intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Một số vấn đề lý luận mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook "Một số vấn đề lý luận mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay" phần 1 trình bày các nội dung sau: Hai cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội; Nhược điểm của cách tiếp cận cũ và sự cần thiết phải có cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Một số vấn đề lý luận mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay: Phần 1

  1. lO A HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM I TRIẾT HỌC GS. TS. LÊ HỬU TẦNG (Chu biên) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XẢ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊ CHỦ NGHĨA XÀ HÔI ở VIỆT NAM HIỆN NAY • I ( W iTVI NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI
  2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỸ LUẬN MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XẨ Hội ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  3. Bién mục trèn xuất bản phẩm của Thư viện Qiốcgia Việt Nam M ộ t sô vấn đ ể lý luận m ới vé ch ủ n g h ía xã hôi và o n đường đi le n chủ n g h ĩa hội ở V iột N am hiên n ay / Lê H ữu T án g (ch .b .). Dưmg Phú Hiệp, Phạm V an Đ ứ c... - H. : K h o a học x ã hội, 2014. - 196tr. ; 21cm Đ T T S g hi: V iên H àn lâm K hoa học xã hội V iột N sn. Viện Triết học. - Thư m ụ c: tr. 188-194 1. C h ù n g h ĩa x ã hội 2. L í luận 3. V iệt N am 3 3 5 .4 3 4 6 - d c2 3 K X H 0024p-C lP
  4. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN TRIẾT HỌC GS, TS. LÊ HỮU TẦNG (Chủ biên) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI-2014
  5. rw i A X» * I __• Ị Tập thế tác giả GS,TS. LẺ HỮU TẢNG! (Chủ biên) GS,TS. DƯƠNG PHÚ HIỆP PGS,TS. PHẠM VĂN ĐỨC PGS,TS. NGUYỄN TÀI ĐÔNG TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA PGS,TS. NGÔ ĐÌNH XÂY
  6. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐÀU 7 Chương 1 HAI CÁCH TIẾP CẶN VÈ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 11 1. Cách tiếp cận cũ về chủ nghĩa xã hội (tiếp cận theo các đặc trưng được dự báo của chủ nghĩa xã hội) 11 2. Cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội (tiếp cận từ góc độ bản chất của chủ nghĩa xã hội) 37 3. Nhược điểm cùa cách tiếp cận cũ và sự cần thiết phải có cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội 70 Chương 2 VÈ MỘT SỐ THÀNH TỐ TRONG "MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG" HAY "MỤC TIÊU CHUNG CỦA TOÀN D ÂN TỘC' TRONG Sự NGHIỆP XÂY DựNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 80 1. Dân giàu, nước mạnh 80 2. DÙ11 chủ 84 3. Công bàng 108 4. Văn minh 122 5
  7. MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN MỚI. Chương 3 VÈ THỜI KỲ QUÁ Độ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 142 1. Các nhà kinh điển cùa chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về thời kỳ quá độ 142 2. Quan điểm của một số Đảng Cộng sản về thời kỳ quá độ 150 3. Quan điểm của Đảng ta về thời kỳ quá độ trước đổi mới 157 4. Một số nhận xét về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ờ Việt Nam 163 KẾT LUẬN 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO 188 6
  8. LỜI NÓI ĐẦU Chủ nghĩa xã hội là gì và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải như thế nào? Có thể nói, đó là vấn đề trung tâm cùa công tác lý luận của chúng ta trong suốt mấy chục năm qua. Câu hỏi ẩy tưởng như đã có câu trả lời rất rõ ràng từ thời kỳ trước đổi mới vì lúc đó chúng ta đã có mẫu hình cụ thể là chù nghĩa xã hội hiện thực theo tuyên bố là đã được xây dựng thành công ở Liên Xô từ năm 1936. Tuy nhiên, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, việc trả lời câu hỏi ấy đã không còn đom giản nữa. Thực vậy, nếu theo quan niệm mà V.I.Lênin nêu lên năm 1899: "Mục đích (và thực chất) của chù nghĩa xã hội: chuyển ruộng đất, công xưởng và, nói chung, hết thảy mọi tư liệu sản xuất vào tay toàn xã hội và thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng một nền sàn xuất tiến hành theo một kế hoạch chung, nhàm phục vụ lợi ích của hết thảy mọi thành viên trong xã hội"1 thì có thể nói cho đến giữa những năm 80 cùa thế kỷ trước chủng ta đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội rồi. 1. V.I.Lẽnin. Toàn tập, t.4. Nxb Tiến bộ, Mátxccrva, 1978, tr.332.
  9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI... Tuy nhiên, sự thực lại không phải như vậy. Không chì các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI, mà ngay cả các Đại hội III, IV, V của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đều khẳng định là đất nước ta vẫn còn đang ờ trong thời kỳ quá độ đi lên chù nghĩa xã hội. Thêm vào đó, từ Đại hội VI đến nay, với đường lối đổi mới, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không còn là mẫu hình tối ưu về chủ nghĩa xã hội. Còn quan niệm của Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội? Như mọi người đều biết, tại Đại hội lần thứ x m (năm 1987), Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1949 và đã kết thúc vào năm 1956. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã ờ vào giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Theo giải thích tại Văn kiện Đại hội XIII, có nghĩa là, thứ nhất, xã hội Trung Quốc đã là xã hội xã hội chủ nghĩa; thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa ờ Trung Quốc đang còn ở giai đoạn đầu. Như vậy, dù mới chi ở giai đoạn đầu đi nữa thì nhân dân Trung Quốc cũng đã thục sự được sống trong chủ nghĩa xã hội từ cách đây hơn 50 năm, mặc dầu chủ nghĩa xã hội hiện thực ấy ở Trung Quốc từ khi cải cách đến nay đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ trước cải cách. Rõ ràng là, tuy cùng thống nhất với nhau ở mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng quan niệm cụ thể về chù nghĩa xã hội ấy còn khá khác nhau, dù xuất phát từ góc độ lý luận (như quan niệm cùa V.I.Lênin năm 1899 so với quan niệm đã được đổi mới hiện nay) hay từ góc độ thực tiễn qua các mẫu hình cụ thể ở Liên Xô và Trung Quốc. 8
  10. Lời nói ốâu Riêng ở Việt Nam, như chúng ta biết, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua đã nêu lên quan niệm cụ thể của Đảng và nhân dân ta về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta muốn xây dựng, trong đó có nêu lên 6 đặc trưng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với cách nhìn biện chứng, ngay Đại hội VII cũng không cho rằng đó đã là quan niệm hoàn toàn chính xác, không thể bổ sung, hoàn chinh gì thêm nữa về chủ nghĩa xã hội. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI về các văn kiện Đại hội VII do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trình bày tại Đại hội VII ngày 24/6/1991 nói rõ: "Với trí tuệ đóng góp của toàn Đảng, toàn dân, quan niệm ve chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã có thể hình thành trên những đường nét chù yếu. Đương nhiên, những gì mà nhận thức chúng ta đạt tới hôm nay sẽ còn được bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển sau này của thực tiễn và của tư duy lý luận. Song, ở thời điểm hiện nay, đó là những quan niệm đúng"1 . Chính xuất phát từ quan điểm ấy nên cho đến nay, trải qua hơn 20 năm đổi mới và gần 20 năm thực hiện "Cương lĩnh", Đảng ta đã có thêm căn cứ lý luận và thực tiễn để Đại hội X đi đến quyết định ràng sau Đại hội, "Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thir VII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 110-111. 9
  11. MỘT SỔ VẤN DỀ LÝ LUẬN MỚI...___________________________________ nhân dân ta trong quá trình đưa đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội1. Trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh đó, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, bổ sung, hoàn chinh thêm quan niệm về chủ nghĩa xã hội là một trong những vấn đề rất quan trọng vì đó chính là mục tiêu mà chúng ta muốn đạt tới, mà mục tiêu mong muốn đạt tới càng rõ thì việc xác định, lựa chọn con đường đạt tới mục tiêu ấy càng thuận lợi, càng phù hợp với hoàn cảnh cùa nước ta hơn và do đó càng hiệu quả hơn. Cuốn sách này không đề cập đến mọi khía cạnh, mà chi đề cập đến một phần nhỏ của vấn đề quan trọng ấy, cụ thể là chỉ đề cập đến hai cách tiếp cận khi xem xét các đặc trưng và bàn chất của chù nghĩa xã hội. Từ đó, chúng tôi cũng mong muốn vận dụng hai cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội ẩy để xem xét về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà trực tiếp là xem xét về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ sau Đại hội X đến nay. Tuy nhiên, để có thêm căn cứ so sánh và làm nổi rõ nét đặc thù cùa quan niệm đang được xét, chúng tôi thiết nghĩ cũng nên điểm lại, dù hết sức vắn tắt, những quan niệm đã được các tác gia kinh điển và một số Đảng Cộng sản đề xuất về các đặc trưng cùa chù nghĩa xã hội. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.20. 10
  12. CHƯƠNG 1 HAI CÁCH TIẾP CẬN VẾ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. CÁCH TIẾP CẬN CŨ VẾ CHỦ NGHĨA XẢ HỘI (TIẾP CẬN THEO CÁC ĐẶC TRƯNG ĐƯỢC D ự BÁO CƯA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI) 1.1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc về các đặc trưng của xã hội tương lai Ngay từ giữa thế kỷ XIX, như mọi người đều biết, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra xu hướng phát triển tất yếu cùa xã hội loài người và đi đến kết luận rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa xã hội. Nhưng cái chủ nghĩa xã hội tương lai ấy sẽ có diện mạo cụ thể như thế nào? v ề vấn đề này, trên cơ sở suy rộng kết quả vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản ra cho các miền xã hội lân cận được hình thành và phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Angghen đã đưa ra những phác hoạ dưới dạng các dự báo về các đặc trimg của xã hội tương lai, tức là dưới dạng cái có khả năng sẽ xảv ra chứ không phải cải dứt khoát sẽ xảy ra'. 1. Xin xem một số lập luận rất vắn tắt của Ph.Ảngghen khi Ph.Ángghen rút ra dự báo rằng một trong những đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa xã hội là "tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã hội" trong C.Mác 11
  13. MỘT Sổ' VẨN DẾ LÝ LUẬN MỚI...___________________________________ Điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu vì cho đến khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời thì chủ nghĩa xã hội vẫn chưa tồn tại trên thực tế. Tiếp theo, trong khi nêu lên các đặc trưng của xã hội tương lai, C.Mác và Ph.Ảngghen đặc biệt nhấn mạnh đến việc xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản, vì tất cả những đặc trưng khác của chủ nghĩa cộng sản đều là những hệ quả bắt nguồn từ sự xoá bỏ đó, đều là những đặc trưng phái sinh từ việc xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản ấy. Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đến việc xoá bỏ chế độ tư hữu, C.Mác và Ph.Ảngghen cũng đặc biệt lưu ý rằng không phải khi nào cũng xoá bỏ được chế độ tư hữu, bởi vì "Bất cứ một sự thay đổi nào cùa chế độ xã hội, bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới, không còn phù hợp với các quan hệ sở hữu cũ nữa", rằng không thể xoá bỏ ngay lập tóc chế độ tư hữu, "cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu"1. Đó là vì "không một hình thái xã hội nào diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất và Ph.Ẫngghen. Toàn tâp. t.4. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 1995, (tr.456-480; 595-628) va 1.19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, (tr.306-333). 1. C.Mác và Ph.Ảngghen. Tocm tập, t.4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.467, 469. 12
  14. Chương 1. Hai cách tiếp cân vê chủ nghĩa xã hôi của những quan hệ đỏ chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ"1 Đến lượt mình, việc thù tiêu triệt để chế độ tư hữu, theo C.Mác và Ph.Ảngghen, sẽ mang lại một loạt kết quả. Các kết quả ấy đồng thời cũng là những đặc trưng của xã hội mớù số lượng và nội dung các đặc trưng đó trong các tác phẩm khác nhau của C.Mảc và Ph.Angghen được nêu lên một cách khác nhau, khi có cái này, khi có cáikia, nhưng đặctrưng quan trọng nhất của xã hội mới, được C.Mác vàPh.Ăngghen nhấn mạnh trước hết là sở hữu công cộng, kế đó là các đặc trưng chính sau đây: - Không còn giai cấp. - Không còn bóc lột. - Xã hội sẽ quản lý toàn bộ việc sản xuất và phân phối sản phẩm phù hợp với kế hoạch đặt ra căn cứ vào các nguồn lực hiện có và vào nhu cầu của toàn xã hội. - Sản xuất sẽ phát triển mạnh mẽ với năng suất ngày càng tăng cao, đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội. - Việc phân phối được tiến hành theo lao động (trong giai đoạn thấp) và theo nhu cầu (trong giai đoạn cao). - Con người phát triển toàn diện. Ngoài ra có thể kể thêm một số đặc trưng sau đây: 1. C.Mác và Ph.Ảngghea Toàn lập, 1.13. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 15-16. 13
  15. MỘT SỔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI...___________________________________ - Không còn phân công lao động, không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa nông thôn và thành thị. - Không còn sản xuất hàng hoá (C.Mác và Ph.Ảngghen viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sàn: "Chủ nghĩa cộng sản phải xoá bỏ buôn bán, xoá bỏ chế độ sản xuất tư sản và xoá bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa"). - Không còn cạnh tranh và tình trạng sản xuất vô chính phù. - Không còn khùng hoảng. - Lao động trở thành nhu cầu bậc nhất của sự sống. - Nhà nước sẽ tiêu vong. Các đặc trưng trên đây được C.Mác và Ph.Ảngghen trinh bày chung cho xã hội tương lai và phải đến Phê phán Cương lĩnh Gôta mới được C.Mác xếp một số vào chù nghĩa xã hội, số khác vào chủ nghĩa cộng sản. Sau này, vào tháng 8 - tháng 9 năm 1917, trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, xuất phát từ những quan điểm của C.Mác trong Phê phán Cương lĩnh Gotha, V.I.Lênin đã phát triển tiếp quan điểm của C.Mác về sự phân kỳ chủ nghĩa cộng sản, đồng thời làm rõ hơn nội dung cơ bản nhất cùa quan điểm mácxít về thời kỳ quá độ, về giai đoạn thấp và giai đoạn cao cùa chủ nghĩa cộng sản. v ề giai đoạn thấp cùa xã hội cộng sàn chủ nghĩa hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội, dựa trên sự phân tích của C.Mác, V.I.Lênin đã nêu lên 4 đặc trung chủ yếu sau đây: 14
  16. ____________________ Chương L Hai cách tiếp cận vè chủ nghĩa xã hội 1) Tư liệu sản xuất không còn là của riêng của cá nhân nữa, mà thuộc về toàn xã hội. 2) Phân phối theo lao động. 3) "Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể thực hiện được công bàng và bình đẳng: về mặt của cải, thì vẫn còn chênh lệch, mà những chênh lệch ấy là bất công, nhưng tình trạng người bóc lột người thì không thể có nữa"1. 4) Nhà nước vẫn chưa tiêu vong hẳn2. Trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, ngoài một số đặc trưng đã cỏ trong chù nghĩa xã hội nhưng được phát triển tiếp về chất, còn có thêm một số đặc trưng mới sau đây: 1) Không còn tình trạng lệ thuộc vào sự phân công lao động. 2) Không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay. 3) Lao động không chi còn là phương tiện sinh sống, mà bản thân nó trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống. 4) Con người phát triển toàn diện. 5) Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. 6) Tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy. 7) "Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu"3. 1. V.I.Lênin. Toàn tập, t.33. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.l 14. 2. Xem: V.I.Lênin. Sđd., tr.l 13-117. 3. Xem: V.I.Lênia Toàn tập, t.33. Nxb Tiến bộ, Mátxcưva, 1976, tr. 117.
  17. MỘT SỔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI...___________________________________ Cần phải nói rằng sự trình bày vẳn tắt trên đây của V.I.Lênin về các đặc trung chủ yếu của chù nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã trở thành mô hình rất hấp dẫn về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà tất cả những người mácxít - lêninít trên toàn thế giới đều phấn đấu để đạt tới. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung cùa Cương lĩnh thứ nhất của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga được thông qua tại Đại hội lần thứ II của Đảng (năm 1903) và đặc biệt là Cương lĩnh thứ hai của Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga được thông qua tại Đại hội lần thứ v n i của Đảng (tháng 3 năm 1919) ta thấy có một sổ điểm đáng chủ ý: Thứ nhất, cả hai Cương lĩnh thứ nhất và thứ hai nói trên' đều không có chỗ nào nói rõ chù nghĩa xã hội là gì, gồm những đặc trưng nào? Thứ hai, trong số các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được V.I.Lênin nêu lên trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng không thấy có đặc trưng "phát triển nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch", trong khi đó nội dung của đặc trưng ấy được thể hiện khá rõ trong cả 2 Cương lĩnh. 1. Trong toàn bộ hoạt động của mình từ khi thành lập cho đến khi tuyên bố giải thể vào năm 1991, Đảng Cộng sản Liên Xô chi có 3 Cương lĩnh: Cương tĩnh thứ nhất được thông qua tại Đại hội II vào năm 1903; Cuxmg lĩnh thứ hai đ ư ợ c th ô n g q u a tại Đ ại h ộ i V III v à o n ăm 1919; Cương tĩnh thứ ba được thông qua tại Đại hội XXII vào năm 1961 và sau đó được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội XXVII vào năm 1986 (được gọi là "Cương lĩnh của Đảng Cộng sàn Liên Xô (bàn sửa đối mới)" chứ không coi đỏ là bàn Cương lĩnh thứ tư. 16
  18. Chương L Hai cách tiếp cân về chủ nghĩa xã hôi Thứ ba, trong các đặc trưng cùa cả chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa cộng sản được nêu trong Nhà nước và cách mạng không thấy có chồ nào nói ràng trong chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa cộng sản sẽ không còn sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, tư tưởng này lại thể hiện rất đậm nét trong Cưong lĩnh thứ hai. Cương lĩnh ghi: "Trong lĩnh vực phân phối, nhiệm vụ hiện nay của Chính quyền Xô viết là phải kiên quyết tiếp tục thay thế việc buôn bán bằng chế độ phân phối sản phẩm một cách có kế hoạch và có tổ chức trên quy mô toàn quốc"1 phải "làm tê , liệt ý muốn của những người thợ thủ công định trở thành những nhà kinh doanh nhỏ"2, "Dựa vào công cuộc quốc hữu hoá ngân hàng, Đảng Cộng sản Nga cố gắng thi hành một sổ biện pháp nhằm mờ rộng lĩnh vực thanh toán không bằng tiền và chuẩn bị cho việc thù tiêu tiền3. Thứ tư, nếu căn cứ vào nhiều khẳng định cùa C.Mác, Ph.Ảngghen và V.I.Lênin đuợc nêu trong nhiều tác phẩm khác nhau, có lẽ còn cần nêu thêm một đặc trưng nữa rất quan trọng của chủ nghĩa xã hội, đó là: cơ sở vật chất - kỹ thuật cùa chủ nghĩa xã hội phải là nền đại công nghiệp hiện đại dựa trên cơ sở điện khí hoá. Thực vậy, ngay từ năm 1847, Ph.Ảngghen đã từng viết: "Đại công nghiệp, thoát khỏi xiềng xích của chế độ tư hữu thì sẽ phát triển với những quy mô khiến cho đại công nghiệp hiện 1. "Cương lĩnh cùa Đàng Cộng sản (Bônsêvích) Nga" in trong: V.I.Lênin. Toàn tập, t.38. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.525. 2. Sđd., tr.519. 3. Sđd., tr.527. 17
  19. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI... nay đem so sánh với đại công nghiệp ấy thì thật là nhỏ bé không đáng kể, giống như công trường thủ công so với đại công nghiệp của thòi đại chúng ta vậy"1. Hơn 70 năm sau phát biểu trên đây của Ph.Ảngghen (vào tháng 7 năm 1921), V.I.Lênin viết: "Cơ sờ kinh tế duy nhất có thể có được của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí. Ai quên điều đó, người đó không phải là người cộng sản... Đại công nghiệp cơ khí chi có nghĩa là điện khí hoá toàn quốc2. "Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc"3. Như vậy, nếu căn cứ vào khẳng định được V.I.Lênin nêu ra vào năm 1899 về "mục đích (và thực chất) của chủ nghĩa xã hội" đã được dẫn ờ trên cũng như căn cứ vào nội dung của cả hai Cương lĩnh, đặc biệt là Cương lĩnh thứ hai - bản Cương lĩnh được soạn thảo dưới sự chi đạo và tham gia trực tiếp của V.I.Lênin - thì trong số các đặc trưng cùa chủ nghĩa xã hội được nêu trong Nhà nước và cách mạng, có lẽ cần bổ sung thêm ít nhất 3 đặc trưng quan trọng nữa, đó là: 1) Phát triển nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch. 2) Không còn (hay ít nhất là hạn chế) sản xuất hàng hoá. 3) Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chù nghĩa xã hội phải là nền đại công nghiệp hiện đại dựa trên cơ sờ điện khí hoá. 1. Ph.Ảngghen. Những nguyên lý cùa chù nghĩa cộng sàn in ứong: C.Mác và Ph.Ảngghen. Toàn tập, t.4, Sđd., tr.473. 2. V.I.Lênin. Toàn tập, t.44, Sđd., tr.60. 3. V.I.Lênin. Toàn tập, t.42, Sdd., tTj36, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0