intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977-2017): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977-2017): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Mảnh đất - con người Xuân Lộc; Xuân Lộc trong đấu tranh cách mạng (1930 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977-2017): Phần 1

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ XUÂN LỘC (1977 - 2017) 1 1
  2. 2
  3. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ XUÂN LỘC LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ XUÂN LỘC (1977 - 2017) NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUẾ - 2022 3
  4. BAN CHỈ ĐẠO PHẠM VIỆT BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TRƯỞNG BAN NGUYỄN NGỌC SINH PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC ĐẢNG ỦY, PHAN MINH TÂM PHÓ BÍ THƯ, CHỦ TỊCH UBND XÃ BAN BIÊN SOẠN NGUYỄN ĐÌNH NAM - Chủ biên NGUYỄN VĂN MINH 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Ngay sau ngày giải phóng, một bộ phận dân cư của 4 xã thuộc huyện Phú Lộc, gồm Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Lộc An và Lộc Sơn, theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, đã xung phong đi kinh tế mới, làm ăn sản xuất và định cư lâu dài nơi thượng nguồn sông Nong, phía đông nguồn Tả Trạch, ven theo Tỉnh lộ 14 B và dưới chân đèo La Hy. Năm 1977, thực hiện chủ trương giãn dân, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, khu kinh tế mới Khe Sến - Vũng Vàng ra đời và không lâu sau đó, xã mới Xuân Lộc được thành lập. Tên gọi “Xuân Lộc” thể hiện ước mong về một vùng đất mới giàu có và yên lành. Xã Xuân Lộc đã là điểm đến thuận lợi, giàu tiềm năng và là cơ hội cho mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhiều hộ gia đình ở các thôn, làng thuộc 4 xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Lộc An và Lộc Sơn. Hơn 40 năm qua là chặng đường phát triển vẻ vang, đầy tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Lộc. Vượt qua những khó khăn và gian khổ trong những ngày đầu dựng nghiệp, xã Xuân Lộc trưởng thành vượt bậc, có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh - quốc phòng vững mạnh, từng bước đổi mới và hội nhập vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước. Ra đời cùng với quá trình thành lập xã, chi bộ đến năm 2006 phát triển thành Đảng bộ xã Xuân Lộc, là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương. Tổ chức cơ sở Đảng xã Xuân Lộc không ngừng lớn mạnh về đội ngũ và tổ chức, vững vàng và kiên định vượt qua nhiều thách thức để lãnh đạo chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao. Ngày 20 - 6 - 2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có Chỉ thị số 06 - CT/TU, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 - CT/ 5 5
  6. TW ngày 28 - 8 - 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng. Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc; đồng thời, theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Lộc tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977 - 2017). Nội dung cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977 - 2017) ghi lại quá trình hình thành, những chặng đường phát triển của mảnh đất và con người Xuân Lộc; cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về tổ chức Đảng và phong trào cách mạng địa phương qua các thời kỳ; qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Quá trình biên soạn, chúng tôi nhận sự cộng tác tích cực, có hiệu quả của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ và bà con nhân dân đang sinh sống tại địa phương cũng như trên khắp mọi miền đất nước. Các đồng chí và bà con đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, tích cực tham gia ý kiến đóng góp để công trình hoàn thành đảm bảo tính chính xác, khoa học và kịp thời ra mắt, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã cùng bạn đọc gần xa. Do công tác lưu trữ và bảo quản không đầy đủ, không ít nguồn tư liệu quý báu bị thời gian phá hủy, nhiều nhân chứng lịch sử không còn, cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977 - 2017) không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình, góp ý của các đồng chí và bạn đọc. Trân trọng cám ơn. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ XUÂN LỘC 6 6
  7. CHƯƠNG MỞ ĐẦU MẢNH ĐẤT - CON NGƯỜI XUÂN LỘC I. Điều kiện tự nhiên Từ Huế, dọc theo Quốc lộ 1A xuôi về Nam, đến ngã ba La Sơn, thuộc địa phận xã Lộc Sơn (Phú Lộc), rồi ngược lên theo Tỉnh lộ 14 B chừng 7 km là đến xã Xuân Lộc. Phía bắc, xã Xuân Lộc giáp các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) và thị xã Hương Thủy; phía đông giáp xã Lộc Hòa và Lộc An (huyện Phú Lộc); phía tây giáp thị xã Hương Thủy và huyện Nam Đông; phía nam giáp huyện Nam Đông. Xã Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa; là khu vực chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, giữa khí hậu gió mùa nội chí tuyến và gió mùa á xích đạo. Trong năm, Xuân Lộc có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa nắng gồm những tháng còn lại trong năm. Nhiệt độ trung bình hằng năm 25°C. Diện tích rừng lớn nên sương mù là hiện tượng thời tiết diễn ra thường xuyên. Được đồi núi bao bọc, địa hình xã Xuân Lộc có thể chia thành 2 bộ phận chính: Một là, vùng gò đồi xen lẫn vùng thấp trũng, có độ cao vừa phải với khoảng 10 - 50 m là thềm biển cổ. Đồi có dạng bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải 7 7
  8. (5° - 15°) và được cấu tạo chủ yếu bằng đất đá phong hóa của trầm tích lục nguyên và ít hơn có trầm tích đệ từ mềm rời đa nguồn gốc(1). Hai là, vùng núi thấp và trung bình. Nền địa chất ở khu vực này chịu tác động của nhiều hệ tầng với các phức hệ khác nhau, tạo nên một miền đồi núi, thung lũng và khe suối với tầng đất khá dày. Xã Xuân Lộc có diện tích tự nhiên 43,82 km2, bao gồm: Đất nông nghiệp 4.089,18 ha, chiếm 93,33 %; đất phi nông nghiệp 128,01ha, chiếm 2,92%; đất chưa sử dụng 7,17 ha, chiếm 0,16% và đất ở nông thôn 157,28 ha, chiếm 3,59%. Đa số đất đai của xã Xuân Lộc thuộc nhóm đất đỏ vàng (Acrisols). Nhìn chung, các loại đất này rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng lâu năm (cam, quýt, tiêu, cao su…) hay hoa màu. Ngoài ra, đất Xuân Lộc còn là loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa với diện tích không lớn, có vị trí gần các nguồn nước khe suối hay nhóm đất thung lũng dốc tụ có ở những địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi có thể phát triển trồng lúa nước và giải quyết tốt nguồn nước tưới tiêu. Địa bàn xã Xuân Lộc có nhiều khe suối vùng đồi, tiêu biểu có: Khe Lốt, khe Bến Tàu (2), khe Sến(3), khe Vũng Vàng, đồi Nguyễn Trãi(4), khe Su… Nằm ở vùng thượng nguồn, suối khe cung cấp nguồn nước cho dòng sông Nong. (1) Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, phần tự nhiên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,2005, tr. 45 (2) Còn gọi là Bến Trầu bởi tương truyền là nơi buôn bán trầu cau của người dân tộc ít người trước đây. (3) Vùng có nhiều cây gỗ sến. (4) Gọi theo tên căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy. 8 8
  9. Xuân Lộc là một trong 5 xã của huyện Phú Lộc thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đây là nơi có hệ sinh thái giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam với hệ động vật, thực vật điển hình, gồm nhiều loài động vật và thực vật đặc hữu, quý hiếm. II. Đặc điểm kinh tế Xưa vùng đất Xuân Lộc, là một vùng “lâm lộc” điển hình ở phía nam Kinh thành Huế. Nơi đây diễn ra các họat động khai thác lâm thổ sản, săn bắt và đi kèm theo là sự trao đổi, giao lưu buôn bán giữa các nhóm sắc dân từ vùng cao về và từ đồng bằng lên. Chính sự ưu ái của nguồn tài nguyên rừng sẵn có đã hấp dẫn như một sự lựa chọn đầy thích ứng và các hoạt động sơn tràng vẫn được người dân ưu tiên lựa chọn trong cuộc mưu sinh. Kinh tế ở Xuân Lộc ngày trước không có sự chuyên biệt trong phân công ngành nghề. Người dân tận dụng tất cả thời gian trong năm để quay vòng hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống, vừa canh tác nông nghiệp, vừa trồng rừng, vừa khai thác sơn tràng một cách hợp lý. Hoạt động kinh tế đa dạng và mang tính bền vững xuất hiện trong những năm gần đây gắn liền với công cuộc hội nhập và phát triển. Kinh tế nương rẫy hình thành sớm và có vị trí quan trọng nhất trong cung cấp lương thực và thực phẩm cho cư dân. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu, các nương rẫy ở Xuân Lộc đều được hình thành tự phát. Làm rẫy không đòi hỏi mức đầu tư cao, kỹ thuật canh tác đơn giản, đặc biệt phù hợp với khả năng và điều kiện của những di dân lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn về các khoản đầu tư. 9 9
  10. Với việc phân bố lại dân cư sau ngày thành lập xã, nương rẫy đã dần trở thành vườn nhà, thuận cư và thuận canh. Vườn nhà được quy hoạch theo hướng xóa bỏ vườn tạp để tập trung phát triển các loại cây trồng đặc sản (mít, chè, chuối, cam…) và phát triển thêm các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao, tiêu biểu có cây cao su. Ngay từ ngày đầu thành lập xã, phong trào trồng rừng hình thành ở Xuân Lộc và sau đó phát triển mạnh dần lên do giá cả thị trường, phát triển thành rừng trồng thương mại không những khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai nhằm phát triển kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội ở địa phương. Thời kỳ đầu, người dân chủ yếu tiến hành sản xuất nông nghiệp theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún và chưa được quy hoạch, chủ yếu làm ruộng khe dựa vào nước mưa hay dẫn nước thông qua hệ thống mương rạch từ các khe suối nên nguồn nước cung cấp cho ruộng lúa ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Lúa gieo cấy chủ yếu là các loại giống địa phương. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và thu nhập của người dân. Nhiều hộ gia đình Xuân Lộc đã tổ chức và sống dựa vào chăn nuôi gia súc, tận dụng và phát huy tiềm năng có nhiều đồng cỏ rộng lớn trên địa bàn nhằm tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu tại chỗ. Nghề thủ công chủ yếu là công việc phụ, tận dụng nguồn lao động rảnh rỗi, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại chỗ. Tận dụng thời gian nông nhàn, bà con 10 10
  11. đã thành lập các tổ khai thác rừng trồng, tổ làm nề, làm mộc, đúc bờ lô; một số thanh niên đi lao động ở Lào, làm công cho các doanh nghiệp để kiếm thêm thu nhập. Thợ mộc và thợ nề ở Xuân Lộc có số lượng không nhiều nhưng cũng nổi tiếng khéo tay, góp phần xây dựng nhiều công trình dân dụng ở trong và ngoài địa phương. Gần đây, xuất hiện ở Xuân Lộc một số ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và chế biến, như xay xát, sửa chữa xe máy, điện tử, ươm cây keo giống, dịch vụ vận tải hàng hóa, thu mua keo tràm, cưa xẻ gỗ... Hoạt động buôn bán, dịch vụ phát triển không đáng kể ở xã Xuân Lộc. Các nhu cầu liên quan đến xây dựng, dịch vụ, hầu hết đều từ các địa phương khác cung cấp. Trong khi đó, buôn bán nhỏ cũng chỉ thu hút một số ít người dân, ở một vài điểm dân cư và chưa thật sự trở thành những cơ sở, những điểm buôn bán mang tính tập trung. Tỉnh lộ 14 B La Sơn - Nam Đông đi qua địa bàn là trục giao thông xương sống của xã. Từ tuyến đường chính, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn, liên xóm được mở ra và ngày càng hoàn chỉnh, khang trang, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn góp phần mở mang các loại hình dịch vụ buôn bán, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển theo hướng bền vững và hiện đại. III. Đời sống văn hóa - xã hội Năm 1985, xã Xuân Lộc có 1.400 khẩu; năm 1999 là 2.201 người, mật độ dân số đạt 50 người/km². Năm 2002, xã 11 11
  12. có 2.288 nhân khẩu (436 hộ), gồm 1.813 nhân khẩu thuộc dân tộc Kinh, 475 nhân khẩu thuộc dân tộc ít người; 35 hộ theo đạo Phật (8,25%) và 21 hộ theo đạo Thiên Chúa giáo (4,8%). Năm 2015, toàn xã có 2.709 người(1). Xã Xuân Lộc lúc đầu có 4 thôn, gồm thôn 1, thôn 2 , thôn 3, thôn 4; sau đó, phát triển thành 6 đội sản xuất. Qua nhiều lần sắp xếp và tổ chức, đến năm 2015, xã Xuân Lộc có 4 thôn, gồm: Hưng An, Xuân Mỹ, Phụng Sơn, Hưng Lộc và bản Phúc Lộc(2). Đặc điểm nổi bật ở Xuân Lộc có sự đa dạng về nguồn gốc và thành phần dân cư, chủ yếu là di dân đến từ 4 xã thuộc huyện Phú Lộc, gồm Lộc An, Lộc Sơn, Vinh Mỹ, Vinh Hưng và bà con dân tộc Vân Kiều từ Quảng Trị vào. Dân cư tập trung nhiều ở vùng dọc theo Tỉnh lộ 14B La Sơn - Nam Đông và một số hộ sinh sống rải rác, thưa thớt ở vùng triền đồi và vùng đất bằng dọc khe suối. Ngoài người Kinh và người Bru - Vân Kiều, còn có người Pa cô, Cơ tu… sinh sống trên địa bàn. Ra đời từ phong trào giãn dân, phát triển kinh tế mới sau năm 1975, tuy không hoàn chỉnh nhưng các thôn làng ở xã Xuân Lộc cũng đã duy trì được các thiết chế văn hóa cổ truyền. Bốn thôn (làng) và một bản đều có nhà văn hóa, sinh hoạt theo truyền thống cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Hằng năm, các lễ tục họ cầu cho “quốc thái dân an” được tổ chức tại nhà văn hóa (1) Theo Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (2) Quyết định số 3149/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc sáp nhập, chia tách, thành lập thôn mới thuộc huyện Phú Lộc 12 12
  13. của thôn: Lễ Tế thu, lễ Đông chí, lễ Thượng nguyên (rằm tháng giêng), lễ Minh niên… Bà con dân tộc Bru - Vân Kiều còn có lễ hội Khỏa mun, được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hằng năm, nhằm tạ ơn thần linh và cầu mong mùa màng tốt tươi. Bên cạnh tạo điều kiện và khuyến khích các họ tộc và bà con nhân dân đầu tư xây dựng nâng cấp các thiết chế văn hóa cổ truyền, xã đồng thời tiến hành xây dựng và bổ sung thêm nhiều thiết chế văn hóa làng xã mới, như: Nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, sân vận động… phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng và phong phú của các tầng lớp nhân dân. Vào dịp Tết, các ngày lễ lớn, như ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng ở chốn làng quê. Trên địa bàn xã Xuân Lộc hiện có nhiều địa chỉ lịch sử, văn hóa và du lịch như: Địa đạo Hầm Dơi (Xuân Mỹ), địa đạo Xuân Lộc (Phúc Lộc), trạm xá dã chiến ở núi Truồi... Thời điểm mới thành lập, việc học hành gặp rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đến nay xã Xuân Lộc đã có hệ thống cơ sở giáo dục hoàn chỉnh từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở. Hội Khuyến học được hình thành gắn với các mô hình dòng họ, gia đình và xóm thôn nhằm động viên cho con em địa phương học tập. Đến nay, toàn xã đã có nhiều người có trình độ tiến sĩ, đại học, cao đẳng, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, công chức… 13 13
  14. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các thôn, bản trên địa bàn xã đồng tâm hiệp lực xây dựng và quyết tâm thực hiện tốt quy ước về xây dựng nếp sống văn hóa và đều được công nhận là đơn vị văn hóa. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo thực hiện kiên quyết, huy động được sức mạnh của cả cộng đồng đã góp phần làm thay da đổi thịt bộ mặt vùng quê Xuân Lộc. 14 14
  15. CHƯƠNG I XUÂN LỘC TRONG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG (1930 - 1975) I. Đấu tranh giành độc lập (1930 - 8/1945) Tuy chính thức thành lập từ sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng 1975, nhưng xã Xuân Lộc có lịch sử hình thành và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, gắn bó với các thôn, làng thuộc xứ Nong. Bao bọc vùng thượng nguồn sông Nong là những ngọn núi cao, lại thêm có nhiều khe suối chia cắt, tiếp giáp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua ranh giới tự nhiên là đèo La Hy nên vùng đồi núi Xuân Lộc càng thêm hiểm trở, được xem là địa bàn thuận lợi cho việc ẩn núp, chờ đợi thời cơ của những người tham gia hoạt động yêu nước, chống lại các hành động trấn áp và bóc lột của thực dân và đế quốc. Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Chỉ 2 tháng sau, vào tháng 4 - 1930, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên được thành lập do đồng chí Lê Viết Lượng làm Bí thư. Ngay trong năm 1930, Chi bộ Bàn Môn (còn gọi là Chi bộ ghép Phú Lộc - Phú Vang) do đồng chí Lê Bá Dị làm Bí thư ra đời. Chi bộ Bàn Môn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và phong trào đấu tranh cách mạng ở các thôn làng thuộc tổng An Nông, trong đó có người dân địa bàn xã Xuân Lộc hiện nay. Đã có 15 15
  16. nhiều người dân ở An Nông hưởng ứng và tham gia các phong trào cách mạng vào thời kỳ này do Chi bộ Bàn Môn tổ chức và phát động, như phong trào đấu tranh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5, phong trào đấu tranh ủng hộ Xô Viết Nghệ - Tĩnh và quyên góp giúp đỡ nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước hiểm họa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới bùng phát, đầu năm 1936, hoạt động tích cực của Đảng Cộng sản Pháp góp phần quan trọng cho Mặt trận Bình dân thắng thế ở Pháp. Thực dân Pháp ở Đông Dương buộc phải thực hiện một số chính sách dân chủ dành cho Đông Dương. Chi bộ Phú Lộc (được thành lập thay thế Chi bộ ghép Phú Lộc - Phú Vang) đã phát động nhân dân đấu tranh đòi dân sinh và dân chủ. Ngày 1 - 9 - 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở Đông Dương, thực dân Pháp trở mặt, ra sắc lệnh giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Chúng thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, mở chiến dịch truy lùng đảng viên Cộng sản và đồng bào yêu nước, ra sức tước đoạt những thành quả của nhân dân ta trong phong trào đấu tranh dân chủ. Tổ chức Đảng Cộng sản ở huyện Phú Lộc bị tổn thất nặng nề. Ở An Nông, nhiều cơ sở quần chúng và người tham gia đấu tranh cách mạng cũng bị tình nghi, giám sát và quản chế. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng, tháng 11 - 1939, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng ra chỉ thị cho toàn Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, tích cực chuẩn bị lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. Thực hiện chủ trương 16 16
  17. của Đảng, Chi bộ Phú Lộc tiếp tục gây dựng phong trào, tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng. Từ năm 1940, tình hình trong nước có nhiều thay đổi. Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ, hai tròng”. Những đảng viên, cán bộ còn lại của tổng An Nông vẫn tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng và đảng viên ở Bàn Môn, Nam Phổ hay Xuân Hồi để tiếp thu chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng. Tháng 5 - 1941, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc. Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết định với sự thất bại ngày càng nặng nề của bọn phát xít. Ngày 9 - 3 - 1945, phát xít Nhật hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm Đông Dương. Ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tại Thừa Thiên Huế, Tỉnh ủy quyết định triệu tập Hội nghị mở rộng tại đầm Cầu Hai vào ngày 23 - 5 - 1945, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh tỉnh Thừa Thiên lấy tên là Việt Minh Nguyễn Tri Phương. Tháng 6 - 1945, Mặt trận Việt Minh huyện Phú Lộc được thành lập, lấy tên là Việt Minh Bạch Vân. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Phú Lộc, đảng viên tổng An Nông tích cực chuẩn bị cho việc giành chính quyền khi thời cơ đến. Tháng 5 - 1945, tại động Bông thuộc địa bàn giáp giới giữa xã Xuân Lộc và xã Lộc Hòa hiện nay diễn ra hội nghị bàn về khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phú Lộc. Đây là cơ hội thuận lợi giúp cán bộ, đảng viên và nhân 17 17
  18. dân tổng Lương Điền và An Nông sớm nắm bắt được tình hình về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Sơn, Bí thư Việt Minh Nguyễn Tri Phương (tỉnh Thừa Thiên), trực tiếp diễn thuyết về tình hình, thời cuộc và chỉ đạo điều hành cuộc họp bàn nhiệm vụ chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa sắp đến. Ngày 15 - 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên triệu tập hội nghị, quyết định chọn huyện Phú Lộc và Phong Điền phát động giành chính quyền đầu tiên nhằm rút kinh nghiệm cho các huyện khác; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Huế tiến hành khởi nghĩa. Việc huyện Phú Lộc được chọn làm thí điểm tổng khởi nghĩa là một thuận lợi lớn cho tổng An Nông. Không khí chuẩn bị tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện của nhân dân vùng Nong được ghi nhận là rất hào hứng và tràn đầy khí thế cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, tự vệ cứu quốc cùng nhân dân làng An Nông đã khởi nghĩa giành chính quyền tại làng và sau đó cùng với các làng trong tổng tham gia giành chính quyền thắng lợi ở tổng An Nông. Sau khi nhận được hiệu lệnh của Mặt trận Việt Minh huyện, nhân dân tổng An Nông ùa ra Quốc lộ 1A, rồi hòa cùng với nhân dân tổng Lương Điền (Lộc Điền, Lộc Trì) hợp nhất với đoàn cán bộ và nhân dân từ tổng Diêm Trường (khu III) sang, kéo về Huyện đường Cầu Hai. Tại đây, cùng với cán bộ nhân dân tổng An Cư (Lộc Tiến, Lộc Thủy, Lộc Vĩnh...) và đoàn từ Nghi Giang (khu III) giành chính quyền thắng lợi ở Huyện đường Phú Lộc. 18 18
  19. Ngày 23 - 8 - 1945, chính quyền cách mạng huyện Phú Lộc huy động toàn thể nhân dân, các đội tự vệ Việt Minh kéo về Huế, cùng với nhân dân các huyện tham gia tổng khởi nghĩa ở Huế. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân các thôn làng thuộc huyện Phú Lộc nói riêng và cả nước nói chung từ thân phận nô lệ đã trở thành người tự do, được thật sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Góp phần làm nên chiến công hiển hách đó, có công lao đóng góp của người dân ở các vùng đất thuộc xã Xuân Lộc hiện nay. II. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhấn mạnh: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”(1). Ở Thừa Thiên Huế, hệ thống chính quyền cách mạng các cấp nhanh chóng được thiết lập. Tại huyện Phú Lộc, ngày 24 - 8 - 1945, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Phú Lộc, do đồng chí Lê Thúc Khánh làm Chủ tịch chính thức ra mắt. Sau buổi ra mắt, chính quyền huyện Phú Lộc tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính từ huyện đến xã cho phù hợp với tình hình và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng. Cả huyện Phú Lộc chia thành 3 khu vực, gồm khu I, khu II và khu III, tương đương với 4 tổng trong huyện trước đó. Địa bàn xã Xuân Lộc nay thuộc xã Đại Nong, khu I. (1) Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì Chủ nghĩa Xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970, tr 53 19 19
  20. Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, đầu tháng 12 - 1946, thực dân Pháp đưa quân đổ bộ lên Đà Nẵng. Sau khi đánh chiếm xong Đà Nẵng, thực dân Pháp tập trung quân ra Lăng Cô, bao vây bộ đội ta tại Thừa Lưu. Chúng ồ ạt hành quân qua Phú Lộc. Ngày 26 - 1 - 1947, quân Pháp tiến sát bờ nam sông Truồi và mở nhiều đợt tấn công. Trong cuộc chiến đấu không ngang sức ở phòng tuyến sông Truồi, nhân dân các xã ven sông Truồi và vùng Nong đã đóng góp rất lớn về sức người và sức của, góp phần tiêu hao sinh lực, ngăn chặn bước tiến quân về Huế của kẻ thù. Sau khi chiếm được Thừa Thiên Huế, giặc Pháp tăng cường các hoạt động khủng bố và đàn áp. Ở xã Đại Nong, chúng tiến hành xây dựng đồn bốt, bố trí lực lượng đóng chốt để kiểm soát và khủng bố, hòng dập tắt phong trào đấu tranh cách mạng; đồng thời, cho lập chính quyền bù nhìn nhằm đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng và các tầng lớp nhân dân. Trước tình hình đó, Huyện ủy Phú Lộc có cuộc họp để phổ biến về tình hình mới; bàn kế hoạch triển khai công tác diệt tề, trừ gian; tổ chức nắm tình hình và bao vây tiêu diệt địch, gây khó khăn cho giặc Pháp đóng quân trên địa bàn. Từ giữa năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp ở xã Đại Nong diễn ra quyết liệt hơn. Cùng với số cán bộ và đảng viên được huyện tăng cường, lực lượng kháng chiến xã Đại Nong kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng và củng cố phong trào cách mạng, đẩy mạnh trừ gian, diệt tề, tham gia chiến đấu và huy động sức người, sức của để xây dựng căn cứ kháng chiến của tỉnh và của huyện. 20 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2