intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Trường Chinh - Một trí tuệ lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:484

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Trường Chinh - Một trí tuệ lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam" giới thiệu những kỷ niệm sâu sắc về đồng chí Trường Chinh; một số tác phẩm tiêu biểu của đồng chí Trường Chinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Trường Chinh - Một trí tuệ lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam: Phần 2

  1. 465 PHẦN THỨ HAI NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH
  2. 467 ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH - NGƯỜI CỘNG SẢN MẪU MỰC, NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC CỦA ĐẢNG TA* Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP** Tôi gặp anh Trường Chinh lần đầu vào những năm đầu của thời kỳ Mặt trận Dân chủ tại trụ sở của báo tiếng Pháp Le Travail (Báo Lao động), do đồng chí Nguyễn Thế Rục có sáng kiến thành lập. Ngay sau khi ra tù, anh Trường Chinh là người phụ trách Ban lãnh đạo các hoạt động công khai và nửa công khai của Đảng; tôi là một thành viên. Anh đã cùng chúng tôi lãnh đạo các phong trào của Mặt trận Dân chủ: từ phong trào Đông Dương Đại hội, cuộc biểu tình đón Gôđa, cuộc míttinh ngày 01/5/1938, cuộc Đại hội Báo chí Bắc Kỳ cho đến các cuộc đấu tranh của thanh niên, công nhân, nông dân,... Lúc bấy giờ tôi đã làm việc với anh Trường Chinh hầu như hằng ngày. Anh Trường Chinh phụ trách chỉ đạo báo chí của Đảng cả bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Một sự kiện quan trọng là thời gian đó ______________ ∗ Bài viết đã in trong sách Trường Chinh - Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. ** Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
  3. 468 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... chúng tôi thường nhận được những bức thư của Bác Hồ ký tên P.C. Lin từ Trung Quốc gửi về. Chúng tôi đã đăng những bài này lên báo Notre voix (Tiếng nói chúng ta). Qua những bức thư đó, Người đã khéo léo truyền đạt lại những điểm chính trong Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản cũng như những kinh nghiệm kháng chiến chống Nhật Bản của nhân dân Trung Quốc,... Đồng chí nhắc nhở phải chống chủ nghĩa biệt phái, phải mở rộng Mặt trận Dân chủ chống chủ nghĩa phát xít, phải kiểm soát chặt chẽ báo chí công khai của Đảng để tránh những sai lầm về chính trị và không được có một thỏa hiệp nào, nhượng bộ nào với bọn trốtkít... Những bức thư đó đã có tác dụng chỉ đạo rất lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng ta lúc bấy giờ. Những cống hiến của anh Trường Chinh đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà thật là to lớn. Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu một vài điểm nổi bật trong sự nghiệp của đồng chí Trường Chinh. Điểm nổi bật đầu tiên diễn ra trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của anh Trường Chinh với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào tháng 5/1911. Anh Trường Chinh đã kể lại rằng: Cũng như những thanh niên giác ngộ, yêu nước khác đến với chủ nghĩa cộng sản lúc bấy giờ, ai cũng mơ tưởng được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Lúc được gặp Nguyễn Ái Quốc, anh Trường Chinh đã cảm động đến rơi nước mắt. Với tư cách là Quyền Tổng Bí thư, anh và anh Hoàng Văn Thụ đã nhanh chóng tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ tám. Hội nghị đã ra nghị quyết lịch sử đánh dấu sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc lên trên hết, tạm gác nhiệm vụ cách mạng thổ địa. Hội nghị đề ra chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp và tầng lớp yêu nước trong Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh, xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa từng
  4. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 469 phần tiến lên tổng khởi nghĩa, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội nghị Trung ương lần thứ tám có tầm quan trọng của một Đại hội. Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1944, Bác Hồ đi vắng, có thời gian khá dài không có tin tức. Trên cương vị Tổng Bí thư, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, anh Trường Chinh đã đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo phong trào và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Nổi bật nhất là anh đã dự báo việc Nhật - Pháp bắn nhau và sớm thay mặt Thường vụ Trung ương thảo ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Cùng với Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, bản Chỉ thị ấy đã chỉ rõ thời cơ đang đến, khả năng thời cơ xuất hiện và thái độ của ta nên như thế nào. Tôi đã đọc đi đọc lại bản Chỉ thị này và rất tâm đắc với nhận định nói rõ về việc Đồng minh đổ bộ là một thời cơ khởi nghĩa, lại nhấn mạnh: có khi Đồng minh chưa đổ bộ, nhưng ta không đợi Đồng minh đổ bộ mới khởi nghĩa mà ta phải chủ động khởi nghĩa khi thời cơ đến. Chỉ thị đó có tác dụng quyết định trong việc động viên, hướng dẫn toàn Đảng trong cao trào chống Nhật, cứu nước. Khi thấy thời cơ đã đến, anh Trường Chinh triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ để thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng. Bác về nước thấy thời cơ đến gấp đã chỉ thị cho tôi, sớm nhất là tháng tư, chậm nhất là tháng bảy, phải bắt liên lạc với anh Trường Chinh và các cán bộ chủ chốt ở trong nước để kịp thời triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương, tiếp đó là Đại hội quốc dân đã họp ở Tân Trào vào tháng 8/1945, quyết định tổng khởi nghĩa, lập ra Ủy ban dân tộc giải phóng, sau này đã trở thành Chính phủ Cách mạng lâm thời. Ngay đêm 13/8/1940, Ủy ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1 kêu gọi tổng khởi nghĩa. Đề nghị các nhà viết sử nên
  5. 470 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... nghiên cứu lại xem mệnh lệnh khởi nghĩa đã được chuyển đi đến những đâu, nơi nào nhận được lệnh khởi nghĩa rồi mới đứng lên, nơi nào tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng chủ động đứng lên khởi nghĩa. Ngày 19/8, Thủ đô Hà Nội đã đứng lên tổng khởi nghĩa; nhân dân Hà Nội có nghị lực, năng động, sáng tạo rất lớn. Nhiều nơi khác cũng có tinh thần như vậy. Điều đó chứng tỏ khi ý Đảng, lòng dân đã nhất trí thì tạo nên sức mạnh phi thường. Chỉ trong hơn mười ngày, Cách mạng Tháng Tám đã thành công trong cả nước. Đó là sự kiện có một không hai trong lịch sử. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và tuyên bố độc lập. Điểm thứ hai là, trong cuộc chiến tranh 30 năm để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, công lao của anh Trường Chinh là rất to lớn. Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh. Trên cương vị Tổng Bí thư, anh Trường Chinh không chỉ chú trọng chỉ đạo những công tác chung mà còn rất coi trọng chỉ đạo công tác quân sự. Có nhiều hội nghị quân sự anh Trường Chinh trực tiếp chủ trì với cương vị thay mặt Ban Chấp hành Trung ương lúc bấy giờ. Trong thời gian Đảng ta chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, dưới sự chỉ đạo của Bác, anh Trường Chinh đã hoàn chỉnh lý luận về con đường cách mạng ở Việt Nam - con đường giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cống hiến của anh Trường Chinh rất lớn. Anh không những chú trọng mặt kháng chiến, mà theo tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ, anh đã hết sức chú trọng mặt kiến quốc. Anh Trường Chinh đã nhiều lần họp với Bác Hồ về vấn đề phát triển kinh tế. Lúc bấy giờ tôi ở trong Đảng đoàn Chính phủ, tham dự nhiều cuộc họp do đồng chí Tổng Bí thư chủ trì nhằm thảo luận
  6. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 471 và đề ra những chính sách kinh tế. Lúc đó, Đảng ta đã nói tới kinh tế nhiều thành phần, về vấn đề chống ngăn sông cấm chợ, đẩy mạnh thông thương. Ngay trong kháng chiến, Bác Hồ đã đặt vấn đề mở cửa với nước ngoài, hoan nghênh tư bản nước ngoài vào hoạt động. Bây giờ ta cũng đang tiếp tục làm như vậy. Ta nêu khẩu hiệu tự lực cánh sinh. Kháng chiến càng ngày càng phát triển, ta có thêm Trung Quốc giúp sức, nhưng vẫn dựa vào sức mình là chính. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, ta đã động viên được sức mạnh của toàn dân vào cuộc kháng chiến, mặc dù từ năm 1950 Mỹ đã tăng cường can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, nhưng cuối cùng chúng ta đã đi đến chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ. Sau thắng lợi đó, Bác Hồ nhận định: Đây là thắng lợi to lớn nhưng mới chỉ là bước đầu, chúng ta còn phải tiếp tục cuộc chiến đấu. Người đã thấy rõ: đế quốc Mỹ chưa chịu thất bại. Anh Trường Chinh hoàn toàn nhất trí với nhận định đó của Bác. Khi anh Ba ra Hà Nội, anh nói: Điều mừng nhất là Đảng ta khẳng định kẻ thù chính của ta lúc đó là đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ, với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, anh Trường Chinh đã có công lao to lớn là góp phần vào việc soạn thảo và đưa ra những quyết sách chiến lược nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi tới thắng lợi hoàn toàn. Nói riêng về mặt quân sự, anh có những ý kiến đóng góp rất xuất sắc. Điểm thứ ba, tôi muốn nói tới những cống hiến của anh Trường Chinh vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta có những lúc xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh, xa rời thực tiễn, do vậy đến những năm 1980, tình hình càng ngày càng khó khăn. Lúc đó, thực tiễn đặt ra yêu cầu phải đổi mới. Ở các địa phương bắt đầu có những tìm tòi thử nghiệm.
  7. 472 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... Anh Trường Chinh đã theo dõi sát tình hình, đi vào thực tiễn, đi xuống cơ sở một số tỉnh phía Nam. Trong một cuộc nói chuyện ở Hà Nội, anh Trường Chinh đã kết luận: Hiện nay, nhiều báo cáo không đúng sự thật, Đảng ta phải cứu lấy giai cấp công nhân; muốn thế, nhất định phải đổi mới. Đổi mới là yêu cầu bức thiết, đổi mới là vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Anh nhấn mạnh: Nếu không đổi mới thì sẽ đi vào ngõ cụt. Lúc đầu, ý kiến còn khác nhau. Cuộc đấu tranh trong nội bộ không phải là bình thường. Sau khi xem bản Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI, anh Trường Chinh đã không tán thành và đề nghị dự thảo lại lần thứ hai. Căn cứ theo tình hình lúc bấy giờ, anh đi đến nhận định: Chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong lãnh đạo kinh tế, sai lầm về chỉ đạo chiến lược, về tổ chức thực hiện và chính sách cụ thể. Vì vậy phải đổi mới, đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, phải chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phục vụ cho chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, chúng ta rất phấn khởi trước sự thành công của đổi mới. Tôi thấy đây là một quan điểm rất sáng suốt, từ thực tiễn mà đúc kết ra. Anh Trường Chinh thường nói: Ta phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, phải từ thực tiễn khái quát thành lý luận. Từ đó, anh đề ra mấy bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học “lấy dân làm gốc”, phải “tôn trọng quy luật”, hành động theo quy luật. Đó chính là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, trở lại cách vận dụng tư tưởng Mác như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng. Tiếp đó, Đại hội VII đã khẳng định: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động”. Sau này, anh Nguyễn Văn Linh có nói: Đại hội VII của Đảng đã tiến thêm một bước trong nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.
  8. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 473 Đối với Cách mạng Tháng Tám, sự nghiệp kháng chiến, công cuộc đổi mới, đồng chí Trường Chinh đã có những cống hiến lớn. Đồng chí là một nhà lý luận có kiến thức toàn diện, không những coi trọng vấn đề lý luận và chính trị mà cả vấn đề kinh tế - văn hóa, coi trọng vấn đề xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Đồng chí Trường Chinh đã đưa ra Đề cương về văn hóa Việt Nam nổi tiếng với nội dung: dân tộc, khoa học và đại chúng. Đề cương ấy đã có tác dụng lớn đối với sự phát triển của nền văn hóa cách mạng nước ta. Đồng chí là một nhà văn, nhà báo lớn, một người đã viết nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, không phải đồng chí Trường Chinh không có những khuyết điểm và sai lầm. Là người trực tiếp chỉ đạo công tác cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, Đồng chí đã nghiêm chỉnh tự phê bình về sai lầm nghiêm trọng của Đảng và của bản thân, tự nguyện rút khỏi chức vụ Tổng Bí thư và đã góp ý kiến khách quan vào công tác sửa sai, giữ vững sự đoàn kết trong nội bộ Bộ Chính trị. Cũng như về sau, khi đã thấy khoán hộ là đúng đắn thì Đồng chí đã công khai nhận sai lầm khi phê bình đồng chí Kim Ngọc và Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Nhìn chung lại, đồng chí Trường Chinh là một nhà lý luận nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn nắm vững quan điểm thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ thực tiễn mà tìm ra chân lý, góp phần xây dựng đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng. Đồng chí là người có tinh thần chí công vô tư, luôn coi trọng chân lý, không hề chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, đoàn kết lãnh đạo, đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân. Đồng chí là một người cộng sản mẫu mực, một nhà lãnh đạo lớn của cách mạng nước ta, ba lần làm Tổng Bí thư, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
  9. 474 ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH TỔNG BÍ THƯ CỦA ĐỔI MỚI* ∗∗ VÕ VĂN KIỆT Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, tôi hoạt động ở miền Nam. Khi đó, chúng tôi chỉ biết tên các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và thường hình dung diện mạo, phong thái qua cương vị công tác của từng đồng chí. Tới cuối năm 1950, ra chiến khu Việt Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II, tôi mới được gặp các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Tôi còn nhớ, ấn tượng đầu tiên của tôi là thấy đồng chí Trường Chinh và đồng chí Võ Nguyên Giáp có gương mặt hao hao giống nhau. Trong đầu tôi nảy ra một ý nghĩ khá thú vị: Trong số ba người học trò yêu của Bác Hồ, ba trụ cột về Đảng, Chính phủ, quân đội thì dường như đồng chí phụ trách công tác Đảng và đồng chí phụ trách quân sự là một cặp. Hồi đó, anh em trong đoàn đại biểu Nam Bộ chúng tôi thường hay làm nũng Bác Tôn và đôi khi cả Bác Hồ để “vòi vĩnh” bánh kẹo, thuốc lá. Riêng với đồng chí Trường Chinh, ______________ ∗ Bài viết đã in trong sách Trường Chinh - Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. ∗∗ Nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  10. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 475 chúng tôi không dám vì thấy Đồng chí luôn nghiêm nghị. Từ Đồng chí toát ra cái gì đó vượt lên trên đời thường, người thường và mang phong thái của một lãnh tụ. Đứng trước Đồng chí, tôi có cảm giác mình thật nhỏ bé và dường như những hiểu biết, suy nghĩ đều bị đọc ra cả. Sau Đại hội Đảng lần thứ II, tôi được học lớp “Hoa Nam” ở Trường Nguyễn Ái Quốc III, khóa 6 tháng, trước khi đi đường bộ vào lại chiến trường Nam Bộ. Một lần, trường tổ chức liên hoan văn nghệ. Tôi tham gia tiết mục đóng kịch, vào vai một địa chủ. Khi biết có đồng chí Trường Chinh tới dự, coi biểu diễn, mặc dù được liệt vào loại “gan to”, nhưng tôi cũng thấy “ớn”. Trước khi bắt đầu, tôi phải xung phong làm một màn múa lân cho nóng người để lấy can đảm. Hết vở kịch, các đồng chí là khách mời đều khen, động viên. Đồng chí Trường Chinh bắt tay tôi: “Đồng chí diễn khá lắm, nhưng đấy là địa chủ Nam Bộ chứ không giống địa chủ Bắc Bộ”. Mãi tới lúc này, tôi vẫn thấm thía lời nhận xét vừa mang tính khích lệ vừa mang tính nhắc nhở: Làm bất cứ việc gì cũng phải nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ. Một điều đặc biệt là, dù tiếp xúc với đồng chí Trường Chinh ít so với các đồng chí lãnh đạo cao cấp khác, nhưng trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc cũng như trong suốt kháng chiến chống Pháp, tôi thường nhớ tới Đồng chí với tất cả sự kính trọng và lòng tin vững chắc. Hồi đó, sách vở hiếm lắm. Tôi có cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh và coi đó là cuốn sách gối đầu. Mỗi khi đọc, tôi lại thấy hiện lên hình ảnh đồng chí Tổng Bí thư nghiêm trang, trí tuệ. Tôi được nghe kể về Vua Quang Trung và rất ấn tượng với hình ảnh những “Sĩ phu Bắc Hà”. Tôi có cảm giác đồng chí Trường Chinh như một sự hòa quyện giữa tính cách của một sĩ phu với phẩm chất của người cách mạng. Càng về sau này, tôi càng thấy cảm nhận đó của mình không sai và thấy ở Đồng chí
  11. 476 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... những đặc trưng đáng kính của một nhà Nho “tu thân, tề gia, trị quốc”. Đồng chí Trường Chinh tự nghiêm khắc với mình từ cử chỉ, lời nói, trong giao tiếp hằng ngày cũng như trên các diễn đàn, hội nghị. Chính sự nghiêm khắc ấy truyền cho mọi người không khí nghiêm trang, sự đòi hỏi trách nhiệm và tôn trọng người khác. Ngay trong các buổi họp Bộ Chính trị, tôi chú ý thấy các đồng chí lãnh đạo cao cấp khác có thể nói đùa với nhau, nhưng khi nói với đồng chí Trường Chinh thì luôn giữ thái độ nghiêm chỉnh. Tôi cho rằng, sự nghiêm nghị, mực thước của đồng chí Trường Chinh đã góp phần giữ gìn kỷ cương trong Đảng. Điều này rất cần thiết vì cũng có một số đồng chí lãnh đạo có thói quen xuề xòa, gia đình. Lúc ngoài Bắc làm cải cách ruộng đất, tôi chỉ được nghe tình hình do một số đồng chí có dịp ra công tác nói lại trong nội bộ. Hồi đó, đồng chí Lê Duẩn mới từ miền Bắc trở vào, nói với chúng tôi: Cải cách ruộng đất có gì đó không ổn. Ở nhiều vùng, trước đó cơ quan tỉnh, huyện đóng tại nhà dân. Tới cải cách, vẫn những đồng chí đó không ai dám nhận người đã cho mình chung sống dưới một mái nhà như người trong gia đình. Thậm chí các cháu nhỏ hết sức vô tư, theo thói quen chạy lại vồ vập chào hỏi thì quay mặt đi, coi như không quen biết. Chua xót quá! Việc đồng chí Tổng Bí thư đứng ra nhận khuyết điểm, nhận kỷ luật trước Đảng về chỉ đạo cải cách ruộng đất, giúp tôi nhận thức sâu sắc thêm về nguyên tắc Đảng. Là người đảng viên, dù ở cương vị nào cũng luôn nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật Đảng. Sau này, khi ra Trung ương công tác, có dịp được trực tiếp chứng kiến sự cộng tác trên tinh thần đồng chí, rất mực tôn trọng nhau giữa đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Trường Chinh, tôi càng kính trọng Đồng chí và tự nhủ: Đồng chí thực sự là tấm gương mẫu mực về tính nguyên tắc và nghị lực cộng sản.
  12. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 477 Sau giải phóng, tôi làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn chồng chất, vướng mắc đủ bề. Chúng tôi ngược xuôi mò mẫm mọi cách để tháo gỡ khó khăn. Đồng chí Phạm Văn Đồng hay gọi đùa tôi là “Chủ tịch gạo”, “Chủ tịch heo”. Có đồng chí gán cho tôi cái tên “Tướng vượt rào”. Mỗi năm vài lần, tôi ra Hà Nội báo cáo công việc. Trong những cuộc hội nghị như vậy, không ít đồng chí không đồng tình với những giải pháp do Thành phố đề xuất. Đồng chí Trường Chinh thường lắng nghe rất chăm chú. Những câu hỏi, ánh mắt của Đồng chí mách bảo tôi rằng Đồng chí ý thức được có nhiều vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra, dù có điều trái ngược với những gì vẫn được coi là đúng, là chính thống từ trước tới nay. Đối với chủ trương cải cách công thương nghiệp miền Nam, đồng chí Trường Chinh cũng không bộc lộ thái độ quyết liệt như một số đồng chí khác. Thái độ của đồng chí Trường Chinh khi đó động viên, khích lệ tôi rất nhiều vì tôi hiểu rằng Đồng chí vốn là “cây” lý luận và là người hết sức chặt chẽ, nghiêm khắc (ngay với vấn đề khoán nông nghiệp, dù đã quyết theo đa số, Đồng chí vẫn bảo lưu ý kiến không đồng tình của mình). Lần nào vào Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng chí cũng hỏi thăm, tìm hiểu về những cơ sở đi đầu trong tháo gỡ khó khăn. Một kỳ hè, Đồng chí tới Đà Lạt và cho tìm lãnh đạo các điển hình dệt, bột giặt, thuốc lá... của Thành phố đến trình bày kỹ tình hình. Khi đó, tôi cảm nhận là Đồng chí đã bắt trúng mạch, bước đầu dò ra con bệnh và đang suy ngẫm tìm thuốc trị. Cũng từ đó, dù Đồng chí vẫn luôn nguyên tắc, nghiêm khắc như vậy, nhưng dường như tôi thấy Đồng chí gần gũi hơn. Năm 1982, tôi ra Hà Nội phụ trách Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Những lần Bộ Chính trị họp bàn về kinh tế, đồng chí Trường Chinh thường
  13. 478 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... khuyến khích tôi phát biểu và tôi thấy càng về sau Đồng chí càng quan tâm tới những ý kiến khác nhau. Đồng chí Lê Duẩn qua đời, đồng chí Trường Chinh được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư và bắt tay chuẩn bị Đại hội VI. Phải nói rằng, vào thời điểm đó chỉ có đồng chí Trường Chinh với hiểu biết sâu sắc về lý luận, và hình ảnh một Đồng chí hết sức nguyên tắc, có phần cứng theo kiểu chính thống, mới có thể chỉ đạo thành công Đại hội VI - Đại hội của Đổi mới. Điều tôi thấy hết sức thú vị là “tác giả” - nói chính xác hơn là “chủ biên” - của Đổi mới lại là một người vốn được coi là hết sức “cứng” như đồng chí Trường Chinh. Tôi hiểu rằng, Đồng chí đã chú ý nghe từ nhiều phía và đặc biệt là đã coi trọng ý kiến của những cán bộ có tư duy, dám nói thật, nói rõ quan điểm của mình. Đồng chí là người rất kiên trì đấu tranh với mọi ý tưởng, mọi sự việc mà theo Đồng chí là không đúng và cũng rất quyết đoán đối với những điều mà Đồng chí cho là đúng đắn, đủ cơ sở. Tôi cũng có điều kiện tham gia ở mức nhất định vào quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội VI. Đồng chí Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và đích thân sửa chữa từng câu, chữ trong dự thảo văn kiện. Qua thực tiễn công việc sau này, tôi càng thấy chi tiết có vẻ mang tính kỹ thuật đó rất quan trọng, cần thiết. Đối với những tài liệu liên quan tới các chủ trương lớn, nếu người lãnh đạo không trực tiếp cho định hướng rõ ràng mà “giao khoán” cho anh em biên tập thì sau này dù có sửa đi, sửa lại cũng khó đạt đúng tầm cần thiết, mong muốn. Cuối giai đoạn chuẩn bị, cần dành thời gian xem xét tỉ mỉ tới từng câu chữ để bảo đảm mọi ý tứ đều được thể hiện. Trong số các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, đồng chí Trường Chinh nổi tiếng là người rất kỹ tính trong việc sử dụng câu chữ. Tôi có một kỷ niệm nhỏ, khó quên. Quãng đầu năm 1976,
  14. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 479 trong một buổi họp với lãnh đạo Thành phố, đồng chí Trường Chinh nói riêng với tôi cần lưu ý tới một nhân vật đang sống ở Thành phố. Tôi giở sổ ghi tên nhân vật này. Do thói quen, tôi ghi họ nhân vật này thành “Nguyển” thay vì “Nguyễn”. Ngồi cạnh tôi, đồng chí Trường Chinh ngó qua và bảo: “Đồng chí viết lộn rồi, dấu ngã chứ không phải dấu hỏi”. Không chỉ riêng tôi, nhiều đồng chí lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh hồi đó cũng “ớn” sự chặt chẽ, nguyên tắc của đồng chí Trường Chinh. Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, trên thực tế, kể cả trong những bài hát, tác phẩm văn thơ... mọi người đã gọi Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân dân Thành phố coi đó là niềm tự hào lớn. Năm 1976, trước khi Quốc hội (cả nước thống nhất) họp, Thành ủy báo cáo xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt phương án đề nghị Quốc hội công nhận tên gọi của Thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều đồng chí tỏ thái độ chấp thuận phương án này. Riêng đồng chí Trường Chinh không đồng ý. Đồng chí nói: Lịch sử phải thành văn. Chưa có văn bản có giá trị pháp lý nào đặt tên mới cho Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Quốc hội phải quyết định đặt tên mới cho Thành phố chứ không chỉ công nhận tên gọi đó. Vấn đề càng lớn càng phải làm đúng Hiến pháp, pháp luật. Đồng chí Trường Chinh không trực tiếp có mặt ở chiến trường miền Nam như các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ... Nếp sinh hoạt, phong cách của Đồng chí cũng có phần khác so với các đồng chí đó. Vì vậy, một thực tế là có một số đồng chí Nam Bộ dù kính trọng nhưng ít gần gũi thân mật đối với Đồng chí. Tuy nhiên, với những gì Đồng chí đã làm để đưa Đảng ta, đất nước ta bước vào công cuộc Đổi mới, tất cả đều rất mực quý mến và tin tưởng Đồng chí. Tôi được biết, trong thời gian chuẩn bị nhân sự Đại hội VI, một số đồng chí lặn lội từ miền Nam ra, tới xin gặp đồng chí Trường Chinh để “năn nỉ”
  15. 480 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... Đồng chí tiếp tục làm Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa. Điều đó thật không ai có thể hình dung được trước đó. Trong ký ức tôi, đồng chí Trường Chinh luôn là một nhà lãnh đạo uyên thâm, đáng kính. Đồng chí là tấm gương lớn về nghị lực, nguyên tắc. Đồng chí chẳng những là người có công lớn trong việc khởi xướng Đổi mới mà còn đóng góp lớn cho việc gìn giữ kỷ cương trong Đảng. Những cống hiến to lớn của Đồng chí cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc mãi được trân trọng và những bài học quý báu Đồng chí để lại cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là vào thời điểm toàn Đảng ta đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế và nhiệm vụ then chốt là chỉnh đốn, xây dựng Đảng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.
  16. 481 ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH - NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SẮC, Ý HỢP TÂM ĐẦU CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH* Đại tướng VĂN TIẾN DŨNG** Kỷ niệm 95 năm Ngày sinh của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, chúng ta tưởng nhớ một người mà nhân cách, tài năng, đức độ và công lao đã in đậm dấu ấn trong lịch sử Đảng ta, cách mạng nước ta và trong lòng nhân dân ta. I Từ thời kỳ Đảng ta lãnh đạo cuộc vận động dân chủ chống phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình, đồng chí Trường Chinh nổi lên như một trong những người lãnh đạo báo chí cách mạng công khai, một cây bút chính luận sắc sảo, đầy tính chiến đấu trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, vạch mặt bọn thống trị tàn bạo, đấu tranh không ______________ ∗ Bài viết đã in trong sách Trường Chinh - Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. ** Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
  17. 482 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... khoan nhượng chống bọn tờrốtkít giả danh cách mạng, hướng dẫn nhân dân đòi quyền dân sinh, dân chủ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức dân tộc và ý thức giai cấp cho nhân dân, chuẩn bị về tư tưởng cho phong trào cách mạng tiến lên một bước mới. Chuyển sang thời kỳ Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền, sau khi các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Trung ương Đảng bị bắt, đồng chí Trường Chinh được Đảng cử làm Quyền Tổng Bí thư. Là người đứng đầu Trung ương Đảng, Đồng chí đã biểu lộ những phẩm chất của một nhà chiến lược tài giỏi, kiên quyết và năng động. Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (11/1940, họp tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) do Đồng chí chủ trì đã khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu. Dưới ánh sáng của tình hình mới do phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương và do cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đưa đến, Hội nghị đã nhận định kẻ thù trước mắt, đề ra con đường giành chính quyền là từ những cuộc khởi nghĩa địa phương ở những nơi có điều kiện, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Có thể nói, thành công to lớn và cũng là sáng tạo tuyệt vời của Hội nghị là đặt hẳn vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của cách mạng Việt Nam. Từ tháng 02/1941, khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Đảng và của dân tộc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng chí Trường Chinh tỏ ra là một học trò ý hợp tâm đầu của Bác. Dưới sự chủ trì của Bác, Hội nghị Trung ương lần thứ tám đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và con đường giành chính quyền của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu và lần thứ bảy, đề ra những chủ trương chiến lược đúng đắn: giương cao
  18. Phần thứ hai: NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ... 483 ngọn cờ giải phóng dân tộc, chuẩn bị khởi nghĩa, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xây dựng các căn cứ địa cách mạng, đặc biệt đề ra chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập trung mọi lực lượng vào nhiệm vụ trung tâm là cứu nước. Trong Hội nghị, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư, đứng đầu Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đảm nhiệm việc lãnh đạo hằng ngày. Hội nghị Trung ương lần thứ tám là một hội nghị lịch sử có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này. Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1944, đồng chí Hồ Chí Minh đi Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ 14 tháng. Nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng tập trung vào Tổng Bí thư Trường Chinh trong một tình hình rất sôi động cả trong nước và trên thế giới. Cùng với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương, Đồng chí đã xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh về chính trị, quân sự, tư tưởng và tổ chức, tạo điều kiện đưa cách mạng cả nước tiến lên cao trào, thúc đẩy tình thế cách mạng mau chín muồi. Hội nghị Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) tháng 02/1943 của Ban Thường vụ Trung ương đã vạch ra một kế hoạch toàn diện nhằm chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vật chất cho cuộc khởi nghĩa vũ trang sắp tới, đặc biệt nhấn mạnh việc củng cố Đảng để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo đưa cách mạng đến thắng lợi. Một sự kiện chứng minh hùng hồn sự sáng suốt, tính nhạy cảm và sáng tạo cao trong chỉ đạo chiến lược của đồng chí Trường Chinh là từ tháng 9/1944, trong bài “Cái nhọt bọc sẽ phải vỡ mủ” đăng trên báo Cờ giải phóng, Đồng chí đã dự đoán trước mâu thuẫn Nhật - Pháp sẽ bùng nổ thành xung đột. Và ngày 08/3/1945 khi nhận tin báo có dấu hiệu chuẩn bị chiến đấu của quân đội Nhật ở Đông Dương, Đồng chí nhận định: Nhật sắp lật đổ Pháp đến nơi, và lập tức triệu tập Hội nghị
  19. 484 TRƯỜNG CHINH - MỘT TRÍ TUỆ LỚN, NHÀ LÃNH ĐẠO... Ban Thường vụ Trung ương mở rộng vào ngày 09/3/1945 tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” do đồng chí Trường Chinh khởi thảo là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và Mặt trận Việt Minh trong việc phát động cao trào chống Nhật, cứu nước, tạo ra tình thế tiền khởi nghĩa, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và sự chỉ đạo của đồng chí Trường Chinh, một khẩu hiệu hết sức đúng đắn, giải quyết trúng mâu thuẫn gay gắt trong đời sống xã hội lúc đó là “Phá kho thóc của Nhật cứu đói” đã làm dấy lên một cao trào cách mạng mạnh mẽ, sôi nổi như một ngày hội của quần chúng. Để chuẩn bị tích cực hơn nữa cho tổng khởi nghĩa, đồng chí Trường Chinh cùng với Thường vụ Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945) tại Hiệp Hòa - Bắc Giang, hội nghị quân sự quan trọng đầu tiên của Đảng nhằm giải quyết nhiệm vụ quân sự, nhiệm vụ quan trọng và cần kíp nhất của Đảng lúc này. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển mới của tư tưởng quân sự của Đảng về khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh vũ trang, lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Và khi thời cơ đến, Đảng ta đã phát động cuộc tổng khởi nghĩa, toàn dân ta từ Bắc chí Nam nhất tề nổi dậy với khí thế ngút trời, giành chính quyền trên cả nước. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta. Trong 16 tháng kể từ khi chế độ mới thành lập đến ngày toàn quốc kháng chiến, Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi hành một sách lược mẫu mực, vượt qua tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, chuẩn bị thực lực mọi mặt, đặt nền móng cho kháng chiến thành công. Đọc lại những văn kiện của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2