intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Bổn (1930-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Bổn (1930-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lộc Bổn 10 năm khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục phát triển kinh tế - xã hội (1975 -1985); Lộc Bổn trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1986 - 2000); Lộc Bổn trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển (2000 - 2015);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Bổn (1930-2015): Phần 2

  1. Phần thứ năm ĐẢNG BỘ LỘC BỔN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỰC HIỆN SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1975 - 2015) 112
  2. Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Lộc Bổn từ năm 1975 đến nay 113
  3. Chương IX LỘC BỔN 10 NĂM KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1975 -1985) Đại thắng mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba mươi năm chiến đấu gian nan với bao mất mát, hy sinh, một lòng kiên trung với Đảng của Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Bổn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhân dân nô nức tham gia lễ hội, văn nghệ mít tinh mừng giải phóng quê hương, không khí hội ngộ, đoàn tụ bao trùm lên mỗi gia đình, mỗi thôn xóm. Niềm hạnh phúc hòa bình là không khí chủ đạo ở Lộc Bổn trong những ngày quê hương giải phóng. Đó là một thuận lợi, là điều kiện để Đảng bộ xã Lộc Bổn tiếp tục lãnh đạo các tầng lớp nhân dân cùng góp sức, đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, viết tiếp những trang sử vẻ vang trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1. Tình hình chính trị, xã hội sau ngày quê hương giải phóng Quê hương Lộc Bổn bước ra khỏi cuộc chiến tranh vệ quốc 30 năm với nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng đất nước và quê hương. Người dân Lộc Bổn luôn tự hào được sinh ra, lớn lên và cống hiến, hy sinh cho mảnh đất truyền thống cách mạng. Những ngày đầu mới giải 114
  4. phóng, Đảng bộ huyện Phú Lộc đã chỉ đạo Đảng bộ xã Lộc Bổn1 nhanh chóng tập trung vào việc củng cố bộ máy chính quyền cách mạng, nhằm tăng cường sự quản lý, điều hành xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. Bộ máy chính quyền và nhân dân của xã Lộc Bổn nhanh chóng được ổn định. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời xã Lộc Bổn được thành lập, ông Nguyễn Văn Hoa được bầu làm Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Khảm làm Phó Chủ tịch. Trong những ngày mới giải phóng, Chi bộ xã Lộc Bổn đã nhanh chóng điều động lực lượng cán bộ địa phương thoát ly từ chiến khu, hậu cứ trở về điều hành công việc của xã trong lúc giao thời. Trước tình hình mới, Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc có quyết định thành lập Ủy ban nhân dân xã Lộc Bổn và chỉ định các đồng chí giữ các chức vụ: - Đồng chí Võ Đại Trưu: Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch xã; - Đồng chí Bạch Xuân Lệ: Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban An ninh xã; - Đồng chí Võ Chí Thân: Ủy viên Thư ký; 1 Tuy nhiên, vốn từ một Đảng bộ nhưng từ sau năm 1973 đến tháng 4/1975, trải qua những chiến dịch, trận đánh khốc liệt, cán bộ đảng viên bị hy sinh, nhiều cán bộ chuyển công tác nên không còn đủ số lượng đảng viên để thành lập Đảng bộ trở lại. Do đó, sau ngày giải phóng ở Lộc Bổn chỉ lập lại Chi bộ xã nhằm điều hành và đảm trách mọi hoạt động của Đảng trên địa bàn, phải đến những năm đầu thập kỷ 1980 mới thành lập được Đảng bộ xã. 115
  5. - Đồng chí Võ Đại Hiệp: Ủy viên Quân sự; - Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Ủy viên Văn hóa Thông tin Ngày 10 tháng 4 năm 1975, lễ ra mắt chính quyền xã Lộc Bổn đã diễn ra trang nghiêm, trọng thể trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân tại trường Trung học cơ sở Lộc Bổn, đánh dấu một giai đoạn tiếp theo của lịch sử xã nhà, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiếp theo đó, chính quyền ở 4 thôn trong xã được hình thành. Mỗi thôn có 01 trưởng thôn và một số đồng chí làm thôn phó và thư ký, bảo đảm cho hoạt động của chính quyền cách mạng thông suốt, chủ trương đường lối đến tận người dân, các thông tin ở địa bàn được nắm sâu sát. Ngày 20-04- 1975, Huyện ủy Hương Thủy bàn giao Lộc Bổn cho Huyện ủy Phú Lộc1. Phát huy truyền thống cách mạng qua hai cuộc kháng chiến, nhân dân xã Lộc Bổn đã đoàn kết một lòng xây dựng cuộc sống mới dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã, chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù trong những ngày đầu giải phóng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, hậu quả to lớn của chiến tranh vẫn hằn lên trên từng mảnh ruộng, từng thôn xóm, từng gia đình. Chiến tranh đi qua, những vết thương chưa đủ thời gian và sức lực để kịp lành miệng, ruộng đồng hoang hóa, bạc màu, không có hệ thống tưới tiêu, năng xuất lao động rất thấp. Đời sống vật chất, 1 Thời gian này, Huyện ủy Hương Thủy đã tổ chức kết nạp Đảng cho đồng chí Võ Chí Thân và đồng chí Võ Đại Gất nhằm để chuẩn bị nhân sự cho huyện Phú Lộc trong dịp lễ Bàn giao giữa 2 huyện, đây là cơ sở để xác định ngày bàn giao xã Lộc Bổn từ huyện Hương Thủy trở về với huyện Phú Lộc. 116
  6. tinh thần của người dân khó khăn trăm bề, nhu cầu lương thực không đáp ứng được cho nhân dân. Nạn mù chữ trong dân chiếm tỷ lệ cao. Các nhu cầu về y tế hầu như không đáp ứng được. Trong tình hình đó, số gia đình có người tham gia ngụy quân, ngụy quyền và đi làm ăn xa trở lại quê hương Lộc Bổn ngày càng nhiều. Đầu năm 1975 dân số của xã là 7.000 người thì đến cuối năm 1975 dân số của xã là 9000 người. Tất cả những khó khăn trong thời gian đầu những năm giải phóng như thách đố với hệ thống chính quyền non trẻ, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã trưởng thành từ cuộc chiến, chưa có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh từ cuộc sống mới. Bên cạnh việc tập trung củng cố bộ máy cơ sở Đảng, chính quyền địa phương, Chi bộ xã Lộc Bổn đã tiến hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn”. Bộ máy chiến tranh của Mỹ tuy đã bị đập nát, tan rã, nhưng vẫn còn những mầm mống phản động, hoài cổ, tìm cách phá hoại cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã, chính quyền đã xây dựng lực lượng du kích rộng rãi. Xã có trung đội du kích do đồng chí Phạm Văn Chiên chỉ huy. Các thôn đều xây dựng tiểu đội du kích, ngày tham gia lao động sản xuất nhằm bảo đảm nhu cầu an ninh lương thực, tối đến tập trung làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các thôn đều có an ninh thôn, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, cung cấp những thông tin liên quan đến an ninh, trật tự để chính quyền kịp thời có hướng xử lý thích hợp. Thời gian này, các tổ chức Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ 117
  7. cũng được quan tâm củng cố từ thôn đến xã, hoạt động tích cực, tham mưu cho Đảng và chính quyền địa phương trong lãnh đạo, quản lý, đồng thời là lực lượng nòng cốt trong các phong trào cách mạng, nhất là trong sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trên cơ sở phong trào nhân dân thực hiện chính sách 12 điểm đối với vùng giải phóng, chính sách 10 điểm đối với nhân viên, sĩ quan, binh lính chế độ cũ của Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Phú Lộc, chính quyền xã Lộc Bổn đã tập trung nắm và phân loại những người nhân viên, sĩ quan, binh lính chế độ cũ đến khai báo và đưa vào danh sách đi học tập, cải tạo, đồng thời triển khai học tập các thông báo của Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế cho lực lượng sĩ quan, binh lính chế độ cũ về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Qua phân loại có 28 người đi học tập cải tạo dài ngày; 805 lượt người thuộc chế độ cũ học tập tại địa phương với thời gian 05 ngày, và sau đó đều được hòa nhập với nhân dân địa phương, xây dựng đời sống mới. Công tác tiếp quản và cải tạo nhân viên, binh lính chế độ cũ trên địa bàn xã được triển khai khẩn trương, thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, khắc phục hậu quả chiến tranh. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc toàn Đảng, toàn dân xã Lộc Bổn nhìn lại quá khứ hào hùng, đau thương, ghi nhớ công ơn của những người con Lộc Bổn đã ngã xuống cho tự do, cho độc lập. Chi bộ, chính quyền và nhân dân xã đã 118
  8. tập trung tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ về nghĩa trang của xã ở Cồn Đồn. Sau hơn một tháng, 100 hài cốt liệt sĩ đã được đưa về nghĩa trang của xã, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của những người được sống trong hòa bình, độc lập. Sau khi làm tốt công tác củng cố hệ thống chính trị và ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Chi bộ xã Lộc Bổn đã tập trung chỉ đạo khôi phục kinh tế - xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân. 1.1. Về kinh tế Chi bộ xã Lộc Bổn đã xem trọng việc khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích đất trồng trọt. Nhân dân trong xã đã hăng hái khai hoang đất, tăng diện tích đất trồng màu ở những vùng xa như Rú Cấm, Khe Trăn, Bến Ván, nông trường Mụ Khôi... với khẩu hiệu: “Phá hàng rào gai, cài hàng rào bột”. Những vùng đất trước kia là đồn bốt của Mỹ - ngụy được san bằng, tháo gỡ, trở thành ruộng nước hai vụ hoặc những cánh đồng màu xanh tốt. Bên cạnh đó, chính quyền xã đã thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất, thu hồi ruộng đất công, vận động các địa chủ, phú nông, nhà chùa, nhà chung hiến ruộng, hiến đất để phân bổ lại cho nhân dân. Toàn xã thời kỳ này có 440 ha ruộng đất, 250 ha màu được thu hồi từ ruộng đất công, hoặc vận động các địa chủ, phú nông, nhà chùa, nhà chung hiến ruộng, hiến đất để phân bổ lại cho nhân dân. Đi đôi với việc mở rộng diện tích, Chi bộ xã Lộc Bổn đã chỉ đạo làm tốt công tác thủy lợi, quy hoạch bờ vùng, bờ thửa hợp lý để tiện cho việc sản xuất. Các tổ đổi công, vần 119
  9. công trong các thôn, xóm được hình thành, sau thành lập các đoàn trợ giúp nhau trong sản xuất. Các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, làm cỏ, bón phân, trừ sâu bệnh trước kia người dân chưa từng biết đến thì nay đã được hướng dẫn áp dụng, từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, do vậy năng suất lúa bình quân vụ chiêm năm 1976 đạt trên 20 tạ/ha. Các trục lộ chính ở An Nong I, đê 19/5 ở An Nong II là những công trình được hình thành trong giai đoạn này. Tuy chưa hết hẳn những khó khăn, nhưng người dân Lộc Bổn sau giải phóng đã giảm bớt tình trạng thiếu đói, dù nguồn lương thực chính, chủ yếu vẫn là khoai, sắn. 1.2. Về văn hóa - xã hội Thông qua phong trào xây dựng xã, thôn, gia đình mẫu mực, nhân dân trong xã đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, mít tinh cổ động chào mừng quê hương giải phóng; từng bước đẩy lùi những tập tục mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội trong từng thôn, xóm,… bước đầu xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm của công tác giáo dục ở Lộc Bổn trong những năm này là xóa mù chữ. Phong trào bình dân học vụ được mở ở các thôn, xóm, có 10 điểm lớp học trong toàn xã với phần đông là người lớn tuổi tham gia, nhất là chị em phụ nữ. Không khí học tập diễn ra sôi nổi, tạo thành một phong trào thi đua. Sau 3 tháng học tập có hơn 350 người dân trong xã được xóa mù chữ. Các cấp học phổ thông ở xã được chú trọng và duy trì ở 2 cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Lúc này số lượng giáo viên ở xã thiếu trầm trọng, thực hiện chủ trương của tỉnh, xã 120
  10. gửi 15 học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 đi học tập nghiệp vụ sư phạm, để làm nhiệm vụ giảng dạy tại địa phương. Các cấp học ở xã đã hưởng ứng phong trào “Dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học tiên tiến”, chú trọng việc giảng dạy kiến thức với việc thực hành trong lao động sản xuất và các hoạt động xã hội. Tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các trường học đã tích cực góp phần giáo dục nhân cách, lý tưởng cho học sinh. Những ngày đầu giải phóng, tiếp quản cơ sở Y tế cũ của ngụy quyền ở sát bờ Bắc cầu Nong, những cơ sở vật chất hầu như không có. Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc đã tăng cường cán bộ làm Trạm trưởng Trạm y tế xã Lộc Bổn. Ngoài ra, xã còn gửi đi đào tạo ngắn hạn một số nhân viên y tế để phục vụ công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Đến cuối năm 1976, chính quyền xã đã vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của để xây dựng Trạm y tế xã ở thôn Thuận Hóa. Nhiều gia đình đã hăng hái đóng góp hàng chục ngày công, hàng chục ngàn đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho Trạm y tế xã. Năm 1977, Trạm y tế bắt đầu hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong thời gian này, chính quyền đã phát động phong trào xây dựng 3 mô hình: giếng nước, hố xí 2 ngăn và nhà tắm để giữ gìn vệ sinh công cộng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh. Phong trào trồng cây thuốc nam ở cơ sở được phát động theo phương châm “Đông, Tây y kết hợp”, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân trong những ngày còn khó khăn. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm. Trạm y tế xã đã có nữ hộ sinh, hướng dẫn công tác 121
  11. chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe ban đầu cho bà mẹ và trẻ em một cách khoa học. Sau hai năm giải phóng, Chi bộ xã Lộc Bổn đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, khôi phục phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2. Chi bộ xã Lộc Bổn trong Đảng bộ Phú Lộc hợp nhất (1977 - 1990) Phát huy thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa IV, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Phú Lộc, Chi bộ xã Lộc Bổn đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã vào tháng 12 năm 1976, nhằm tăng cường bộ máy chính quyền cấp xã, làm cho bộ máy chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân. Chi bộ xã Lộc Bổn đã lãnh đạo các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ đây là điều kiện cơ bản để người dân thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình, chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm tròn trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở xã Lộc Bổn đã trở thành ngày hội toàn dân, tỷ lệ người đi bầu cử cao. Tháng 2 năm 1977, phiên họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân xã Lộc Bổn khóa I, đã bầu đồng chí Võ Chí Thân làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Võ Đại Chiên làm Phó Chủ tịch, đồng chí Võ Đại Lống làm Ủy viên thư ký, đồng chí Bạch Văn Trọng làm Ủy viên kinh tế, đồng chí Phạm Chiên làm ủy viên quân sự, đồng chí Nguyễn Cửu 122
  12. Hưng làm Ủy viên văn hóa, đồng chí Nguyễn Thị Đầm làm Ủy viên xã hội. Về tổ chức Đảng, Huyện ủy tăng cường đồng chí Huỳnh Ngọc Sô từ Huyện ủy về làm Bí thư Chi bộ để thay đồng chí Võ Đại Trưu đi học từ tháng 10 năm 1975. Và đến tháng 5 năm 1977, đồng chí Nguyễn Cửu Tương làm Bí thư Chi bộ thay cho đồng chí Sô trở lại Huyện ủy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, ngày 05 tháng 3 năm 1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã ra nghị quyết số 02 về vấn đề nhập huyện, trong đó huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông nhập thành một huyện, lấy tên là huyện Phú Lộc, đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của nhân dân Phú Lộc và Nam Đông từng chia ngọt sẻ bùi, chung lưng đấu cật cùng nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng ở mảnh đất phía Nam và Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, cải tạo vùng kinh tế, cư dân đa dạng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ biên giới và thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với nhân dân hai huyện. Huyện Phú Lộc được hình thành trên một địa bàn rộng lớn, xã Lộc Bổn là một trong 22 xã của huyện lúc này. Công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ này đặc biệt được Chi bộ xã Lộc Bổn coi trọng. Công tác bồi dưỡng cảm tình Đảng, phát triển Đảng viên được chú trọng, đồng thời nghiêm túc trong công tác kỷ luật Đảng. Do sai lầm trong công tác lãnh đạo, vận động nhân dân về tình cảm yêu nước, đồng chí Bí thư Nguyễn Cửu 123
  13. Tương đã bị thi hành kỷ luật khiển trách. Bên cạnh đó, Chi ủy xã Lộc Bổn đã chăm lo công tác cán bộ, nhiều đồng chí đã được cử đi học nhằm nâng cao trình độ và năng lực điều hành bộ máy quản lý. Tháng 8 năm 1977, đồng chí Võ Chí Thân được Huyện ủy Phú Lộc cử đi học văn hóa, hội đồng nhân dân xã đã bầu đồng chí Võ Đại Chiên làm quyền Chủ tịch, đồng chí Lê Đăng Bảng làm Phó Chủ tịch. Đại hội lần thứ I Chi bộ xã Lộc Bổn đã diễn ra vào cuối năm 1977, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm trên địa bàn xã. Đại hội đã bầu đồng chí Võ Đại Yếm làm Bí thư Chi bộ (1978 - 1979), sau đó đến Đại hội lần thứ II, đồng chí tiếp tục được tín nhiệm, tái cử Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 1979 - 1981. Trên cơ sở 5 mục tiêu lớn về kinh tế, văn hóa của Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Bình Trị Thiên là: Bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm; tăng nhanh sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phân bố sử dụng tốt nguồn lao động; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cải tạo xã hội chủ nghĩa; xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tổ chức 5 mũi tấn công trên các lĩnh vực: thủy lợi, khai hoang phục hóa, trồng rừng, thủy sản, vật liệu xây dựng và tiến hành ba cuộc vận động lớn: Thi đua lao động sản xuất, phát huy quyền làm chủ tập thể, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của chính quyền. Chi bộ xã Lộc Bổn đã lãnh đạo chính quyền, mặt trận và các đoàn thể tiếp tục phát huy năng lực chỉ đạo, điều hành và vận động nhân dân vượt qua khó khăn, khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh - quốc 124
  14. phòng. Góp phần hoàn thành các chương trình kinh tế Huyện ủy Phú Lộc đề ra như phát triển nông nghiệp và các biện pháp khai hoang, phục hóa, thủy lợi, thâm canh tăng năng suất được triển khai có hiệu quả. Chương trình xây dựng đời sống văn hóa mới, nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa; giải quyết các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng… được quan tâm đúng mức đã phát huy được tác dụng tích cực, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo xã trên cơ sở giữ vững đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động, tự lực, tự cường quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ nhất, Nghị quyết của Tỉnh ủy Bình Trị Thiên những ngày đầu hợp nhất. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã, đời sống nhân dân đã có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. 2.1. Trên lĩnh vực kinh tế Thời kỳ này, khai hoang phục hóa được quan tâm hàng đầu. Xã đã thành lập một đội chuyên rà phá bom mìn với hơn 500 thanh niên tình nguyện tham gia dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy Xã đội và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã. Vất vả, nguy hiểm không làm giảm sự nhiệt tình của tuổi trẻ đối với quê hương. Trong đợt cao điểm của phong trào, anh thanh niên Nguyễn Văn Hùng ở thôn 3 (nay là thôn Bình An) đã tử nạn khi đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, không vì thế mà phong trào chững lại, chính từ những khó khăn, hiểm nguy đó, ý chí quyết tâm 125
  15. thực hiện cuộc cách mạng cải tạo đất đai, khai hoang phục hóa của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân xã nhà càng tăng thêm. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã đã phát động phong trào làm phân xanh để tăng năng suất trên đồng ruộng. Hàng ngày, ghe thuyền của thanh niên tấp nập vào rừng chặt bổi, xuôi theo sông Nong về xã, tạo nên một lượng phân xanh, cải tạo đồng ruộng. Sắn là cây lương thực được trồng chủ lực trên địa bàn xã, với hơn 800 ha đất trồng sắn, góp phần giải quết vấn đề lương thực, giảm dần việc thiếu đói trong nhân dân. Nhiều câu vè được sáng tác kịp thời, gắn với tình hình thực tiễn địa phương để động viên, khuyến khích nhân dân thi đua mở rộng diện tích đất đai, tham gia sản xuất lương thực. Đi đôi với trồng trọt, việc chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn đã được cải tạo, cố gắng tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi trên cả hai khu vực: gia đình và tập thể. Nhân dân trong xã đã hưởng ứng phong trào đào “Ao cá Bác Hồ” để tăng thêm thu nhập, tăng nguồn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống từng gia đình. Thực hiện xây dựng nền sản xuất xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng, trong thời gian này, mô hình hợp tác hóa nông nghiệp được xây dựng. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị chu đáo, khẩn trương, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Phú Lộc và đội ngũ cán bộ xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - một đơn vị kết nghĩa của Lộc Bổn, trong vụ Hè Thu năm 1978, hai hợp tác xã nông nghiệp của xã được xây dựng với tên gọi An Nong I ở cánh Bắc sông Nong và An Nong II ở cánh Nam sông Nong. Từ 126
  16. thực tế tập dượt làm ăn tập thể ở hai Hợp tác xã trên, nhân dân trong xã đồng tình ủng hộ cao. Có trên 96% nông dân tham gia hợp tác xã và ruộng đất, phương tiện sản xuất, gia súc đều đưa vào hợp tác xã. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư bản tư doanh, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Chi bộ Đảng xã Lộc Bổn đã chỉ đạo xây dựng các tổ hợp ngành nghề. Những năm đầu áp dụng phương thức tập thể hóa, phong trào phát triển tốt, sản xuất có năng suất cao hơn, giá trị ngày công khá cao, từ 2-3kg thóc/công như: cơ khí, sơn tràng, thêu ren, chổi đót,… đã góp phần hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân, góp phần xây dựng mối quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, do buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý nên hợp tác xã bộc lộ những khuyết điểm, hạn chế. Một số chính sách đối với sản xuất nông nghiệp và việc vận dụng chính sách chưa thật thông suốt. Tình trạng rong công, phóng điểm, ăn chia theo phương thức bình quân chủ nghĩa, cách làm khoán trắng cho xã viên, tùy thuộc vào sự nhiệt tình; công tác quản lý tập trung quan liêu bao cấp dẫn đến hậu quả tình hình sản xuất của các hợp tác xã ngày càng khó khăn, thu nhập của xã viên ngày càng giảm, không bảo đảm lợi ích của người lao động. Trước tình hình đó, năm 1980 Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc đã tiến hành đánh giá, chấn chỉnh, kiểm điểm sự lãnh đạo của Chi ủy xã Lộc Bổn và xử lý kỷ luật khiển trách đối 127
  17. với tập thể Chi ủy. Tiếp đó, Thường vụ Huyện ủy đã triển khai học tập, chấn chỉnh về tinh thần thái độ làm việc xã hội chủ nghĩa, về phương pháp quản lý hợp tác xã và các nội dung khác trong toàn Chi bộ và nhân dân xã. Từ đó, định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo, như đẩy mạnh công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985). Cùng lúc, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100CT/TW, ngày 13-1-1981, về “Cải tiến công tác, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là “khoán 100” hay “khoán sản phẩm”). Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã ra Nghị quyết hoàn chỉnh chế độ ba khoán: khoán chi phí, khoán công điểm, khoán sản phẩm. Trên cơ sở đó, Lộc Bổn đã tổ chức học tập chủ trương khoán 100 đến các đảng viên, nhân dân trong xã, được toàn dân phấn khởi đón nhận và đã đạt được những thành tích quan trọng trong việc tập trung cho 5 mũi tấn công: trồng trọt - chăn nuôi - ngành nghề - lúa - cây màu công nghiệp. Bên cạnh thực hiện chính sách cải tiến quản lý hợp tác xã của Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc, Chi bộ xã Lộc Bổn đã chỉ đạo Mặt trận, các đoàn thể vận động nhân dân áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi, góp phần đưa năng suất lúa của xã đạt từ 40 - 45 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người đạt 344kg. Vấn đề lương thực của xã cơ bản được giải quyết, đời sống nhân dân được cải thiện, vượt qua những thách thức, khó khăn của thời kỳ sau giải phóng. 128
  18. Trên lĩnh vực lưu thông phân phối hàng hóa, Chi ủy xã đã xác định vị trí, vai trò của công tác lưu thông hai chiều trong phát triển kinh tế địa phương nên đã có sự quan tâm đúng mức. Mô hình hợp tác xã mua bán được hình thành và phát triển. Hàng hóa chủ yếu là lương thực, nông sản thực phẩm mua vào nhà nước tăng lên rõ rệt. Nhân dân trong xã hưởng ứng mua 2.400 cổ phiếu (mỗi cổ phiếu 5 đồng), tổng số vốn của hợp tác xã mua bán của xã khi mới thành lập lên đến 12 ngàn đồng. Hợp tác xã đã tiến hành đại hội, bầu ban chủ nhiệm và đồng chí Trần Thị Hồng được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã. Hoạt động của hợp tác xã mua bán đã góp phần rất lớn vào việc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn. Đến năm 1990, do khó khăn chung, mô hình hợp tác xã mua bán không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước nên hợp tác xã mua bán ngừng hoạt động. 2.2. Trên lĩnh vực đời sống văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa mới là mục tiêu của Chi bộ Đảng xã Lộc Bổn quan tâm trong thời kỳ này. Đời sống văn hóa ở cơ sở được xây dựng với những chuẩn mực trong ứng xử tình làng nghĩa xóm, khôi phục và phát huy thuần phong mỹ tục, xóa bỏ lối sống lạc hậu, tập tục mê tín dị đoan. Ban Văn hóa Thông tin xã đã thành lập đội văn nghệ, mỗi thôn đều có đội ngũ văn nghệ thường xuyên tổ chức biểu diễn, cổ động phong trào lao động tập thể, làm thủy lợi, làm đường ở nhân dân. Bên cạnh đó, phong trào thể dục thể thao được phát triển khá mạnh. Xã có đội bóng đá, đội bóng chuyền có 129
  19. nhiều thành tích cao trong thi đấu các giải cấp huyện, cấp tỉnh. Tuy còn những khó khăn, nhưng đời sống tinh thần lành mạnh đã lan tỏa đến từng thôn xóm, tạo nên diện mạo mới của cuộc sống người dân Lộc Bổn. Hệ thống giáo dục của địa phương phát triển, có trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển giáo dục mầm non và bổ túc văn hóa, Chi bộ xã đã chỉ đạo phát triển đồng thời cả ba ngành học: phổ thông, mầm non và bổ túc văn hóa. Chất lượng giáo dục các cấp học ngày một nâng cao, là những trường điểm của ngành giáo dục huyện Phú Lộc. Năm 1979, xã Lộc Bổn được công nhận phổ cập văn hóa cấp I. Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, cùng với nguồn kinh phí của nhà nước, nhân dân trong xã đã đóng góp xây thêm 6 phòng học mới, tu sửa trường Tiểu học An Nong và các cơ sở lẻ của các cấp học, trong đó làm mới trường La Ngà và một số cụm nhà mẫu giáo ở các đội sản xuất, đồng thời vận động nhân dân đưa trẻ đến trường. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có những chuyển biến tích cực. Cơ sở khám chữa bệnh ổn định, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, trách nhiệm, đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thay đổi hành vi trong các sinh hoạt hàng ngày, nên đã tránh được dịch bệnh và các bệnh xã hội khác. Phong trào trồng thuốc Nam, kết hợp Đông - Tây y trong điều trị được duy trì và phát triển hiệu quả. Ba công trình vệ sinh đã được thực hiện trong nhân dân. 130
  20. 2.3. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đất nước được thống nhất, nhưng các thế lực thù địch vẫn tăng cường phá hoại. Trong thời hậu chiến, các thế lực thù địch vẫn không ngừng gây chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, đe dọa nền độc lập của dân tộc Việt Nam từ nhiều phía. Trên địa bàn tỉnh Bình Trị Thiên, các thế lực thù địch, đảng phái, ngụy quân, ngụy quyền chưa chịu cải tạo lợi dụng tình hình khó khăn của tỉnh nhà đã không ngừng móc nối, ngấm ngầm và công khai chống phá chế độ, điển hình là sự hình thành và phá hoại của bọn phản cách mạng năm Mậu Ngọ (1978), làm cho tình hình trên địa bàn xã càng thêm phức tạp. Chi ủy đã lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể và quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, đồng thời trấn áp bọn phản động ở địa phương, làm vô hiệu hóa hoạt động của chúng. Thực hiện nghị quyết về tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh của Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên (ngày 01- 02-1978) với 8 yêu cầu trong đó đối với các xã, huyện phía Nam của tỉnh phải tích cực kiện toàn lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, phát triển và củng cố dân quân tự vệ : “Dù trong tình huống nào của chiến tranh cũng phải giữ vững thế tiến công, phải đập tan bằng được âm mưu chia cắt chiến lược của địch, giữ vững và phát huy thế liên hoàn Nam - Bắc của Tổ quốc cũng như giữa nước ta và nước bạn Lào, sẵn sàng chi viện cho các chiến trường khác”. Đồng thời hưởng ứng lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ đứng lên chống xâm lược của Ban Chấp hành Trung 131
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2