intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Những ký ức về Con đường Hạnh Phúc

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách ghi lại một phần những ký ức, những câu chuyện kể về quá trình lao động mở đường của lực lượng Thanh niên xung phong 6 tỉnh Việt Bắc gọi tắt là: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) cùng 2 tỉnh đồng bằng (Hải Dương, Nam Định) và nhân dân các dân tộc Tỉnh Hà Giang thời kỳ 1959 - 1965, nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của các cựu thanh niên xung phong 8 tỉnh nói riêng và những người đã khai thông tuyến đường Hà Giang - Đồng Văn nói chung. Hy vọng cuốn sách phần nào giúp các thế hệ mai sau hiểu được sự cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông cho quê hương, đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Những ký ức về Con đường Hạnh Phúc

  1. 1
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG BAN TỔ CHỨC KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY HOÀN THÀNH CON ĐƢỜNG HẠNH PHÖC NHỮNG KÝ ỨC VỀ CON ĐƢỜNG HẠNH PHÖC Hà Giang, tháng 3 năm 2015 1
  3. 2
  4. LỜI NÓI ĐẦU Kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành con đƣờng Hạnh Phúc, Tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo biên soạn cuốn “Những ký ức về con đƣờng Hạnh Phúc”. Cuốn sách ghi lại một phần những ký ức, những câu chuyện kể về quá trình lao động mở đƣờng của lực lƣợng Thanh niên xung phong 6 tỉnh Việt Bắc gọi tắt là: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) cùng 2 tỉnh đồng bằng (Hải Dƣơng, Nam Định) và nhân dân các dân tộc Tỉnh Hà Giang thời kỳ 1959 - 1965, nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của các cựu thanh niên xung phong 8 tỉnh nói riêng và những ngƣời đã khai thông tuyến đƣờng Hà Giang - Đồng Văn nói chung. Đây cũng là dịp quảng bá, giới thiệu đến toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang và cả nƣớc về quá trình xây dựng Con đường Hạnh Phúc; Là thắng lợi to lớn của sự đoàn kết thực hiện ý Đảng - lòng dân, chung sức, chung lòng làm nên con đƣờng kỳ tích. Nhân dịp này, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang xin chân thành cảm ơn các vị cán bộ cách mạng lão thành, các nhân chứng lực lƣợng Thanh niên xung phong, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách “Những ký ức về Con đƣờng Hạnh Phúc” đƣợc ra mắt độc giả. Hy vọng cuốn sách phần nào giúp các thế hệ mai sau hiểu đƣợc sự cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông cho quê hƣơng, đất nƣớc. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác sƣu tầm, biên soạn và biên tập song do tài liệu còn lại không nhiều, 3
  5. nên khó tránh khỏi thiếu sót về nội dung cũng nhƣ các tác phẩm đã viết về con đƣờng Hạnh Phúc. Ban Biên soạn rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của độc giả trong và ngoài tỉnh để có thể bổ sung, hiệu đính trong các lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 4
  6. 5
  7. 6
  8. I. TỔNG QUAN VỀ CON ĐƢỜNG HẠNH PHÚC Hình dung về Hà Giang, ai nấy đều nghĩ đến Cao nguyên đá Đồng Văn - thành viên của mạng lƣới công viên địa chất toàn cầu và để đến đƣợc với Cao nguyên đá Đồng Văn nhất định phải đi trên con đƣờng Hạnh Phúc. Đây là tuyến đƣờng quốc lộ 4C, con đƣờng đẹp nhƣ mơ, đầy chất bi hùng, lãng mạn với những cung đƣờng đi vào lòng ngƣời nhƣ Cổng trời Quản Bạ, dốc Chín Khoanh, đèo Thẩm Mã, đỉnh Mã Pì Lèng... Mã Pì Lèng là một trong tứ đại đỉnh đèo của cung đƣờng miền núi Tây Bắc – Việt Bắc đã đi vào huyền thoại. Đến hôm nay, Hà Giang đƣợc coi là điểm đến vô cùng hấp dẫn với du khách trong nƣớc và quốc tế, là "thiên đƣờng" du lịch không chỉ riêng của Việt Nam mà còn của thế giới. 1. Khái lƣợc về vị trí, đặc điểm - điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Giang Là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 7.945,79 km2. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có đƣờng biên giới dài 277,252 km. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Địa hình Hà Giang phức tạp, là 7
  9. một quần thể núi non hùng vĩ, hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 - 1200m so với mặt nƣớc biển. Đây là vùng đất rất đa dạng, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, hơn 2/3 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đá và núi đất, địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều núi cao vực sâu, độ dốc lớn, cao dần từ phía Nam lên phía Bắc, giao thông đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mƣa. Do đặc điểm về địa hình, khí hậu, Hà Giang đƣợc chia thành 3 vùng: - Vùng cao núi đất phía Tây, gồm 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm một phần trên Cao nguyên Bắc Hà có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.431m, xen kẽ những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp. Diện tích tự nhiên 1.214,16 km2, độ cao trung bình từ 500 - 1000m, dân số chiếm 15,9%; - Vùng thấp bao gồm các huyện: Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang và thành phố Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.363,02 km2, độ cao trung bình từ 100 - 500m, dân số chiếm 49,8%; - Vùng cao núi đá phía Bắc, gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, nằm trên Cao nguyên Đồng Văn, núi đá chiếm 90%, có đỉnh Lũng Cú cao 1.621m. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 2.368,61 km2, độ cao trung bình từ 1000 - 1.600m, dân số chiếm 34,3%, dân cƣ sinh sống ở vùng này chủ yếu là dân tộc Mông (chiếm trên 60%). Diện tích chủ yếu là núi đá vôi 8
  10. nên cực kỳ khó khăn về nguồn nƣớc, hàng năm vào mùa khô có trên 50% số dân thiếu nƣớc sinh hoạt, cây lƣơng thực chính là cây ngô. Đây cũng là vùng khó khăn nhất trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo của tỉnh và cũng là 4 trong 6 huyện khó khăn nhất của cả nƣớc. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nêu trên, có thể thấy trong khó khăn chung của các tỉnh miền núi phía Bắc thì Hà Giang là tỉnh có nhiều khó khăn nhất: vị trí xa xôi, cách trở; địa hình chia cắt mạnh; khí hậu khắc nghiệt; khô hạn, đất canh tác ít và độ phì thấp. Đó là những cản trở lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Hà Giang không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội, mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quốc phòng an ninh đối với tỉnh và với đất nƣớc. Mặc dù đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân ngày đƣợc nâng cao so với trƣớc đây, song vẫn còn khoảng cách khá xa về mức sống giữa vùng sâu, vùng xa với vùng thấp; giữa nông thôn với thành thị; giữa Hà Giang với các vùng lân cận và cả nƣớc. 2. Bối cảnh lịch sử trƣớc khi mở đƣờng Hạnh Phúc Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1955 – 1957), nền kinh tế, văn hoá xã hội của miền Bắc 9
  11. có bƣớc phát triển mới, đã vƣợt nhiều chỉ tiêu đặt ra. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, việc phát triển kinh tế - xã hội cũng đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, tạo ra nhiều chuyển biến quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên một bƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, phƣơng thức canh tác còn lạc hậu, hoàn toàn mang tính tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa đƣợc chậm phát triển. Kết cấu hạ tầng còn thấp k m, lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều, còn nhiều ngƣời mù chữ. Về giao thông vận tải, toàn tỉnh mới có trục đƣờng số 2 nối liền với Hà Nội và các tỉnh miền xuôi. Tuyến đƣờng từ tỉnh l đến các huyện vùng cao mới chỉ là đƣờng mòn, đƣờng ngựa; phƣơng tiện vận tải chủ yếu là ngựa thồ nên thƣơng nghiệp k m phát triển. Điều đó đòi hỏi Đảng, Chính phủ và Đảng bộ Hà Giang phải có những cố gắng, n lực vƣợt bậc trong việc đề ra đƣờng lối, chính sách và lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh khắc phục vƣợt qua mọi khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đƣờng khôi phục và cải tạo kinh tế - xã hội, đƣa Hà Giang tiến kịp các tỉnh miền xuôi, góp phần cùng cả nƣớc đánh thắng giặc M xâm lƣợc, thống nhất Tổ quốc. Quán triệt Nghị quyết kỳ họp thứ VIII Quốc hội khoá I, "Xây dựng miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội, 10
  12. nâng cao đời sống nhân dân để làm cơ sở cho cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc". Tháng 7 năm 1958, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang họp bàn về nội dung thực hiện kế hoạch của tỉnh là: Phổ biến và thảo luận phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nƣớc 3 năm (1958 - 1960); thông qua dự án kế hoạch Nhà nƣớc 3 năm ở tỉnh Hà Giang. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết đánh giá tình hình kinh tế, công tác văn hoá - xã hội ở Hà Giang trên cơ sở thực hiện 3 biện pháp phát triển kinh tế của Chính phủ và có liên hệ từng mặt ở địa phƣơng để có biện pháp thích hợp nhƣ: chú ý đầu tƣ vào phát triển thủy lợi, phân bón, cải tiến nông cụ… Đặc biệt, phải quan tâm tới phát triển giao thông vận tải, cũng nhƣ nâng cao dân trí cho đồng bào ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện Chỉ thị của Đảng bộ là phải đảm bảo lƣu thông hàng hóa, đảm bảo đƣờng xe cơ giới và đƣờng ngựa thồ thông suốt, tích cực sửa chữa và làm lại cầu cống, mặt đƣờng bị hƣ hỏng… do vậy, năm 1958 tỉnh đã tổ chức tu sửa một số tuyến đƣờng chính nhƣ: Quốc lộ số 2, đƣờng ngựa Hà Giang đi Đồng Văn; Bắc Quang đi Hoàng Su Phì, Xín Mần… đảm bảo cung cấp hàng hóa cho nhân dân. Tháng 3 năm 1959, Đảng bộ tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị Đại biểu toàn Đảng bộ. Hội nghị đã bàn và 11
  13. quyết định một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian trƣớc mắt và quyết định mở con đƣờng ô tô từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc theo sự chỉ đạo của Trung ƣơng và Khu Tự trị Việt Bắc. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban chỉ huy công trƣờng làm đƣờng Hạnh phúc đƣợc thành lập. Đồng chí Bế Ru, Tỉnh uỷ viên đƣợc chỉ định làm Bí thƣ Đảng ủy kiêm trƣởng ban Chỉ huy công trƣờng; đồng chí Hoàng Kim Sơn làm, Phó chỉ huy; đồng chí Phạm Đình Dy, k sƣ giao thông Khảo sát làm Phó chỉ huy phụ trách về k thuật; đồng chí Sùng Đại Dùng, Chỉ huy phó phụ trách lực lƣợng thanh niên xung phong, kiêm Bí thƣ Đoàn thanh niên công trƣờng. Khi đó Hà Giang là một tỉnh miền núi nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc vừa xa xôi, vừa nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp lại bị bọn phản động tuyên truyền phá hoại chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, bị bọn phỉ nổi loạn gây mất trật tự an ninh, tình hình kinh tế chính trị, gặp rất nhiều khó khăn. 3. Quá trình khai mở và thông tuyến - đƣờng Hạnh Phúc Đƣợc Trung ƣơng Đảng, Chính phủ đồng ý giao cho Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc, Trung ƣơng đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam huy động lực lƣợng tham gia chủ yếu là thanh niên xung phong (TNXP) 6 12
  14. tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang (giai đoạn tiếp theo thêm 2 tỉnh Nam Định, Hải Dƣơng). Sau gần 7 tháng tích cực chuẩn bị: Bộ máy ban chỉ huy công trƣờng đƣợc thành lập, cùng các phòng, ban: Phòng kế hoạch kĩ thuật; Phòng tổ chức hành chính; Phòng cung ứng vật liệu, vật tƣ; Ban đời sống tiếp phẩm; Các tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ… Hơn 1.200 TNXP đƣợc bố trí thành 8 Đại đội (C) có C trƣởng, C phó và các A sản xuất (tiểu đội). Ngày 10/9/1959, tỉnh Hà Giang đã tiến hành lễ khởi công xây dựng con đƣờng từ cầu Gạc Đì đi lên cao nguyên Đồng Văn. Dự lễ khởi công có đồng chí Bí thƣ Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Trung ƣơng đoàn TNLĐVN, Khu tự trị Việt Bắc cùng đông đảo TNXP và nhân dân sở tại. Lệnh khởi công mở đƣờng đƣợc diễn ra trong bầu không khí tƣng bừng phấn khởi, cờ bay phấp phới rộn rã tiếng búa, tiếng choòng, khí thế hừng hực. Các đơn vị đƣợc bố trí thành từng C (Đại đội) dựng lán, trại đóng quân dọc theo tuyến đƣờng từ Hà Giang đến dốc Pắc sum. Lán trại, nơi ăn, chốn ở đều tạm bợ, bằng tranh, tre, nứa lá. Mùa hè oi bức s m da, mùa đông r t thấu thịt, thấu xƣơng… nƣớc độc, mu i rừng, vắt rừng… quần áo, chăn màn không đủ, thiếu nƣớc sinh hoạt, thiếu rau xanh. Cơm chủ yếu là độn ngô, sắn, thực phẩm chỉ có mắm tôm, cá mắm. Vật chất 13
  15. thiếu thốn là vậy, còn tinh thần không k m phần vui tƣơi mặc dù cũng thật bất an vì đêm ngày bọn phỉ đến quấy nhiễu, trộm cắp... Chúng còn tung tin thách thức: “Nếu mở được đường lên Đồng Văn thì dê đực, bò đực biết đẻ con, bọn chúng sẽ lấy đầu làm chân…”. Ngoài việc thi công mở đƣờng, ban chỉ huy công trƣờng còn phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên ƣu tú đến với dân tuyên truyền, vận động, giải thích luận điệu phản động của địch để nhân dân địa phƣơng hiểu, tin tƣởng vào đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và cùng giúp đỡ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho các đơn vị TNXP mở đƣờng. Lực lƣợng lao động tại công trƣờng đồng thời cũng là lực lƣợng dân quân tự vệ thƣờng xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ công trƣờng, bảo vệ đơn vị. Đêm chia nhau canh gác, giữ yên giấc ngủ cho đồng đội để ngày mai có sức lao động, với ý chí quyết tâm thanh niên làm theo lời Bác Hồ dạy: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Sau hơn một năm thi công vất vả đã hoàn thành đoạn đƣờng đầu tiên từ Hà Giang qua huyện Quản Bạ đến Tráng Kìm dài 60km vƣợt qua vách đá nguy hiểm gian nan tại km 19,21 dốc Pắc Sum quanh co, với những dốc cục bộ, rồi vách đá cổng trời, vách đứng, vực sâu nguy hiểm. Lần đầu tiên xe vƣợt dốc cổng trời đến Tráng Kìm trong niềm vui mừng khôn xiết của đồng bào các dân tộc và 14
  16. niềm vui của những con ngƣời lao động, những TNXP tham gia mở đƣờng ngày ấy. Từ đây con đƣờng lại tiếp tục cần mẫn tiến lên tới huyện Yên Minh, Phó Bảng - Đồng Văn. Những lớp thanh niên đã quen với lao động thƣờng ngày. Các phong trào thi đua do tổ Đoàn thanh niên tổ chức phát động diễn ra rất sôi nổi. Hàng ngày trên công trƣờng cờ mở, trống dong, khí thế thi đua lao động rất hăng say. Sau m i ngày lao động, những kiện tƣớng đục l choòng, kiện tƣớng phá đá, kiện tƣớng đập đá dăm đƣợc thông báo càng làm tăng thêm khí thế thi đua lao động trong m i đoàn viên, thanh niên. “Ai chưa đến công trường hãy đến thăm 1 lần cho biết/ Đến mà xem tận mặt những anh hùng thanh niên”. Đây là câu nói của nhà văn Nguyễn Tuân khi ông đến thăm công trƣờng. Càng lên cao, đi xa thì càng gian nan vất vả, đoạn dốc làng Viềng (qua Yên Minh) gặp toàn đá cứng, vách núi cao, cua gấp, đơn vị C Cao Bằng đã đƣa ra sáng kiến kè đá khan để mở cua, họ đục đá, đẽo đá để xếp kè làm nên những cung đƣờng, những đoạn kè cua gấp hàng trăm m t, trông đến choáng ngợp, nhìn con đƣờng nhƣ những dải lụa vắt theo triền núi đá. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao năng suất lao động, anh em các đơn vị đã có sáng kiến: dùng bao tải gai cho hai đoạn tre làm ky khiêng đất đá, ch nào có đất dùng bàn chang g k o đất, đóng xe cút kít chở đất đá đổ xuống vực, dùng nƣớc đổ vào l choòng, dùng vỏ bắp 15
  17. ngô buộc vào choòng đục đá để tránh nƣớc bắn lên mặt, lên ngƣời. Những sáng kiến này đã đƣa năng suất lao động tăng 150 - 300% giúp giảm nhiều sức lao động. Đƣờng từ Yên Minh đến Đồng Văn toàn đá là đá. Vách núi cao, vực sâu, đá gan trâu, gan gà choòng đục đƣợc 1 vài giờ đã cùn, đã mẻ. Những ngƣời thợ chữa choòng (rèn choòng) đã phải thức trắng nhiều đêm để rèn choòng cho công nhân ngày mai có công cụ lao động. Trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu thốn thì việc thiếu nƣớc là nan giải và vất vả nhất. M i ngƣời vào buổi sáng đƣợc phát 1 ca nƣớc (ca men Trung Quốc) khoảng 1lít nƣớc vừa dùng để đánh răng, vừa để rửa mặt, rửa mặt xong còn phải giữ lại nƣớc ấy để đem đi đục l choòng, 1 tuần mới đƣợc ngày nghỉ để đi cả chục km tìm nguồn nƣớc tắm. Trong bài thơ viết về công trƣờng nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Rửa mặt xong nửa ca nước đổ dồn/ Chiều rửa chân tay đem ra giặt/ Giữ lại hôm sau đổ lỗ choòng”. Khó khăn vất vả, gian nan, nguy hiểm, thiếu thốn trăm đƣờng vậy mà khí thế lao động, khí thế thi đua vẫn sôi nổi, nhộn nhịp trên khắp công trƣờng. Kết quả sau gần 4 năm ròng rã, hơn một ngàn thanh niên xung phong (đơn vị chủ lực) cùng gần một ngàn dân công là con em các dân tộc trong tỉnh Hà Giang với bàn tay, khối óc, với trí sáng tạo, với những dụng cụ thô sơ là búa, choòng, cuốc xẻng và thuốc nổ h trợ cùng với quyết tâm lao động kiên cƣờng, họ đã 16
  18. đem sức mình vật lộn với đá, đục đá, mở đƣờng để làm nên “con đƣờng Hạnh Phúc - con đƣờng lịch sử” từ Hà Giang đến huyện l Đồng Văn. “Ngày 09/9/1963, tỉnh Hà Giang đã tổ chức long trọng lễ khánh thành khai thông con đường, thông xe nối liền từ Hà Giang đến Đồng Văn dài 164km (tại thị xã Hà Giang). Có trên 1 ngàn đại biểu gồm các đoàn đại biểu của khu Việt Bắc và các tỉnh bạn, đoàn đại biểu châu tự trị Vân Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) cùng cán bộ, công nhân viên, đồng bào các dân tộc trong tỉnh tới dự. Đồng chí Phan Trọng Tuệ Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cùng lãnh đạo khu, tỉnh đã cắt băng khánh thành. Đồng chí Phan Trọng Tuệ nói “Làm được 164 cây số đường, tiền Nhà nước bỏ ra bằng số tiền thuế nông nghiệp trong hơn 60 năm của huyện Đồng Văn” điều đó nói lên sự quan tâm lớn lao của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đối với tỉnh Hà Giang nói chung và vùng cao Đồng Văn nói riêng, đồng thời nói lên ý nghĩa và giá trị to lớn của việc mở thắng lợi con đường mang tên Hạnh Phúc. Sau lễ cắt băng một đoàn xe hơn 20 chiếc chở đại biểu các cấp, các ngành từ Hà Giang lên Đồng Văn, ngày 10/9/1963 đoàn xe đã tới huyện lỵ Đồng Văn giữa sự hân hoan chào đón của hơn 2000 đồng bào các dân tộc huyện Đồng Văn và lễ mít tinh khánh thành con đường được tổ chức tại huyện Đồng Văn. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đã làm xúc động mạnh mẽ 17
  19. đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, nhiều cụ già đã sung sướng không cầm nổi nước mắt trước sự thay đổi lớn lao của quê hương, của dân tộc mình do cách mạng, Đảng, Bác Hồ kính yêu đã đem lại…..” (Trích trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, trang 136 - 137). Đầu năm 1963 khi sắp hoàn thành, sau khi khai thông đến Đồng Văn một số TNXP các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc xin chuyển về địa phƣơng công tác và một số xin về gia đình. Vì vậy công trƣờng đề nghị tỉnh và Khu tự trị Việt Bắc xin tuyển thêm nhân lực để tiếp tục mở đƣờng Đồng Văn đi Mèo Vạc. Đƣợc TW Đoàn cho ph p huy động TNXP 2 tỉnh miền xuôi là Nam Định 100 ngƣời, Hải Dƣơng 200 ngƣời lên cùng hợp lực mở đƣờng từ Đồng Văn lên Mèo Vạc. Đây là chặng đƣờng cuối cùng của con đƣờng dài 28km đầy khó khăn, nguy hiểm núi đá cao, vách đá dựng đứng, chất đá rắn, điều kiện thi công rất khó khăn, đặc biệt là 2000m đoạn Mã Pì Lèng vách đá dựng đứng, vực sâu thăm thẳm xuống tận sông Nho Quế. Trƣớc tình hình đó Ban chỉ huy công trƣờng đã tuyển chọn 30 thanh niên khỏe mạnh vào đội “Dũng cảm” (hay còn gọi là đội CƠ DŨNG) để thi công đoạn qua đỉnh Mã Pì Lèng. Công trƣờng đã trang bị tới 2 tấn dây thừng an toàn căng theo vách núi để hàng ngày đội 18
  20. quân Dũng cảm treo mình vào vách núi đục l choòng nhấn từng tấc đá. Mƣời một tháng trời gian lao vất vả, treo mình trên độ cao vách đá 1500m so với măt biển, 50 - 60m so với mặt đƣờng dƣới là vực sâu thăm thẳm hàng nghìn m t của sông Nho Quế, đội thanh niên dũng cảm cần mẫn lao động nhƣ những con mối rách bám mình vào đá mà đục choòng, mà cậy từng viên đá nhỏ, nhấn từng tấc đá. Cả ngày 8 tiếng đồng hồ treo mình trên vách núi, đến bữa cơm trƣa cấp dƣỡng đƣa ra cũng chỉ có nắm cơm (ƣu tiên không độn ngô, sắn) kèm với cá khô và đƣợc anh em trên vách núi thả dây xuống câu lên vách núi cùng mấy bi đông nƣớc cơm cháy thay nƣớc chè. Suốt quá trình thi công con đƣờng 6 năm từ Hà Giang lên Đồng Văn - Mèo Vạc đã có 14 anh chị em TNXP hi sinh, thầm lặng nằm lại cùng con đƣờng Hạnh Phúc tại nghĩa trang Thanh niên xung phong thuộc thị trấn huyện Yên Minh. Trong số đó có 5 ngƣời mất do tai nạn lao động, 9 ngƣời mất do sốt r t ác tính. Có một bí mật mà mãi sau này, khi công trƣờng hoàn thành mới đƣợc ph p công bố, đó là: “…Theo nhận định của Đảng ủy và Ban chỉ huy công trƣờng trong quá trình thi công đoạn Mã Pì Lèng nơi vách cao, vực sâu nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra thì làm sao đây? Công trƣờng đã bí mật cho mua 11 c quan tài đem cất giấu ở một lán nhỏ cách Mã Pì Lèng 2km đề phòng khi có sự cố xảy ra thì kịp 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2