intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Mèo Vạc (1945-2019): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Mèo Vạc (1945-2019): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội thị trấn Mèo Vạc; nhân dân xã Mèo Vạc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Mèo Vạc (1945-2019): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN MÈO VẠC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THỊ TRẤN MÈO VẠC (1945-2019) 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thị trấn Mèo Vạc là nơi trung tâm của huyện Mèo Vạc thuộc khu vực phía Bắc của tỉnh Hà Giang. Đây là địa danh có từ lâu đời gắn liền với sự hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân các dân tộc ở Mèo Vạc phải chịu sự thống trị, đàn áp của nhiều tầng lớp cai trị khác nhau, họ phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, cơ cực, lầm than. Bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hoá tinh thần... Chính vì vậy, đông đảo đồng bào các dân tộc Mèo Vạc luôn nung nấu ý chí đấu tranh, quét sạch bọn xâm lược, địa chủ phong kiến nhằm thoát khỏi ách áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Thị trấn Mèo Vạc đã tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhiều quần chúng ưu tú của địa phương tiên phong tham gia các phong trào cách mạng của tỉnh Hà Giang; không ít người đã anh dũng ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ biên cương Tổ quốc, nhiều gia đình đã trải qua những giây phút đau thương, nhưng vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng dẫn đường. Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn Thị trấn; nhất là sự hỗ trợ nhiều mặt của Trung ương, của tỉnh, 3
  4. đời sống người dân nơi đây đã có sự chuyển biến tích cực, tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng bền vững, giáo dục, y tế từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc về công tác giáo dục truyền thống lịch sử và nhằm ghi nhớ lại quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Mèo Vạc trong giai đoạn lịch sử 1945 - 2019. Ban Thường vụ Đảng bộ Thị trấn Mèo Vạc quyết định biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Mèo Vạc (1945 - 2019)”. Nội dung cuốn sách tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Chi, Đảng bộ Thị trấn; vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với nhân dân địa phương trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó, rút ra những kinh nghiệm thiết thực nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thị trấn trong thời gian tiếp theo. Trong quá trình tiến hành biên soạn, Ban biên tập đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo của 4
  5. địa phương qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Ban Thường vụ Đảng bộ Thị trấn Mèo Vạc trân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn; tuy nhiên, trình độ biên soạn có hạn, công tác lưu trữ tài liệu qua các thời kỳ không được đầy đủ, các nhân chứng lịch sử nay đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm nên nội dung được phản ánh trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. T/M BCH ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN MÈO VẠC BÍ THƯ Ngô Mạnh Cường 5
  6. Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ TRẤN MÈO VẠC 1. Điều kiện tự nhiên Thị trấn Mèo Vạc nằm ở trung tâm của huyện Mèo Vạc - một huyện vùng cao biên giới phía bắc của tỉnh Hà Giang. Phía Bắc giáp xã Pả Vi; phía Đông giáp xã Giàng Chu Phìn, Cán Chu Phìn; phía Nam giáp xã Tát Ngà, phía Tây giáp xã Tả Lủng. Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị trấn là 1.700,3 ha; trong đó, đất nông nghiệp là 1.413,65 ha, đất phi nông nghiệp là 68,45 ha, còn lại là diện tích đất đồi núi dốc chưa sử dụng. Địa hình Thị trấn Mèo Vạc có cấu tạo khá phức tạp, địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Khác với nhiều xã vùng cao khác, Thị trấn Mèo Vạc gần như nằm biệt lập trong lòng thung lũng, bốn bề là núi đá. Bao quanh thị trấn là những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, cùng nhiều vách núi dựng đứng, có độ dốc lớn với độ cao trung bình là 1.100m so với mực nước biển. Nhìn một cách tổng thể, Thị trấn Mèo Vạc có thể phân thành 2 khu vực có địa hình, địa chất và thế mạnh khác nhau. Khu vực trung tâm Thị trấn gồm 5 tổ khu phố và 4 thôn: Chúng Pả A, Chúng Pả B, Sảng Pả A, Sảng Pả B. Đây là khu vực trung tâm của toàn huyện Mèo Vạc, nơi 6
  7. tập trung các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền huyện Mèo Vạc. Bao quanh khu vực này là những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, cùng nhiều vách núi dựng đứng, có độ dốc lớn; lòng chảo Mèo Vạc có địa hình tương đối bằng phẳng và là nơi tập trung mật độ dân cư đông nhất Thị trấn. Khu vực này không có suối và khe nước, khả năng lưu giữ nước rất kém, vì vậy các thôn, tổ khu phố không cấy lúa nước, cây lương thực chính là cây ngô. Chăn nuôi tập trung chính vào nuôi bò, lợn, đặc biệt là nuôi bò vỗ béo và là khu vực phát triển nhất về thương mại, dịch vụ của Thị trấn nói riêng và toàn huyện Mèo Vạc nói chung. Các thôn nằm trên triền các dãy núi bao quanh: gồm 3 thôn Tò Đú, Sán Tớ, Tìa Chí Dùa. Trong đó có 2 thôn Tò Đú và Sán Tớ nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán có điều kiện về tưới tiêu và cũng là 2 thôn duy nhất trồng được lúa nước 1 vụ. Tuy nhiên các thôn này nằm trên độ cao hơn hẳn so với khu vực trung tâm nên có khí hậu khắc nhiệt hơn. Về khí hậu, Thị trấn Mèo Vạc nằm trong vành đai chí tuyến Bắc, mang khí hậu á nhiệt đới – cận ôn đới, với nhiệt độ trung bình đạt từ 20-23oC. Khí hậu trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mang theo thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, với lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.600 - 1.700 mm nhưng phân bố không đều trong các tháng. Mùa khô (mùa đông) kéo dài từ tháng 7
  8. 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu mùa này hết sức khắc nghiệt, khô, hanh, rét đậm, rét hại, sương muối, nhiều thời điểm còn có băng tuyết, mặt khác tình trạng thiếu nước trầm trọng thường diễn ra vào thời gian này. Đặc điểm thổ nhưỡng của Thị trấn, chủ yếu hình thành do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi. Loại đất vàng chiếm tỉ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với quá trình hình thành feralit của vùng nhiệt đới ẩm; nhóm đất này có các loại đất chính đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn nâu vàng trên đá vôi có bề mặt mỏng, chất đá vôi với thành phần cơ giới nặng, độ phì tương đối cao phù hợp với trồng cây ngô, lúa, mạch, mì, hoa tam giác mạch... Về tài nguyên, Thị trấn Mèo Vạc là một trong những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn của huyện, với 100% diện tích là núi đá, nằm trên địa tầng đá vôi có nhiều khe, dốc, chưa có tài nguyên mang giá trị kinh tế. Với tài nguyên rừng, khi con người mới đến khai phá, Thị trấn Mèo Vạc còn là rừng rậm rạp với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng ở khu vực Thị trấn Mèo Vạc thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến… Nhưng trải qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt từ thời Pháp thuộc đến nay, rừng bị khai thác bừa bãi nên đã suy giảm nghiêm trọng. Ngày nay, Thị trấn Mèo Vạc 8
  9. có rừng thiên nhiên Chí Sán nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán với diện tích rừng trên 760 ha. Với chính sách trồng và bảo vệ rừng của Chính phủ, rừng của huyện Mèo Vạc nói chung và rừng ở Thị trấn Mèo Vạc nói riêng ngày càng được mở rộng. Về giao thông, trước Cách mạng tháng 8/1945, hệ thống giao thông vận tải hầu như chưa có gì, chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa nên việc đi lại, trao đổi và lưu thông hàng hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, do sự chia cắt về mặt địa hình đã tạo ra những trở ngại cho giao thông, đặc biệt là vào mùa mưa, lũ quét thường xảy ra, gây ra tình trạng sạt lở đường làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đến nay, ngoài trục giao thông chính là Quốc lộ 4C, tỉnh lộ 176, còn có hệ thống đường giao thông đến các xã trong huyện, 7/12 thôn của thị trấn có đường kiên cố hóa đến trụ sở thôn, đường liên thôn đã được bê tông hóa nên rất thuận lợi cho người dân đi lại, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Có thể khẳng định, Thị trấn Mèo Vạc là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của huyện Mèo Vạc, nằm trong vùng lõi công nguyên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và dịch vụ, du lịch. Được đánh giá là 1 trong 500 thị trấn đẹp nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, ít thuận lợi và nhiều khó 9
  10. khăn, hiếm đất, nước…vv. Những đặc điểm tự nhiên đã phần nào nói lên con người, văn hóa và bản sắc nơi đây. 2. Kinh tế - xã hội Theo truyền ngôn và sử sách từ thời Lê (thế kỷ XV), Mèo Vạc nằm trong tổng Đông Quan, thuộc châu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều đình Nhà Nguyễn chia Châu Bảo Lạc thành 2 huyện: Để Định và Vĩnh Điện; Mèo Vạc thuộc tổng Đông Quan huyện Để Định (gồm khu vực Bảo Lâm, Niêm Sơn và một phần Yên Minh ngày nay). Năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng tách Đông Quan khỏi Bảo Lạc để thành lập đại lý Đồng Văn. Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)1, Thị trấn Mèo Vạc khi đó nằm trong tổng Đông Minh, thuộc đại lý Đồng Văn. Ngày 01/01/1906, đại lý Đồng Văn đổi thành Trung tâm hành chính Đồng Văn; sau Cách mạng tháng 8/1945 đổi thành huyện Đồng Văn (gồm cả vùng đất Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và một phần huyện Quản Bạ ngày nay). Ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 91- CP, chia xã Mèo Vạc thành 5 xã mới (xã Thống Nhất, Hòa Bình, Đoàn Kết, Tự Do và Lũng Pù; xã Mèo Vạc được đổi tên thành xã Hòa Bình); Ngày 13/12/1962, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 328-NV về việc đổi tên xã Hòa Bình thành xã Mèo Vạc. Ngày 15/12/1962, 1 Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, tr 91 - 93 10
  11. Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 211-CP về việc chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh và Meo Vạc. Kể từ đó xã Mèo Vạc thuộc huyên Mèo Vạc. Tiếp đó ngày 20/8/1999, Chính phủ ra Quyết định số 74 về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn huyện lỵ. Theo đó sáp nhập 2 thôn: Lùng Vài và Phố Mỳ của xã Sủng Trà vào xã Mèo Vạc để thành lập thị trấn Mèo Vạc. Đồng thời tác các thôn: Thào Chứ Lủng, Há Súa, Tả Lủng A, Tả Lủng B, Há Chế, Há Chí Đùa để thành lập xã Tả Lủng. Thị trấn Mèo Vạc được thành lập với 1.441ha diện tích đất tự nhiên, với 4.072 nhân khẩu. Đến cuối năm 2018, Thị trấn Mèo Vạc có 05 tổ khu phố và 07 thôn2, là địa bàn cư trú của 18 dân tộc với 1.612 hộ, 6.095 nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 48,11%, dân tộc Kinh chiếm 26,16%, dân tộc Tày chiếm 12,11%, dân tộc Lô Lô chiếm 5,07%, còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc với nét văn hóa riêng, độc đáo tạo nên sự phong phú, đa dạng trong truyền thống văn hóa nơi đây. Trải qua thời gian dài chung sống, khẩn khai đất đai, xây dựng cuộc sống mới ở quê hương, mối quan hệ giữa các dân tộc càng gắn bó khăng khít, chia sẻ khó khăn, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết thi đua lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống. 2 gồm các tổ 1, 2, 3, 4, 5 và các thôn Chúng Pả A, Chúng Pả B, Sảng Pả A, Sảng Pả B, Tò Đú, Sán Tớ và Tìa Chí Dùa. 11
  12. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế địa phương, gồm có trồng cây lương thực (lúa, ngô), kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, đồng bào còn làm các nghề thủ công như: rèn dao, cuốc, đúc lưỡi cày phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, trồng bông, dệt vải. Trong lao động, đồng bào thể hiện sự sáng tạo, khéo léo trong việc dệt vải, đan lát các đồ dùng phục vụ sinh hoạt… Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, nét đẹp văn hóa mỗi dân tộc được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: Trang phục, ẩm thực, phong tục tín ngưỡng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân các dân tộc thị trấn Mèo Vạc luôn sống thủy chung, quý trọng tình nghĩa, cần mẫn làm ăn, kiên cường trong chống thiên tai và địch họa. Đó là những truyền thống quý báu, là tài sản vô giá được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị trấn trân trọng, giữ gìn, phát huy qua các thời kỳ. Nổi bật như dân tộc Mông có các bài hát, truyện cổ tích ca ngợi cái tốt, cái đẹp, ca ngợi tình yêu nam nữ, tình yêu thiên nhiên, đất nước, phê phán các thói hư, tật xấu trong xã hội, thổi khèn và múa khèn, thổi sáo....; các hoạt động văn hóa mang tính chất thể thao như: Đánh quay, đánh yến, tung còn dịp tết nguyên đán... Hiện nay, tiếng khèn của đồng bào dân tộc Mông đã trở thành một loại nhạc cụ truyền thống, thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách khi đặt chân đến đây. Dân tộc Lô Lô có nhiều chuyện cổ tích, nhiều làn điệu dân ca, điệu nhảy đặc sắc… Đặc biệt, trống đồng Lô Lô là một nhạc cụ 12
  13. điển hình, đồng thời cũng là biểu tượng đặc trưng của dân tộc này. Cùng với việc lưu truyền, gìn giữ những nét đẹp văn hóa, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, những người con của thị trấn Mèo Vạc vẫn vượt khó vươn lên trong học tập. Nhiều người giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh của huyện và của tỉnh. Cùng với truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống hiếu học, nhân dân thị trấn cũng rất tự hào về tinh thần đoàn kết chống áp bức, xâm lăng. Từ buổi đầu khai hoang, lập đất, người dân nơi đây đã đoàn kết một lòng, anh dũng kiên cường trong đấu tranh với thiên tai, địch họa, áp bức, cường quyền để giữ gìn quê hương. Khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta, chúng đã vấp phải nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. Dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và các thế lực thổ ty địa phương đã khiến cho nhân dân phải chịu cuộc sống vô cùng cực khổ. Chính vì vậy, bao thế hệ người thị trấn Mèo Vạc nói riêng và nhân dân các dân tộc vùng núi phía Bắc này đã mài sắc ý chí căm thù, nêu cao tinh thần đoàn kết, đứng lên đánh trả các thế lực phong kiến và đế quốc. Tiêu biểu như việc nhân dân xã Mèo Vạc đã cùng các dân tộc trên địa bàn Đồng Văn cũ tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa đấu tranh dành độc lập của thủ lĩnh Hà Quốc Thượng (1894 - 1896); khởi nghĩa 13
  14. của Sùng Mí Chảng, trong 3 năm (1903 - 1905); khởi nghĩa Đường Thượng (1911 - 1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang lãnh đạo… quan binh Pháp đã nhiều lần phải điêu đứng bởi liên tục bị các toán quân khởi nghĩa do thủ lĩnh người Mông Sùng Mí Chảng tập kích. Nghĩa quân lấy núi Tù Sán làm căn cứ, đáng tiếc, khởi nghĩa Sùng Mí Chảng không có điều kiện liên kết rộng rãi với thủ lĩnh dân tộc của các nơi khác trong vùng, lại thiếu chặt chẽ trong tổ chức nên đã bị Pháp cài người, mua chuộc, phá hoại làm tan rã. Mặc dù chưa có phương pháp cách mạng đúng đắn, nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của các dân tộc trên địa bàn từ những ngày đầu đã hòa chung vào phong trào cách mạng của cả huyện, cả tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báu đó ngày càng được nhân lên, bồi đắp qua những thời kỳ lịch sử của đất nước. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân các dân tộc ở Mèo Vạc đã hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, đứng lên làm chủ bản làng. Đặc biệt, sau ngày 15/9/1944, Ban Việt Minh tổng Đường Thượng3 được thành lập với 5 người do ông Lò Vạn Quả làm Chủ nhiệm và thành lập đội du kích tự vệ để phát triển phong trào cách mạng. Tại xã Mèo Vạc, dưới sự vận động, tuyên truyền của cán bộ Việt Minh, nhân dân Mèo Vạc đã sớm giác ngộ cách mạng, nhiều người tích cực tham 3 Lịch sử Đảng bộ Huyện Yên Minh 1944 – 2010, tr23 14
  15. gia các tổ chức như: Hội cứu quốc, Đội du kích của Ban Việt Minh khu Đường Thượng…; hăng hái tham gia các phong trào do Việt Minh phát động. Trong không khí cách mạng sục sôi, nhân dân xã Mèo Vạc cũng hăng hái tham gia xây dựng lực lượng tự vệ, du kích tích cực hưởng ứng các lớp huấn luyện về quân sự, về chủ trương, đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh; nhiều người dân đã trở thành chiến sĩ cách mạng tiêu biểu, tham gia nhiều trận đánh lớn tiêu diệt quân Nhật và bè lũ tay sai như: Trận đánh quân Nhật ở Tráng Kìm ngày 30/4/1945, đánh chặn quân của thổ ty Vương Chí Sình tấn công căn cứ Đường Thượng; trực tiếp vận động chính trị, tiêu diệt và làm thất bại âm mưu chống phá khiêu khích của bọn tay sai, phản động do Chánh Quay, Dương Trung Nhân thực hiện trên địa bàn Mèo Vạc… Những thắng lợi này đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Hà Giang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiếp đó, ngày 03/7/1952, thực dân Pháp nhảy dù xuống xã Mèo Vạc hòng tiến công lật đổ chính quyền cách mạng, đồng bào xã Mèo Vạc đã tích cực chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tiêu diệt và bắt gọn quân nhảy dù, làm thất bại âm mưu phong tỏa biên giới của Pháp. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, xảy ra cuộc bạo loạn phản cách mạng ở đồng văn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Vèo Vạc đã đóng góp công sức cùng với lực lượng vũ trang dập tắt cuộc bạo loạn phản cách mạng. 15
  16. Qua các thời kỳ lịch sử, hoạt động kinh tế thị trấn Mèo Vạc cũng có nhiều thăng trầm. Trước đây, hoạt động sản xuất trên địa bàn thị trấn còn nhỏ bé. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (năm 1986), được sự quan tâm của tỉnh, huyện, với truyền thống lao động cần cù, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, hoạt động kinh tế của thị trấn ngày càng khởi sắc với đầu tàu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh - dịch vụ. Trong những năm gần đây, thị trấn Mèo Vạc liên tục dẫn đầu các địa phương trong huyện về đóng góp ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, nhân dân còn phát triển trồng trọt (lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày) và chăn nuôi bò, lợn, dê… phục vụ nhu cầu đời sống cũng như trao đổi mua bán trên thị trường. Bình quân thu nhập trên đầu người của thị trấn luôn ở mức cao của huyện, đã khẳng định sự vươn lên của vùng đất, minh chứng cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của biết bao thế hệ con người nơi đây. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc, cán bộ thị trấn luôn dành mọi nguồn lực cho công tác phát triển giáo dục, y tế, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong công tác giáo dục, hệ thống các cơ sở trường lớp được xây dựng khang trang với với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng học tập… chất lượng giáo dục được nâng cao, nhiều giáo viên đạt chuẩn, nhiều học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Các 16
  17. nhà trường đều tích cực đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo ra những động lực mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng tới mục tiêu các trường đạt chuẩn quốc gia. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được Đảng ủy thị trấn quan tâm và từng bước nâng cao. Trạm y tế thị trấn được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, thường xuyên phát thuốc miễn phí cho các đối tượng thuộc diện chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được duy trì, tổ chức tốt các đợt tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, công tác quản lý các bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình thực hiện có hiệu quả góp phần duy trì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa được triển khai sâu rộng, thu hút nhiều quần chúng tham gia. Toàn thị trấn có 12 tổ dân phố, thôn được công nhận danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, trên 70% gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Phong trào thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Công tác quốc phòng luôn được giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm 17
  18. bảo. Hàng năm, thị trấn luôn đạt 100% chỉ tiêu tuyển quân; lực lượng dân quân, dự bị động viên được củng cố, đảm bảo về quân số, thường xuyên luyện tập, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đánh dấu bước phát triển của tổ chức cơ sở Đảng. Năm 1961, Chi bộ Hòa Bình (thị trấn Mèo Vạc ngày nay) được thành lập. Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, Chi bộ ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, năm 1994 Đảng bộ thị trấn Mèo Vạc được thành lập. Đến năm 2019, Đảng bộ có 17 chi bộ với 323 đảng viên. Đảng bộ luôn chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm vững đường lối cách mạng và các chủ trương, của Đảng chính sách của Nhà nước; thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình. Đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn thể hiện tính tiên phong gương mẫu, khẳng định được vai trò là hạt nhân lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các phong trào cách mạng tại địa phương. Với những truyền thống văn hóa tốt đẹp về con người, vùng đất đã và đang được Đảng bộ thị trấn Mèo Vạc khai thác có hiệu quả trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thị trấn ngày càng giàu đẹp, văn minh và phát triển, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện Mèo Vạc. 18
  19. Chương II NHÂN DÂN XÃ MÈO VẠC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975) 1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Mèo Vạc tích cực xây dựng cơ sở chính trị, góp phần kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 Ngày 02/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập, tuy được độc lập nhưng đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: Ngân khố quốc gia trống rỗng, kinh tế trì trệ, nạn đói hoành hành... các nước lớn quyết tâm quay lại xâm lược nước ta. Ở phía Bắc, quân Tưởng Giới Thạch tràn sang với danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân Nhật; bám gót quân Tưởng, một đội quân của Việt Nam Quốc dân Đảng vào chiếm đóng thị xã Hà Giang và các đồn bốt ở các châu, lỵ, dựng chính quyền địa phương do cường hào địa chủ, thổ ty nắm giữ. Chúng lợi dụng chính sách tôn trọng quyền tự quyết rộng rãi mà Đảng và Nhà nước giành cho các dân tộc ít người và việc ta không bố trí các lực lượng vũ trang trên cao nguyên Đồng Văn để tìm cách dụ dỗ, mua chuộc thậm chí cưỡng ép nhân dân, nhất là thanh niên phải cầm súng theo chúng chống lại chính quyền cách mạng. Lúc đó, ở Mèo Vạc bọn phản động tổ chức phỉ 19
  20. gây bạo loạn. Quân Mã Duy Nhạc, một bộ phận của quân Tưởng và gần 200 thổ phỉ do Lâm Pắt Dì cầm đầu từ Trung Quốc tràn vào, bên trong thì thổ ty họ Dương (Dương Trung Nhân) với bọn Việt Nam cách mạng đồng minh hội câu kết với nhau nổi dậy làm cho tình hình biên giới vô cùng khó khăn phức tạp. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của cách mạng là phải giành dân, giác ngộ quần chúng và bằng mọi cách để cô lập, tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục những thổ ty ít nhiều còn uy tín trong nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã chọn lựa đảng viên, cán bộ Việt Minh đưa vào chính quyền các cấp, đồng thời đưa xuống cơ sở vận động đồng bào ủng hộ cách mạng, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của địch và giải thích đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cho nhân dân hiểu và làm theo. Lực lượng vũ trang được giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và vận động, tuyên truyền để nhân dân tham gia bầu cử, xây dựng chính quyền cách mạng. Tại xã Mèo Vạc, cán bộ Việt Minh đã dùng nhiều hình thức đấu tranh để vạch trần bộ mặt phản dân, hại nước của bọn Quốc dân đảng Hoàng Quốc Chính cùng các thế lực phản động khác để phân hóa và cô lập chúng, thu hút quần chúng nhân dân và những phần tử tích cực trong hàng ngũ địch hướng về phía cách mạng. Đáng kể nhất là vào tháng 10 năm 1945, một đơn vị do Lý Thủy Thọ, gồm 60 người thuộc phân hội Việt Nam cách mạng đồng minh hội (bộ phận tích cực) từ Vân 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2