intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội -Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học (Quyển 1): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học (Quyển 1) - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội" tiếp tục trình bày những nội dung về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội -Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học (Quyển 1): Phần 2

  1. Phần III 1. Thế nào là lực lượng sản xuất hiện đại? Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (sức khỏe, thể chất, kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của mỗi cá nhân) với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định. Các yếu tố này không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ hữu cơ với nhau; trong đó yếu tố con người (người lao động) giữ vị trí hàng đầu, còn tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng mang tính khách quan. Nó chính là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; là khả năng của con người trong chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên và bắt tự nhiên phục vụ đời sống của con người. Chính vì vậy, lực lượng sản xuất là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự tiến bộ xã hội. Ngày nay, nhờ khoa học - công nghệ ngày càng phát triển ở trình độ cao, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, nó thấm vào tất cả 74
  2. quá trình lao động của mỗi người lao động, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại với phương thức công nghiệp hiện đại và người lao động có trình độ ngày càng cao (công nhân trí thức, kỹ sư, kỹ thuật viên,...) có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt. 2. Thế nào là tư liệu sản xuất và tư liệu sản xuất chủ yếu? Tư liệu sản xuất bao gồm: Một là, tư liệu lao động: tức là toàn bộ những yếu tố vật chất mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động (công cụ lao động, nhà xưởng, phương tiện vận tải, kho chứa nguyên liệu và sản phẩm, đất canh tác,...). Trong tất cả các tư liệu lao động, thì công cụ lao động có vai trò quan trọng nhất. Công cụ lao động là những vật phẩm dùng để truyền lực tác động của con người vào đối tượng lao động (cày cuốc, máy móc...). Là bộ phận năng động nhất của tư liệu sản xuất, bộ phận trung tâm của tư liệu sản xuất, công cụ lao động do con người sáng tạo ra và tích lũy qua các thế hệ nhưng nó chi phối hoạt động của con người, làm thay đổi phương pháp hoạt động của con người, làm thay đổi cách nghĩ, cách sinh hoạt của con người... 75
  3. Hai là, đối tượng lao động: là đối tượng của sự tác động của con người trong các quá trình sản xuất. Bao gồm: Những cái đã có sẵn trong giới tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất, cá tôm dưới biển...); các loại, các thành phần đã trải qua quá trình tác động của con người (con người đã thay đổi nó - nhân tạo), tiếp tục được sử dụng làm đối tượng lao động một lần nữa (vải để may mặc, sắt, thép để chế tạo máy móc...). Quốc gia nào, hãng sản xuất nào sử dụng càng nhiều đối tượng lao động nhân tạo (tỷ lệ cao) thì quốc gia đó, hãng đó thu nhập trung bình ngày càng cao. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng phát triển của quốc gia, của hãng. Tư liệu sản xuất chủ yếu là: những tư liệu sản xuất quan trọng, cơ bản mà nếu lực lượng (giai cấp, nhóm người) nào nắm giữ, sở hữu được sẽ quyết định chi phối toàn bộ nền kinh tế. Tư liệu sản xuất chủ yếu bao gồm: đất đai, tài nguyên khoáng sản, ngân sách quốc gia, trí tuệ (công nghệ),... 3. Quan hệ sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất thể hiện ở : 1- quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất; 2- quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất; 3- quan hệ về mặt phân phối sản phẩm. 76
  4. Các quan hệ cơ bản trong quan hệ sản xuất có quan hệ tác động biện chứng với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định, nó sẽ quy định các quan hệ khác, vì ai (cá nhân/tổ chức) chiếm hữu được nhiều tư liệu sản xuất sẽ có khả năng chi phối quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm. Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, nó được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử; là quan hệ cơ bản quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác của con người; là tiêu chí quan trọng để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác (phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa,...). 4. Chế độ công hữu được hiểu như thế nào? Chế độ công hữu là chế độ mà các tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã hội. Mục tiêu của việc thiết lập chế độ công hữu, của xã hội hóa tư liệu sản xuất là  “để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”. Trên cơ sở chế độ công hữu, công dân có nghĩa vụ: Phải lao động, có trách nhiệm tự quản (liên kết những người tự chủ), xã hội không có bóc lột, thực hiện giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em; kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất, nông nghiệp với công nghiệp, làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. 77
  5. Từ đây có thể thấy, việc thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là tạo cơ sở, nền tảng để phát triển lực lượng sản xuất, gia tăng của cải vật chất của xã hội; giải phóng con người khỏi mọi quan hệ ràng buộc và phát huy nhân tố con người; xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, văn minh, tạo ra cơ sở, điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. 5. Vì sao xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội lại là quá trình lâu dài? Chế độ công hữu được hình thành bằng việc quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế của chế độ cũ và từng bước xây dựng nên các cơ sở kinh tế mới. Nó phát triển dần từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, ngày càng vững mạnh và hoàn thiện. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội khác về chất so với các chế độ xã hội đã có trước đó. Nó xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột, bất công; nó giải phóng không chỉ giai cấp công nhân mà còn giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột; tạo ra những điều kiện công bằng, bình đẳng để các cá nhân phát triển đầy đủ nhất... Do vậy, đây là quá trình lâu dài, không thể một sớm một chiều, mà cần có bước đi, lộ trình thích hợp nhằm vừa khẳng định vai trò, vị thế của chế độ công hữu, 78
  6. vừa tạo động lực thúc đẩy các hình thức sở hữu khác cùng phát triển để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội thì không được nóng vội mà phải dựa trên những điều kiện hiện thực và kết quả hoạt động hiện thực trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan, nghĩa là lực lượng sản xuất phát triển đến đâu thì sẽ thực hiện chế độ công hữu tới mức đó. 6. Chủ nghĩa xã hội phải có lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu vì sao? Tính hiện đại của lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở bốn mặt: 1- trình độ phát triển cao của người lao động; 2- tính hiện đại của công cụ lao động; 3- tính hiện đại của đối tượng lao động và phương tiện lao động sản xuất; 4- sự đồng bộ về tính hiện đại giữa người lao động, công cụ lao động và đối tượng, phương tiện lao động. Theo quy luật phát triển, để phù hợp với trình độ hiện đại của lực lượng sản xuất thì phải có một quan hệ sản xuất hiện đại tương ứng. Nghĩa là, nếu lực lượng sản xuất hiện đại thì quan hệ sản xuất cũng phải hiện đại. 79
  7. Tính hiện đại của quan hệ sản xuất thể hiện ở cả ba quan hệ: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức quản lý sản xuất; quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Tiêu chí về tính hiện đại của các quan hệ này phải được thể hiện ở chỗ: chúng phù hợp với xu thế phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại; phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; tạo ra môi trường lao động sản xuất lành mạnh; thúc đẩy, cổ vũ, người lao động sáng tạo, cống hiến cao nhất cho năng suất và hiệu quả lao động. Quan hệ sản xuất hiện đại xét đến cùng phải vì người lao động, đảm bảo lợi ích cho người lao động, thì mới phát huy được tối đa vai trò của người lao động cũng như của công nghệ, máy móc. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mà ở đó có nền kinh tế phát triển cao với năng suất lao động không ngừng gia tăng, của cải ngày càng nhiều (giàu mạnh) và thực hiện phân phối công bằng, bình đẳng, không còn tình trạng bất công, bất bình đẳng, mọi người đều được phát triển trong môi trường tốt nhất (dân chủ, công bằng, văn minh). Với bản chất nêu trên, chủ nghĩa xã hội phải có một lực lượng sản xuất phát triển và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. 80
  8. 7. Phân phối là gì? Phân phối là một trong ba mặt của quan hệ sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển. Bản chất của quan hệ phân phối là quan hệ kinh tế giữa con người với con người trong việc phân chia nguồn lực, thành quả lao động của các tầng lớp, giai cấp xã hội. Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, bốn khâu cơ bản kết nối liên hoàn là sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Phân phối và trao đổi là hai khâu trung gian kết nối khâu sản xuất với khâu tiêu dùng. Phân phối thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là phân phối cho tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Các nhiệm vụ này quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau nhằm bảo đảm tính liên tục cho quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển sản xuất. Phân phối không chỉ đơn thuần là kết quả của sản xuất và trao đổi mà phân phối còn tác động trở lại sản xuất và trao đổi. Những nguyên tắc cơ bản trong phân phối tổng sản phẩm xã hội cần phải tuân thủ theo tỷ lệ là phân phối, tiêu dùng cá nhân không thể vượt 81
  9. khối lượng thu nhập xã hội; phân phối thu nhập bảo đảm tất yếu cho tái sản xuất sức lao động xã hội và tái sản xuất mở rộng; một phần thu nhập được phân phối vì mục tiêu phúc lợi xã hội, quỹ bảo hiểm. Phân phối cho tiêu dùng sản xuất là điều kiện quyết định bảo đảm các yếu tố “đầu vào” cho quá trình sản xuất. Đó là sự phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động của xã hội giữa các ngành, lĩnh vực sản xuất và vùng kinh tế. Nó quyết định quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Phân phối các yếu tố sản xuất tạo dựng điều kiện xuất phát cho mọi quá trình sản xuất trong đó có sự kết hợp của nhiều thành tố “đầu vào”. 8. Chủ nghĩa xã hội thực hiện những hình thức phân phối nào? Vì sao? - Phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu dưới chủ nghĩa xã hội, nhằm bảo đảm sự công bằng trong xã hội, khi của cải tạo ra chưa đủ dồi dào để phân phối cho tất cả các thành viên trong xã hội. - Phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác nhằm mục đích huy động được vốn và những đóng góp khác của các thành phần kinh tế. - Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, có những thành viên 82
  10. không thể tham gia vào lao động (ốm đau, tàn tật, trẻ em, người già...), hoặc lao động với mức trả công thấp. Họ phải dựa một phần vào các quỹ phúc lợi công cộng của Nhà nước, của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác. Phân phối theo cách này bảo đảm để các thành viên trong xã hội đều có mức sống bình thường tối thiểu; đồng thời có tác dụng kích thích lao động sản xuất, kích thích sự phát triển toàn diện của mọi người. 9. Thế nào là phân phối theo lao động? Phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính, màu da, dân tộc, tôn giáo và tuổi tác. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm thì không hưởng. - Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau và lao động khác nhau thì trả công khác nhau. - Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể phải trả công bằng nhau. Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: - Số lượng lao động được đo bằng thời gian của lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra. 83
  11. - Trình độ thành thạo của người lao động và chất lượng sản phẩm làm ra. - Điều kiện và môi trường lao động. - Tính chất của lao động; các ngành, nghề cần được khuyến khích... Phân phối theo lao động không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động. Theo quy luật phân phối tổng sản phẩm xã hội thì trong bất kỳ xã hội nào, người lao động cũng không thể được hưởng toàn bộ sản phẩm của lao động mà người lao động chỉ được thụ hưởng một phần những gì họ đã đóng góp cho xã hội. 10. Tại sao trong chủ nghĩa xã hội, phân phối theo lao động lại là chủ yếu? Chủ nghĩa xã hội chủ yếu thực hiện phân phối theo lao động bởi vì: Một là, để hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, không dựa trên chế độ áp bức bóc lột, nên phân phối theo lao động để đảm bảo mọi người được hưởng đúng phần mình cống hiến. Hai là, trong chủ nghĩa xã hội, lao động chưa trở thành nhu cầu của con người. Do đó, chỉ có phân phối theo lao động mới tạo động lực, tính tích cực, không ỷ lại vào người khác. Ba là, do sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động, dẫn đến mỗi người có cống hiến khác 84
  12. nhau trong lao động, do đó phải căn cứ vào kết quả lao động đã cống hiến cho xã hội để phân phối. 11. Thế nào là phân phối theo nhu cầu? - Phân phối theo nhu cầu là hình thức phân phối đáp ứng được mọi nhu cầu mà các thành viên trong xã hội mong muốn, không phân biệt về sự khác nhau trong kết quả lao động. - Phân phối theo nhu cầu là nguyên tắc phân phối trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. 12. Trong chủ nghĩa xã hội đã có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu được chưa? Tại sao? Trong chủ nghĩa xã hội, chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu được. Bởi vì: - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, chưa có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. - Do trong chủ nghĩa xã hội, lao động chưa trở thành nhu cầu của con người. Nếu phân phối theo nhu cầu thì sẽ triệt tiêu động lực của các cá nhân. - Trong chủ nghĩa xã hội, do trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển đến mức làm cho các cá nhân đủ năng lực làm chủ được tự nhiên, xã hội và bản thân mình, do vậy, tính tự giác, tính tự chủ của 85
  13. người lao động chưa cao để làm chủ được trong phân phối sản phẩm theo nhu cầu. 13. Năng suất lao động được hiểu như thế nào? Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động). Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức lao động. 14. Làm gì để có thể tạo ra năng suất lao động cao trong chủ nghĩa xã hội? Để tạo ra năng suất lao động cao trong chủ nghĩa xã hội cần: - Phải có tổ chức sản xuất đại công nghiệp quy mô lớn bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề. - Tuy nhiên, năng suất lao động có thể tăng nhiều nhất thông qua con đường thứ hai - chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn. Bởi vậy, các quốc gia cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các 86
  14. ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp. Để làm được điều này, các chính phủ cần cung cấp kết cấu hạ tầng có chất lượng, hệ thống giáo dục và phát triển kỹ năng tốt, các doanh nghiệp cần có khả năng đầu tư và nắm bắt cơ hội. 15. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thực hiện quyền lực của nhân dân một cách đầy đủ nhất - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, nhân dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân nhưng phục vụ lợi ích cho đa số, bởi lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên về chính trị; thông qua việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân); dựa trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu; cơ sở văn hóa - tư tưởng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là hệ tư tưởng chủ đạo Mác - Lênin, thực hiện giải phóng con người triệt để, bảo đảm những quyền cơ bản của con người. 87
  15. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cuối cùng của nhân loại, nó tiến bộ hơn tất cả các nền dân chủ đã có trước nó về chất. Nhưng để xây dựng được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cần phải có thời gian lâu dài với sự quyết tâm, nỗ lực của các Đảng Cộng sản, của nhà nước và nhân dân ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Không được nóng vội, ảo tưởng về việc có ngay nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền. 16. Tại sao nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ tiến bộ nhất? Bởi vì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ với nghĩa toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ trở thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển xã hội, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó mang bản chất giai cấp công nhân. Đây là giai cấp cách mạng nhất, tiến bộ nhất. Giai cấp làm cách mạng không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức bất công. Giai cấp công nhân lãnh đạo (thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản) nhân dân lao động xây dựng một xã hội tiến bộ, mà ở đó không còn tình trạng người áp bức, bóc lột người. Giai cấp công nhân 88
  16. có lợi ích cơ bản luôn thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về đại đa số nhân dân vì Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Về bản chất chính trị, nhân dân có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước, tham gia vào công việc quản lý nhà nước. Về bản chất kinh tế, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Về bản chất tư tưởng - văn hóa, nhân dân làm chủ đời sống tư tưởng - văn hóa rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, trở thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 89
  17. 17. Dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm gì khác với dân chủ ở các nước tư bản phát triển? Dân chủ xã hội Dân chủ ở các nước chủ nghĩa tư bản phát triển - Thực hiện quyền lực - Dân chủ là cho thiểu số, của nhân dân, bảo vệ phục vụ lợi ích cho thiểu quyền lợi cho đại đa số số người trong xã hội. nhân dân. - Mang bản chất giai - Mang bản chất giai cấp cấp công nhân do Đảng tư sản, do các đảng của lãnh đạo, thực hiện nhất giai cấp tư sản lãnh đạo, nguyên về chính trị. thực hiện đa nguyên về chính trị. - Lợi ích của giai cấp công - Lợi ích căn bản của giai nhân thống nhất với lợi cấp tư sản đối lập với giai ích của nhân dân lao cấp công nhân và nhân động và toàn thể dân tộc. dân lao động. - Thông qua việc xây dựng - Thông qua việc xây Nhà nước pháp quyền xã dựng nhà nước pháp hội chủ nghĩa (nhà nước quyền tư sản (nhà nước của nhân dân, do nhân của giai cấp tư sản). dân, vì nhân dân). - Dựa trên cơ sở kinh tế - Dựa trên cơ sở kinh tế là là công hữu hóa các tư tư hữu về tư liệu sản xuất liệu sản xuất chủ yếu. chủ yếu. - Hệ tư tưởng chủ đạo là - Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác - Lênin. hệ tư tưởng tư sản. 90
  18. 18. Thế nào là dân chủ trực tiếp? Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức thực thi dân chủ (hình thức thứ hai là dân chủ đại diện). Với dân chủ trực tiếp, người dân tự mình (chứ không phải thông qua những người do mình bầu ra như trong dân chủ đại diện) quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Theo nghĩa đó, dân chủ trực tiếp gắn liền với nguồn gốc bản chất của khái niệm dân chủ (tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “quyền lực/sự cai trị của nhân dân”. Chính vì vậy, dân chủ trực tiếp còn được gọi là dân chủ đích thực/nguyên nghĩa và được xem là biểu hiện cho chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Dân chủ trực tiếp là cách thức để bảo đảm quyền lực và vị thế của nhân dân với tư cách là người làm chủ nhà nước và xã hội. Vì vậy, cùng với dân chủ đại diện, việc thực thi các hình thức dân chủ trực tiếp có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu trong các nhà nước hiện đại. Trên thế giới, các quốc gia hiện nay đang áp dụng bốn hình thức (hay công cụ) dân chủ trực tiếp, bao gồm: trưng cầu ý dân, sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình họp bàn và bãi miễn. 91
  19. 19. Thế nào là dân chủ đại diện? Dân chủ đại diện là phương thức thực hiện dân chủ trong các tổ chức, cộng đồng, hay xã hội chủ yếu - trong tổ chức của các cơ quan đại biểu, cơ quan quyền lực nhà nước. Theo đó, quyền dân chủ của các thành viên trong các tổ chức, cộng đồng hay xã hội đó được thực hiện thông qua các đại diện của họ được bầu chọn hoặc chỉ định trong số các thành viên. Ở Việt Nam, thông qua hoạt động của Nhà nước, dân chủ đại diện được thiết lập ở bốn cấp: một cấp ở Trung ương - Quốc hội; ba cấp ở địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) - hội đồng nhân dân các cấp; đặc trưng bằng hệ thống các thiết chế dân chủ - mối liên hệ, quan hệ giữa cử tri - những người đi bầu và đại biểu - người được bầu. Đó là những cuộc tiếp xúc thường xuyên của đại biểu với các cử tri; hệ thống các phương pháp, hình thức làm việc dân chủ trong nội bộ các cơ quan đại diện, mối quan hệ giữa các cơ quan đại diện và cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với các cơ quan, đoàn thể rộng rãi ở mỗi cấp; trong đó, đặc biệt có quy chế giám sát cử tri của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể xã hội với các đại biểu do mình bầu ra. 92
  20. 20. Văn hóa xã hội chủ nghĩa được hiểu như thế nào? Văn hóa có thể được hiểu: là đời sống tinh thần của xã hội; là các hệ giá trị truyền thống, lối sống của dân tộc; là năng lực sáng tạo của một dân tộc; là bản sắc của một dân tộc, dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác... Văn hóa xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển trên cơ sở thế giới quan khoa học mácxít quy định nội dung của những lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa. Công tác giáo dục nhân cách dưới chủ nghĩa xã hội không chỉ thực hiện những nhiệm vụ giáo dục mà còn hình thành thế giới quan mácxít. Hiện nay, văn hóa xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ cải tạo xã hội, đào tạo con người phát triển toàn diện. 21. Giá trị là gì? Giá trị là một khái niệm chỉ ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần mà mỗi cộng đồng người quan tâm dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu hay lợi ích nhất định. Đối tượng vật chất hay tinh thần có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và đáp ứng với mục đích cũng như lợi ích nhất định được gọi là vật mang giá trị. 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2