intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1)" tập trung giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc về lĩnh vực nghệ thuật, nghi lễ, các làn điệu dân ca, phong tục và lễ hội của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Lô Lô, Nùng, Pà Thẻn, Cờ Lao, Giáy, Phù Lá, Pu Péo, La Chí, Bố Y trên địa bàn tỉnh; đây là tư liệu hữu ích phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá và nghiên cứu về văn hóa, con người Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1): Phần 2

  1. NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN Dân tộc Pà Thẻn sống tập trung đông ở huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang, với khoảng gần 7.000 người. Văn hóa truyền thống của người dân vô cùng đặc sắc, ít bị mai một hay pha trộn với những dân tộc khác, nghi lễ cưới là một nét văn hóa tiêu biểu với các quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội và con người. Các bước tiến hành lễ đón dâu, đưa dâu của người Pà Thẻn cơ bản giống với các dân tộc khác nhưng có những lễ quy riêng, theo trình tự như sau: Thủ tục xin dâu Đoàn đón dâu của nhà trai gồm: 1 ông quan làng, 1 phó quan làng, 1 trưởng đoàn đón dâu và các thành viên khác. Sính lễ nhà trai mang theo gồm có: 36 đồng tiền bạc trắng; 2 chai rượu để làm lễ mở đầu câu chuyện với nhà gái; 12 chai rượu thóc; 4 con gà trống thiến; 1 đùi lợn. Khi đoàn đón dâu đến, nhà gái chưa mở cửa, ông quan làng làm thủ tục, xin phép vào nhà. Bên nhà gái mở cửa đón và nhận lễ vật để vào dưới bàn thờ. Rồi mời quan làng lên giường quan ngồi. Sau đó đại diện bên nhà gái rót nước vào bát mời. Quan làng nhận bát nước và làm lễ nói: “Hàng trăm ngả đường quan làng tôi không đi, quan làng tôi đi thẳng đường hướng vào nhà gái; hàng 68
  2. trăm làng hoa, quan làng tôi không đi, quan làng đi thẳng vào làng nhà gái; hàng trăm nhà hoa quan làng tôi không đi, quan làng tôi hướng thẳng vào nhà gái để tìm hạnh phúc cho đôi lứa; hàng trăm bát nước chè thơm quan làng tôi không nhận, quan làng tôi xin đón nhận bát nước chè thơm của nhà gái, quan làng tôi đến để tìm hạnh phúc cho đôi lứa. Chúc đôi bạn trẻ hạnh phúc trăm năm như suối nước chảy, là dâu hiếu thảo, xin chúc cho hai họ là một”. Quan làng nói xong, phó quan làng lấy chai rượu rót mời; nhà gái cũng mang rượu ra rót mời lại quan làng và phó làng, sau đó thực hiện trao lễ vật cho nhà gái. Tiếp đến quan làng làm lễ cúng tổ tiên, mời tổ tiên của hai họ và thổ công về chứng kiến cho hai con trăm năm hạnh phúc; phó quan làng rót nước chè làm lễ mời tổ tiên hai họ, thổ công uống nước và báo cáo về lễ cưới. Sau đó quan làng làm lễ cúng xin dâu dưới sự chứng kiến của tổ tiên hai họ nhà gái và thổ công. Sau khi cúng xong, nhà gái giao con dâu cho bên nhà trai đón về. Thủ tục đưa dâu Trưởng đoàn nhà trai xin phép bên nhà gái cho cô dâu trang điểm và xin được đón về bên nhà trai. Nhà gái đồng ý, đưa cô dâu từ cửa phụ vào buồng bố mẹ để chờ đoàn đón dâu cử người đón ra ngoài. Trưởng đoàn 69
  3. đón dâu làm lễ cảm ơn gia đình nhà gái và mời đoàn đưa dâu bên nhà gái đi cùng. Khi đoàn đưa dâu đến trước cửa, gia đình nhà trai sắp đủ một mâm lễ gồm: 1 đầu lợn, 1 bộ nội tạng lợn và 2 bát cơm, 10 cái chén, 2 chai rượu và mời đoàn đón dâu và đoàn đưa dâu đứng 2 bên mâm làm lễ lạy các thiên thần thổ địa để báo cho các thần biết rằng đã đón dâu về đến nhà an toàn, sau lễ lạy thần xong, quan làng đưa bố, mẹ anh em nhà trai tạm tránh mặt trước khi cô dâu vào nhà, do quan niệm nếu không tránh lúc đó thì con dâu sẽ coi khinh bố mẹ, anh em bên nhà trai. Sau khi đoàn đưa dâu ngồi ổn định thì quan làng đưa bố mẹ, anh em nhà trai vào nhà bắt tay chào hỏi bên gái và mời đoàn ăn cơm. Sau bữa cơm, quan làng làm lễ cúng báo tổ tiên đã đón dâu về đến nhà và làm lễ giao dâu cho nhà trai. Tiếp đó, quan làng và đại diện nhà gái dặn cô dâu và chú rể 7 điều: Điều thứ nhất: Ông quan, ông thầy dù to đến mấy cũng phải bị nói, bị phê bình thì mới được làm quan, làm thầy, hai đứa hôm nay phải im lặng, lắng nghe đại diện hai bên nhà trai, gái dặn dò. Điều thứ hai: Bố mẹ sinh ra 2 đứa như đất với trời nên 2 đứa được thành vợ chồng. Bà mẫu sinh ra 2 đứa cùng chung số phận nên 2 đứa mới được cùng chung số phận; bà Âu cơ sinh ra cho 2 đứa cùng một đôi thì 2 đứa 70
  4. mới được thành đôi. Thiên hạ có nhiều trai tài, gái sắc không chọn, hai đứa tự tìm hiểu đến với nhau dù xinh hay xấu cũng là của mình, hai đứa tuyệt đối không được bỏ nhau. Nếu chồng bỏ vợ thì phải chịu phạt gấp 88 lần chi phí thiệt hại trong đám cưới, nếu vợ bỏ chồng phải chịu bồi thường gấp 99 lần thiệt hại trong đám cưới. Điều thứ ba (nhà gái căn dặn): Hai đứa không phải do bố mẹ nhà trai hay nhà gái bắt ép, không phải anh em họ hàng bắt ép; hai đứa tự tìm hiểu đến với nhau, tự nguyện lấy nhau; thiên hạ trai đẹp, gái sắc đầy, do duyên, do số không hợp nên không lấy được nhau; hai đứa tự nguyện đến với nhau cũng là do duyên, do số; dù xấu hay xinh cũng là của mình, không được 2, 3 ngày sau thích lấy thì lấy không thích lại bỏ nhau; việc này tuyệt đối không được làm, nếu bên nào xảy ra phải chịu phạt theo quy định. Điều thứ tư (trưởng đoàn đón dâu căn dặn): Biết giữ lấy danh dự, thuận vợ, thuận chồng cuộc sống hạnh phúc cũng là niềm vinh dự của vợ chồng, ví như là muối mặn cùng hưởng, rau ngon cùng ăn, canh ngọt cùng hưởng. Đi qua ruộng mạ người ta tốt, không được nhổ; qua vườn rau người ta tốt không được lấy; qua vườn hoa người ta thấy đẹp không được bẻ; qua làng người ta thấy trai gái người ta xinh đẹp không được theo. Điều thứ năm (đại diện bên gái căn dặn): Cái chén với chén chạm nhau không được chạm đến cái bát; 71
  5. cái bát với bát chạm nhạm nhau không được chạm đến cái nồi; cái nồi với nồi chạm nhau không được chạm đến cái chảo. Có nghĩa là con cái đánh chửi nhau không được liên quan đến cha mẹ, cha mẹ cãi chửi nhau không được liên quan đến ông bà. Dù chồng hay vợ cũng vậy, ở đâu nghe được câu chuyện gì cũng phải nghe cho rõ, không phải ở đâu nghe được câu chuyện là báo cáo lên ông quan làng, báo cáo lên bố mẹ, báo cáo anh em họ hàng, việc này tuyệt đối không nên làm, nếu xảy ra việc này anh em họ hàng bên nhà trai, nhà gái, quan làng và hàng xóm tứ phía tập trung đến nhà, thì gia đình vợ chồng mổ trâu không đủ ăn, dỡ nhà không đủ củi đốt. Điều thứ sáu (đại diện ông cậu căn dặn): Quả bầu không phải giống của anh, đậu đỗ không phải giống của anh, hạt gạo không phải giống của anh, anh khắc tự tìm đến cháu tôi. Ở nhà bố mẹ đẻ, cháu tôi là vàng là bạc của gia đình, về đến nhà chồng không được coi như trâu như ngựa; ở nhà bố mẹ đẻ là con ngoan, về đến nhà chồng không phải muốn đánh thì đánh, muốn chửi thì chửi; dưới mâm có thịt, đầu mâm có rượu giữa mâm một gói tiền bạc 36 đồng bạc trắng, biết giữ thì được không biết giữ hết. Điều thứ bảy (đại diện bên gái căn dặn): Cha mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành chỉ một lần gả con đi, không có lần 2. Con đã cưỡi lên lưng hổ thì con muốn xuống cũng không xuống được, ví như diều hâu bắt 72
  6. được gà, muốn thả cũng không được thả. Vợ chồng lấy nhau mãi mãi chỉ 1 vợ 1 chồng, sống đến đầu bạc, răng long. Kết rằng: Lạt buộc 3 vòng có 1 vòng không chắc, lời nói 3 lần có 1 lần không có giá trị, ai biết nghe thì được, không biết là hết. Phần cuối cùng đại diện bên gái làm lễ trao con dâu giao cho bên nhà trai và kết thúc đám cưới. 73
  7. LỄ HỘI NHẢY LỬA CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang có khoảng gần 7.000 người, cư trú chủ yếu trên địa bàn huyện Bắc Quang và Quang Bình. Người Pà Thẻn có nhiều nét văn hóa đặc sắc, huyền bí và có sức hấp dẫn kỳ lạ, Lễ hội nhảy lửa là một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng nhất của họ. Người Pà Thẻn có quan niệm, con người sống trên đời xung quanh mình luôn luôn có tổ tiên và các thần linh che chở, phù hộ. Nên hàng năm vào ngày 16 tháng 10 (âm lịch) bà con người Pà Thèn lại tổ chức Lễ hội nhảy lửa nhằm để tạ ơn ông bà tổ tiên và các thần linh đã một năm che chở phù hộ cho mọi người có sức khỏe, ăn nên làm ra. Đồng thời, cầu cho mưa thuận gió hòa, bớt ốm đau bệnh tật. Hoạt động này vừa mang tín ngưỡng dân gian vừa là hoạt động sinh hoạt cộng đồng để rèn luyện sức khỏe cho những chàng trai thanh niên trong làng bản. Tương truyền rằng thời xa xưa, con người ở trần gian cuộc sống ốm đau, bệnh tật, đời sống khó khăn khổ cực, người Pà Thèn cũng như các dân tộc khác nghĩ ra những nét văn hóa dân gian, tạo niềm vui để quên đi những khó khăn vất vả đem lại cuộc sống vui chơi lành mạnh cho dân, nên đã được Lọ Chính truyền cho lễ hội 74
  8. nhảy lửa, nhằm tắm rửa những âm khí, tà khí trong cơ thể, xóa đi những buồn bực, đem lại sức khỏe và tiếng cười cho mọi người. Trước đây, Lễ hội nhảy lửa được tổ chức với quy mô nhỏ ở trong nhà dân, không cần lễ vật để thờ cúng, chỉ cần 5 chén chè thắp lên bàn thờ tổ tiên gia chủ; một đàn cúng, một vòng sắt, một bát hương đặt dưới bàn cúng. Ngày nay, Lễ hội nhảy lửa được tổ chức với quy mô rộng lớn, quy củ hơn, thường được tổ chức ở sân rộng để đảm bảo an toàn tính mạng con người. Đồ lễ cúng gồm có: Một bàn cúng, một đàn cúng, một vòng sắt, một bàn thờ, một bát hương, giấy bản, một con gà luộc hoặc một đầu lợn, tiền lễ, một chai rượu, 5 cái chén. Đây là phần đồ lễ thờ các thần linh, thổ công, thổ địa được thầy cúng mời về chứng giám, che chở và phù hộ cho Lễ hội nhảy lửa được diễn ra. Phần cúng Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi thủ tục thầy đến bàn cúng để tiến hành bài cúng nhảy lửa, với các bước: Bước một, thầy bắt đầu niệm, xua tay, vỗ vỗ 3 cái để cắm đàn sắt lên bàn cúng. Bước hai, thầy bắt đầu cúng gọi các quân thần ngày đêm theo thầy bảo vệ và quân thần trên bàn thờ từ xưa đã được các cụ truyền lại từ đời này sang đời khác; tên tuổi các thế hệ thầy truyền dạy đến nhập vào thầy và báo cáo lý do hôm nay mở lễ. 75
  9. Bước ba, mời các thần linh, thổ công, thổ địa, các thần chùa đình, các thần lửa, thần nước, thần sông, thần suối, thần rừng, thần núi, thần của các đời vua đến chứng giám và phù hộ cho Lễ hội nhảy lửa. Nếu tổ chức trong nhà dân thì chỉ mời tổ tiên trong nhà chứng giám phù hộ, không cần mời các vị thần. Người thầy làm lễ cho quân thần đến nhóm lửa bằng việc sắp xếp một đống củi to khoảng 3 khối trở lên, khi lửa cháy thì thầy gọi nước thần về làm lễ rửa sạch những rủi ro, bệnh tật đi và mang lại những cái may mắn cho buổi lễ. Xong phần này thì bắt đầu cho quân thần đặt các đu quay, bàn ngồi, bể tắm cho các học trò tắm lửa. Phần nhảy lửa Thầy đưa các trò lên các đu quay và bắt đầu đi đón quân về nhảy lửa nhập vào các học trò; đi 40 dặm đường thì đến trạm đầu tiên và báo cáo lý do về lễ hội nhảy lửa và mời các quân thân lọ chính nhập vào các học trò xuống để tắm lửa thần, gồm các quân: Chạy nhanh, nhảy múa, nhào lộn, bay nhảy. Tuy nhiên, thầy phải căn dặn rằng các quân này về nhập vào trò chứ không được nhập lên thầy (nếu nhập vào thầy thì thầy cũng sẽ nhảy vào lửa). Sau đó thầy gọi các thần y mang nước thần, thuốc thần xuống cùng để phù hộ cho buổi lễ nhảy lửa. Trạm thứ hai, thứ ba, thứ tư mời các quân thần lọ chính như trạm đầu tiên. Trạm thứ năm cũng mời như vậy, nhưng mời thêm quân thần xuống hỗ trợ những khó khăn xảy ra trong lễ hội. 76
  10. Trạm thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín cũng mời các quân thần lọ chính như trạm đầu tiên. Trạm thứ mười, mười một, mười hai, mười ba, mười bốn cũng mời giống như vậy, nhưng mời thêm các thần y, thầy thuốc mang theo thuốc thần và nước thần xuống hỗ trợ.. Trạm mười lăm cũng mời như trạm đầu tiên, nhưng mời thêm các thế hệ quân thần nhảy lửa. Trạm mười sáu mời tổng hợp các quân thần của 16 trạm quân xuống nhảy lửa. Trên đường quay về có trạm quân nữ thần, đội quân này không được phép xuống, mà thầy phải dùng khóa lọ chính khóa lại (nếu để xuống nhập vào các trò thì sẽ nhảy 7 ngày, 7 đêm không dừng) và thầy tiếp tục đưa quân về một trăm dặm đường; tiếp bốn mươi dặm về đến bàn thờ; tiếp một trăm dặm về đến sân nhảy lửa. Lúc này các trò đã nhảy vào lửa, cho đến lúc nào đống lửa tàn thì lễ hội cũng kết thúc. Sau đó thầy làm lễ thu quân và thu dọn sân bãi nhảy lửa, thầy trả lễ và cảm ơn các quân binh, các thiên thần thổ địa, thần lửa, thần sông, thần núi và các thần khác... đến chứng giám phù hộ cho lễ hội tổ chức thành công tốt đẹp và tiễn các thần về; tiếp theo tiễn quân binh nhảy lửa về chỗ cũ, rồi kết thúc lễ hội. Năm 2012, Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 77
  11. LỄ CÚNG THẦN RỪNG CỦA DÂN TỘC CỜ LAO Dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc ít người sống ở Hà Giang, với khoảng 3.000 người, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, trong đó tập trung đông nhất tại huyện Hoàng Su Phì và Đồng Văn. Người Cờ Lao được chia làm 2 nhóm: Cờ Lao đỏ và Cờ Lao trắng. Hiện nay cũng giống như các dân tộc khác, người Cờ Lao sống dựa vào thiên nhiên và có tín ngưỡng thờ cúng thần rừng. Theo lưu truyền của người Cờ Lao, trước đây ông Sơn thần (thần rừng), ông Lỗ Ban (thần mộc) và ông Miếu cùng cư ngụ trong một khu rừng. Ông Lỗ Ban ở trong rừng tạo mộc, ông Miếu và Sơn thần thì quản đất đai, quản rừng núi và nhân đinh. Khi ba vị thần qua đời, thần Miếu được người dân dựng nhà để thờ; thần Lỗ Ban được những người làm nghề mộc, tạo tác thờ bên cạnh bàn thờ gia đình; còn Sơn thần vì không còn nơi để thờ, người dân đã chọn nơi có cây to, am đá trong một khu rừng để hàng năm thờ cúng “Sơn thần” còn gọi là “Quản làng thổ địa” (thần rừng). Nhóm Cờ Lao đỏ thường chọn ngày Thìn tháng giêng, tháng 7 âm lịch hàng năm tổ chức Lễ cúng thần Hoàng và thần rừng. 78
  12. Nhóm Cờ Lao trắng thường chọn mùng 03 tháng 3 hoặc mùng 09 tháng 9 âm lịch hàng năm tổ chức Lễ cúng thần rừng. Trước ngày làm lễ, già làng (hoặc trưởng thôn) họp dân trong thôn bản để bàn việc chuẩn bị tổ chức Lễ cúng thần rừng và phân công nhiệm vụ cho mọi người. Phần lễ Người Cờ Lao đỏ nếu cúng chung thần rừng với ông Hoàng Vần Thùng thì lễ vật gồm 1 con lợn, 2 con gà, cơm, bánh dày, đậu phụ, rượu, đèn dầu, vàng hương; nếu làm lễ cúng riêng thần rừng thì lễ vật gồm có 1 con gà, 1 miếng thịt, cơm, bánh dày, đậu phụ và rượu, vàng hương, đèn dầu hoặc nến. Người Cờ Lao trắng lễ vật cúng gồm 1 con dê, 2 con gà, rượu, vàng hương. Bước một, thầy cúng nghiêm trang, tịnh tâm thắp 3 nén hương trình báo, thỉnh cầu với thần rừng; sau đó mỗi người có mặt thắp 3 nén hương cho thần rừng. Bước hai, thầy cúng tiếp tục thắp 3 nén hương, giao lễ vật sống cho thần rừng. Đối với đồng bào dân tộc Cờ Lao đỏ dâng lợn và gà sống. Dân tộc Cờ Lao trắng dâng dê, gà sống, thỉnh mời thần rừng tiếp nhận lễ vật và mỗi người có mặt tại buổi lễ thắp hương cho thần rừng. Bước ba, Người Cờ Lao đỏ mổ gà, lợn luộc chín cả tim, gan bày lên mâm lễ, sắp thêm bánh dày (hoặc 79
  13. cơm), đậu phụ, đèn dầu, vàng hương bày lên. Thầy cúng thắp hương làm lễ cúng thần Hoàng, sau khi cúng xong thần Hoàng, chuyển con lợn sang làm lễ cúng thần rừng. Thầy cúng làm lễ đọc bài cúng, thỉnh thần rừng đến nhận lễ vật của dân làng dâng, mỗi người có mặt thắp ba nén hương cho thần rừng, rồi đốt vàng hương... Thực hiện xong nghi lễ cúng thần Hoàng và thần rừng, dân làng tổ chức bữa cơm cùng nhau sum họp, tạo không khí vui vẻ, đầm ấm, cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, dân làng khỏe mạnh, mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi. Người Cờ Lao trắng mổ dê, gà (gà đem luộc cả con, dê lấy tim, gan để luộc), sau đó bày lễ vật dâng cúng, thầy cúng thực hiện các nghi thức cúng thần rừng giống như người Cờ Lao đỏ. Phần hội Sau phần lễ, chuyển sang phần hội, dân làng cùng nhau sinh hoạt văn hoá, thể thao truyền thống, tổ chức hát giao duyên qua các bài dân ca, biểu diễn thổi kèn pí lè, đánh chiêng, đàn, kéo nhị; chơi các trò chơi dân gian như kéo co, đánh sảng, đánh yến, đánh đu, bập bênh, đẩy gậy... cùng chúc mừng, động viên nhau tạo nên không khí đầm ấm, gần gũi, đoàn kết, thể hiện tình cảm anh em, họ hàng, làng xóm. Những kiêng kỵ khi cúng thần rừng của người Cờ Lao 80
  14. Người Cờ Lao kiêng không chặt cây cổ thụ, cây đang tươi tốt tại nơi cúng; không được làm điều bậy trong khu rừng, nếu không thực hiện nghiêm sẽ bị thần rừng phạt làm cho ốm đau, bệnh tật hoặc gặp nhiều xui xẻo. Ngoài ra người Cờ Lao đỏ kiêng kỵ phụ nữ sinh con chưa đầy tháng, người Cờ Lao trắng kiêng kỵ phụ nữ không được vào nơi cúng. Thông qua Lễ cúng thần rừng giáo dục mỗi người dân, gia đình hiểu về vai trò của rừng trong đời sống, có ý thức trách nhiệm, tự giác trồng, bảo vệ rừng. Lễ cúng thần rừng là sợi dây kết nối tình cảm, gắn bó của đồng bào các dân tộc. Đây cũng là dịp để người dân giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán mà cha ông từ xa xưa đã để lại. 81
  15. NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA DÂN TỘC CỜ LAO Dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc ít người sinh sống ở Hà Giang, dù dân số ít nhưng người Cờ Lao lại có vốn văn hóa vô cùng đặc sắc. Nghi lễ cưới của dân tộc Cờ Lao ngoài những phong tục truyền thống chung còn mang đặc trưng của mỗi vùng và dòng tộc. Trước đây trong thời kỳ phong kiến, đám cưới của dân tộc Cờ Lao còn có tập tục lạc hậu, nhất là tư tưởng không kết hôn với người dân tộc khác, việc lựa chọn người kết hôn là do cha mẹ hai bên gán ghép, quyết định, con cái phải nghe theo. Hiện nay, việc tổ chức đám cưới của dân tộc Cờ Lao đang từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như việc cấm đoán kết hôn với dân tộc khác, trai gái được tự do tìm hiểu, lựa chọn và tự quyết định việc xây dựng gia đình của mình, do đó việc kết hôn với dân tộc khác diễn ra khá phổ biến; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đã giảm rất nhiều tuy nhiên chưa thật sự triệt để. Trình tự các bước trong một đám cưới của người Cờ Lao như sau: Lễ dạm ngõ Lễ dạm ngõ là dịp để hai gia đình cùng tìm hiểu hoàn cảnh đôi bên, nhà trai sẽ trực tiếp ngỏ lời (hoặc 82
  16. thông qua ông, bà mối) xin phép nhà gái để cho đôi trai gái được công khai đi lại, tìm hiểu. Lễ ăn hỏi Lễ ăn hỏi là giai đoạn quan trọng của đám cưới. Sau lễ ăn hỏi người con gái trở thành vợ sắp cưới, người con trai chính thức được nhận làm con rể, được gọi bố mẹ của người con gái là bố mẹ và xưng con. Lễ vấn danh Lễ vấn danh (hỏi họ tên, năm, tháng, ngày giờ sinh của cô gái) để xem tuổi hợp hay xung với chàng trai và bố mẹ chàng trai; đồng thời để chọn ngày giờ cho các nghi thức, thủ tục cưới. Nếu tuổi hai người xung nhau thì trước hoặc sau cưới phải tìm thầy hóa giải; nếu xung với bố mẹ chàng trai thì khi cô dâu, chú rể lạy bàn thờ trình báo tổ tiên thì bố mẹ phải tránh mặt. Lễ thỉnh kì (xin định ngày tổ chức lễ cưới, rước dâu) Đây là lễ nhà trai thông báo cho nhà gái ngày, giờ tổ chức đám cưới, để chuẩn bị các điều kiện tổ chức đám cưới, gả con gái. Lễ thành hôn (đại lễ) Chuẩn bị cho ngày cưới, nhà trai và gái đều phải tu sửa, chỉnh trang nhà cửa; chuẩn bị lương thực; chọn một người làm tổng quản quán xuyến tất cả công việc trong ngày cưới; nhờ người giúp gia đình các công việc chuẩn bị cho ngày cưới. 83
  17. Nhà trai chọn ông mối thứ nhất làm trưởng đoàn là người chịu trách nhiệm chung về giao tiếp, lễ nghi trong ngày cưới. Ông mối thứ hai là người nhận và giao lễ vật của nhà trai cho nhà gái, đồng thời nhận lễ vật của nhà gái về giao cho nhà trai. Cùng đi có phù rể cùng một người phụ giúp mang lễ vật của nhà trai, nhà gái và một người phụ nữ phúc hậu, có kinh tế khá, có đủ con trai, con gái, làm nhiệm vụ căng màn, trải giường, chiếu phòng tân hôn và đưa cô dâu vào phòng. Đối với dân tộc Clao đỏ chú rể không đi đón dâu mà chỉ có phù rể đi. Gia đình chuẩn bị và tặng hồng bao cho các thành viên trong đoàn với ý nghĩa để may mắn. Nhà gái chọn một người làm tổng quản đón đoàn nhà trai và một số thành viên đón lễ vật, chuẩn bị một chiếc bàn được đặt ở trong cửa chính để đặt các lễ vật của gia đình và đón lễ vật nhà trai mang đến. Giao lễ vật: Ông mối của nhà trai giao từng lễ vật và đại diện nhà gái kiểm, nhận lễ, sau khi nhận đủ lễ vật thì rót rượu mời ông mối để cảm ơn. Xin nhà gái đón dâu: Ông mối rót rượu mời đại diện nhà gái và xin được đón dâu về nhà trai. Đại diện nhà gái thông báo cho nhà trai về đoàn đưa dâu của nhà gái, mời rượu ông mối và đoàn đón dâu nhà trai dự bữa cơm cùng gia đình. Lễ bán chè đường: Nhà gái đun một nồi nước pha chè, bỏ đường vào và rót đưa cho cô dâu. Cô dâu 84
  18. mời bố mẹ, chú bác, ông mối và khách, từng người uống sẽ có lời chúc, căn dặn cô dâu, đồng thời đặt tiền vào khay cho cô dâu để làm vốn. Đại diện nhà gái kiểm lại số tiền bán chè đường, rồi giao lại số tiền đó cho ông mối của nhà trai. Tiếp đó, bố mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè nhà gái tặng quà cho cô dâu. Đại diện nhà gái thông báo số quà để mọi người cùng cô dâu được biết và giao ông mối thứ hai của nhà trai để nhận. Lễ của nhà gái cho đoàn đón dâu: Đại diện nhà gái rót rượu và cảm ơn ông mối cùng đoàn đón dâu, sau đó gửi quà cho đoàn, mỗi người bốn chén rượu và một hồng bao tiền để lấy may. Trang điểm cho cô dâu: Người được chọn trang điểm cô dâu là phù dâu hoặc chọn người có phúc mệnh tốt, gia đình kinh tế khá, con cái có trai có gái. Khi trang điểm, cô dâu ngồi nhìn về hướng sinh khí theo bản mệnh của cô dâu. Gia đình chuẩn bị một hồng bao tiền cho người trang điểm. Dân tộc Cờ Lao đỏ xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì còn có thủ tục cảm ơn gia đình nhà gái, ông mối rót rượu lần lượt mời và cảm ơn bố mẹ, tổng quản, trưởng bếp. Sau đó, những người này sẽ mời rượu lại ông mối để cảm ơn. Lễ hồi mã: Sau khi đoàn đón dâu đến cửa ngõ nhà trai cách khoảng 10m thì làm lễ hồi mã để hồi những ôn thần, tà ma, quỷ dữ, hồi những gì không tốt, 85
  19. xui xẻo quay trở lại, không theo cô dâu vào nhà chồng, để những gì tốt lành theo cô dâu vào nhà. Giao quà của nhà gái cho nhà trai: Ông mối rót rượu mời bố mẹ chú rể kiểm và giao quà, tiền chè đường nhà gái tặng. Bố mẹ chú rể nhận và rót rượu mời, cảm ơn ông mối. Lễ lạy gia tiên (lễ nhập tổ tiên): Ý nghĩa là tỏ lòng thành kính với gia tiên, thần linh phù hộ cho cô dâu, chú rể hạnh phúc, hòa hợp, làm ăn thuận lợi, may mắn... Riêng dân tộc Cờ Lao đỏ ở xã Túng Sán huyện Hoàng Su Phì có thủ tục cảm ơn gia đình nhà trai, đại diện nhà gái sẽ rót rượu lần lượt mời và cảm ơn bố mẹ nhà trai, tổng quản, trưởng bếp... và mọi người lại mời lại và cảm ơn đại diện nhà gái. Lễ hồi môn (lại mặt) Sau lễ cưới 3 hoặc 7 ngày, cô dâu chú rể về gia đình bố mẹ vợ lại mặt (nếu ở gần sau 3 ngày về lại mặt thì không ngủ lại, nếu ở xa sau 7 ngày về lại mặt thì ngủ lại với gia đình bố mẹ vợ 1 đêm). Thành phần lại mặt gồm bố mẹ chồng, hai vợ chồng mới cưới, ông mối và một số bạn bè. Đây cũng là lúc bố mẹ nhà trai đến nhận thông gia với gia đình nhà gái. Đối với đôi vợ chồng trẻ đây là cơ hội để tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ đã có công sinh thành, dạy dỗ, cũng là dịp để cô dâu về thăm bố mẹ của mình sau ngày lấy chồng. Trong dịp này, bố mẹ cô dâu sẽ dặn dò con 86
  20. gái phải đối xử trọn vẹn bổn phận với chồng, gia đình nhà chồng. Những kiêng kị trong đám cưới dân tộc Cờ Lao Không cưới vào năm cùng mệnh với cô dâu, chú rể (tức năm Thái Tuế); kị năm kim lâu, cung hoang ốc, tam tai; kiêng chọn cưới vào tháng ba, tháng sáu, tháng bảy âm lịch. Những người đi đón dâu tránh những người như ông góa, bà góa, người mang thai, đang chịu thời gian tang. Những người phụ nữ góa chồng không được trang điểm cho cô dâu. Cô dâu không được xuất hiện trước khi nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ở trong phòng đóng kín cửa, nếu ra mắt trước khi làm nghi lễ, thì quan niệm là sẽ mất duyên. Khi cô dâu đã bước khỏi nhà gái, phải đi thẳng không được ngoái đầu lại nhìn về phía sau. Lúc cô dâu bắt đầu bước vào trong nhà trai, phải cúi đầu, kị ngẩng đầu lên nhìn bàn thờ. Khi cô dâu chú rể tiến hành lạy tổ tiên, những vợ chồng mới tổ chức lễ cưới phải tránh mặt. Lúc lạy tổ tiên nếu mệnh cô dâu xung khắc với bố mẹ chồng thì bố mẹ phải tránh mặt. Kỵ cưới khi nhà đang có tang, nếu gia đình có người mất, sau 3 năm mới được tổ chức cưới (dân tộc Cờ Lao đỏ chỉ kiêng 2 tháng). 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0