intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

21
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn sách "Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam" trình bày các nội dung: Quan hệ đối ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1968-1975; quan hệ đối ngoại trong giai đoạn chiến tranh bảo vệ biên giới và giải tỏa tình trạng bị bao vây, cấm vận (1975-1995); quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020) - bài học kinh nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 2

  1. 206 206 CHƯƠNG V QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ GIAI ĐOẠN 1968-1975 T iếp theo giai đoạn 1954-1968 (Chương IV), cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 còn phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 3 (1968-1973): hoạt động đối ngoại góp phần đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Giai đoạn 4 (1973-1975): hoạt động đối ngoại đòi thi hành Hiệp định Paris và hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 1965-1975 1. Xu hướng hòa hoãn ở châu Âu Trong những năm 1960-1970, nét cơ bản trong quan hệ quốc tế
  2. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 207 vẫn xoay quanh trục chính của trật tự thế giới Yalta, mối mâu thuẫn giữa hai cực tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn chi phối tình hình chung giữa các nước, đứng đầu là hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. Nhưng cùng trong thời gian đó đã diễn ra sự hòa hoãn giữa hai bên tùy theo từng sự việc, ở từng nơi, từng lúc. Vì vậy, không khí căng thẳng và hòa dịu đan xen nhau khiến cho bức tranh toàn cảnh của thế giới khá đa dạng và phức tạp. Việc giải quyết vụ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đưa đến một giai đoạn hòa hoãn mà cả hai bên đều lo ngại nguy cơ bùng nổ một cuộc khủng hoảng mới. Một đường dây nóng giữa Moscow và Washington được thiết lập để các nhà lãnh đạo có thể nhanh chóng trao đổi thông tin và kiếm tìm giải pháp. Vấn đề vũ khí hạt nhân luôn chiếm vị trí hàng đầu trong các cuộc thương lượng xuyên suốt thập niên 19601. Vấn đề nổi lên năm 1972 là việc Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước về hạn chế vũ khí chiến lược - SALT 1, đến năm 1974 ký SALT 22. Vấn đề trung tâm của chính sách hòa hoãn là quá trình bình thường hóa quan hệ ở châu Âu. Tháng 8/1970, Liên Xô và Cộng hòa Liên bang Đức ký Hiệp ước Moscow, thỏa thuận không sử 1. Năm 1963, Anh, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, ngoài vũ trụ và dưới nước nhưng không đạt được thỏa thuận về việc kiểm soát thử dưới lòng đất. Năm 1967, các siêu cường đồng ý cấm thử vũ khí hạt nhân trong vũ trụ. Năm 1968, ký Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân, theo đó, các quốc gia có vũ khí hạt nhân không chuyển giao cho các nước khác không có vũ khí đó; đảo lại, các nước không có vũ khí hạt nhân cũng không nhận hoặc không phát triển vũ khí hạt nhân. Trung Quốc và Pháp đã khước từ không tham gia cả hai hiệp ước cấm thử và cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Trung Quốc thử thành công bom A năm 1964 và bom H năm 1967, Pháp cũng thử thành công bom A năm 1960 và bom H năm 1968. 2. SALT 1 (Strategic Arms Limitation Talks) gồm hai phần: Hiệp ước về giới hạn tên lửa chống tên lửa (ABM) và Thỏa ước tạm thời hạn chế số lượng bệ phóng vũ khí chiến lược (có giá trị 5 năm). SALT 2 quy định mức trần mỗi bên là 2.400 bệ phóng vũ khí, tạo nên sự cân bằng giữa hai bên.
  3. 208 208 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) dụng vũ lực để thay đổi đường biên giới hiện tại ở châu Âu (đường Oder - Neisse), bao gồm cả biên giới giữa Ba Lan và Đông Đức cũng như giữa Đông Đức và Tây Đức. Thỏa thuận này trên thực tế là sự công nhận đường biên giới đã hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chấp nhận sự chia cắt châu Âu và chia cắt nước Đức, mở đường cho việc ký kết hiệp ước giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Ba Lan (tháng 12/1970) với nội dung tương tự. Sau nhiều cuộc đàm phán tứ cường (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) về quy chế của Tây Berlin cùng các vấn đề vận chuyển và đi lại dân sự giữa hai miền nước Đức, tháng 12/1972 tại Berlin, đại diện Đông Đức và Tây Đức đã ký hiệp ước đặt cơ sở cho quan hệ giữa hai nhà nước Đức, theo đó, “chủ quyền của mỗi nhà nước chỉ giới hạn trong phần lãnh thổ của mình”. Điều đó xác định việc tồn tại chính thức hai nhà nước Đức (Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức), đến tháng 9/1973 cả hai nước Đức đều được kết nạp vào Liên hợp quốc. Trước những biến chuyển mới kể trên, tháng 7/1973, Hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu đã khai mạc tại Helsinki (Phần Lan). Ngày 01/8/1975, bản Định ước Helsinki được công bố, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia nhằm bảo đảm an ninh châu Âu và sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội1. Như vậy, hai phần Đông Âu và Tây Âu lần 1. Hội nghị Helsinki có đại biểu 35 nước gồm các thành viên của khối NATO (kể cả Mỹ và Canađa) và khối Warsaw, các nước trung lập và các quốc gia nhỏ (như Xanh Máctin, Líchtenxtên, Mônacô, Vatican),... Mười nguyên tắc của Định ước Helsinky gồm: 1. Bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, 2. Không dùng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực, 3. Bảo đảm tính bất khả xâm phạm của đường biên giới, 4. Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, 5. Giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, 6. Không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, 7. Tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác, 8. Bình đẳng về quyền tự quyết định vận mệnh của các dân tộc, 9. Hợp tác giữa các nước, 10. Tự giác thực hiện các cam kết theo luật pháp quốc tế.
  4. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 209 209 đầu tiên đạt được một thỏa thuận chung về những vấn đề nóng bỏng đã từng chia rẽ hai khối nước trên châu lục. 2. “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc (1966-1976) Sau khi ra khỏi tình trạng khủng hoảng do hậu quả của “phong trào Nhảy vọt”, lịch sử hiện đại Trung Quốc lại bước vào giai đoạn mười năm rối loạn vì cuộc “Đại cách mạng văn hóa” kéo dài từ năm 1966 đến 19761. Ngày 16/5/1966, dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa”. Theo lời tuyên truyền khi đó, mục đích của phong trào là đấu tranh phê phán triệt để tư tưởng tư sản phản động trong giới học thuật, giáo dục, văn nghệ, báo chí, xuất bản..., lên án chủ nghĩa xét lại (ám chỉ Liên Xô), xác định lập trường văn hóa của giai cấp vô sản. Điểm châm ngòi đầu tiên là Trường Đại học Bắc Kinh, ngày 25/5/1966 xuất hiện nhiều tờ “báo chữ to” (báo do sinh viên viết dán trên các bức tường trong trường) tố cáo các vị lãnh đạo nhà trường cùng nhiều giáo sư, giảng viên “đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản”, đồng thời đả kích một số nhà lãnh đạo Thành ủy Bắc Kinh. Phong trào nhanh chóng lan rộng sang các trường đại học khác rồi lan ra các tỉnh, thành trong cả nước. Học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên lập thành những đội “Hồng vệ binh” nổi dậy, vu oan nhiều người (kể cả những bậc lão thành đã từng có công trong thời kỳ cách mạng) là “tư tưởng tư sản”, đánh đập, tra tấn họ. Ngày 5/8/1966, đích thân Mao Trạch Đông viết báo chữ to ra lệnh “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh”, nhằm chĩa mũi nhọn vào Lưu Thiếu Kỳ, khi đó đang là Chủ tịch nước 1. Tham khảo Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý: Lịch sử Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.338-350.
  5. 210 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa1. Các cuộc đấu tố tràn lan nhằm vào Lưu Thiếu Kỳ cùng nhiều vị tướng soái thuộc lớp “khai quốc công thần”. Thực chất cuộc “Cách mạng văn hóa” lộ rõ là cuộc đấu tranh chính trị nhằm tranh giành quyền lực. Phái cực tả (do “Bè lũ bốn tên”2 cầm đầu) đã lấn át quyền lực của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, triệt hạ các lực lượng không thuộc phe cánh. Mâu thuẫn trong giới lãnh đạo gay gắt, tình hình đất nước rối loạn, hệ thống chính quyền tan rã, kinh tế kiệt quệ, nạn đói tràn lan, trường học đóng cửa, các vụ sát hại xảy ra ở nhiều nơi, hầu như không có pháp luật bảo vệ. Ngày 09/9/1976, Mao Trạch Đông qua đời, Giang Thanh định nhân cơ hội tiếm quyền. Nhưng lực lượng các nhà cách mạng cựu trào đã chặn đứng âm mưu này, ngày 06 tháng 10 bắt toàn bộ “Bè lũ bốn tên”, tiến hành trấn áp lực lượng phản động. Đến tháng 8/1977 chính thức tuyên bố kết thúc thời kỳ “Đại cách mạng văn hóa”. Cuộc “Đại cách mạng văn hóa” đã tàn phá đất nước Trung Hoa, kéo lùi sự phát triển xã hội, cô lập với bên ngoài, để lại hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Sự chuyển dịch trong quan hệ tam giác Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô Về quan điểm quốc tế, Mao Trạch Đông đưa ra thuyết “ba thế giới”: Mỹ và Liên Xô là siêu cường thuộc thế giới thứ nhất; các 1. Khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Mao Trạch Đông (1893-1976) là Chủ tịch Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước. Sau những thất bại trong phong trào “Đại nhảy vọt” do Mao đề xướng, năm 1959, Lưu Thiếu Kỳ (1898-1969) được bầu làm Chủ tịch nước, Mao chỉ còn giữ cương vị Chủ tịch Đảng. Trong Cách mạng văn hóa, Lưu bị bắt, bị đày đọa trong một nhà tù hẻo lánh rồi chết ở đó tháng 12/1969. 2. “Bè lũ bốn tên” gồm Giang Thanh (vợ Mao Trạch Đông), Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn.
  6. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 211 211 nước “trung gian” như Nhật Bản, châu Âu, Canađa là thế giới thứ hai; còn Trung Quốc và các nước châu Á (trừ Nhật Bản), châu Phi và Mỹ Latinh là thế giới thứ ba. Thế giới thứ ba cần đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc chống lại các siêu cường Liên Xô và Mỹ. Trong thập niên 1960, mâu thuẫn Trung - Xô ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới: tháng 3/1969, xảy ra nổ súng giành giật đảo Trân Bảo/Damansky trên sông Ussuri1; tháng 6/1969 xung đột vũ trang ở vùng biên giới Tân Cương, kéo dài trong suốt tháng 7 và tháng 8. Ngày 11 tháng 9, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kossygin trên đường từ Hà Nội (dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh) về nước đã dừng lại ở sân bay Bắc Kinh, hội đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai để giải quyết vấn đề biên giới. Hai bên đồng ý mở cuộc đàm phán về biên giới Trung - Xô từ ngày 20/10/1969, nhưng sau một thời gian dài, vấn đề vẫn không giải quyết được. Trong khi thi hành chính sách đối đầu căng thẳng với Liên Xô, Trung Quốc đi tìm khả năng bắt tay với Mỹ. Điều đó cũng phù hợp với ý tưởng của Tổng thống Mỹ Nixon muốn hòa hoãn với Trung Quốc2. Từ ngày 21 đến 28/2/1972, Tổng thống Mỹ Nixon 1. Biên giới Liên Xô - Trung Quốc dài 4.380km, hai bên dàn quân đối đầu: 658 nghìn quân Liên Xô và 814 nghìn quân Trung Quốc. Cuộc giao chiến bùng nổ ngày 02/3/1969 tại một hòn đảo trên sông Ussuri, Trung Quốc gọi là Trân Bảo, Liên Xô gọi là Damansky, thuộc tỉnh Hắc Long Giang, gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên. 2. Đầu tháng 10/1970, Nixon trong khi trả lời phỏng vấn của báo Thời đại (Mỹ) đã ngỏ ý muốn đi thăm Trung Quốc. Đáp lại, trong buổi tiếp người bạn Mỹ Edgar Snow tháng 12/1970, Mao Trạch Đông nói Nixon đến Bắc Kinh với tư cách khách du lịch hay tổng thống đều được hoan nghênh. Tháng 4/1971, Trung Quốc mời một đội bóng bàn Mỹ sang thi đấu hữu nghị (sau được gọi là “Ngoại giao bóng bàn”), Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc đã kéo dài hơn 20 năm. Trung Quốc nhờ Pakixtan chuyển cho Mỹ
  7. 212 212 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) chính thức thăm Trung Quốc, tiếp kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông, hội đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai cùng nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hai bên ra Thông cáo chung Thượng Hải. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thiết lập một kênh ngoại giao quan trọng, phá vỡ tảng băng bấy lâu ngăn trở quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Trước đó, ngày 26/5/1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu tán thành Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữ vị trí Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an, thay chỗ của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Ngày 01/01/1979, Mỹ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Như vậy, Trung Quốc đã ra khỏi tình trạng bị cô lập, bước vào sân khấu chính trị thế giới với tư cách một trong năm nước lớn có địa vị đặc quyền ở Liên hợp quốc1. Ba tháng sau, ngày 22/5/1972, Tổng thống Mỹ R. Nixon đến Moscow được Tổng Bí thư L. Brezhnev và các nhà lãnh đạo hàng đầu Liên Xô tiếp đón. Các cuộc hội đàm xoay quanh vấn đề giải trừ quân bị, hạn chế vũ khí chiến lược, một số vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là vấn đề chiến tranh ở Việt Nam. Kết quả là hai bên ký văn kiện chung về “Những cơ sở của quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ”; Hiệp định chung về SALT 1 và một số hiệp định song phương về hợp tác khoa học - kỹ thuật. Hai bên cũng thảo luận về một số vấn đề quan hệ quốc tế ở châu Âu, vấn bức thư (không có chữ ký) ngỏ ý sẵn sàng tiếp công khai Đặc phái viên của Tổng thống, Ngoại trưởng hoặc ngay chính Tổng thống Mỹ ở Bắc Kinh. Sau đó, ngày 9/7/1971, Ngoại trưởng Mỹ Kissinger qua Pakixtan đã bí mật bay sang Bắc Kinh, cùng Thủ tướng Chu Ân Lai bàn bạc kế hoạch chuẩn bị chuyến đi của Nixon tới Trung Quốc (Tham khảo Lý Kiện: Trung - Xô - Mỹ, cuộc đối đầu lịch sử, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2008, tr.618-631). 1. Tham khảo Lý Kiện: Trung - Xô - Mỹ, cuộc đối đầu lịch sử, Sđd, tr.646-664. Xem thêm J.A. Amter: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr.356-380.
  8. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 213 213 đề Berlin,... Vấn đề Việt Nam được thảo luận riêng, khá gay gắt mà “chẳng thỏa thuận được một điều gì”. Sau khi Nixon về nước, Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô Potgorny đến Hà Nội “đã truyền đạt quan điểm của Mỹ tới ban lãnh đạo của Việt Nam theo như Liên Xô và Mỹ đã quy ước với nhau”1. Như vậy, chỉ trong nửa đầu năm 1972, trong quan hệ quốc tế đã diễn ra những chuyển biến lớn. Quan hệ Trung - Mỹ được khai thông, quan hệ Xô - Mỹ được cải thiện, trong đó ẩn chứa sự đối đầu và cạnh tranh Xô - Trung. Các chuyến thăm của Tổng thống Nixon đến Bắc Kinh và đến Moscow năm 1972 là một ván bài ngoại giao thành công của Mỹ. Sự kiện đó bộc lộ vết rạn nứt khó bề cứu vãn của mối quan hệ Xô - Trung và cũng cảnh báo sự đồng nhất về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã bị đặt xuống hàng thứ yếu, được thay bằng sự tính toán theo lợi ích của mỗi quốc gia. Vấn đề Việt Nam luôn là một trọng điểm trong các cuộc tiếp xúc nói trên. Hai nước xã hội chủ nghĩa đều muốn giữ ảnh hưởng trong phong trào cách mạng thế giới và vị thế trong cuộc thương lượng với Mỹ nên không thể đi ngược hoàn toàn với cuộc đấu tranh của Việt Nam. Song chính đường lối kiên định và cuộc kháng chiến ngoan cường của Việt Nam đã giữ vững quyền tự chủ trong những quyết sách để đi đến thắng lợi cuối cùng (sẽ đề cập trong phần sau). 4. Sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Sau khi giành được độc lập, một số nước Đông Nam Á có ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực nhưng cho đến đầu những năm 1. A. Dobrynin: Đặc biệt tin cậy. Vị Đại sứ ở Washington qua sáu đời Tổng thống, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.422-433. Xem thêm: J.A. Amter: Lời phán quyết về Việt Nam, Sđd, tr.394-401.
  9. 214 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) 1960, các kế hoạch đều không thành công1. Ngày 8/8/1967, Ngoại trưởng năm nước Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan họp tại Bangkok ra tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) với mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực; gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực; thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; duy trì sự hợp tác chặt chẽ, cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực. Hoạt động của ASEAN dựa trên nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, không can thiệp vào công việc của nhau. Trong bối cảnh quốc tế đang có chiến tranh ở ba nước Đông Dương, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, tháng 11/1971, Hội nghị Ngoại trưởng năm nước thành viên ASEAN ra tuyên bố thiết lập Đông Nam Á thành khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập, gọi tắt là ZOPFAN (Zone of Peace, Freedom and Neutrality). Sự ra đời của ASEAN khi đó chưa có nhiều ảnh hưởng nhưng càng về sau và cho tới nay, vai trò của ASEAN càng nổi bật trong quan hệ nội khối cũng như quan hệ với các nước bên ngoài. II. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1968-1973 1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và đề nghị đàm phán của Tổng thống Mỹ L. Johnson Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 Đến đầu năm 1968, chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đứng 1. Tháng 01/1959, thành lập tổ chức Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SAFET) giữa Malaixia và Philíppin; tháng 7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) gồm Malaixia, Philíppin, Thái Lan; tháng 8/1963, MAPHILINDO gồm Malaixia, Philíppin, Inđônêxia. Các tổ chức này không tồn tại lâu dài do sự bất đồng về chủ quyền, lãnh thổ và nhiều vấn đề khác.
  10. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 215 215 trước nguy cơ phá sản. Hai cuộc tấn công mùa khô của Mỹ năm 1965-1966 và 1966-1967 với mục tiêu “tìm và diệt” đều bị bẻ gãy1. Từ cuối năm 1967, quân Mỹ bị sa lầy tại mặt trận Khe Sanh, nơi bộ chỉ huy đinh ninh rằng đó sẽ là “cái bẫy Điện Biên Phủ của tướng Giáp” nên dồn lực lượng bảo vệ, có phần lơi lỏng những nơi khác. Đúng đêm Giao thừa Tết Mậu Thân (rạng sáng 31/01/1968), lực lượng quân Giải phóng đã mở hàng loạt cuộc tiến công từ giới tuyến khu phi quân sự tới mũi Cà Mau, đánh vào 36 trong số 44 tỉnh lỵ, 5 trong 6 thành phố lớn, 64 huyện lỵ và trên 50 ấp. Đặc biệt, tại Sài Gòn, quân Giải phóng và quần chúng nổi dậy đã tấn công một số trọng điểm như sân bay Tân Sơn Nhất, dinh Tổng thống, trụ sở Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Đại sứ quán Mỹ. Tại Huế, ta chiếm Thành cổ và khu vực nội đô, trụ vững trong 25 ngày đêm. Các thành phố và nhiều nơi khác đều rung chuyển trước cuộc tiến công đồng loạt của quân dân miền Nam. Sau đòn bất ngờ, địch phản công quyết liệt, các lực lượng của ta phải rút ra vùng ven đô, giữ vững bàn đạp tiến công. Ngày 25 tháng 02, đợt tiến công và nổi dậy lần thứ nhất kết thúc. Đợt tiến công thứ hai được tiến hành từ ngày 05 tháng 5 đến 12 tháng 6 và đợt ba từ ngày 17 tháng 8 đến 30/9/1968. Mặc dầu không đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 “đã làm cho ý chí xâm lược của bọn cầm quyền Mỹ lung lay một bước nghiêm trọng”, “đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ”, buộc 1. Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra. Đến cuối năm 1967, lực lượng chiến đấu của Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân cùng 68.800 quân của các nước đồng minh với Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7 và một bộ phận Hạm đội 6, đã có tới 80 vạn quân Mỹ tham chiến. Quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1967 tăng lên 552.000 quân.
  11. 216 216 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) chúng phải “bắt đầu quá trình xuống thang chiến tranh”1. Bộ Chính trị kết luận: Tết Mậu Thân thắng rất lớn, không phải chỉ ở chiến thuật mà nhất là đã đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh2. Đề nghị đàm phán của Tổng thống Mỹ L. Johnson Một trong những tác động to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là tạo nên sự bất ngờ, qua đó giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của đối phương, “lập tức gây ra một chấn động mạnh trên toàn nước Mỹ”3. Dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã gây nhiều hậu quả về mặt chính trị và kinh tế, làm xã hội Mỹ căng thẳng mà vẫn không đánh bại được đối phương và trong tương lai, không biết chiến tranh sẽ kéo dài đến bao giờ. Từ đó nảy sinh tâm lý nghi ngại là phải chăng Mỹ sẽ không thể thắng được trong cuộc chiến này?4 Sau này, trong hồi ký, Tổng thống Johnson xác nhận cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là “một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ”, “cố gắng của đối phương đã gây ra hậu quả tác động xấu đến một số người trong và ngoài Chính phủ”, “nhân dân Mỹ và một số nhân vật trong chính quyền 1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.72. 2. Kết luận số 215 - BBK/BCT của Bộ Chính trị họp ngày 23/4/1994. 3. Geogre Herring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Sđd, tr.245. 4. Kết quả thăm dò dư luận ở Mỹ cho thấy tháng 11/1967 có 45% số người được hỏi ủng hộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng trong dịp Tết 1968 chỉ còn 26%, là mức thấp nhất chưa từng có. Đến tháng 3/1968, 78% dân Mỹ khẳng định Mỹ không đạt được tiến bộ ở Việt Nam, mà chỉ có niềm tin vững chắc là “Mỹ đã sa lầy một cách vô vọng cùng với nỗi nghi ngờ ngày càng tăng về khả năng phá vỡ thế bế tắc của Johnson” (Geogre Herring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Sđd, tr.259).
  12. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 217 217 bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đã thất bại”. Dư luận Mỹ cũng tỏ ra mất kiên nhẫn, giảm sự tin tưởng vào giới quân sự1, đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Các chính trị gia trong Quốc hội Mỹ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết với Sài Gòn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay tổng thống cũng thoái chí, đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang đàm phán. Giới lãnh đạo Mỹ công nhận: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã đặt họ “trước một bước rẽ trên đường đi, và các giải pháp để lựa chọn đã phơi bày trong một thực tế tàn nhẫn”2. Trong tình hình đó, tối 31/3/1968, Tổng thống Johnson đã phát biểu 45 phút trên đài truyền hình, nội dung bao gồm ba điểm chính sau đây3: - Ra lệnh các máy bay và tàu chiến Mỹ không tiến hành cuộc tiến công nào chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực nằm ở phía bắc khu phi quân sự; - Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự” dù phải trả giá như thế nào, dù phải cố gắng như thế nào, dù phải hy sinh như thế nào để đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ đó. “Đã đến lúc bắt đầu nối lại về hòa 1. Trong dịp này, tháng 3/1968, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam - tướng Westmoreland - bị cách chức, Abrams lên thay. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cũng rời chức vụ và được thay thế bởi Clifford. Nay đến lượt Johnson không muốn ra tranh cử tổng thống. Điều đó cho thấy sự lúng túng của chính quyền Johnson trong chiến tranh ở Việt Nam, nhất là sau đòn tiến công dịp Tết Mậu Thân. 2. Tham khảo Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam, Lưu trữ quốc gia Mỹ, t.2, tr.47, 50. 3. Tham khảo Bộ Ngoại giao - Nguyễn Đình Bin (chủ biên): Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Sđd, tr.222; Nguyễn Thành Lê: Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam (1968-1973), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.16-17.
  13. 218 218 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) bình và tôi sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường một cuộc xuống thang”; - Về cuộc tranh cử chức vụ tổng thống, “Tôi không mưu cầu và cũng không chấp nhận việc Đảng tôi đề cử tôi ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa”. Như vậy, Tổng thống Mỹ đã chấp nhận đơn phương chấm dứt ném bom không điều kiện xuống Bắc Việt Nam (trừ phía bắc khu phi quân sự), chấp nhận thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là sự thay đổi lớn trong chiến lược của Mỹ: từ tăng cường “leo thang” chiến tranh đến “xuống thang” chiến tranh, từ đòi thương lượng có điều kiện đến sẵn sàng thương lượng, không nhắc tới công thức “có đi, có lại”. Việc Johnson không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo bộc lộ tâm trạng mệt mỏi của người đứng đầu Nhà Trắng trong cuộc chiến vô vọng ở Việt Nam. Có thể nói “đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ”1. 2. Đàm phán chính thức Việt Nam - Mỹ tại Paris (ngày 10 tháng 5 đến 31/10/1968) Trước đề nghị thương lượng của Johnson, Bộ Chính trị nhận định về phía Việt Nam đàm phán ngay là quá sớm, nhưng nếu bác bỏ thì không tranh thủ được dư luận thế giới và dư luận Mỹ. Do đó, chủ trương có thể tiếp xúc, nhưng trước hết cần ép Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc rồi mới bàn các vấn đề liên quan. Ngày 03 tháng 4, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố “sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với đại diện của Chính phủ 1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Sđd, tr.72.
  14. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 219 219 Mỹ nhằm xác định việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện”. Ngay tối 03 tháng 4, Đại sứ quán Mỹ ở Vientiane (Lào) thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam là Mỹ đề nghị hai bên tiếp xúc ở Geneva nhưng Việt Nam đề nghị địa điểm Phnom Pênh, Mỹ không chấp nhận. Cuộc thảo luận về địa điểm đàm phán kéo dài tới một tháng, cuối cùng, ngày 02 tháng 5 hai bên mới thỏa thuận chọn Paris1. Việt Nam cử Bộ trưởng Xuân Thủy, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phía Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao A. Harriman làm Trưởng đoàn của Chính phủ Mỹ. Sau này, phía Việt Nam cử ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam sang làm Cố vấn đặc biệt cho Đoàn đàm phán tại Paris; phía Mỹ cử Tiến sĩ H.Kissinger làm Cố vấn đặc biệt. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ được tiến hành từ ngày 13/5/1968 đến 31/10/1968, kéo dài hơn bốn tháng rưỡi. Cùng trong thời gian này có những cuộc tiếp xúc bí mật, ngày 08/9/1968 diễn ra cuộc gặp riêng đầu tiên giữa Trưởng đoàn Mỹ Harriman với phía Việt Nam là Cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy. Hai bên trao đổi nhiều vấn đề cụ thể để hiểu biết rõ về quan điểm của nhau. Bộ Chính trị nhận định: “Nếu Mỹ muốn giải quyết vấn đề 1. Mỹ đưa ra các địa điểm New Dehli, Jakarta, Vientiane, Yangon; Việt Nam đề nghị Warsaw. Phía Mỹ nêu danh sách 10 địa điểm gồm 6 ở châu Á (Colombo, Katmandu, Kualar Lumpur, Rawapindi, Kabun, Tokyo) và 4 ở châu Âu (Brussels, Helsinki, Vienna, Roma); Liên Xô gợi ý chọn Paris, được Việt Nam và Mỹ chấp thuận.
  15. 220 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) Việt Nam theo lập trường tối thiểu của ta trước khi ta giành được thắng lợi quyết định thì ta không để lỡ thời cơ”1. Sau nhiều phiên họp căng thẳng, phía Mỹ đòi phải có sự tham dự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, phía ta đòi Mỹ phải ngừng không điều kiện việc ném bom miền Bắc và phải có sự tham dự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hai bên đi đến thỏa thuận sau đây: - Mỹ chấp nhận chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kể từ ngày 01/11/1968. - Sẽ tiến hành cuộc đàm phán giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Hai nội dung trên đánh dấu thắng lợi quan trọng của cuộc đấu tranh ngoại giao, đã buộc Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc đánh phá miền Bắc, phải ngồi vào bàn đàm phán có sự hiện diện của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, điều mà Mỹ không muốn thừa nhận. Tuy nhiên, đây mới là kết quả ban đầu, cuộc đấu tranh còn phải kéo dài nhiều năm tháng tiếp sau. Để tiến tới Hội nghị chính thức gồm bốn thành phần nói trên, có một số vấn đề thủ tục cần được giải quyết: Về thời gian tiến hành phiên đầu tiên, trước đây phía Mỹ đề nghị không họp sớm hơn ngày 06/11/1968 vì đó là ngày bầu cử tổng thống. R.Nixon (Đảng Cộng hòa) đã trúng cử, nhưng theo Hiến pháp Mỹ thì đến ngày 20/01/1969 mới chính thức nhậm chức tổng thống. Mặc dầu đã thỏa thuận sẽ họp vào ngày 18 tháng 01 nhưng Việt Nam Cộng hòa đặt hy vọng Nixon sẽ tăng 1. Dẫn theo Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1996, tr.21.
  16. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 221 221 cường ủng hộ Sài Gòn, nên chủ trương đến muộn, không chịu cử phái đoàn đến Paris trước ngày 20 tháng 01, nghĩa là không muốn tham dự Hội nghị dưới thời Johnson. Cho nên phải đến ngày 25/01/1969 Hội nghị mới chính thức khai mạc, có đủ đại diện của bốn đoàn1. Cuộc tranh luận về hình dáng cái bàn hội nghị cũng chiếm khá nhiều thời giờ vì nó phụ thuộc vào quan niệm đối với thành phần Hội nghị. Phía ta coi đây là Hội nghị bốn bên nhằm đề cao vị thế của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam như một bên ngang bằng với các đoàn khác nên đề xuất phải là bàn hình vuông, mỗi đoàn sẽ ngồi ở một cạnh. Phía Mỹ vì không muốn công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nên chỉ coi đây là Hội nghị hai phía, một phía là Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, một phía là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nên đề xuất bàn hình chữ nhật có hai cạnh dài, mỗi phía ngồi một cạnh. Sau hơn hai tháng tranh luận, cuối cùng thống nhất theo gợi ý của Pháp và Liên Xô là bàn hình tròn liền, không có dải phân cách, đường kính 8m, hai bàn thư ký tách khỏi bàn họp kê ở hai phía đối diện, không có cờ, không có biển. Còn cách gọi Hội nghị là “bốn bên” hoặc “hai phía” tùy theo cách hiểu của mỗi đoàn, không ép buộc. Như vậy, tính từ khi Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố sẵn sàng thương lượng (ngày 31/01/1968) đến khi Hội nghị bốn bên chính thức khai mạc (ngày 25/01/1969) thì đã mất đúng một năm. Hội nghị bốn bên từ ngày 25/01/1969 đến 27/01/1973 kéo dài thêm bốn năm nữa, có thể chia thành hai giai đoạn: 1. Trưởng Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Xuân Thủy; Trưởng Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng là Trần Bửu Kiếm, sau là Nguyễn Thị Bình; Trưởng Đoàn Mỹ là Cabot Lodge - nguyên Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, về sau đoàn Mỹ nhiều lần thay đổi trưởng và phó đoàn; Trưởng Đoàn Việt Nam Cộng hòa là Phạm Đăng Lâm - Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp.
  17. 222 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) Giai đoạn 1 từ đầu năm 1969 đến hết năm 1971, cuộc đàm phán hầu như giậm chân tại chỗ, hai bên thăm dò nhau và tìm cách thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường. Giai đoạn 2 từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, với nhiều biến động trên chiến trường và quan hệ quốc tế, Hội nghị đi vào thảo luận thực chất dẫn đến thỏa thuận tháng 10/1972 nhưng phải đến tháng 01/1973 mới chính thức ký Hiệp định. 3. Đàm phán bốn bên và những diễn biến trên chiến trường từ đầ̀u năm 1969 đến hết năm 1971 Đàm phán bốn bên tại Trung tâm Hội nghị phố Kléber Đúng 10 giờ 30 sáng 25/01/1969, Hội nghị bốn bên khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở phố Kléber (Paris). Từ đó, vào thứ tư hằng tuần, bốn đoàn đại biểu đến họp, đọc diễn văn tố cáo nhau gay gắt, đưa ra lý lẽ về lập trường của mình và đề xuất các giải pháp. Diễn trình của Hội nghị tiến triển rất chậm vì “các đại biểu ngồi ở đấy nhưng cái hy vọng chính của họ là ở chiến trường”1. Ngày 08 tháng 5 tại Hội nghị chính thức, Trưởng Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm đưa ra bản Giải pháp 10 điểm, được coi như một bước đột phá khai thông bế tắc. Nội dung chính của Giải pháp 10 điểm khẳng định quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, đòi Mỹ rút quân vô điều kiện và từ bỏ mọi hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh của miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam do các bên Việt Nam cùng nhau giải quyết; nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình; thực hiện chính sách ngoại giao 1. Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Sđd, tr.64.
  18. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 223 trung lập; từng bước thực hiện thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình; giải quyết hậu quả chiến tranh (vấn đề người bị bắt trong chiến tranh và bồi thường thiệt hại do Mỹ gây ra); thiết lập sự giám sát quốc tế. Đây là lần đầu tiên Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đưa ra một giải pháp toàn bộ về vấn đề Việt Nam với thái độ xây dựng và mức độ phải chăng, làm cho chính giới và dư luận Mỹ quan tâm, coi như một cơ hội mà chính phủ không nên bỏ qua. Một tuần lễ sau, ngày 14 tháng 5, Tổng thống Mỹ Nixon đọc bản Giải pháp 8 điểm trên đài truyền hình. Trong Giải pháp 8 điểm, phía Mỹ tập trung vào hai điểm là hai bên (Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) cùng rút quân khỏi miền Nam và thả tù binh. Đó chính là hai vấn đề Mỹ quan tâm nhất nhằm thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và đáp ứng đòi hỏi của người dân Mỹ phải đưa con em họ trở về. Bên cạnh các cuộc họp công khai, từ ngày 21/02/1970 đã diễn ra nhiều cuộc gặp riêng bí mật tại Paris giữa Cố vấn đặc biệt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H. Kissinger. Trên các diễn đàn công khai và những cuộc gặp bí mật, Việt Nam luôn khẳng định hai yêu cầu cơ bản là: - Mỹ xâm lược Việt Nam thì Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh xâm lược, phải rút không điều kiện quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam; - Mỹ phải từ bỏ chính quyền Thiệu - Kỳ - Khiêm1, phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, công việc nội bộ miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài. 1. Ba người đứng đầu chính quyền Sài Gòn khi đó là Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống, Nguyễn Cao Kỳ - Phó Tổng thống, Trần Thiện Khiêm - Thủ tướng.
  19. 224 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) Rõ ràng là lập trường của hai bên còn rất xa nhau, thậm chí có nhiều điểm đối lập nhau, khó tiến tới ngay một giải pháp chung1. Một số sự kiện chính trong thời gian 1969-1971 Tình hình trong nước và khu vực trong thời gian 1969-1971 đã diễn ra một số sự kiện chính sau đây có ảnh hưởng đến Hội nghị Paris: * Sau khi trúng cử tổng thống, R.Nixon công bố “Học thuyết Guam”, trong đó có nội dung quan trọng là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” tức là biến cuộc chiến tranh của người Mỹ thành cuộc chiến tranh giữa người Việt Nam với nhau. Mục tiêu chủ yếu là tăng cường sức mạnh mọi mặt cho quân Sài Gòn để Mỹ rút quân về nước2. 1. Cùng trong thời gian này, Nhà Trắng còn khai thác các kênh ngoại giao khác là kênh Liên Xô, thông qua Đại sứ Liên Xô Dobrynin tại Mỹ gửi thông điệp cho các nhà lãnh đạo Xôviết; kênh Rumani, khi Nixon đến thăm Bucarest, đề nghị người đứng đầu nước này đóng vai trò trung gian; kênh Pháp, nhờ J. Sainteny tổ chức cuộc gặp bí mật giữa Bộ trưởng Xuân Thủy với Kissinger - khi đó là Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. 2. Ngày 18/02/1970, Nixon công bố nội dung chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” là một chương trình ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam; Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được miền Nam Việt Nam và Đông Dương trong quỹ đạo của Mỹ; Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của “Việt Nam hóa chiến tranh”, củng cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, hai miền Việt Nam sẽ trở thành hai quốc gia riêng biệt. Trong ba giai đoạn đó, theo Mỹ, giai đoạn 1 (dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972) là giai đoạn quan trọng nhất, được chia làm ba bước để thực hiện: Bước 1 (từ năm 1969 đến giữa năm 1970): Bình định một số vùng đông dân quan trọng. Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng kiểm soát. Rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên. Bước 2 (từ giữa năm 1970 đến giữa
  20. CHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 225 Ngày 08 tháng 6, Nixon gặp Nguyễn Văn Thiệu tại Midway (hòn đảo trên Thái Bình Dương) để thuyết phục Thiệu về kế hoạch rút quân Mỹ từng phần theo một thời gian biểu đủ để quân đội Sài Gòn có thể tự đảm đương nhiệm vụ chiến đấu với sự viện trợ tối đa về vũ khí và các phương tiện chiến tranh1. Nixon cũng nói rõ ý định sẽ mở các cuộc tiếp xúc riêng bí mật với Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, hứa sẽ thông báo đầy đủ cho Thiệu (nhưng trên thực tế, Thiệu hoàn toàn không được biết gì về các cuộc họp kín). Đợt rút quân đầu tiên là 25 nghìn lính Mỹ rời Việt Nam ngày 09/7/1969. Ngày 30 tháng 7, Nixon đến Sài Gòn để khích lệ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và tiết lộ cho Thiệu kế hoạch sẽ oanh tạc dữ dội miền Bắc (kế hoạch “Vịt đá” - Duck Hook). năm 1971): Bình định được tất cả các vùng đông dân quan trọng. Làm cho quân Giải phóng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ. Hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa quân đội Sài Gòn, rút phần lớn quân Mỹ về nước. Bước 3 (từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972): Cơ bản bình định xong cả miền Nam. Lực lượng vũ trang quân Giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia, quân đội Sài Gòn đủ sức đương đầu với khối chủ lực Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rút hết lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước, chỉ duy trì cố vấn quân sự và sĩ quan chỉ huy tác chiến. Thực hiện kế hoạch chiến lược trên, đế quốc Mỹ đề ra 5 biện pháp cụ thể: Xây dựng quân đội Sài Gòn thành một lực lượng mạnh, hiện đại, đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang quân Giải phóng. Củng cố chính quyền các cấp của Việt Nam Cộng hòa, tăng cường viện trợ kinh tế. Tập trung sức hoàn thành chương trình bình định, phản kích ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (sang Lào và Campuchia). Tập hợp liên minh chống Cộng khu vực do quân đội và chính quyền Sài Gòn làm nòng cốt. Chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, xúc tiến hoạt động ngoại giao để kiềm chế, cô lập, đẩy lùi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. 1. Trong cuộc gặp Nixon, Thiệu nói: “Tôi biết các ông sẽ ra đi, nhưng trước khi đi, các ông hãy để lại một cái gì cho chúng tôi như những người bạn. Hãy để lại một cái gì để giúp chúng tôi”. Dẫn theo Larry Berman: Không hòa bình, chẳng danh dự. Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, VIET TIDE xuất bản tại Washington, 2003, tr.81.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2