intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: ngành kiểm tra đảng tỉnh Sông Bé trong những năm đầu sau giải phóng (1975 - 1986); ngành kiểm tra đảng tỉnh Sông Bé trong những năm đầu đổi mới (1986 - 1996). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015): Phần 1

  1. LỊCH SỬ NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (1975 - 2015)
  2. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY LỊCH SỬ NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (1975 - 2015) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2018
  3. Ban Chỉ đạo biên soạn ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY BÌNH DƯƠNG Ban Biên soạn ĐỖ THỊ TIÊN DƯƠNG NGỌC HẢI
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển Đảng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” thì công tác kiểm tra, giám sát của Đảng lại càng có vai trò quan trọng. Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương không ngừng được xây dựng và kiện toàn, đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, nâng cao tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu để lãnh đạo nhân dân trong tỉnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Cuốn sách Lịch sử ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015) do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức biên soạn đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy 5
  5. và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương và các đơn vị trực thuộc trong suốt chặng đường lịch sử 40 năm từ sau ngày thống nhất đất nước đến năm 2015. Đồng thời, trên cơ sở vạch rõ những ưu điểm, hạn chế trong quá trình hoạt động, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy cũng rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác kiểm tra, giám sát của ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu và biên soạn, nhưng cuốn sách không thể tránh được hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  6. MỞ ĐẦU Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân; dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo Nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như từng giai đoạn cụ thể. Đối với hệ thống tổ chức của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh 7
  7. khẳng định: “sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng”1. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả các tổ chức cơ sở đảng, tất cả đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và quyết định của Đảng. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên. Uy tín của Đảng bắt nguồn từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của đoàn thể quần chúng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là 1. Ban Tuyên giáo Trung ương: Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Tài liệu nghiên cứu triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.57. 8
  8. người đày tớ thật trung thành của Nhân dân”1. Chính vì vậy, Đảng phải thực hiện công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra của Đảng có ý nghĩa và vai trò rất to lớn, là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, kiểm tra là một khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, bao gồm các khâu ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra sự thực hiện quyết định. Công tác kiểm tra giúp cấp ủy nắm chắc tình hình lãnh đạo, chất lượng thực hiện các nghị quyết, chỉ thị. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra giống như ngọn đèn pha soi được tất cả những ưu điểm, khuyết điểm nhằm phát huy ưu điểm, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm và giúp sửa chữa khuyết điểm, sai lầm. Ngành Kiểm tra Đảng là ngành đặc biệt, có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Đảng. Đó là: “Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng”2, “Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng”3. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.622. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương: Điều lệ Đảng và một số quy định hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.193, 201. 9
  9. Ngành Kiểm tra Đảng có vai trò và vị trí quan trọng trong công tác tổ chức, xây dựng và phát triển Đảng, là tấm lá chắn vững chắc để bảo vệ cho sự sống còn của Đảng, củng cố, bảo vệ uy tín của Đảng. Ngay sau khi Đảng ra đời, công tác kiểm tra của Đảng cũng ra đời. Nhiệm vụ kiểm tra được quy định cụ thể trong Điều lệ Đảng, được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển của đất nước qua việc bổ sung, sửa chữa Điều lệ Đảng tại mỗi kỳ Đại hội Đảng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, công tác kiểm tra của Đảng được gắn liền với công tác xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, bảo vệ uy tín của Đảng, vận động Nhân dân đấu tranh chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ năm 1975 đến nay, Đảng lãnh đạo Nhân dân tiếp tục thực hiện con đường cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, tự do, độc lập, thống nhất, ngành Kiểm tra Đảng ở nước ta nói chung, ngành Kiểm tra Đảng ở Bình Dương nói riêng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được Điều lệ Đảng quy định, tích cực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, là lá chắn vững chắc để bảo vệ uy tín của Đảng, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh để lãnh đạo Nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. 10
  10. Năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng thông qua Điều lệ Đảng. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp được quy định tại Điều 39 Điều lệ Đảng: Kiểm tra những vụ đảng viên (kể cả cấp ủy viên) vi phạm Điều lệ, kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước, kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng ở cấp dưới, kiểm tra tài chính của Đảng; giải quyết thư tố cáo đối với đảng viên về những vấn đề có quan hệ đến công việc nói trên và thư khiếu nại về thi hành kỷ luật trong Đảng; căn cứ vào quyền hạn quy định ở Chương IX mà chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ kỷ luật đối với đảng viên. Ủy ban kiểm tra của các tổ chức cơ sở đảng (ở nơi được phép thành lập) không được quyền chuẩn y hoặc xóa bỏ kỷ luật đảng viên, mà chỉ kiểm tra, xem xét để đề xuất ý kiến về những công tác đó với đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra cấp trên1. Năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng thông qua Điều lệ Đảng. Điều 39 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp là: Kiểm tra những vụ đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) vi phạm Điều lệ Đảng, nhằm vào những vụ vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tư cách đảng viên; kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng ở cấp dưới; kiểm tra tài chính của Đảng; giải quyết thư tố cáo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.953. 11
  11. đối với đảng viên về những vấn đề có quan hệ đến công việc nói trên và thư khiếu nại về thi hành kỷ luật trong Đảng; căn cứ vào quyền hạn quy định ở Chương IX mà quyết định, chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ kỷ luật đối với đảng viên. Ủy ban kiểm tra của các tổ chức cơ sở đảng (ở nơi được phép thành lập) không được quyền chuẩn y hoặc xóa bỏ kỷ luật đảng viên, mà chỉ kiểm tra, xem xét để đề xuất ý kiến về những công tác đó với đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra cấp trên1. Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thông qua Điều lệ Đảng. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp được quy định tại Điều 42 Điều lệ Đảng như sau: Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp là: kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) chấp hành Điều lệ Đảng, nhằm vào việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước, tư cách đảng viên; kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng ở cấp dưới; kiểm tra tài chính của Đảng; giải quyết thư tố cáo đối với đảng viên về những vấn đề có quan hệ đến công việc nói trên và thư khiếu nại về thi hành kỷ luật trong Đảng; căn cứ vào quyền hạn quy định ở Chương X mà quyết định, chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ kỷ luật đối với đảng viên. Ủy ban kiểm tra của các tổ chức cơ sở đảng (ở nơi được phép thành lập) không được quyền chuẩn y hoặc 1. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.43, tr.389. 12
  12. xóa bỏ kỷ luật đảng viên, mà chỉ kiểm tra, xem xét để đề xuất ý kiến về những công tác đó với đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra cấp trên1. Năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua Điều lệ Đảng. Điều 33 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp là: 1. Kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) và tổ chức đảng cấp dưới chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên; xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật và căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 36 mà quyết định hoặc đề nghị cấp ủy quyết định thi hành kỷ luật. 2. Kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc của cấp ủy cấp dưới. 3. Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới. 4. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính của cấp ủy cùng cấp. 5. Giải quyết thư tố cáo về những nội dung quy định tại điểm 1 Điều 33 đối với đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới. 6. Giải quyết thư khiếu nại về việc thi hành kỷ luật trong Đảng theo thẩm quyền quy định tại Điều 36. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr.622. 13
  13. Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng thông qua Điều lệ Đảng. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp được quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng: 1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. 2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng. 3. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật. 4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng. 5. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp1. Năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua Điều lệ Đảng. Điều 32 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp không thay đổi so với quy định trong Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.55, tr.523. 14
  14. Năm 2006, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã thông qua Điều lệ Đảng. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp được quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng. Ngoài 5 mục quy định nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp thông qua ở cả hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng bổ sung thêm một mục với nội dung: Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Năm 2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua Điều lệ Đảng. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra được quy định trong Điều lệ Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua không thay đổi so với quy định trong Điều lệ Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thông qua. Từ năm 1976 đến năm 2015, qua tám nhiệm kỳ Đại hội, căn cứ vào nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp do Điều lệ Đảng quy định và thực tế tại địa phương, có thể nói hoạt động kiểm tra Đảng ở Bình Dương được chia thành bốn giai đoạn căn cứ vào hình thức và nội dung kiểm tra: - Giai đoạn thứ nhất (1976-1986): Kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành và kiểm tra khi có vụ việc vi phạm xảy ra. 15
  15. - Giai đoạn thứ hai (1986-1996): Chủ động kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành. - Giai đoạn thứ ba (1997-2005): Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra chấp hành thuộc trách nhiệm của cấp ủy các cấp. - Giai đoạn thứ tư (2006-2015): Cùng tiến hành hai hình thức: kiểm tra và giám sát. Nội dung: kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giám sát đảng viên, tổ chức đảng chấp hành. Về bộ máy hoạt động, sau ngày 30-4-1975, ngành Kiểm tra Đảng ở Thủ Dầu Một chưa hình thành rõ ràng, công tác kiểm tra Đảng chủ yếu gắn với công tác tổ chức. Tháng 10-1975, Ban Kiểm tra Tỉnh ủy được thành lập. Tháng 2-1976, sau khi thành lập tỉnh Sông Bé, Ban Kiểm tra Đảng các cấp được hình thành. Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, công tác kiểm tra Đảng ở Bình Dương đã không ngừng được xây dựng và kiện toàn tổ chức, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần vào công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu để lãnh đạo Nhân dân vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2