếp tục được mở rộng, phát triển nhằm thanh toán nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và thanh niên trên địa bàn xã. Cùng với việc vận động phát triển sản xuất và xóa nạn mù chữ, chính quyền, đoàn thể xã đã tuyên truyền để các hộ xã viên nâng cao nhận thức, động viên con em trong độ tuổi tham gia quân ngũ, vì vậy thanh niên trên địa bàn xã Tiên Yên đã hăng hái đăng ký lên đường nhập ngũ. Phong trào đấu tranh cách mạng, phát triển kinh tế, văn hóa trên địa bàn xã phát triển có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ địa phương đã tích cực tham gia và tổ chức phong trào, thể hiện tính tiên phong, gương mẫu đi đầu trong hành động cách mạng, trước tình hình đó, để bổ sung lực lượng, tăng cường sức mạnh cho Chi bộ, Chi bộ Vĩnh Phúc đã xét và đề nghị kết nạp các quần chúng tích cực của các xã vào Đảng. Đến giữa năm 1948, Chi bộ tổ chức kết nạp để bổ sung lực lượng cho Chi bộ, trong đó ở Tiên Yên có Trên cơ sở những đóng góp tích cực cho hoạt động cách mạng, Lục Văn Chanh là quần chúng đầu tiên của xã Tiên Yên được kết nạp vào Đảng. Sau khi được kết nạp, đồng chí sinh hoạt tại Chi bộ liên chi Vĩnh Phúc, 16
  17. được Chi bộ phân công trực tiếp phụ trách địa bàn xã Tiên Yên, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức gây dựng phong trào, phát triển đảng tại khu vực xã Tiên Yên. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, đồng chí đã tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng cấp trên và Chi bộ Đảng, vận động nhân dân đoàn kết phát triển sản xuất và tham gia đấu tranh chống Pháp và Quốc dân Đảng. Đồng thời, tiếp tục giúp đỡ, bồi dưỡng, tuyên truyền, vận động cán bộ trên địa bàn tham gia hoạt động cách mạng. Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở các xã trên địa bàn, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, ngày 16-9-1948, Huyện ủy Bắc Quang quyết định tách Chi bộ liên chi Vĩnh Phúc và thành lập Chi bộ liên chi Thượng Yên là Chi bộ ghép của hai xã Tiên Yên và Vĩ Thượng, Chi bộ Liên chi Thượng Yên gồm 10 đồng chí đảng viên sinh hoạt do đồng chí Tô Văn Phúc làm Bí thư, trong đó có 03 đảng viên của xã Tiên Yên là Hoàng Văn Chanh, Hoàng Trọng Học, Hoàng Văn Nhưng. Nhiệm vụ của Chi bộ là tiếp tục tuyên truyền giác ngộ quần chúng tham gia cách mạng, phát triển đảng viên mới tiến tới thành lập Chi bộ từng xã, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, tiết kiệm để ủng hộ kháng chiến. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, các phong trào tăng gia sản xuất, ủng hộ kháng chiến, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới được nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt từ tháng 3/1948, thực hiện Chỉ thị phát động phong trào "Thi đua ái quốc" của Trung ương Đảng, Chi bộ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tăng gia sản xuất và luyện quân lập công để tích cực ủng hộ người và của cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, đồng thời lãnh đạo nhân dân xã Tiên Yên tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ quê hương, tháng 12/1949, Huyện ủy Bắc Quang quyết định tách Chi bộ Liên chi Thượng Yên thành hai Chi bộ Tiên Yên, Vị Thượng. Sau khi chia tách, Chi bộ Tiên Yên gồm 08 đồng chí đảng viên sinh hoạt, Lục Văn Chanh, Hoàng Văn Viên, Hoàng Xuân Hạ, Lục Quang Đảo, Hoàng Trọng Khai, Hoàng Kim Quý, Hoàng Trọng Học, Hoàng Văn Nhưng, đồng chí Lục Văn Chanh được chỉ định làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ Tiên Yên ra đời là sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng trên địa bàn xã. Từ đây, nhân dân trên địa bàn xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng, đoàn kết thành một khối vững chắc, vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Chi bộ vừa mới thành lập đã khẩn trương 17
  18. xây dựng, kiện toàn tổ chức đảng, phân công đảng viên phụ trách các thôn, củng cố bộ máy chính quyền, các đoàn thể và lực lượng vũ trang, đặc biệt là tăng cường phát triển đảng viên để bổ sung lực lượng thực hiện nhiệm vụ cách mạng, vận động nhân dân tham gia cùng Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Chi bộ Tiên Yên đã khẩn trương lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm” và Sắc lệnh "Nghĩa vụ quân sự". Thực hiện chủ trương của Đảng, Chi bộ Tiên Yên đã thành lập Ban Bình dân học vụ, phân công ông Hoàng Văn Bút làm Trưởng Ban Bình dân học vụ, tổ chức các lớp học, trẻ em trong độ tuổi đến trường đi học, những người trong độ tuổi lao động vừa lao động sản xuất vừa tham gia lớp bình dân học vụ vào buổi tối, nhân dân các dân tộc xã Tiên Yên từ trẻ đến già tích cực tham gia lớp học, công tác giáo dục phát triển mạnh ở các thôn, xóm, số người biết chữ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân học tập đường lối cách mạng của Đảng và Chính phủ. Phong trào văn hóa, văn nghệ được phát triển nhằm cổ vũ, động viên tinh thần thi đua sản xuất và chiến đấu của quân và dân trong xã. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ duy trì thường xuyên với nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, sẵn sàng phục vụ kháng chiến. Chi bộ tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, vận động nhân dân cai nghiện thuốc phiện, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng đã được cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành, được nhân dân tin theo ủng hộ. Phong trào vệ sinh phòng bệnh với khẩu hiệu “vệ sinh là yêu nước” cũng được nhân dân thực hiện tốt. Công tác phát triển Đảng về số lượng và chất lượng được Chi bộ hết sức quan tâm, Chi bộ luôn lãnh đạo tổ chức phong trào quần chúng, qua thử thách để bồi dưỡng, lựa chọn những quần chúng tích cực bổ sung vào đội ngũ của Đảng; tổ chức học tập những chủ trương của Đảng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về ý thức tự lực cánh sinh, không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Từ những chủ trương đúng đắn, cụ thể của Trung ương và sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, huyện với những biện pháp và bước đi thích hợp, Chi bộ Tiên Yên đã lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa và đạt được nhiều kết quả quan trọng. 18
  19. Công tác quân sự, quốc phòng địa phương được Chi bộ Tiên Yên chỉ đạo triển khai đến tận thôn, xóm, chủ động trong việc vừa củng cố lực lượng tự vệ, vừa vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến, ủng hộ bộ đội; 100 % thanh niên nam nữ từ 18 - 25 tham gia dân quân, tự vệ. Năm 1950, cuộc kháng chiến của dân tộc ta ngày càng được đẩy mạnh, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tạo điều kiện để đưa cách mạng nước ta tiến mạnh lên thời kỳ mới. Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, sự lớn mạnh của lực lượng quân đội chính quy và bộ đội, dân quân du kích, tự vệ địa phương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta từng bước giành thế chủ động, từ chỗ đối phó với các cuộc hành quân càn quét của địch, ta chủ động mở nhiều chiến dịch lớn, chúng ta gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện chuyển mạnh sang tổng phản công. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng chủ trương gấp rút xây dựng bộ đội chủ lực, đưa chiến tranh chính quy lên ngang với chiến tranh du kích, hết sức tăng cường bộ đội địa phương và phong trào dân quân du kích, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh du kích, tổng phá tề, trừ gian, tăng cường công tác dân vận và công tác vận động ngụy binh trong vùng địch kiểm soát. Hội nghị đã nêu ra khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhân dân trên địa bàn xã Tiên Yên đã hăng hái đóng góp thóc gạo, tiền bạc và các vật tư cho kháng chiến. Thanh niên hăng hái tham gia tòng quân. Trong hai năm 1949 - 1950, Chi bộ Tiên Yên đã vận động nhân dân tăng gia sản xuất, vượt mọi khó khăn để tham gia công cuộc kháng chiến của dân tộc, ủng hộ cho cách mạng; toàn xã Tiên Yên đã ủng hộ bộ được được 350 kg gạo, 260 kg thực phẩm, huy động 35 người tham gia góp công sức, vận chuyển lương thực tiếp tế cho bộ đội tiễu phỉ ở Hoàng Su Phì và Xín Mần. Với những thành tích to lớn đó, ngày 01/5/1950, xã Tiên Yên cùng với các xã Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi với nội dung: “Đồng bào thân mến! Tôi được báo cáo rằng đồng bào trong 4 xã rất hăng hái ủng hộ kháng chiến, đã làm những việc như: - Bán rẻ lương thực cho bộ đội. - Khi đánh giặc thì toàn dân trong 4 xã đã ra sức tiếp tế cho bộ đội, vận tải và giúp đỡ các chiến sĩ bị thương. Tôi rất vui mừng thay mặt Chính phủ cảm ơn và khen ngợi đồng bào. Đồng thời tôi mong đồng bào các xã khác đều thi đua ủng hộ kháng chiến như 4 xã này”. 19
  20. Ngày 19/5/1950, nhân dịp ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại trung tâm xã Xuân Giang, Huyện uỷ Bắc Quang đã tổ chức lễ trao thư khen của Bác và trao tặng bằng tuyên dương công trạng cho 4 xã. Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận đóng góp của nhân dân xã Tiên Yên vào công cuộc cùng cả nước kháng chiến chống Pháp, góp phần động viên nhân dân tiếp tục hăng hái và tích cực thi đua tăng gia sản xuất, vượt mọi khó khăn để tham gia công cuộc kháng chiến của dân tộc. Chi bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở xã được củng cố cả về tư tưởng và tổ chức, ngày càng lớn mạnh; quần chúng nhân dân tin tưởng và tích cực lao động sản xuất để ủng hộ kháng chiến. Lực lượng du kích và tự vệ xã cũng được tổ chức huấn luyện thường xuyên, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch biên giới, nhằm đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới. Yêu cầu của chiến dịch là tìm diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới phía Bắc nước ta, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tiến tới giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ nhất, xác định rõ vị trí và trách nhiệm của mình trong chiến dịch biên giới, Chi bộ Tiên Yên đã huy động dân công tham gia phục vụ cho tiền tuyến với 38 ngày công, đóng góp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm cho chiến dịch. Những đóng góp của nhân dân Tiên Yên đã góp phần vào thành công của chiến dịch biên giới. Tháng 9/1952, cùng với việc kiện toàn tổ chức Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, đồng chí Hoàng Văn Viên được chỉ định là Bí thư Chi bộ thay đồng chí Lục Văn Chanh, Chi bộ Đảng phát huy vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua phát triển sản xuất, ủng hộ kháng chiến ngày càng vững chắc. Thắng lợi của chiến dịch biên giới là thắng lợi của nhân dân cả nước, của sự phối hợp mặt trận chính và mặt trận sau lưng địch, của toàn chiến trường Đông Dương, chiến thắng biên giới đã làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và Pháp. Sau chiến dịch biên giới, quân ta liên tiếp giành quyền chủ động tiến công địch, đẩy địch càng tiến sâu vào thế phòng ngự bị động; mở ra bước ngoặt mới đưa cuộc kháng chiến của ta từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và củng cố, Việt Bắc nối liền với các chiến trường khác 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2